Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
6 bài trả lời: 1 bản dịch, 5 thảo luận

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Tung Cuong vào 22/08/2022 09:40

II

И свет ее с улыбкой встретил;
Успех нас первый окрылил;
Старик Державин нас заметил
И, в гроб сходя, благословил.
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Cuộc đời đón Nàng Thơ với nụ cười tươi tắn;
Đã chắp cánh cho ta nhờ lần đầu chiến thắng;
Ông già Đergiavin đã nhận ra ta
Cả khi ông xuống mồ, vẫn có lời ngợi ca.
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............
..............

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Chú thích

II.
3.Державин Гавриил Романович (1743- 1816) nhà thơ Nga thời đại Ánh sáng, nhà hoạt động quốc gia Đế quốc Nga.

Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ru.Wikipedia.or g kể về Những ý kiến đòi phủ nhận ý nghĩa sự nghiệp sáng tác của Puskin

Những Ý kiến đòi phủ nhận ý nghĩa sự nghiệp sáng tác của Puskin
Dmitri Pisarep, một nhà viết chính luận thuộc thế hệ những năm sáu mươi và là nhà phê bình văn học đã phủ nhận ý nghĩa sáng tác của Puskin đối vơi thời đại ngày nay: “Puskin đã sử dụng tài nghệ sáng tác nghệ thuật của mình, như một phương tiện để giúp toàn bộ bạn đọc người Nga được thấy những bí mật buồn tủi trong sự trống rỗng về nội tâm mình, sự nghèo nàn của tâm hồn mình và sự bất lực về mặt trí tuệ của chính mình”[133]. Cùng đi theo quan điểm như vậy, còn nhiều nhà phê phán theo chủ nghĩa hư vô thuộc thế hệ những năm 1860, đó là Maksim Antônơvich và Varpha lômây Daitsep. Nhà văn Lép Tôistôi có thái độ không nhất quán về Puskin, ông thay đổi từ chỗ hoàn toàn khâm phục, say mê và chuyển sang hết sức coi thường.[134] Theo Nhật kí của A. V. Giửkevin, khi gặp ông vào tháng 12 năm 1890, Tôlstôi có nói:
Puskin như một anh chàng Kirghis… Cho đến nay, mọi người ai cũng hâm mộ Puskin. Nhưng các vị hãy nghĩ kĩ xem, chỉ cần một đoạn thơ của ông trích từ Evghênhi Ônhêghin, được đăng trong mọi văn tuyển dành cho trẻ em là rõ: “Mùa đông đến. Người nông dân hoan hỉ…” Khổ nào cũng nhảm nhí hết! Đây là Puskin vĩ đại viết ra nhé, tất nhiên, là người thông minh, đã viết như vậy, ông còn trẻ và như một anh chàng Kirghis, đáng lẽ phải nói thì ông lại hát [135]:424.
V. Maiakôpski, D. Burliuk, V. Khlepnhikôp, A. Krutriônuwsk, B. Liptsis đã kêu gọi hãy “Quẳng hết Puskin, Đôstôiépski, Tôlstôi, v.v. Và v.v…ra khỏi con tầu của Hiện tại” trong bản tuyên ngôn của nhóm vị lai năm 1912 “Một cái tát cho óc thẩm mỹ của xã hội”136]
Tiếp theo, trong tuyên ngôn có nói rằng, “Ai không quên được mối tình đầu của mình, người đó sẽ không nhận ra mối tình cuối của mình.” Họ đã đổi lời của Chiutnhép khi nói về cái chết của Puskin: “Ông như mối tình đầu, con tim nước Nga không bao giờ quên được”). Trong lúc đó, những người có ý kiến đánh giá cao nhất về hoạt động sáng tác của Puskin là Inokenchi Anhenski, Anna Akhmatôva, Marina Tsvetaieeva, Aleksandr Blok.

