Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Angelo (1834) » Phần 1
В одном из городов Италии счастливой
Когда-то властвовал предобрый, старый Дук,
Народа своего отец чадолюбивый,
Друг мира, истины, художеств и наук.
Но власть верховная не терпит слабых рук,
А доброте своей он слишком предавался.
Народ любил его и вовсе не боялся.
В суде его дремал карающий закон,
Как дряхлый зверь уже к ловитве неспособный.
Дук это чувствовал в душе своей незлобной
И часто сетовал. Сам ясно видел он,
Что хуже дедушек с дня на день были внуки,
Что грудь кормилицы ребенок уж кусал,
Что правосудие сидело сложа руки
И по носу его ленивый не щелкал.
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 28/09/2024 14:27
Ở nước Ý, ở một thành phố nọ
Có ông vua tên là Đuk, rất già
Ông hiền hậu, yêu muôn dân trăm họ
Yêu hoà bình, yêu chân lý, thơ ca
Nhưng ngai vua vốn cần người mạnh khoẻ
Mà ông ta thì yếu, lại quá hiền
Dân chỉ yêu, không sợ ông vì thế
Tự lâu rồi pháp luật chỉ nằm yên
Và lười biếng như mèo nằm một chỗ
Trong thâm tâm Đuk nhận ra điều đó
Không ít khi lo nghĩ thấy bây giờ
Trẻ không còn như bố mẹ ngày xưa
Và con bú đã cắn đầu vú mẹ
Còn pháp luật thì khoanh tay lặng lẽ
Gửi bởi Tung Cuong ngày 12/10/2024 10:06
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 13/10/2024 05:42
Nước Ý thanh bình, xưa kinh thành nọ
Trị vì vua Đuk già, quá hiền từ,
Xứng danh cha già thương người muôn họ,
Thích văn thơ, sự thật, khoa học, hoà bình.
Nhưng làm vua cần một người mạnh mẽ,
Mà vua Đuk hiền lành, yếu đuối thế.
Dân yêu vua, nhưng không biết sợ vua.
Đáng trừng phạt, toà ngủ gật bỏ qua,
Như hổ già sức tàn, thấy mồi mà chịu chết.
Vốn nhân từ. Duk đều nhìn ra hết,
Thường than phiền. Vua chứng kiến hàng ngày,
Con cháu càng hư thân, mất nết, buồn thay,
Chính con ngậm ti mẹ nhay, răng nghiến,
Mà luật pháp lặng câm, khoanh tay toà án
Và không phạt búng mũi đứa con lười.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 12/10/2024 14:10
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 13/10/2024 07:44
PHÂN TÍCH TRƯỜNG CA “ANGELO” của A.X.PUSKIN
1.A.X.Puskin đã viết trường ca Angelo “dựa trên chuyển thể vở kịch của Shêkspia “Phán xét và trừng phạt”. Puskin hoàn thành trường ca vào tháng mười năm 1833 tại điền trang Bôlđinô. Vào thời gian này, ở tuổi 34, nhà thơ đã dành thời gian và tâm trí nhiều hơn cho sáng tác văn xuôi, thơ ca tạm bị dẹp sang bên.. Cuộc sống gia đình của nhà thơ đang đi dần vào ổn định. Về thể loại, đây là trường ca, thể thơ Iambo, phần lớn là dùng vần liền, (trong các đoạn đối thoại dùng thể thơ Aleksandr). Lúc ban đầu, nhà thơ định tiến hành dịch vở kịch này, kết cục là, nhà thơ đã chuyển thể có sửa hoàn toàn vở kịch (chuyển câu chuyện sang nước Ý, lược bỏ một loạt nhân vật hề, bổ sung thêm tính cách cho các nhân vật, đưa vào nhiều chi tiết tinh tế khác.). Cốt chuyện lấy thẳng từ tiểu thuyết du hý mạo hiểm, nút thắt vấn đề dựng theo truyện cổ phương Đông (không phải tự nhiên mà tác giả nhắc tới Garun Al-Rashit, một nhân vật đã “vi hành” một cách bí mật khắp mọi nơi). Nhiều nhân vật được cải trang, nhiều vụ tráo đổi người. Tiếng nói của tác giả thể hiện rõ ràng. Cốt chuyện rất đơn giản: (“Vua Đuk già rất tốt bụng” đã chứng kiến hết quá trình dân chúng của mình từ chỗ là người hiền lành, chăm chỉ nay biến thành hư hỏng. Vua Duk đã chọn cử một cái tên lừng lẫy - Angelo liêm khiết, không thể mua chuộc, lên làm vua thay mình, còn bản thân vua lên đường vi hành.
