Đăng bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 19/06/2008 14:05
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Hoa Xuyên Tuyết vào 23/10/2009 12:45
Ở Matxcơva, trên đại lộ Tverskaia, một trong những đại lộ chính của thủ đô nước Nga, sừng sững tượng đài nhà thơ Nga vĩ đại Aleksandr Sergeevich Pushkin. Pushkin, “mặt trời của thi ca Nga”*, người đứng đó, trầm mặc, kiêu hãnh. Cho dù thời thế đổi thay, lòng người thay đổi, thì dưới chân tượng đài đá xám này chưa bao giờ thiếu những đoá hoa tươi.
Gần hai thế kỷ qua đi, những vần thơ khẳng khái, mê say ngày nào đã làm nên một tượng đài khác nữa tưởng nhớ nhà thơ – tượng đài vững chắc trong lòng người – tượng đài thi ca “cao hơn cả trụ thờ Aleksandr đệ Nhất”.
Pushkin sinh ngày 6-6-1799 tại Matxcơva, trong một gia đình không giàu có nhưng danh giá. Dòng họ Pushkin là dòng họ có tiếng, như sau này chính nhà thơ đã nói: “Tên tuổi tổ tiên tôi thấp thoáng trong lịch sử…”. Tự hào về dòng dõi quý tộc của mình, nhà thơ tương lai cảm nhận về lịch sử bằng tình cảm trân trọng sâu sắc và tìm hiểu lịch sử Nga như một sự nghiệp của nhân dân vĩ đại, bắt nguồn từ những giá trị nhân bản sâu xa và tiếp nối đến muôn đời. Điều ấy sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học sử của ông như Người da đen của Piotr đệ Nhất, Bi kịch Boris Godunov (1825), Truyện của Belkin (1830), Người trạm trưởng, Trường ca kỵ sĩ bằng đồng (1833), và rất nhiều thi phẩm khác.
Thời ấu thơ, trong gia đình, cậu bé Sasha (tên thân mật của Aleksandr) không được cha mẹ để tâm cho lắm bởi cậu tỏ ra khá.. lập dị, hơi khó hiểu với những thiên hướng thi sĩ của mình. Chỉ có hai người phụ nữ gần gũi cậu và là hai người để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống nội tâm của nhà thơ tương lai – đó là bà ngoại Maria Alekseevna Gannibal (1745-1818) và bà vú Arina Rodionovna Iakovleva (1758-1828).
Những ngày ấu thơ thân ái, khi cậu bé được cuộn mình trong chiếc giỏ khâu lớn của bà ngoại, được nghe những bài hát cổ xưa nức nở trong chiều đông tuyết giá mà bà vú Arina thường hát bằng giọng khe khẽ buồn rầu… đã để lại trong tâm hồn thơ trẻ một thế giới đầy nhạc và thơ. Nhiều thi phẩm của Pushkin sau này viết về thiên nhiên Nga cũng thấm đẫm một nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ nỗi sầu dịu dàng trong những bài dân ca cậu nghe thời nhỏ ấy:
Trên con đường mùa đông vắng vẻTrong bài Buổi tối mùa Đông, nhà thơ đã âu yếm nói với bà vú già – “người bạn lòng tri kỷ” của mình:
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Dịu dàng khắc khoải lòng quê
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu
…
Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
(Con đường mùa đông – 1826)
Ngoài trời đầy gió bãoCòn một người nữa cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hình thành một trái tim nhạy cảm của nhà thơ – đó là người chú họ xa, Nikita Kozlov, người thường cùng cậu lang thang trên các đường phố Matxcơva khi cậu đôi chút lớn lên.
Tuyết lốc quay mịt mờ
Khi gầm như mãnh thú
Khi gào như trẻ thơ
Hỡi bạn lòng tri kỷ
Những ngày thơ cơ hàn
Rượu đâu? Ta mang cốc,
Rượu vào nỗi buồn tan..