А. М. Гуревич
Bi kịch không hiểu đầy đủ, không đánh giá chính xác về nhà thơ Puskin

(Sách: Литературные мелочи прошлого тысячелетия.
К 80-летию Г.В. Краснова. Сборник научных статей
Коломна 2001. lib.pushkinskijdom.ru)

1.Mọi người đều biết rằng, chuyên ngành Puskin học nước nhà (tham gia góp phần hình thành chuyên ngành này có nhiều nhà văn lớn, nhiều nhà tư tưởng xuất sắc, các nhà phê bình văn học có uy tín) tạo thành một trang rực rỡ, chói sáng trong lịch sử nền văn hoá Nga. Nhưng ta cũng thấy rõ một điều khác: việc nhận thức rõ sự nghiệp sáng tác của Puskin đối với giới phê bình Nga hoá ra lại là công việc thật khó khăn, đầy trăn trở.
Không sợ thậm xưng quá đà, có thể nói rằng, lịch sử nhận thức di sản của Puskin - đa phần là bi kịch do không hiểu sâu sắc về Puskin. Việc tiệm cận gần chân lí, nhiều khi, lại thành bóp méo bản chất và tinh thần của thiên tài Puskin, kèm theo việc tạo ra và khẳng định nhiều huyền thoại về Puskin. Không sa đà vào chi tiết, ta hãy dừng lại tại ba huyền thoại cơ bản nhất, bền vững nhất, chúng có vai trò quyết định tới số phận sau khi mất của nhà thơ, sức sống của các tác phẩm thuộc về Puskin trong thời đại lớn lao (M.M. Bacchin). Do vậy có thể coi đây là ba huyền thoại vĩ đại.

2.Huyền thoại thứ nhất bắt đầu được hình thành ngay khi Puskin còn sống, nhưng đã định hình và được lan truyền sâu rộng sau khi nhà thơ mất đi, huyền thoại này cho rằng, Puskin là nhà thơ đơn thuần, là người chỉ phụng sự cái đẹp, sáng tác của nhà thơ không có nội dung xã hội nghiêm túc và không có ý nghĩa gì cả. Quan điểm này được thể hiện đầy đủ nhất bởi Belinski trong loạt bài nổi tiếng của ông, đặc biệt trong bài thứ năm, bài này đã tập trung phân tích “nguồn cảm hứng” trong thơ ca của Puskin, nghĩa là, linh hồn của các sáng tác của Puskin, là tư tưởng chủ đạo và bản chất nội tại của chúng.

3.Huyền thoại thứ hai được tiếp tục phát triển trong giới phê bình của người Nga ở nước ngoài, vào những thập niên đầu ở thế kỉ XX (đặc biệt thể hiện rõ trong lễ kỉ niệm 100 năm ngày mất của Puskin). Loại ý kiến này dựa vào phân tích về mặt triết học và tôn giáo, có hai suy đoán:
“Puskin không thuộc những người chủ trương nổi dậy. Nhà thơ Puskin luôn ở tư cách người khẳng định nhiều hơn, ít khi đóng vai trò phủ định. và ông gắn chặt mình một cách máu thịt với toàn bộ chế độ quân chủ của Đế quốc Nga” (X.X. Ôldenburg)7;

4.Một quan điểm ngược lại ta thấy vẫn đúng: khi người ta cố ý ép đặt cách hiểu cho rằng Puskin không phải là một nhà cách mạng càng làm mọi người dễ chấp nhận huyền thoại rằng Puskin tôn sùng chính thống giáo và chế độ quân chủ, là hiện tượng mà chúng ta đang thấy hiện nay. Tóm lại, một cách nhìn phiến diện này làm nảy sinh một cách nhìn phiến diện khác
Dù có thế nào đi nữa, thì huyền thoại Puskin là người hâm mộ chính thống giáo và nền quân chủ cũng tỏ ra khá bền vững và có sức sống lâu dài một cách khác thường. Cách nhìn nhận này ăn sâu không chỉ vào giới phê bình và cả giới khoa học hàn lâm, văn hoá và giáo dục. Ta càng có đủ cơ sở để nói tới huyền thoại thứ ba (được nảy sinh ra nhằm đối lập lại huyền thoại thứ hai) đó là huyền thoại rằng Puskin là kẻ thù không đợi trời chung với chế độ quân chủ, là nhà cách mạng đầy nhiệt huyết, là người bạn và cùng chung chí hướng với các nhà cách mạng tháng Chạp.