2.Nhà vua mới bắt tay ngay vào việc uốn nắn lại dân chúng: cho áp dụng cách trị tội phạm nhân bằng việc để đám đông ném đá vào phạm nhân cho tới chết. Luật này là sản phẩm của chế độ quân chủ độc tài, nhưng cứ vô tư. Claudio là nạn nhân đầu tiên bị áp dụng cách trừng phạt này. Chàng khẩn cầu chị gái chàng lúc đó đang sắp thành nữ tu, hãy can thiệp giúp chàng. Angelo, sau khi hỏi han mọi tình tiết, đã tỏ thái độ nhất quyết không lay chuyển: “Ta không ra lệnh xử tử, mà là luật pháp.” Sau đó, vua mới mê mẩn trước sắc đẹp của thiếu nữ đến gặp xin tha tội cho em trai (ngọn lửa tội lỗi bùng cháy trong người). Chiếc mặt nạ, nhân danh vì công lý cho mọi người, đã bị hạ xuống. Để đối lại việc thả người, Angelo đề nghị Isabella ngủ qua đêm với chàng. Isabella lao đi tìm Claudio, vì đinh ninh rằng, Claudio không đời nào cho phép cứu mình với cái giá như vậy. Nhưng Claudio lạnh lùng khuyên nàng đồng ý với đề nghị trên (Trời đất sẽ đứng ra tha lỗi). Một thày tu đã chứng kiến cảnh này (đó chính là vua Đuk). Kết cục là, Angelo được gặp một phụ nữ chính là vợ chàng mới bị chàng ruồng bỏ (do bị dư luận xã hội vu khống làm mất danh dự) đã được hoá trang giả làm Issabela. Sáng hôm sau, Angelo thức dậy vẫn ra lệnh xử tử Claudio. Những kẻ thi hành án đã đưa tới cho Angelo thấy thủ cấp của người khác, một tướng cướp. Đúng lúc này, vua Đuk trở về thành phố và xuất hiện công khai trước dân chúng. Isabella tố cáo Angelo là giả dối, lá mặt lá trái. Các bên liên quan đã phải ra đối chứng. Angelo lập tức thừa nhận mình đáng tội chết. Mariana, vợ của Angelo, đã lên tiếng, nàng van Isabella có lời xin tha tội cho Angelo, và Isabella đã thực hiện đúng lời cầu xin của Mariana. Cuối cùng là câu nói kinh điển: (đến Angelo mà vua Duk còn tha tội cho nữa là).
3.Nút thắt câu chuyện được gỡ ra một cách đầy khoan dung, độ lượng và thật khác thường. Không thấy một nhân vật nào chất chứa trong lòng sự thù hận, và vua Đuk hoá ra không phải là người nhu nhược, vua chỉ vi hành trong giới hạn thành phố, chứ không đi đâu xa. Vua Đuk không hề chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhà thơ đi tới một kết luận: Công lý mà thiếu sự khoan dung là công lý giả dối. Ngay cả một người dù là ưu tú nhất, hoàn hảo nhất vẫn có thể sa ngã, phạm tội. Chủ đề sự khoan dung với người sa ngã (thất cơ, lỡ vận) như tiếng vọng hưởng ứng tiếng nói cất lên trong “Con gái viên đại uý”. Trường ca mang nhiều đặc tính truyện ngắn, nhiều đoạn xử dụng lớp từ cổ ngữ (сии, вежд, ужель, доселе, нейди). Trong trường ca có đoạn kể rất tuyệt vời về địa ngục (nhân đây xin nói thêm là, sau khi nhìn nhận lại cuộc đời mình, Claudio bắt đầu lo đường đi tới đó). Có thể thấy yếu tố chính trị thấp thoáng ẩn sau trường ca này, nhưng điều chủ yếu ở đây là chuyện xung đột trong lĩnh vực đạo đức. Kết thúc câu chuyện làm người đọc chấp nhận tất cả. Nhờ đặc điểm câu chuyện được diễn đạt một cách ngắn gọn và xúc tích, sự chân thực, không lắt léo và có nhiều đặc điểm gần với với các tác phẩm dân gian, kể về phương diện tâm hồn, tinh thần. Những lớp lang mang màu sắc triết học còn ẩn trong màn tối được soi rọi rõ ràng hơn. Dùng nhiều hình thái ngôn ngữ dân ca: хватайтеся, покорися. Nhiều tính từ như: жестокосердого, мерзостных. Nhiều từ lặp: спаси, постой. Nhiều hiện tượng đảo từ: беседовал монах. Các cặp so sánh: как яхонты, как деву, как ангел, как ад. Cách chêm từ một cách tự do không theo trật tự ngữ pháp: друг милый, верно, сестра, тварь бездушная. Các hư từ: увы, ах. Còn rất nhiều thứ có thể kể thêm mà không hết.
Tác phẩm Angelo của A.X. Puskin là một vở kịch độc đáo về thân phận con người, được giải quyết theo tinh thần đạo đức thiên chúa giáo.
Gửi bởi hongha83 ngày Hôm nay 09:24
khổ 1:
Dòng 14: И по носу его ленивый не щелкал. có từ ленивый khó xác định chức năng cú pháp, nên có thể hiểu theo hai cách: toà lười và đứa con lười
a) toà lười:
Và toà lười không phạt búng mũi đứa con hư,
b) đứa con lười:
Và toà không phạt búng mũi đứa con lười.
Trong các bản tiếng Anh, thấy hai cách dịch khác nhau:
-And the lazy one didn’t flick him on the nose
-And on the nose of his lazy, don’t click