Hát con nghe khúc hát
Có con chim sơn tước
Sống lặng lẽ ngoài khơi
Hát cho con khúc hát
Có cô gái sớm mai
Ra ngoài trời quẩy nước
(Buổi tối mùa đông - 1825)
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
(Tôi yêu em – 1929)
và day dứt ngày đêm, có chút dỗi hờn, tủi phận:
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
(Một chút tên tôi đối với nàng - 1830)
và xôn xao, mong nhớ:Thế nhưng, ngoài trái tim trẻ đang sôi nổi yêu đương, trong Pushkin còn định hình dần một thế giới quan mới mẻ: nhà thơ kết bạn với những người “tháng Chạp”***. Nhà thơ yêu quý họ bằng cả tâm hồn chân thực, trẻ trung của mình, bất chấp việc phong thanh biết họ là những người của hội kín và đang mưu tính những việc động trời.
Cả hồn anh bỗng dưng tỉnh giấc
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
(Gửi… - 1825)
Hỡi tiên tri, hãy mau mau đứng dậyChỉ bấy giờ, nhà thơ mới cảm thấy thực sự muốn tham gia vào cuộc cách mạng này, một cách rất cảm tính, nhưng đầy cuồng nhiệt và đau xót. Pushkin cảm thấy trách nhiệm của một nhà thơ, như một nhà tiên tri trong xã hội, phải biết dùng thơ để chiến đấu, để thúc giục lòng người đến với niềm phóng khoáng đang gọi mời ngây ngất.
Hãy mở mắt, hãy nghe, hãy thấy
Hãy làm theo ý nguyện của ta
Đi khắp năm châu bốn bể gần xa
Đem lời lẽ đốt cháy lòng thiên hạ
Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ đệ nhất
Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.
…
(Tượng đài - 1836)
Đăng bởi hảo liễu vào 07/07/2023 12:57
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hảo liễu vào 07/07/2023 13:19
Nhà thơ Pushkin từng nhiều lần tham gia các cuộc đấu súng và trong lần cuối cùng, ông bỏ mạng trước người bị đồn là nhân tình của vợ.
Alexander Pushkin sinh năm 1799 tại Moskva trong gia đình có dòng dõi quý tộc. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, được tôn vinh là đại thi hào hay mặt trời thi ca Nga.
Trong suốt cuộc đời, ông đã tham gia vào nhiều cuộc đọ súng tay đôi. Dù nằm ngoài vòng pháp luật, những cuộc đấu này rất phổ biến trong thời đại ông sống.
Nhà triết học Mikhail Seleznyov từng viết trong cuốn tiểu sử về Pushkin rằng đại thi hào Nga đã trải qua 26 cuộc đấu súng. Tuy nhiên, các nhà sử học chỉ có thể xác thực 5 cuộc đấu tay đôi như vậy. Trong hầu hết trường hợp, Pushkin và đối thủ làm hoà hoặc bắn trượt và sau đó huỷ cuộc đọ sức. Tuy nhiên, cuộc đấu súng năm 1836 đã kết thúc bằng bi kịch.
Nguồn gốc cuộc đấu tay đôi cuối cùng của Pushkin bắt nguồn từ những tin đồn rằng vợ ông, Natalia Goncharova, đã ngoại tình. Tháng 11/1836, một bài viết nặc danh được lan truyền, nói rằng Pushkin “bị cắm sừng”. Pushkin tin sĩ quan người Pháp Georges d’Anthès là người vợ ông đã lén lút hẹn hò.
Pushkin gặp Natalia vào năm 1828 khi bà 16 tuổi. Bà là một trong những người đẹp có tiếng tăm ở Nga. Sau nhiều do dự, Natalia đã chấp nhận lời cầu hôn của Pushkin vào tháng 4/1830 và hai người kết hôn năm 1831.
Georges d’Anthès, sinh năm 1812, vốn là sĩ quan kỵ binh dưới thời Vua Pháp Charles X. Ông xuất ngũ khi quốc vương bị lật đổ. Sau khi chính phủ Pháp cho phép d’Anthès phục vụ trong quân đội nước ngoài mà không bị mất quốc tịch, ông đến Nga, gia nhập lực lượng cận vệ kỵ binh bảo vệ Hoàng hậu. Việc d’Anthès có mối quan hệ họ hàng với thành viên hoàng tộc Nga và vẻ điển trai đã giúp sĩ quan tiếp cận giới thượng lưu St. Petersburg, nơi khi đó là thủ đô Đế quốc Nga.