5.Huyền thoại này phải được xem là hậu quả trực tiếp của định hướng tư tưởng chung nhằm vào việc coi nền văn học Nga cổ điển là hiện tượng tiến bộ, vốn không chấp nhận chế độ quân chủ và chế độ nông nô, có tính cách mạng khách quan. Và, tất nhiên, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Puskin thành ra gần như vừa hay là tư liệu thích hợp dùng để khẳng định và minh hoạ cho luận thuyết như vậy.
Trong quá trình xây dựng và bồi đắp cho giả thuyết thuộc cách mạng khi đánh giá về sự nghiệp sáng tác của Puskin, người ta đã đưa ra các luận điểm sau:
1.Việc cá nhân Puskin có quan hệ với các nhà cách mạng tháng Chạp, giữ quan hệ thân thiết với họ là điều hiển nhiên.
2.Nhiều bài thơ ca ngợi tự do được các nhà cách mạng tháng Chạp và những người quan hệ gần với họ biết đến và yêu thích cũng đóng vai trò là tài liệu tuyên truyền vận động của họ.
3.Nhà thơ đã trải qua nhiều cuộc thanh trừng chính trị (bị đi đày về phương nam và phương Bắc, bị đuổi việc, bị cảnh sát chìm theo dõi.v.v..)
4.Puskin phản ánh nhiều tư tưởng của các nhà cách mạng tháng Chạp trong thế giới quan và tác phẩm của mình.
5.Nhà thơ trung thành với lí tưởng của các nhà cách mạng tháng Chạp sau cuộc khởi nghĩa 14 tháng Chạp

Liệu ta có cần phải nói rằng, toàn bộ các suy đoán này mà từng suy đoán đó có thể coi là ít nhiều đều đúng đắn, không phản ánh tính chất phức tạp thật sự về vị trí của Puskin, không cho thấy sự tiến hoá thần kì trong quan điểm của nhà thơ? Xin nói thêm rằng, các quan điểm của chính các nhà cách mạng tháng Chạp đồng thời cũng bị trình bày một cách thô thiển và phiến diện. Kết quả là, diện mạo của nhà thơ cũng hiện ra thật lệch lạc, đến nỗi không thể nhận ra,
Xin khẳng định thêm một lần nữa rằng, việc tuyên truyền rộng rãi trong toàn xã hội huyền thoại này một cách vô điều kiện, sự thống trị của huyền thoại này trong một thời gian dài ở nước ta phần nhiều có nguyên do thực trạng xu thời về tư tưởng.

Tính phiến diện của một trong ba huyền thoại nói trên là rõ ràng. Ta cũng thấy rõ là trong từng huyền thoại đều mang một phần sự thật không nhỏ. Vì trên thực tế, Puskin là nhà thơ - nghệ sỹ không ai có thể vượt qua và là người ca ngợi tự do, người bạn của các nhà cách mạng tháng Chạp và là người bảo vệ tính nhà nước Nga… Nói riêng ra thì điều này xuất phát từ chính khái niệm huyền thoại, nếu ta áp dụng nó vào quá trình sáng tác văn học hoạt động (chứ không phải để nghiên cứu nguồn gốc sáng tạo nghệ thuật, như ta thường thấy). Có thể nói rằng, theo ý nghĩa này, thì huyển thoại có cơ sở là nguyên tắc hoán dụ (lấy bộ phận thay cho toàn thể), nguyên tắc này đã tuyệt đối hoá một bình diện, một mặt của hiện tượng (trong trường hợp của chúng ta là sự sáng tác của nhà văn) dựa vào một bình diện khác, một mặt khác. Và chính cái việc huyền thoại hoá các giải thích sau khi nhà thơ mất đã chứa sẵn bản chất của cái ta gọi là “bi kịch không hiểu thấu đáo “về nhà thơ.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bi kịch không hiểu sâu sắc Puskin (tiếp theo)

6.Tất nhiên, khắc phục tình trạng nhìn nhận phiến diện của mỗi một huyền thoại vừa nêu, là việc hoàn toàn cần thiết. Có thể nói, điều này là nhiệm vụ bức thiết trong việc nhận thức, đánh giá về Puskin thuộc hôm nay. Tuy nhiên, việc chỉ giản đơn cộng ghép chúng lại với nhau sẽ không thể dẫn đến thành công. Ta cần phải xác định được mối quan hệ bên trong, ở tầm sâu của chúng, phải đặt nền móng để có thể tích hợp chúng với nhau. Chỉ có tiến hành làm như vậy, chúng ta mới làm rõ được thực chất vị trí của Puskin là thứ rất khó nắm bắt. Và phải thừa nhận rằng, trên con đường này chúng ta đã có những bước đi ban đầu.

7.Chúng tôi muốn đề cập tới trước hết là một bài báo muộn màng của P.V. Anhenkôp “Những lí tưởng về xã hội của Puskin “(1880),Trong bài báo này, những quan điểm chính trị và xã hội của Puskin được trình bầy như một hệ thống phức tạp và khác thường, nhưng rất hoàn chỉnh, đó là lí thuyết bí mật, của nước Nga, về sự tồn tại dân sự một cách hợp lí. Gọi là bí mật, vì những quan điểm chính trị của Puskin có sức gây công phá quá lớn, nên đã qua đi gần nửa thế kỉ mà Anhenkốp vẫn buộc phải nói không hết ý về nhiều thứ, phải rào trước đón sau, né tránh nhiều vấn đề đầy gai góc. Tuy nhiên, ông đã cho thấy rõ ràng: cái bất hạnh của nước Nga, theo Puskin, là ở chỗ, triều đình trung ương bằng nhiều nỗ lực đã đẩy tầng lớp quý tộc cổ xưa - chỗ dựa của ngai vàng - xuống mức giai tầng hạng trung” (nghĩa là giai tầng thứ ba”). Nhưng những thay đổi triệt để như vậy có nguy cơ gây ra những xáo trộn xã hội đáp lại mà rất cần phải ngăn ngừa. Rất tiếc là, một bài bào thiết thực, thông minh của Anhenkôp đã không được đánh giá đúng giá trị của nó.

8.Chúng ta hãy lưu ý tới các bài báo của X.L.Phrawnk “Puskin là nhà tư tưởng chính trị” và G.P.Pheđôtôp “Người ca ngợi nhà nước đế quốc và tự do” (cả hai bài báo đều đăng năm 1937). Hai bài này đã thử bắt mạch mối qua hệ nội tại giữa lòng yêu tự do và thái độ bảo thủ của nhà thơ. Chẳng hạn, Pheđôtôp, khi ghi nhận việc Puskin trung thành với lí tưởng tự do trong suốt cuộc đời mình, cũng nói về việc nhà thơ trung thành với tư tưởng nhà nước Nga:”Trong mọi trường hợp, trong đền Apollo có hai bàn thờ: Bàn thờ Nước Nga và Bàn thờ Tự do”. “làm thế nào mà Puskin có thể cùng lúc thờ hai vị thần này được?- nhà triết học đã đặt câu hỏi. Liệu tự do có thể cùng tồn tại với nhà nước đế quốc. Và mặc dù câu trả lời cho các câu hỏi này được trình bày một cách thận trọng và có ý tránh né, ngay cách đặt vấn đề như vậy, thực sự, là tuyệt vời.

9.Trong khi đó, cơ chế cùng tồn tại và phối hợp hành động giữa hai nguyên tắc tối cao này có thể giải thích được một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Thực tế, Puskin, khi đã trưởng thành, đã kế bước Karamdin - coi chế độ quân chủ như một hình thức quản lí nhà nước tự nhiên nhất với nước Nga. Tuy nhiên, Puskin chưa bao giờ cất giọng ca ngợi nền quân chủ mà nhà thơ đang sống- cả thời Aleksandr và cả thời Nhikôlai trị vì. Nhà thơ chỉ bị hấp dẫn với quan niệm nhà nước Nga thời trước khi có Pi ôtr, ngày đó, giai cấp quý tộc lâu đời đóng vai trò quan trọng nhất. Puskin luôn coi bản thân mình và các bạn bè của mình là con cháu những dòng tộc lâu đời này. Chính tình huống có sự liên minh gần gũi tự do giữa quân vương và giai tầng quý tộc cổ xưa mới đáp ứng các lí tưởng về chính trị của Puskin. Chính theo con đường đó, nhà thơ hi vọng liên minh này sẽ dẫn dắt sự phát triển của nước Nga ông đang sống.