Georges d’Anthès, người bị đồn là nhân tình của vợ Pushkin
Để bảo vệ danh dự trước những tin đồn, Pushkin đã thách thức d’Anthès đấu súng sinh tử cùng ông. Tuy nhiên, d’Anthès đã sớm cầu hôn Ekaterina Goncharova, chị của vợ Pushkin. Cả hai trở thành họ hàng nên nhà thơ phải huỷ bỏ lời thách đấu.
Nhưng tin đồn lan truyền trở lại sau đám cưới. Sĩ quan người Pháp được cho là cưới Ekaterina để lấp liếm mối quan hệ với Natalia. Lần này, Pushkin nghĩ rằng chúng đến từ Nam tước Jacob van Heeckeren, đại sứ Hà Lan tại Nga, cha nuôi của d’Anthès.
Ông đã viết cho Heeckeren một bức thư với nhiều lời lẽ chỉ trích. Bức thư này khiến đại sứ và con trai nuôi ông tức giận. Heeckeren tuyên bố rằng lời thách đấu ban đầu vẫn còn hiệu lực.
Cuộc đấu súng diễn ra tại Chernaya Rechka, ngoại ô St. Petersburg và có những điều khoản rất khắc nghiệt. Ở các nước châu Âu khác, những người tham gia đấu súng tay đôi thường bắn ở khoảng cách 25-30 bước chân, nhưng trong trường hợp này, khoảng cách chỉ là 10 bước. Người bắn trước sẽ phải đứng im khi đến lượt đối thủ đáp trả.
D’Anthès nổ súng trước và khiến Pushkin bị thương nặng ở bụng. Pushkin ngã xuống đất nhưng vẫn kịp bắn về phía đối thủ, sượt qua tay phải của d’Anthès. Nhà thơ qua đời hai ngày sau cuộc đấu.
Bức vẽ mô tả lại cuộc đấu súng cuối cùng của đại thi hào Nga Alexander Pushkin
Đấu súng tay đôi bị cấm ở Nga nên chúng luôn diễn ra trong bí mật. Hình phạt cho việc tham gia rất nghiêm khắc, thậm chí là cái chết. Khi hấp hối, Pushkin đã cố gắng xin Sa hoàng Nicholas I tha thứ cho người hỗ trợ ông trong cuộc đấu, Konstantin Danzas, thông qua bác sĩ của Sa hoàng. Danzas bị giam hai tháng.
Sa hoàng đã cố gắng chăm sóc gia đình Pushkin sau khi ông qua đời. Nhà vua trả hết nợ cho Pushkin, ra lệnh chi cho gia đình khoản trợ cấp một lần 10.000 ruble, cấp tiền hỗ trợ cho goá phụ Natalia cùng các con gái bà, đồng thời nhận con trai nhà thơ làm hầu cận.
Sa hoàng Nicholas I tước quân hàm của d’Anthès và trục xuất ông khỏi nước Nga. D’Anthès ra đi cùng vợ và 4 người con. Sĩ quan được cho là nói rằng việc phải rời khỏi Nga đã giúp ông có một “sự nghiệp chính trị rực rỡ” khi về Pháp.
Một số người cho rằng Natalia phải chịu trách nhiệm về cái chết của chồng, vì bà không thể hoặc không muốn chấm dứt những tin đồn về mối quan hệ với d’Anthès. Nhà thơ Anna Akhmatova gọi bà là “đồng loã của Heeckeren và con nuôi trong việc thúc đẩy cuộc đấu tay đôi”.
Chân dung Natalia Goncharova, vợ đại thi hào Nga Pushkin
Sau Thế chiến II, hai bức thư của D’Anthès từ năm 1836 được công bố ở Paris. Trong đó, ông mô tả niềm say đắm với một người con gái là “tuyệt tác đỉnh cao ở St. Petersburg”, viết rằng cô cũng cảm thấy như vậy về ông và chồng cô “ghen tuông dữ dội”. Tuy nhiên, những lá thư cũng nói rằng cô chưa sẵn sàng “phá vỡ cam kết” với chồng mình.
Những bức thư này đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu tin d’Anthès không viết về Natalia, trong khi những người khác cảm thấy ông chỉ đang cố gắng dập tắt tin đồn về mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa ông với Nam tước Jacob van Heeckeren.