10.Như vậy, cuộc nổi dậy của các nhà cách mạng tháng Chạp được nhà thơ xem như một hành động của thế hệ các nhà quý tộc lâu đời đứng lên bảo vệ những quyền lợi có từ xưa của mình, nhưng đã bị Pi ôtr và các đời Nga Hoàng kế tiếp giày xéo một cách không công bằng và phi pháp (vì thế, nhà thơ đã gọi Nga hoàng Piôtr là “nhà cách mạng theo chủ thuyết cào bằng, chủ nghĩa bình quân”). Đồng thời, việc các nhà cách mạng tháng Chạp chống lại chế độ quân chủ để bảo vệ các tập tục xưa và các trật tự theo truyền thống, đã đáp ứng không chỉ các lợi ích nhóm hẹp của chính giới quý tộc lâu đời, mà của toàn dân tộc. Vì một giai tầng quý tộc chân chính, hoàn toàn độc lập về vật chất và chính trị (khác với tầng lớp quý tộc mới hoàn toàn chịu sự chi phối bởi sự ban ơn ân huệ của quân vương Nga hoàng) có sứ mạng phục vụ người đại diện và người bảo vệ cho nhân dân trước triều đình trung ương. Việc từ từ tiêu diệt giai tầng quý tộc và làm mất đi ngày càng nhiều vai trò chính trị của tầng lớp quý tộc (dòng họ Rômanôp đã góp tay rất nhiều vào việc này) có nguy cơ gây ra thảm hoạ xã hội - nổi loạn ở Nga, “một cách vô nghĩa và vô cùng tàn khốc”.
Như vậy, các lí tưởng tự do kết hợp một cách hữu cơ trong ý thức của Puskin với các lí tưởng nhà nước Nga, còn thái độ cảm thông với cuộc nổi dậy gắn với việc bảo vệ ổn định xã hội.
Hệ thống quan điểm lịch sử và tính hiện đại được Puskin diễn giải trong nhiều bài viết, văn bản nghệ thuật, phần lớn chưa viết xong. Hệ thống này được phản ánh trong nhiều tác phẩm đã hoàn thành như “Bôris Gôđunôp”, Pôltava “, “Con gái viên đại uý”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Pu skin trong ý kiến dánh giá…

Puskin trong ý kiến đánh giá theo tinh thần cách mạng dân chủ những năm 60 -tk.XIX

Проф. Я. Бельчиков
Пушкин в оценке революционно-демократической критики 60- годов
(Sách: Пушкин. Сборник статей. под редакцией проф. А. Еголина
Государственное издательство Художественной литературы
Москва 1941. lib.pushkinskijdom.ru)

1.Có một khái niệm sai lầm về những năm 60 (tk.XIX) được lan truyền rộng rãi, cho rằng hồi đó người ta thoải mái nêu ý kiến đòi phủ nhận Puskin. Không chỉ những người ít có quan hệ tới văn học, mà cả một số nhà nghiên cứu ở thời đại chúng ta cũng chia sẻ ý kiến rằng, vào những năm 60, chỉ có Nhecrasốp mới được sáng tác thơ thôi, còn thơ của Puskin bị đem ra giễu cợt và bị vứt bỏ như những mớ ngôn từ trống rỗng. Dựa vào thuyết hư vô, ý kiến của Písarep đòi phủ nhận Puskin, coi Puskin là nhà thơ nhạt nhẽo, được lưu truyền khá lâu và ít nhiều che khuất đi các quan điểm của nhiều người khác cũng ở những năm 60 này.
2.Nhưng những năm 60 cũng là những năm tình huống cách mạng đang chín muồi - khi xuất hiện nhiều nhà hoạt động cách mạng chân chính và nhiều lãnh tụ của nền dân chủ cách mạng - N. Trernưshepski và N. Đôbrôliubôp, thái độ của hai tác giả này với Puskin hoàn toàn không giống với quan điểm hư vô của Pisarep.
Pisarep coi Puskin gần như là trở ngại chính trong sự nghiệp cải tổ xã hội, vì “trong số các nhà thơ Nga, không một ai -, Pisarep khẳng định, - lại có thể khiến các bạn đọc của mình có thái độ thờ ơ đến tận cùng trước đau khổ của toàn dân, có thái độ khinh thường sâu sắc đến vậy với cảnh nghèo thanh bạch và có sự coi thường một cách có hệ thống đến vậy trước hoạt động lao động làm ra của cải, như Puskin “
(…)
3.Trernưshepski và Đôbrôliubôp không hề buộc Puskin vào lỗi có thái độ chống đối dân chủ, có khuynh hướng theo nghệ thuật thuần tuý. Với họ, Puskin là hiện tượng phức tạp hơn, đáng kể hơn so với cách nghĩ của Pisarep. “Nếu ta không nói về Puskin, thì còn biết nói gì hôm nay trong văn học Nga”- Trernưshepski đã viết vào năm 1855.
“Trước Puskin, nước Nga chưa hề có nhà thơ thật sự.. Puskin đã đem lại cho chúng ta những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ, đã cho ta làm quen với loại thơ ca chưa hề có trước khi xuất hiện Puskin “-
(…)
4.Trong con mắt của Đôbrôliubôp, thì Puskin là hiện tượng văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng.” Ý nghĩa của Puskin,- Đôbrôliubôp viết,- lớn lao không chỉ trong lịch sử văn học Nga mà cả trong nghành giáo dục Nga. Puskin là người đầu tiên đã dạy người dân Nga biết đọc và đó chính là công lao vĩ đại nhất của ông. Trong thơ ca của ông lần đầu tiên cất lên tiếng Nga sống động, lần đầu tiên ông đã mở ra cho chúng ta thấy thế giới thực tiễn của nước Nga. Ai cũng say mê, ai cũng bị cuốn hút bởi những âm thanh hùng mạnh của thứ thơ ca trước đây người Nga chưa từng thấy.”
(…)
5.Tuy nhiên, trong mắt của Trernưshepski, thì Puskin đứng ở vị trí cao hơn tất cả mọi người đồng thời với nhà thơ. “Nhiều người thấy chưa thoả mãn với nội dung trong thơ của Puskin, nhưng nội dung có trong các tác phẩm của ông còn nhiều hơn gấp trăm lần lượng nội dung của tất cả các người khác cùng thời với ông cộng lại,- Trernư shepski từng phát biểu như vậy.
“Puskin chủ yếu là nhà thơ - nghệ sỹ, không phải nhà thơ kiêm nhà tư tưởng, nghĩa là ý nghĩa cơ bản trong sáng tác của ông là cái đẹp nghệ thuật trong các tác phẩm đó.”
(…)
6.Tuy nhiên, cả Trernứshepski, cả Đôbrôliubôp đều không bác bỏ Puskin. Hai tác giả này đều biết rất rõ thành phần giai cấp của Puskin - tuy nhiên ông không ngả theo “phái tả khuynh”: Puskin, nói chính xác, là nhà quý tộc, giai cấp mới không cần đến Puskin, thơ ca của Puskin phải bị loại bỏ, cho trôi vào quên lãng. Ngược lại, Trer nưshepski không chỉ không quay mặt đi với Puskin, mà còn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc ý nghĩa trong hoạt động sáng tác của Puskin và sự quan tâm ngày càng nhiều hơn với cá nhân nhà thơ. “Những sáng tác của Puskin,- ông viết,- đã tạo ra nền văn học Nga mới, hình thành lớp bạn đọc người Nga mới, sẽ sống mãi muôn đời và cùng với đó, nhân cách của Puskin sẽ sống mãi mãi, không thể nào bị quên lãng. Đôbrôliubốp cùng chia sẻ quan điểm này về Puskin: “Trong quá khứ, Puskin luôn rực chiếu như một vì sao sáng và buổi bình minh của phong trào văn học mới, tất nhiên, không thể che mờ được ánh sáng rực rỡ của ngôi sao này.”
(…)
7.Trernưshepski nhìn thấy trong Puskin nhà thơ thuộc tầm cỡ thế giới. Có lúc, N. Pôlevôi khẳng định rằng, “Puskin thực ra chỉ đại diện cho tổ quốc mình… Puskin không thuộc hàng các thiên tài vượt nhiều thế kỉ.” Trong “Bút kí về thời kì Gôgôl trong văn học Nga” nêu ý kiến cần phải nói đến Puskin, khi so sánh ông về tầm ảnh hưởng so với các thiên tài trên thế giới.”Puskin,- ông viết, - từ lâu đã được mọi người công nhận là vĩ nhân, là nhà văn vĩ đại không cần phải bàn cãi, tên tuổi của Puskin là tượng đài thiêng liêng với mỗi bạn đọc người Nga, hay thậm chí với một người Nga bình thường chưa đọc ông, cũng giống như Oaltow Scôt - một tượng đài đối với mỗi người dân Anh, là Lamactanh và Shatôbrian với người Pháp, để chuyển lên một bậc cao hơn - là Goethe với người Đức.
Trernưshepski đặt Puskin vào hàng những nhà văn kinh điển, tác phẩm của họ sống mãi muôn đời. Trernưshepski nhìn thấy trong sáng tác của Puskin “sự đảm bảo cho chiến thắng trong tương lai của nhân dân ta trên các lĩnh vực nghệ thuật, giáo dục và nhân văn.”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ý kiến đánh giá chung về A.X.Puskin

Danh tiếng trong văn học và vai trò của Puskin trong văn hoá

Aleksandr Secgêievich Puskin được suy tôn là nhà thơ lớn hay vĩ đại nhất của nước Nga, đặc biệt, người tặng danh xưng này cho Puskin là Bách khoa toàn thư “Vòng quanh thế giới”, “Từ điển tiểu sử của nước Nga” và “Bách khoa toàn thư văn học”. Trong ngành ngữ văn học, Puskin được coi là người có công đặt nền móng cho tiếng Nga văn học hiện đại. (thí dụ, xem các công trình của V.V.Vinôgrađôp), còn sách Bách khoa toàn thư về văn học, bản rút gọn “(tác giả bài báo là X.X. Averintsep) có nói về tính khuôn vàng thước ngọc trong các sáng tác của Puskin, giống như các tác phẩm của Đante ở Ý, hay Goeth ở Đức. D X. Likhátriôp cho rằng Puskin là vốn tài sản vĩ đại nhất của quốc gia chúng ta.
Ngay từ khi sinh thời, nhà thơ Puskin đã được coi là một thiên tài. Từ nửa thứ hai những năm 1820, Puskin được đặt lên dài danh dự là nhà thơ số một của nước Nga (không chỉ trong số các nhà thơ cùng thời, mà còn trong số tất cả các nhà thơ mọi thời đại). Chung quanh nhà thơ đã hình thành trong bạn đọc hiện tượng sùng bái Puskin một cách thật sự. Mặt khác, sau khi công bố trường ca “Pôltava” vào những năm 1820, cũng xảy ra tình trạng, một bộ phận bạn đọc bắt đầu có thái độ lạnh nhạt dần với Puskin.
Trong bài báo: “Đôi lời về Puskin “(những năm 80), N.V. Gôgôl có viết rằng, “Puskin là một hiện tượng cực kỳ đặc biệt và, có lẽ, là hiện tượng duy nhất thể hiện tinh thần Nga: đây là con người Nga đang trong quá trình phát triển, và có thể sau hai trăm năm nữa, sẽ xuất hiện.”. Nhà phê bình và triết gia theo quan điểm phương Tây V.G. Belinsky đã tôn vinh Puskin là nhà thơ-hoạ sỹ số một của nước Nga”. Ph. M. Đôstôiepski nhận xét rằng, qua “Ônhêghin” trong trường ca bất tử và đứng số một này, Puskin là nhà văn quốc dân vĩ đại, trước Puskin, chưa bao giờ nước Nga từng có một nhà văn như vậy.”. Đôstôiépki, cũng nhận xét về “tầm ảnh hưởng toàn thế giới và toàn nhân loại của thiên tài Puskin. Lời nhận xét cô đọng nhất là của Apôlôn Grigoriep (1859): “A.X.Puskin là tất cả của chúng ta”.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời