Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin (1833) » Chương ba
Đăng bởi Tung Cuong vào 15/05/2022 11:38
«Куда? Уж эти мне поэты!»—
Прощай, Онегин, мне пора.
«Я не держу тебя; но где ты
Свои проводишь вечера?»
— У Лариных. — «Вот это чудно.
Помилуй! и тебе не трудно
Там каждый вечер убивать?»
— Нимало. — «Не могу понять.
Отселе вижу, что такое:
Во-первых (слушай, прав ли я?),
Простая, русская семья,
К гостям усердие большое,
Варенье, вечный разговор
Про дождь, про лен, про скотный двор…»
Trang trong tổng số 1 trang (10 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 15/05/2022 11:38
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 25/12/2022 12:06
“Đi đâu thế? Ơi anh chàng thi sĩ!”
-Xin chào Ônhêghin, đến giờ tôi về nhỉ.
“Tôi không giữ anh thêm; Nhưng anh biến đi đâu,
Mà mất tăm mấy chiều tối đã lâu?”
-Đến nhà bác Larina.- “Sao kỳ quá.
Hãy tha thứ! Thế anh không thấy khó
Giết thời gian, tối nào cũng ở bên nàng?”
-Chẳng hề gì.- “Tôi không hiểu chuyện này.
Lần đầu tiên, có điều mà tôi thấy:
Trước hết (hãy nghe, lời tôi đúng không đấy?),
Một gia đình Nga thường thấy nhất là:
Rất nhiệt tình, niềm nở đón khách tới nhà,
Đãi khách mứt nhà làm, chuyện kề cà muôn thuở
Hết súc vật, sang trồng lanh, rồi mưa gió…”
Gửi bởi Tung Cuong ngày 18/05/2023 08:18
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 30/01/2024 13:20
Chương ba
Chương ba gồm 41 khổ và một đoạn thơ có sơ đồ gieo vần tự do dài 79 dòng - là “Thư của Tachiana gửi Ônhêghin “; và một khổ “Bài hát của các thiếu nữ” gồm 18 dòng thơ viết theo thể thơ Kho rêy. Tâm điểm của chương này là lá thư của Tachiana. Đi trước lá thư này là 25 khổ (VII-XXXI), dẫn dắt người đọc từ từ tiếp cận lá thư, sau bức thư là 6 khổ, trong các khổ này viết về việc Tachiana gửi thư đi và tâm trạng đợi chờ trả lời sau đó. Như vậy, 31 khổ và trọng điểm của chương này, là lá thư, miêu tả tình yêu của Tachiana với Ônhêghin, và phần chủ yếu của chương được đóng khung cân đối trong hai chuyến Ônhêghin viếng thăm nhà Larin. Chương ba bắt đầu bằng lời kể về chuyến thăm này trong 6 khổ đầu tiên (I-VI) việc miêu tả chuyến thăm viếng là phần kết của chương, gồm 4 khổ có vai trò đóng chương lại (XXXVIII-XXXIX, XL-XLI) bài hát của các cô gái xen chính giữa đoạn cuối chương ba.
(Sách đã dẫn Tr.19)
Chú thích của Nabôkôp
I-II và đầu khổ III, 1: Chúng ta đã nghe được tiếng nói Ônhêghin trong đoạn độc thoại nội tâm, là sự khởi đầu cho chương một, trong việc thể hiện tâm trạng buồn chán mà nhà hát đã gây cho chàng (chương 1, XXI, 12-14) cả trong nhiều suy nghĩ về tâm trạng hưng phấn của Lenski (chương 2, XV, 8-14). Chúng ta đã nghe giọng nói của Lenski trong đoạn độc thoại ngắn khi chàng đứng bên mộ ông bố người yêu chàng. Lúc này, hai tiếng nói đó cùng vang lên trong đoạn hội thoại đầu tiên của tiểu thuyết. Nhưng giờ cũng là lúc, nút thắt số phận đáng buồn của Lenski cũng bị siết chặt bởi nút thắt định mệnh đầu tiên. Ônhêghin, do muốn xua đi tâm trạng buồn, đã quyết định cùng người bạn đến thăm gia đình Larin, và thế là số phận chính thức bắt đầu công việc của mình. Thời gian - giữa mùa hè năm 1820.
XXXIII
6…Филатьевна седая… — Con gái của ông Philat - khi giao tiếp với những người phụ nữ đứng tuổi được quý trọng, thuộc tầng lớp thấp, người ta thường dùng dạng tên đệm thuộc tên bố. Chúng ta sẽ không bao giờ biết được tên và họ của u già. Vì một lý do nào đó, Pushkin đã tỏ ra không cả quyết, khi chọn tên đệm cho u già, nhưng cả ba phương án đều bắt đầu bằng chữ cái “Ph”. Trong bản nháp và bản chụp, u già được đặt tên là “Phađêyevna (con gái ông Phađêy), trong các lần xuất bản các năm 1827 và 1833,- “Philipiepna” (con gái ông Philipp) và mãi đến năm 1837 u mới thành “Philachiepna” (con gái ông Philat).
Gửi bởi Tung Cuong ngày 06/08/2023 07:04
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 20/12/2023 12:14
Hôn nhân lần hai của Natalia
Có nhiều đám đánh tiếng hỏi cưới nàng. Trong số này có: Nhikôlai Ackadevich StôLưpin, một nhà ngoại giao rất giầu có, từng ngỏ lời yêu, nhưng, hình như ngại ngần vì phải nuôi con của Puskin; bá tước Lep Petrôvski, nhiều hơn nàng 20 tuổi, Natalia Nhikôlaiepna cũng không nhận lời vì một lý do nào đó; công tước Gôlisưn, một người cực giầu, nhưng đặt điều kiện nàng phải gửi con riêng vào trại trẻ, nên nàng từ chối ngay và nói: “Ai thấy các con tôi là gánh nặng, thì đừng nghĩ đến chuyện làm chồng tôi”.
Mùa đông năm 1844, Natalia Nhikôlaiepna gặp và quen với đại tá Piôtr Petrovich Lanskôi, vốn là bạn của anh trai Ivan [K 39]. Mùa xuân năm sau, Natalia chuẩn bị đi biển nghỉ dưỡng ờ Revel để giúp các con có sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên, chuyến đi bị hoãn lại, vì Natalia Nhikôlaiepna ngã sái chân, rồi vào tháng năm Lanskôi cầu hôn với Natalia.
Sau bảy năm ở vậy nuôi con cái, Natalia đi bước nữa với Lanskôi. Cả bà goá, lẫn Lan skôi, trong tay chẳng có gì, và mọi người ngạc nhiên thấy cảnh nghèo đói kết duyên với túng bấn. Bà goá Natalia thuộc số những phụ nữ trẻ được Nga hoàng dành cho sự quan tâm đặc biệt bằng cách ngài đến thăm đôi lần. Khoảng sáu tuần trước, Nga hoàng đã đến thăm gia đình Natalia và nhờ cuộc viếng thăm đó, hay có thể là do tình cờ, Lánskôi được cử làm chỉ huy trung đoàn kị binh, tuy công việc chỉ có tính tạm thời mà thôi, ông cũng có lương để duy trì cuộc sống.
Nhiều bạn bè đã có nhận xét tốt về Lanskôi. Chẳng hạn, Pletnhiôp, tuy lúc đầu có khúc mắc, chưa hiểu nhau, rồi sau đã viết: “Lanskôi là người tốt”[144], cùng chung ý kiến này, còn có Viademski:”Chồng của Natalia Nhikôlaiepna là người hiền lành, và không chỉ đối tốt với vợ mà tốt cả với các con của Natalia.” Sau khi gặp Natalia Nhikôlaiepna ở Peterburg, Lep Puskin có viết cho vợ ở Ôdessa rằng, ông đã hiểu, thông cảm hơn và tha thứ cho Natalia chuyện đi bước nữa [145]. Tính tình Aleksandra rất khó khăn, nên có quan hệ căng thẳng với em rể Lanskôi, Natalia rất buồn phiền về việc này, nàng đã cố dàn hoà cho hai người vui vẻ. Aleksandra đã sống trong nhà Lanskôi tới năm 1852, rồi đi lấy chồng là Gustav Phridengôp.[146].
Năm 1851, Natalia đã ngã bệnh và cùng chị gái Aleksandra lúc đó, dù chưa chính thức, Aleksandra coi như đã đính hôn với Phridengốp và các con gái lớn ra nước ngoài mấy tháng. Họ đã qua Bonn, Godesberg, hình như, cả Đresden, Thuỵ Sỹ, và Ôstende nữa [152].
Có ý kiến cho rằng, Lanskôi đã thăng tiến nhanh là nhờ lấy Natalia Nhikôlaiepna. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại không thấy bất cứ dấu hiệu nào chứng tỏ LanSkôi có quan lộ hanh thông vượt bậc sau khi cưới Natalia Nhikôlaiepna, còn tình hình kinh tế nhà Lanskôi trong nhiều năm sau đó, dựa theo thư của Natalia Nhikôlaiepna thì vẫn khó khăn như trước [138] [K 41] Lễ cưới được tổ chức ở Strelna ngày 16 tháng bảy năm 1844 (theo lịch cũ), tại nhà thờ Spasơ - Preôbragiẻnhía. Nhikôlai I ngỏ ý muốn làm người đỡ đầu chúc phúc cho Natalia, nhưng Natalia, theo lời kể của Arapôva, đã không đồng ý. Trong lễ cưới, chỉ có mặt họ hàng thân thuộc mà thôi. [140]
Con của Natalia và LanSkôi (cưới năm 1844)
1.Aleksandra (15 tháng năm 1845 - 20 tháng hai 1919) (lấy chồng I.A. Arapôp)
2.Sô phía (20/04/1846- sau 1910) chồng là N.N.Shipôp).
3.Elidaveta (17/03/1848 - sau 1916)(chồng đầu là N.A. Ara pôp), chồng sau là S.I.Bibikôp)
Những năm cuối đời, Natalia Nhikôlaiepna ốm đau liên miên. Cứ đến mùa xuân, Natalia bị hành hạ khổ sở vì ho theo cơn, muốn ngủ không ngủ nổi, các bác sỹ cho rằng, phải đi nghỉ lâu dài ở suối nước nóng mới chữa được bệnh. Tháng năm 1861, Lanskôi xin nghỉ phép và đưa vợ với các con gái ra nước ngoài. Thời gian đầu, gia đình Lanskôi đã chuyển qua chuyển lại một số khu nghỉ mát của Đức, Natalia thấy trong người sức khoẻ không tốt hơn. Mùa thu, bà sống ở Giơnevơ, còn mùa đông - ở Nhisse, đến đây, Natalia bắt đầu cảm thấy khoẻ hơn. Để duy trì giữ sức khoẻ đã tốt hơn thì phải tiếp tục ở thêm một mùa đông nữa trong điều kiện khí hậu dễ chịu [157]. Mùa hè năm 1862, Natalia cùng các cô con gái (do Lanskôi có công vụ phải trở về Nga) đã lưu lại tại nhà chị gái Aleksandra tại điền trang Brôdzian trong thung lũng Nhi tra[158]. Tuy nhiên, việc nghỉ ngơi của Natalia bị kém vui đi bởi nhiều vấn đề trong gia đình trở nên căng thẳng: con gái út của Puskin là Natalia đã cắt đứt quan hệ với chồng và cùng với hai con gái lớn đến Brôdzian. Là con chiên ngoan đạo, Natalia Nhikôlaiepna rất đau lòng khi nhận ra rằng, con gái sắp ly hôn, nhưng, bà tự coi mình là người có lỗi trong việc không ngăn cản kịp thời cuộc hôn nhân của con, và cũng không thuyết phục được con gái Natalia Aleksandrốpna hàn gắn giữ lại gia đình.
Việc con rể Mikhail Đubent xông đến nơi ở của Natalia và con gái càng khiến bà lo lắng hơn, anh ta quyết định làm hoà với vợ, nhưng khi, anh ta hiểu rằng việc này đã thành vô ích, nên để mặc cho tính điên khùng không còn kìm nén thoải mái bung hết ra”[159]. Nam tước Phrizengôp buộc phải yêu cầu Đubent ra khỏi nhà ông và rời khỏi Brôdian.
Mùa thu năm 1862, Lanskôi sang Brôdzian thăm vợ, ông thấy bà đang ốm vì trải qua quá nhiều sự kiện. Tuy nhiên, sống thêm một mùa đông nữa ở Nhisse, Natalia Nhikôlaiepna cảm thấy sức khoẻ của mình đã tốt hơn nhiều, ngoài ra, cũng đến lúc phải đưa con gái lớn của cuộc hôn nhân lần hai, là Aleksandra, tham gia vào xã hội thượng lưu. Cả nhà Lanskôi đã quay về Nga[162].
Mùa thu, Natalia Nhikôlaiepna đi Matxcơva dự lễ thánh cho cháu, là con trai của Aleksandr Aleksandrôvich Puskin. Bà bị cảm lạnh ở Matxcơva, trên đường về nhà mình, bệnh tình chuyển biến nặng hơn, thành viêm phổi. Ngày 26 tháng 11 năm 1863, Natalia Nhikôlaiepna qua đời. Bà được chôn cất tại nghĩa trang Ladarepskoie [163] [164]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 08/08/2023 18:42
Đã sửa 7 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 07/07/2024 15:44
Đánh giá về Natalia Nhikôlaiepna
Người cùng thời có nhận xét về tính cách của Natalia Nhikôlaiepna là biết kiềm chế, gần như lạnh lùng, rất ít nói [39]. Có thể có lý do: vốn bản chất Natalia là nhút nhát và cũng có thể do thái độ của người chung quanh không phải lúc nào cũng thân thiện và hay đòi hỏi cao. Theo ý kiến của nhà văn Nhikôlai Raiepski, thì tuy được giáo dục trong môi trường không phải ở Peterburg, nhưng kể cả Natalia và sau này là hai chị của nàng, đều hoà nhập khá nhanh vào xã hội thượng lưu, nhưng dù vậy, nàng vẫn chưa thành một mệnh phụ thượng lưu thật sự. Nhà văn này cho rằng, do là vợ của “nhà thơ số một nước Nga”, một người vốn không chỉ có lắm người yêu, mà còn nhiều kẻ ghét, ngay từ ban đầu, Natalia đã rơi vào “thế không hề dễ chịu”: người thì chỉ mong thấy nàng phải hoàn chỉnh tuyệt vời, kẻ khác thì chỉ nhăm nhăm tìm nơi vợ nhà thơ những khiếm khuyết nhằm hạ bệ tính tự ái ngút trời của thi sỹ” [40]. Rất lâu sau này, Natalia có viết rằng, thật khó để nàng mở cửa lòng mình cho người khác. Hoạ chăng, chỉ có Chúa và dăm ba người được lựa chọn mới có được chìa khoá để mở được trái tim tôi”[K 10]
Theo lời nhà văn Nhikôlai Raiepski, thì từ khi còn sống, Natalia Nhikôlaiepna, vợ nhà thơ, đã chịu nhiều điều tiếng. Cho nên ngay sau khi Puskin bị bắn chết do đấu súng, một nhà thơ nghiệp dư nặc danh đã lập tức viết bài thơ gửi cho Natalia và được lan truyền trong xã hội:
Tất mọi thứ ở đây coi khinh nàng nhơ nhuốc,
Nàng đi gieo ô nhục khắp thế gian,
Vợ phản bội, nhà thơ chết oan tức tưởi [167].
Blagôi đã nhận xét: tác phẩm này tuyệt vời ở chỗ nó thể hiện cách phản ứng của nhiều người cùng thời trước bi kịch vừa xảy ra.
Năm 1835, Natalia Nhikôlaiepna đã quen biết Giorgiơ Đantes, một công dân Pháp, là sỹ quan cận vệ. Theo lời kể của Môđest Gôphman, trước khi anh này xuất hiện trong cuộc sống gia đình Puskin, thì “tên của Natalia Nhikôlaiepna không bị gán ghép vào bất cứ cái tên nào khác”, tuy rằng giới thượng lưu cũng biết Nga hoàng là người có để ý tới Natalia. Trước thời điểm này, không ai dám bảo nàng thích uốn éo làm bộ, để thu hút người hâm mộ khác giới [41]. Còn Ia. Lepmôvich, cho rằng, trước khi quen Đantes, Natalia không vướng vào bất cứ điều gì để mọi người có thể trách cứ [K 16]. Chỉ khi Đantes bắt đầu ve vãn Natalia Nhikôlaiepna mới làm nảy sinh tin đồn về việc vợ nhà thơ có thể liên quan tới anh này. Cách cư xử và vai trò của Natalia Nhikôlaiepna trong các sự kiện diễn ra trước ngày đấu súng vẫn là chủ đề nóng hổi trong nhiều cuộc tranh luận cho tới tận hiện nay. Một số chuyên gia nghiên cứu, cũng giống như Anna Akhơmatơva và Marina Tsvetaieva đều cho rằng, Natalia có thể trực tiếp hay gián tiếp có lỗi là nguyên nhân gây ra cái chết của Puskin.
Năm 1946, Anru Truaia đã cho công bố [59] hai đoạn trong số thư từ thuộc hồ sơ lưu trữ của Đantes, để lại cho con cháu. Những bức thư này, có ghi ngày đầu năm 1836 do Đantes viết gửi cho Ghekeren lúc đó đang ở nước ngoài. Trong thư, Đantes báo tin về một đối tượng đam mê mới của mình. Nhân vật đó là một tuyệt thế giai nhân bậc nhất ở Peterburg (người đẹp không được nhắc đến tên là ai), chồng của mỹ nhân này “có tính ghen kinh khủng”, nhưng nàng có yêu Đantes. Trong bản dịch sang tiếng Nga của Tsiaplôpski, những văn bản này lần đầu tiên được công bố năm 1952 [60] Tsialôpski cho rằng, mỹ nhân chưa rõ tên này chính là vợ của Puskin, và kết luận:
Về sự chân thành và tình cảm sâu sắc của Đantes với Natalia Nhikôlaiepna trên cơ sở những bức thư nói trên, tất nhiên, ta không thể nghi ngờ. Hơn nữa, tình cảm đáp lại của Natalia Nhikôlaiepna với Đantes bây giờ đã là điều hiển nhiên.[61]
Tuy nhiên, Đ. Đ. Blagôi nhận xét và coi điều này mới là một yếu tố rất quan trọng:….(Natalia) mặc dù có say mê Đantes, nhưng nàng vẫn “trung thành với nghĩa vụ của mình”[62]. N.A. Raiepski có lưu ý tới lá thư thứ hai của Đantes, khi anh ta nói rằng, trước lời rủ rê nàng hãy “vượt qua nghĩa vụ của mình để vì chàng”, thì mỹ nhân này đã đáp lại bằng cách từ chối.
Natalia Nhikôlaiepna, hình như, chưa hề phản bội chồng. Nhiều nhà Puskin học đã tìm thấy thư của Natalia gửi cho Dantes, trong một bức thư, nàng nói:”Em yêu anh như chưa bao giờ được yêu, nhưng anh đừng đòi hỏi em nhiều hơn trái tim em có, vì tất cả những thứ còn lại giờ đây không thuộc về em”
Ngày 1 tháng ba năm 1837, khi vụ án đấu súng đang trong giai đoạn điều tra, Lui Gekkeren đã viết cho Nheselfrold một lá thư. Ông ta phủ nhận việc mình thuyết phục Natalia Puskin bỏ chồng, quy lỗi cho Natalia phải chịu mọi trách nhiệm về việc xảy ra và đòi nàng phải ra toà khai có tuyên thệ. Bức thư đã gây ra một hiệu quả mà có khi ngay cả chính Ghekkeren cũng không ngờ lại như vậy. Nhikôlai I được thông báo về nội dung bức thư này và ngài tỏ thái độ công phẫn. Biết tin trên, Ghekkeren đã thay đổi lại cách cư xử và ngay trong thư gửi ngày 4 tháng ba 1837 cho A.Ph. Orlôp, đã cam đoan rằng, “Natalia Puskina vẫn là người trong sáng (..) hệt như ngày quý ông Puskin đã cho phép nàng mang họ mình”[104]
Tính tình nông nổi, nhẹ dạ, -mọi người vẫn nghĩ về nàng như vậy, - Natalia Nhikôlaiepna đang đóng vai Tachiana trong Evghênhi Ônhêghin… Không biết, nàng có đóng được vai này trọn vẹn đến tận cuối cùng, nhưng cho đến đầu năm 1836, rõ ràng, nàng vẫn thể hiện mình là người muốn giữ lời hứa.[65]
Những tác giả đầu tiên đã nghiên cứu các sự kiện diễn ra trước cuộc đấu súng của Puskin đều nhất nhất một chiều, tin tưởng mọi lời đánh giá xấu về Natalia Nhikôlaiepna, họ bỏ ngoài tai mọi phát biểu tốt về nàng. Không một ai chú ý tới ý kiến đánh giá của chính Puskin về thế giới nội tâm của Natalia [161]. Việc công bố những lá thư của Puskin gửi cho vợ (đã được biên tập lại và có rút gọn, bỏ trống) do Turghê nhiep thực hiện năm 1878 đã gây ra một làn sóng ác cảm mới với Natalia Nhikôlaiepna [169] [K 50]. Ngay khi phần một của sách vừa xuất hiện đã nhận được phản ứng công phẫn của nhà phê bình và là người hâm mộ tài năng Puskin tên là E. Markốp [171] ông này, sau khi đọc những lá thư “không phải của tác giả những áng thơ hút hồn về truyện tình Rômêô - Giuliet, được viết bằng tiếng Nga [51] với vần thơ dân dã và đầy những chi tiết sinh hoạt hàng ngày, ông “không tìm thấy một tình cảm cao đẹp nào, không đọc được những ý tưởng thánh thiện nào hết” [172].
Năm 1907, báo “Thời mới” ra phụ trương công bố hồi ký của Arapôva. Cô con gái của Natalia Nhikôlaiepna đặt ra cho mình mục tiêu phải bảo vệ mẹ, nhưng những biện pháp mà Arapôva lựa chọn để thực hiện chỉ tạo ra thái độ phản cảm đối với Natalia Nhikôlaiepna. Trong sách hồi ký của Arapôva, dựa trên cơ sở tin đồn và nhiều chi tiết thêu dệt thêm, đã lược bỏ hết các bằng chứng của bạn bè và tiếp nhận nhiều chi tiết bịa thêm của những kẻ giữ thái độ căm ghét nhà thơ, Arapôva đã cố chứng minh rằng, cuộc sống gia đình cùng Puskin chứa đầy khó khăn với người vợ của ông, Nhắc lại chuyện đặt điều xấu cho Puskin là có quan hệ tình ái với chị hai Aleksandra Nhikôlaiepna, gắn cho Natalia Nhikôlaiepna là sùng bái Nga hoàng Nhikôlai, Arapôva không hiểu rằng, làm như vậy, cô chỉ càng phủ bóng đen lên thanh danh của mẹ mình [173]. Nhà văn Shegôliep trong cuốn sách của mình “Cuộc đấu súng và cái chết của Puskin” đưa ra nhận xét rằng, “vẻ đẹp rực rỡ của Natalia Nhikôlaiepna cho phép nàng không cẩn có bất cứ điểm tốt nào khác” [174], và tuyên bố rằng nếu Natalia Nhikôlaiepna có nhận bất kì lời nhận xét tốt nào đều là do người khen mê vẻ đẹp của nàng mà thôi.” [175] Tuy nhiên, ông cũng thấy cần phải nói rõ rằng, nói riêng về Natalia Nhikôlaiepna, thì các nhà nghiên cứu đều có trong tay rất ít cơ sở bằng chứng xác thực. Là người viết nhận xét cho lần tái bản thứ ba của cuốn sách kể trên, Ia. Lepkôvich, vẫn phát biểu:
Hình ảnh người vợ của nhà thơ, do Shegôlep dựng lên, mặc dù quá táo bạo, đã đi ngược chiều với khuynh hướng lý tưởng hoá theo kiểu lãng mạn, đang được đưa vào sách báo nghiên cứu và văn học nghệ thuật trong những năm gần đây, vẫn có tác dụng định hướng, nắn chỉnh lại khi miêu tả về cuộc sống gia đình của Puskin [57].
Chọn theo hướng do Shegôlep vạch ra, Verẻsaiep, còn tiến xa hơn nữa, đã miêu tả mối tình của Natalia Nhikôlaiepna với Nga hoàng trên cơ sở hồi kí của Arapôva [K 52], có dùng những chi tiết mà chính Veresaiep từng tuyên bố là “truyện bịa đặt nhảm nhí”. Còn chi tiết kể về Natalia Nhikôlaiepna thể hiện tâm trạng tuyệt vọng trong giờ phút Puskin lâm chung được giải thích là do Natalia Nhikôlaiepna ích kỷ. [K 53]. Nhận xét với giọng điệu rất công phẫn về Natalia Nhikôlaiepna có Marina Tsvetaieva và Anna Akhmatôva. Nhà thơ Akhmatôva đã gọi Natalia Nhikôlaiepna cùng chị gái Ekaterina Nhikôlaiepna “nếu không phải là hai kẻ cố ý hỗ trợ, thì vô tình cũng là trợ thủ, hay điệp viên tay trong cho cha con Ghekkeren-Đantes “, khi bà khẳng định rằng, nếu không có sự trợ giúp của vợ nhà thơ, thì hai cha con Ghekkeren-Đantes đã chẳng thể làm được gì để hại Puskin [178].
Những phát hiện mới nhất trong các kho lưu trữ ở trong nước, và nước ngoài, việc phát hiện nhiều lá thư mới của Natalia Nhikôlaiepna trong hai giai đoạn là vợ của Puskin và Lanskôi và của người thân của Natalia Nhikôlaiepna (trong thời ở vậy nuôi con và lúc đi bước nữa với Lanskôi), thêm vào nữa, việc nghiên cứu kỹ càng hơn những tài liệu đã biết từ trước đã làm thay đổi tình hỉnh theo hướng mới. Hai nhà viết tiểu sử của Natalia Nhikôlaiepna là Ôbôđôpskaia và Đemenchiep đã nghiên cứu toàn bộ tài liệu lưu trữ của gia đình Gontrarôp. Kết quả tìm tòi của họ là việc công bố, dưới dạng đầy đủ hay trích đoạn, 14 bức thư của Natalia Nhikôlaiepna và 44 thư của hai người chị trong tác phẩm “Truyện quanh Puskin “Một trong những phát kiến quan trọng nhất là bức thư chưa từng biết của Puskin gửi cho Dmitri Gontrarôp [179]. Trước đây chúng ta chỉ biết độc ba bức thư của Natalia Nhikôlaiepna, viết vào thời kỳ sau khi Puskin đã mất và vì vậy, không thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Theo ý kiến của Blagôi, những tài liệu mới phát hiện được đã tạo điều kiện hình thành một quan niệm mới, một cách nhìn khách quan hơn về từng cá nhân ba chị em nhà Gontrarôp và những vai trò mỗi người đã đóng trong câu chuyện cái chết của Puskin. [47]. Những tìm tòi mới của Ôbôđôpskaia và Đemenchiep trong kho lưu trữ của Arapôva, nơi lưu giữ những thư của Natalia Nhikôlaiepna gửi Lanskôi được công bố từng phần trong cuốn sách “Sau cái chết của Puskin “. Họ đã bổ sung không chỉ nhiều nét mới cho chân dung Natalia Nhikôlaiepna khi làm vợ Puskin và Lanskôi, mà còn giúp làm rõ hơn tính cách của người chồng thứ hai của Natalia Nhikôlaiepna và quan hệ giữa hai vợ chồng nhà Lanskôi có cơ sở là tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau [180].
Như vậy, khi chúng ta đối chiếu nhiều sự kiện rời rạc từ nhiều nguồn khác nhau: các bằng chứng của những người đồng thời, thư từ của Puskin gửi vợ, thư của chính Natalia Nhikôlaiepna gửi cho anh trai Dmitri,- ta có thể vững tin nói rằng, hình ảnh Natalia Nhikôlaiepna- một người đẹp rực rỡ và nhẹ dạ, nông nổi, quen không chí thú chăm lo công việc gia đình, chỉ có đam mê duy nhất là chạy theo các trò giải trí phù phiếm của giới thượng lưu, nay hoá ra bị lung lay, không có cơ sở chắc chắn để tồn tại.
Tuy nhiên, để kết luận về Natalia Nhikôlaiepna cả khi là vợ Puskin lẫn khi sống với Lanskôi, tôi chỉ muốn nói rằng, hiện nay trong ngành Puskin học, có cảm tưởng như, lại chạy theo một cực đoan khác là lý tưởng hoá quá mức hình ảnh người vợ của Puskin, chỉ muốn biến bà gần như thành thiên thần. Mà trên thực tế, bà không phải như vậy, bà vẫn là con người bằng xương, bằng thịt, bà mang trong mình cả mặt tốt, lẫn mặt xấu vốn có [74]. (N.A.Raiepski)
(Theo Ru.Wikipedia. org)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 19/11/2023 18:38
Thống kê 30 lần thách đấu của Puskin
Lần đầu tiên, Piôtr Đệ nhất ban sắc lệnh cấm đấu súng ở Nga vào năm 1715. Luật quy định tước hết chức vụ, tịch thu gia sản và tử hình với người phạm tội này. Nhưng ngày đó, chuyện đấu súng rất ít khi xảy ra. Đấu súng bắt đầu diễn ra nhiều hơn chính là vào nửa đầu thế kỉ XIX (mặc dù giống như xưa kia, việc đấu súng vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật.) Vừa đúng thời Puskin đang sống. Puskin và bạn bè được giáo dục trong thời gian có cuộc chiến tranh vệ quốc chống Napoleon, họ thấm nhuần tinh thần chiến thắng, tiếp nhận nhiều truyền thống của châu Âu và có thái độ bảo vệ danh dự rất nghiêm ngặt.
Những người sống cùng thời coi Puskin có tính hay gây gổ và dễ nổi nóng. Ivan Pushin là bạn thân thời học trường lítsê của Puskin đã viết như sau: “Ngay từ ngày đầu, Puskin đã thể hiện mình là người dễ cáu bẳn hơn tất cả và vì thế không tạo được thiện cảm chung. Trong tính cách của nhà thơ có sự pha trộn tính bạo dạn hơi quá với nhút nhát một chút, hai tính cách này không hài hoà với nhau, vì thế chỉ gây hại cho Puskin mà thôi. Điềm chính là, nhà thơ bị thiếu cái gọi là sự tinh tế, khéo léo. Nhưng người chung quanh nhận thấy nhà thơ rất tốt bụng và có lòng vị tha. Cứ xem lịch sử các cuộc đấu súng của nhà thơ thì hiểu được tính cách của ông.
Nhà thơ chưa một lần làm đối thủ sứt một vảy da, trừ cuộc đấu súng cuối cùng. Nhà thơ Nga vĩ đại là “tù nhân của danh dự”. Trong mấy cuộc đấu súng nhà thơ đã tham gia, A. Puskin luôn không nổ súng trước.
1816. Puskin thách đấu với Pavel Gannibal, là bác ruột. Nguyên nhân: Pavel đã “nẫng tay trên “của cháu Puskin mới 17 tuổi, vì đã mời nhảy một quý cô mà Puskin có cảm tình trong buổi khiêu vũ. Kết cục: không có đấu súng. Gannibal đã viết:
Xasa ơi, dù cháu thách ta giữa sàn nhẩy,
Gọi chính ta, Pavel Gannibal ra đấy,
Nhưng, Gannibal, hỡi trời ơi,
Chưa bao giờ đánh lộn chỗ đông người
1817. Puskin thách đấu với nhà thơ Petr Kaverin, là bạn mình. Nguyên nhân: Kaverin đã sáng tác thơ vui trêu chọc. Kết cục: không có đấu súng.
1819. Puskin thách đấu với nhà thơ Kôndrachi Rưlêép. Nguyên nhân: Rưlêep đã kể lại trong một phòng khách thượng lưu chuyện Tolstoi cười giễu Puskin. Hình như Puskin bị đánh đòn trong văn phòng mật của Bộ nội vụ. Kết cục: không có đấu súng.
1819. Puskin thách đấu với Môđét Korph, một nhân viên bộ tư pháp. Nguyên nhân: khi đang say rượu, gia nhân của Puskin đã gây sự với gia nhân của Korph, và người này đã đánh đập gia nhân của Puskin. Kết cục: không có đấu súng.
1819. Puskin thách đấu với bá tước Phiôdor Tolstoi. Nguyên nhân: Kể chuyện vui là Puskin bị ăn vọt trong văn phòng mật. Hai bên cùng viết thơ giễu cợt chua cay nhau, nhưng không ai đến bãi đấu súng. Kết cục: không có đấu súng.
1819. Puskin thách đấu với thiếu tá Đenhisevích. Nguyên nhân: Puskin đã có thái độ khiêu khích trong rạp hát, kêu gào, la het với diễn viên. Và Đenhisevich đã lên tiếng góp ý Puskin. Kết cục: không có đấu súng.
1820. Đấu súng với một người Hy Lạp không rõ lai lịch. Nguyên nhân: người Hy Lạp ở Kishinhiôp. (không ai nhớ được họ tên người này) nhận lời thách đấu từ Puskin do người này ngạc nhiên về chuyện làm sao có thể không biết cuốn sách mà tình cờ họ vừa nói tới. Kết cục: không có đấu súng.
1821. Puskin thách đấu kiếm với một sỹ quan Pháp. Nguyên nhân: cãi nhau trong hoàn cảnh không rõ ràng. Kết cục: không có đấu kiểm. Đelgil từ chối đấu kiếm.
1822. Puskin bị trung tá Semiôn Starôp thách đấu. Nguyên nhân: không nhường nhau dàn nhạc trong khách sạn ở sòng bạc casino, do cả hai cùng ham chơi quá. Kết cục: Cả hai cùng bắn, nhưng đều trượt.
1822. Puskin thách đấu với quan tư vấn đã 65 tuồi Ivan Lanôp. Nguyên nhân: cãi nhau trong tiệc hội. Lanôp gọi nhà thơ là tên còn bú sữa mẹ, và Puskin đáp lại bằng cách gọi đối thủ là hũ rượu và thách đấu súng nhau. Kết quả: không có đấu súng, Puskin bị bắt giam.
1822. Puskin thách đấu với một viên quan người Môndavi là Todor Balsh, chủ nhà nơi Puskin đến làm khách ở Môndavi. Nguyên nhân: Maria đã trả lời cho Puskin trước một câu hỏi gì đó của ông chồng Balsh. Kết cục: cả hai đã bấm cò bắn, nhưng đều trượt.
1822. Puskin thách đấu súng một địa chủ người vùng Besarạpski Skartl Prunkulo. Nguyên nhân: đối thủ là người làm chứng trong một cuộc đấu súng, mà Puskin cũng là người làm chứng, và hai người không thoả thuận được về các điều khoản đấu súng. Kết cục: không có đấu súng.
1822. Puskin thách đấu với Severin Potoski. Nguyên nhân: tranh luận trong bữa ăn trưa về chế độ nông nô. Kết cục: không có đấu súng.
1822. Đại uý Rútkôpski đã thách đấu Puskin. Nguyên nhân: Puskin không tin rằng lại có hạt mưa đá mà nặng 3 funt (1 funt bằng 0,4535 kg, đôi khi vẫn có thể có những viên mưa đá nặng như vậy) và cười giễu viên đại uý đã về hưu. Kết cục: không có đấu súng.
1823. Puskin thách đấu nhà văn trẻ người Mônđavi, Ivan Russo. Nguyên nhân: Puskin có thái độ khó chịu với người này. Kết quả: không có đấu súng.
1826. Puskin thách đấu với Nhikôlai Turghênhep, một trong nhiều nhà lãnh đạo của Hội từ thiện, thành viên Hội phương Bắc. Nguyên nhân: Turghenhep chê bai nhiều bài thơ của Puskin, đặc biệt là các bài châm biếm. Kết quả: không có đấu súng.
1827. Vladimir Solomirski một viên sỹ quan pháo binh đã thách đấu Puskin, Nguyên nhân: khi đang có mặt tại nhà của bá tước Urusôp, Puskin được con gái nhà chủ tên là Sôphia quan tâm chú ý, nên Sôlômirski tỏ thái độ ghen tuông vì Puskin. Kết cục: không có đấu súng nhờ hai người làm chứng đã tích cực giảng hoà hai bên.
1828. Puskin thách đấu với bộ trưởng giáo dục Aleksandr Gôlitsưn. Nguyên nhân: Puskin viết một bài thơ châm biếm mạnh mẽ về bộ trưởng và ông này tổ chức tra hỏi Puskin một cách căng thẳng. Kết quả: Rút lui khỏi đấu súng cả nhà thơ, cả nhà văn chính luận Phedor Glinka.
1829. Nhà thơ thách đấu với Khvostop, một quan chức bộ ngoại giao. Nguyên nhân: quan chức này nhận xét xấu về những bài thơ châm biếm của Puskin, trong bài thơ này, nhà thơ so sánh Khvostop với lợn. Kết quả: không có đấu súng.
1836. Nhà thơ thách đấu với Rêpin. Nguyên nhân: giống nguyên nhân vụ trước, Puskin công phẫn với nhận xét tồi về thơ của Puskin. Kết cục: không có đấu súng.
1836. Đấu súng với một quan chức Bộ ngoại giao Sẽmiôn Khliustin. Nguyên nhân: Giống nguyên nhân hai vụ trước. Kết cục: không có đấu súng.
1836. Nhà thơ thách đấu với Vladimir Sologup. Nguyên nhân: Vladimir có nhận xét thiếu thiện chí về vợ của Puskin là Natalia. Kết cục: không có đấu súng.
1836. Puskin thách đấu với Dantes. Nguyên nhân: thư nặc danh gán danh hiệu mọc sừng cho Puskin, nhắc xéo việc Dantes tán tỉnh Natalia Puskína. Kết cục: không có đấu súng, do Dantes đã xin cưới chị gái cả của Natalia là Ekaterina nên Puskin và Dantes thành anh em đồng hao.
1837. Đại sứ Hà Lan Ghekkeren thách đấu với Puskin, nhưng Ghekkeren cử con trai nuôi Dantes đấu súng thay. Nguyên nhân: Puskin gửi thư kể tội Ghekkeren và Dantes. Kết cục: Puskin bị thương nặng và chết, Dantes bị thương vào tay phải.
(Theo Petersburg.center và RIA novosti)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 05/01/2024 18:44
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 01/07/2024 14:11
Câu chuyện quan hệ giữa hai cha con nhà thơ Puskin
1.Hai cha con nhà thơ Puskin không tài nào tìm được tiếng nói chung.
Ngay cả các cá nhân vĩ đại cũng phải chịu nhiều đau khổ vì những vấn đề tưởng chừng đơn giản trong đời thường. Thí dụ, nhà thơ Puskin thường xuyên xung khắc với cha mình và không thể tạo lập được quan hệ bình thường. Nhiều người vẫn kể cho nhau nghe chuyện diễn ra giữa nhà thơ vĩ đại với người cha nghiêm khắc.
2.Các con cái luôn sợ hãi cha
Sergêy Lvôvich Puskin (1770-1848) là người được kính trọng trong hàng ngũ quan chức cấp cao. Trước 27 tuổi, ông phục vụ trong quân cận vệ, là đại uý, sau đó giải ngũ và chuyển ngạch thành quan chức dân sự, thuộc bậc tám trong bảng phân cấp quan chức của Nga hoàng.
Cha của nhà thơ Puskin có sáng tác thơ bằng tiếng Pháp, tham gia đóng kịch và ngâm thơ rất hay. Nhiều người còn nhớ ông là người hoạt bát và ăn nói sắc sảo. Nhưng lúc ở nhà, ông luôn tỏ ra là người đăm chiêu, cau có, dễ nổi nóng. Con cái chỉ thấy sợ cha hơn là yêu cha. Ông có 8 con: hai gái và 6 trai. Quan hệ của nhà thơ Puskin với cha được coi là không xuôi chèo mát mái.
3.Không chu cấp tiền cho con
Năm 1820, nhà thơ Puskin bị phạt đi đầy xuống miền Nam Nga. Puskin mắc tội sáng tác thơ châm biếm về những người nổi tiếng, về chính Nga hoàng.
Lúc này, nhà thơ Puskin chưa thể kiếm ra tiền và đang rất cần tiền ăn ở. Nhưng người cha đã bỏ mặc yêu cầu của con trai:
“Anh hãy giải thích cho cha tôi hiểu rằng, không có tiền của cha, tôi không sống được. Hiện nay, tôi chưa thể sống nhờ tiền nhuận bút trong hoàn cảnh kiểm duyệt ngặt nghèo; nghề thợ mộc tôi chưa học được, nghề làm thày giáo tôi không thể; dù tôi có thuộc luật của Chúa và bốn quy tắc đầu tiên - nhưng tôi sẽ làm phụ giảng nhà thờ không đúng ý mình - mà rồi không thể bỏ nghề được.-Mọi thứ và mọi người luôn lừa lọc tôi - hình như, biết hy vọng vào ai bây giờ, nếu không phải người ruột thịt và họ hàng”.
4.Cha buộc tội con trai hành hung mình
Mâu thuẫn giữa hai cha con nhà thơ Puskin bùng lên mạnh mẽ nhất là khi nhà thơ Puskin bị đưa về quản thúc tại Mikhailopskoie. Nhà thơ bị ghép vào tội có tư tưởng tự do và có khuynh hướng theo thuyết vô thần,về chuyện này, Puskin có viết trong thư gửi cho bạn. Trong điền trang lúc đó có mặt hai bậc cha mẹ của nhà thơ Puskin.
Người cha đang ngán ngẩm vì con trai bị tống đi đầy lần thứ hai ngay sau lần một vừa xong. Cha của nhà thơ Puskin đứng hoàn toàn về phía triều đình và không muốn nghe con trai biện hộ mãi. Puskin đã viết cho Giukốpski:
“Cha tôi rất sợ hãi về án đi đầy của tôi, và luôn khẳng định rằng, chính người cũng sẽ chịu chung số phận như vậy. Peshurốp được cử ra theo dõi tôi, đã không biết xấu hổ, khi đề nghị cha tôi làm một việc là mở xem thư từ của tôi, nói ngắn lại là, làm gián điệp theo dõi tôi, tính dễ nổi nóng và nhạy cảm đến mức bực mình của cha tôi không để cho tôi có thể trao đổi đôi lời với cha; và tôi quyết định không nói năng gì. Cha tôi bắt đầu trách cứ người em rằng tôi đã là tấm gương xấu cho em trai làm em nhiễm theo thói vô thần của tôi. Tôi chi biết giữ thái độ lặng im”
5.Cha của nhà thơ Puskin đã gọi con trai mình là “Đồ quái vật” và “đứa con trời đánh”. Kết quả là, sức chịu đựng của Puskin đã cạn kiệt và nhà thơ thôi không đợi thời cơ thích hợp để nói lại với cha.
“Đầu óc tôi sôi lên sùng sục. Tôi đi tìm cha. Và thấy cả cha và mẹ đang ở đó và tôi nói tuột ra tâm trạng bực bội mình tích lại trong lòng suốt ba tháng trời. Tôi kết thúc bằng câu nói với cha mình đây là lần cuối cùng mình nói với cha.. Cha tôi, lợi dụng không có ai làm chứng, người chạy khắp nhà và bù lu bù loa rằng tôi đã đánh ông, định hành hung ông, đã đánh trượt, định đánh thêm. - Trước mặt anh, tôi không định biện hộ cho mình. Nhưng vì sao, người lại muốn buộc tôi vào tội hình sự này? Người muốn tôi bị đi đầy ở tận khu mỏ Xibi và làm tôi mất danh dự à?”
Từ giờ phút đó, nhà thơ Puskin bắt đầu thấy căng thẳng thần kinh, vì lời buộc tội của cha có thể làm tình hình càng xấu hơn, nếu như chuyện đến tai Nga hoàng. Và lúc đó, nhà thơ có thể bị đưa đi đầy ở Xibi - nhằm cách li khỏi xã hội và giới văn học.
Kết cục là, cha của nhà thơ đã cùng gia đình rời điền trang dọn về Peterburg, nhưng trước khi đi hẳn, ông vẫn mắng mỏ con trai.
“6.Người cha sau đó có nói: thằng ngốc này, nó vẫn biện hộ cho nó! Nó còn dám định đánh tôi cơ đấy! Tôi có thể sai gia nhân trói gô cổ nó lại!- người cha định buộc tội con trai đã hành động hỗn hào mà cậu ta không hề thực hiện để làm gì? Mà làm sao nó lại dám, nói với cha, mà vung tay, đá chân loạn lên vậy? Đây là lần thứ chín, thứ mười chứ ít đâu. Rõ ràng, nó đã giết cha nó bằng lời nói nhé! - đúng là việc chơi chữ mà thôi..”
7.Hai cha con nhà thơ Puskin suốt đời giữ mối bất hoà với nhau, quan hệ luôn căng thẳng. Thậm chí nhiều năm liền, hai cha con không hề nói với nhau một câu nào. Người cha giận con vì có thái độ thực dụng với cha mẹ, lạm dụng lòng tốt của cha mẹ.
“Điều gây ngạc nhiên nhất trong tư cách của nhà thơ Puskin là dù nhà thơ có nói phũ với cha, có gây tan nát quan hệ giữa hai cha con đến mức nào đi nữa, thì nhà thơ vẫn thích về lại quê hương và tất nhiên, thích được dùng lại tất cả những gì chàng đã dùng trước kia, khi chàng không còn có thể rời đi khỏi làng quê” Chỉ có nhờ nhiều người bạn chung đã giúp hai cha con xích lại gần nhau, giảm nhẹ mọi xung khắc. Thí dụ, Tủghenhep và Giukôpski luôn luôn nói đỡ cho Puskin và biện hộ rằng giản đơn là Puskin chỉ muốn mình giống với thi sỹ Bairơn.
Năm 1836, mẹ của nhà thơ qua đời khiến người cha thành goá vợ, còn năm 1837, nhà thơ Puskin bị giết hại trong cuộc đấu súng để bảo vệ danh dự cho vợ mình làm người cha thành mất con. Và thế là gần trọn cuộc đời, hai cha con nhà thơ Puskin không thể giảng hoà, không thể có được quan hệ gần gũi hoàn toàn.
(Theo nguồn: dzen.ru
Femmie
21 tháng 4 năm 2022)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 05:39
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 01/07/2024 14:17
Mô tip người mẹ và tình mẫu tử trong sáng tác của A.X.Puskin
Ngày đăng: 24/11/2007
(Theo literary.ru)
PHẦN 1
1.Bà Nadegiơda Ôsipôpna Gannibal (1775-1836) là mẹ của đại thi hào Nga A.X. Puskin, không hề bị giới nghiên cứu về Puskin bỏ qua, không tìm hiểu, mà vẫn được chú ý đặc biệt. Trong tác phẩm “Tư liệu dành cho tiểu sử A.X. Puskin “P.A. Anhenkốp đã dành nhiều thời gian viết về người đẹp diện “lá ngọc cành vàng”, tác giả đã kể ngắn gọn về tính cách của bà, thể hiện qua mối quan hệ với con trai cả, ngay từ lúc ấu thơ của Puskin:” Trước bảy tuổi, Aleksandr Sergeievích không thể hiện bản thân có gì đặc biệt, ngược lại, với cái dáng béo tròn, xoay trở rất vụng về, người mũm mĩm, tính nhút nhát, lười vận động từng làm bà mẹ rơi vào tâm trạng ngán ngầm. Bà vốn là phụ nữ thông minh, một giai nhân, rất thích các hoạt động tạo không khí vui nhộn và giải khuây cho mọi người, giống như nhiều người ở thời của bà, nhưng trong tính cách của mình đều có đặc điểm là thường bắt con cái nhất nhất làm theo ý mình, và nói đúng ra là, tác động trực tiếp tới con cái nhiều hơn là nổi giận phừng phừng và bực tức. Nói chung, bà không thể che giấu tình cảm có phần thiên tư nhiều hơn lúc đầu là với con gái cả, và sau này là với con trai út. Tác giả Anhenk ôp đã nêu nét tính cách này dựa vào lời làm chứng của Ô. X. Paplisheva - chị cả của nhà thơ Puskin - (Ônga khi đi lấy chồng mang họ chồng là Paplisheva). Anhenkôp đã nêu ra những nét tính cách chủ yếu làm rõ chân dung của bà Nadegiơda Ôsipôpna trong sách báo của ngành Puskin học. Nhiều hồi ức và thư từ được công bố sau này, do nhiều người trong số họ hàng ruột thịt và quen biết trong gia đình họ Puskin đã bổ sung ngày càng nhiều nét mới vào bức tranh mà Anhenkốp đã vẽ ra trước đó. V.V.Verẻsaiép đã thể hiện tập trung trong bức chân dung của mẹ nhà thơ, nhưng tác giả đã quá phóng đại một vài nét tính cách không đẹp của mẹ nhà thơ: “Nadegiơda Ôsipôpna là người rất thích tỏ ra uy quyền và quá đỏng đảnh. Chồng bà bị đặt dưới gót giày của bà. Bà cũng đối xử với các con trên tinh thần độc đoán.” Tác giả viết tiếp: “Nhà thơ Puskin lúc nhỏ chưa bao giờ nhận được thái độ âu yếm, nựng nịu của mẹ mình”.
2.Còn một quan điểm khác trong việc đánh giá tính cách của bà Nadegiơda Ôsipôpna, sau khi công bố những bức thư trao đổi giữa bà mẹ và con gái trong các năm 1828 -1835. Qua các lá thư này đã hiện ra tính cách hai bậc cha mẹ của nhà thơ theo một hướng mới… Ia. L.Lepkôvich đã viết.- Bà Nadegiơda Ôsipôpna là con người đặc biệt khác thường, tính cách muôn màu muôn vẻ. Trong con người bà mang nhiều nét giúp bà giữ được vẻ trẻ trung rất lâu: đó là sự sinh động, đầu óc sắc sảo, ham mê cuộc sống thượng lưu. Tính tình vừa đỏng đảnh, vừa quyền uy, lúc trẻ bà luôn giữ thái độ khắt khe với chồng và các con. Những bức thư này cũng cho thấy nhiều tính cách khác trong con người bà: vốn là người sống nặng vì gia đình, rất mềm mỏng, là người mẹ hết lòng thương yêu con, quan tâm chăm sóc con, sau này, khi làm bà, cũng thể hiện hết mình như vậy. Trong lời nói đầu viết cho toàn tập các bức thư của bà, do L.L. Slônhimskaia công bố, đã thể hiện thái độ khâm phục thật sự trước nhân cách của bà: Thật khó có thể hình dung có một người vợ và người mẹ nào giàu lòng thương yêu hơn. Suốt cuộc đời mình, bà sống chi một lòng yêu thương và lo lắng cho ông chồng Secg êy Lvôvích và con cái, con nào bà cũng thương yêu như nhau, riêng với con út Lep Secgêêvich bà thể hiện tình thương vô bờ bến.(Leon là tên thân mật của Lep)
3.Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, trong chuyên ngành Puskin học, có hai quan điểm trong việc xác định tính cách của bà Nadegiơda Ôsipôpna. Quan điểm nào là đúng sự thật? Và hiện nay, liệu ta có thể tìm ra một tiêu chí giúp xác định được luận điểm nào là thắng thế? Chắc chắn là có. Tiêu chí này là toàn bộ sáng tác của con trai bà. Những trang tác phẩm do Puskin viết ra, đã phản ánh quá trình chuyển biến một cách phức tạp trong các mối quan hệ giữa nhà thơ với bà mẹ. Khi phân tích quá trình này sẽ cho thấy những bài học thiết thực có sức mạnh bi kịch lớn lao. Cần phải khẳng định ngay lập tức rằng, nếu nghiên cứu những thay đổi này đến tận cùng, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề một cách hoàn toàn tốt đẹp, kết quả có hậu rõ ràng.
4.Chúng ta sẽ dừng lại tìm hiểu một vài đặc điểm trong thời thơ ấu của nhà thơ. Trong “Cuốn biên niên sử gia đình” L.N. Paplishev (Lep Nhikôlai evich là cháu của nhà thơ Puskin, tác giả hồi kí về Puskin), một cuốn sách có nhiều chi tiết đáng nghi ngại xét về nhiều mặt, có kể rằng: bà Nadegiơda Ôsipôpna đã nghĩ ra một vài biện pháp trừng phạt dành cho Aleksandr Puskin, nhằm giúp cậu bé từ bỏ hai thói quen: một là hay xoa hai bàn tay vào nhau và hai là thường xuyên làm rơi mất khăn lau mũi; để sửa được thói quen thứ nhất, bà mẹ cho buộc tay con trai ra sau lưng suốt ngày, bà bỏ đói, không cho con ăn; muốn khắc phục thói quen thứ hai, bà dùng biện pháp sau: “mẹ sẽ thưởng cho con trai một vật bất li thân..” bà nói với người bác, khi cho cậu bé một cái áo khoác. Trên vai áo khoác có đính thêm một thứ trông giống dải băng đeo qua vai, là chiếc khăn lau mũi… Ngay cả khi có mặt khách đến chơi, bà vẫn mặc cho con trai bộ trang phục này. Cuối cùng bà cũng thành công: Aleksandr Puskin đã bỏ được thói quen xoa hai bàn tay vào nhau và không còn để rơi mất khăn lau mũi nữa.
5.Chuyện cha mẹ áp dụng biện pháp nghiêm khắc với con cái là nét đặc điểm nổi bật trong khoa giáo dục học tại gia đình ở thời kì đó. Những hồi ức do Lep Paplishev kể lại cung cấp thêm một tài liệu minh chứng loại như vậy. Ta thấy tài liệu chứng tỏ có một số nét đặc trưng thể hiện rõ gia đình bố mẹ nhà thơ không bị chia rẽ tách bạch thành hai phe, như có thể thấy trong nhiều gia đình khác cùng giới của họ, các gia đình bị chia thành hai phe: phe con cái và phe cha mẹ (còn phe cha mẹ, đến lượt mình, lại tách thành phe bố và phe mẹ. Gia đình bố mẹ nhà thơ Puskin vẫn là một khối thống nhất(nhân thể cũng phải kể tới công lao đóng góp của ông bố Secgêy Lvôvích mà ngành Puskin học chưa có sự chú ý thích đáng) và hoàn cảnh này không được À.N.Vulph đánh giá đúng mức, khi tác giả này tiên đoán nhà thơ Puskin sẽ không may mắn trong cuộc sống gia đình. Nhà thơ Puskin đã lặp lại (hầu như toàn bộ) vốn kinh nghiệm của cha mình, người mà, tuy có vài thiếu sót trong tính cách, vẫn là người sống chỉn chu, luôn coi gia đình là quan tâm chính (việc chấp nhận tấm gương của cha mình là điều hiển nhiên vì theo lời Chúa Christ: ta làm tất cả những gì mà ta chứng kiến được ở Đức Cha mình.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 05:44
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 06:03
Phần 2
6.Những hồi ức của Lep Paplishev cho thấy rằng, bà Nadegiơda Ôsipôpna không định có cùng một cách cư xử cứng nhắc như nhau với mọi phương diện sống của con cái. Đồng thời, trong cung cách xử sự của bà với con cái, cũng thấy có yếu tố đối xử khắc nghiệt khác thường: “Bà không bao giờ tỏ ra mất tự chủ bản thân, không bao giờ bà cao giọng thét lác con cái,,- Lep Paplishev viết,- bà biết cách, như ta hay nói, nổi đoá suốt ngày, suốt tháng và thậm chí, suốt năm. Chẳng hạn, do bực giận về chuyện gì đó của Aleksandr Puskin, cậu cả luôn là người lãnh đủ từ mẹ nhiều hơn các con khác trong nhà, bà có thể đóng vai im lặng, không nói gì cả năm, mặc dù hai mẹ con vẫn ở chung dưới cùng một mái nhà.” Đối với loại quan hệ giữa mẹ và con trai, điều này là không bình thường, khiến ta có thể không tin vào chuyện Lep Paplishev đã kể lại, nếu như không biết một bằng chứng như sau. Tình huống “có mẹ ở đấy, nhưng cứ như mẹ không hề có mặt” là chi tiết rất điển hình trong tiểu sử của nhà thơ Puskin. Chúng ta sẽ còn bắt gặp chuyện này không phải một lần khi xem xét các giai đoạn sống khác nhau của Puskin.
Vậy cái gì là nguyên nhân làm cho người xung quanh có cảm tưởng như bà mẹ tỏ ra thiếu yêu thương với con trai cả? Nhiều bức thư viết trong những năm 1828-1835 đã chứng tỏ rằng, bà Nadegiơda Ôsipôpna coi tình mẫu tử là trung tâm toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của bà. Ngày 14 tháng bảy năm 1833, bà đã viết cho con gái cả Ônga và con út Lep Sécghêeevích: “Mẹ luôn cầu nguyện cho các con hạnh phúc, các con của mẹ ơi, khi mà mẹ chưa từng thấy có bà mẹ nào lại vui sướng hơn mẹ, khi nhìn các con đang hạnh phúc, thì mẹ muốn mình là người luôn tin tưởng điều đó, và niềm tin này giúp mẹ bớt thấy buồn phiền vì cảnh sống xa con, một chuyện mà mẹ không tài nào có thể chấp nhận và quen được. Chào tạm biệt, các con yêu của mẹ, cầu Chúa hãy che chở cho các con, mẹ ôm hôn các con, với tất cả tấm lòng dịu hiền của mẹ, các con hãy hôn nhau thay mẹ, và hai con hãy nhắc nhở nhau một điều rằng, các con sẽ không bao giờ có người bạn nào tốt hơn được mẹ của các con đâu, mẹ chỉ muốn sống mãi để chứng minh cho các con thấy tấm lòng mẹ“. Những tình cảm yêu thương dạt dào như vậy thấm đẫm trong tất cả các bức thư của bà Nadegiơda Ôsipôpna: “…trái tim mẹ luôn luôn ở bên các con, suốt đêm ngày mẹ chỉ tâm tâm niệm niệm nghĩ về con và các em của con thôi, “,”không có các con, đời mẹ không có ngày nào đẹp đẽ cả”v.v..Bà Nadegiơda Ôsipôpna cũng tràn đầy tình mẹ khi đối xử với các cháu trong họ hàng ruột thịt. Mùa hè năm 1829,,khi sống ở Trigocskoie, bà Nadegiơda Ôsipôpna tỏ ra rất quyến luyến với bé gái sáu tuổi của P.A.Ô sipôva: “cô bé Katinka nhà P.A.Ô sipôva thật tuyệt vời, và rất bám bà, khi bà nói rằng, bà sắp dọn về sống ở Mikhailopskoie, bé gái đã khóc oà lên. Ôi cô bé không may mắn, bị bỏ rơi một mình như vậy.”
7.Ônga Paplisheva đã nhớ lại: “Trước 6 tuổi, Aleksandr Puskin không thể hiện bản thân có khả năng gì đặc biệt, trái lại, với điệu bộ chậm chạp do người béo ục ịch, và tính lầm lì, ít nói, đôi khi làm mẹ thấy ngán ngẩm. Bả luôn phải ép con trai đi dạo và bắt con trai phải chạy nhảy. Do vậy, sau này, cậu bé đã có những thay đổi đáng ngạc nhiên (chúng tôi nghĩ rằng, đây là hậu quả do những trải nghiệm do bị tổn thương, và ngay từ hồi học ở Lít s ê, Puskin đã được biết đến như cậu bé hơi cục cằn và tinh nghịch. Sự thay đổi có tính chất bước ngoặt như vậy không thể không diễn ra với lí do tại một thay đổi nghiêm trọng trong cuộc sống của nhà thơ tương lai. Sự biến đổi này trùng với giai đoạn 1805, khi trong gia đình cha mẹ của Puskin xuất hiện Lep Secgee evich, con trai út được bà Nadegiơda Ôsipôpna yêu chiều nhất (vào năm đó, Puskin mới 6 tuổi.) Việc bà mẹ suốt ngày quấn quýt con trai út với tình cảm mạnh mẽ đặc biệt: “Mẹ phát khóc mỗi khi nghĩ về con, Leon thân yêu của mẹ, nhưng mẹ không thể chấp nhận việc nghĩ rằng hai mẹ con ta sống xa cách nhau trong một thời gian dài. Chúa đã trừng phạt chúng ta vượt quá sức chịu đựng của chúng ta, và mẹ cảm thấy rằng, mẹ không thể chịu được cảnh con ở xa mẹ, mẹ cần con như cần không khí mẹ đang hít thở “. (thư viết ngày 20 tháng 12 năm 1832).
Chúng ta đều biết, để hình thành con người, có ý nghĩa đặc biệt là yếu tố cạnh tranh giữa các anh chị em để được cha mẹ yêu thương. Phơrơd có viết về chuyện này: “Trẻ em, khi bị gạt xuống hàng thứ hai do trong nhà mới sinh em bé, lúc đầu, gần như trẻ bị tách rời khỏi mẹ, rất khó có thể tha thứ cho mẹ do đẩy trẻ vào vị trí như vậy,; trẻ sẽ có cảm giác mà người lớn có thể gọi là sự độc ác quá mức và chuyện này thường là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng trẻ xa lánh trong một thời gian dài.” Việc định áp dụng cách quan sát phân tích tâm lý với nhân cách của nhà thơ có thể gặp ý kiến phản đối: khi Lep ra đời, trong gia đình các bậc cha mẹ của Puskin đã có các con gái Ônga và con trai Nhikôlai rồi. Muốn hiểu được vì sao gia đình hai bậc cha mẹ của Puskin lại yêu thương đặc biệt con út Lep, ta phải đi sâu tìm hiểu lịch sử gia đình này. Những năm 1807-1811, hai bậc cha mẹ của Puskin đã mất 4 người con, thêm nữa, ba người con đều đang còn ở tuổi nhỏ (Nhikôlai mất ở tuổi lên 6 vào năm 1807,). Trong nhiều lá thư của bà, đã không phải một lần nhắc đến các bé đã chết. Chẳng hạn, mãi tận năm 1829, một phụ nữ nào đó trong số gia nhân của bà mẹ vẫn được gọi là nhũ mẫu của bé Nhikôlai. Năm 1834, khi bà nhớ về con gái Sô phía, luôn thấy cô nhũ mẫu này trông giống con gái cả Aleksandra: cô này giống Sô phía bé bỏng của mẹ quá, mẹ không nghĩ rằng Sophia lại sống lâu đến vậy. Rất có thể, gia đình bà Nadegiơda Ôsipôpna đã trải qua một loạt cái chết của các con nên đã giữ lại kỉ niệm khó quên, làm bà mẹ càng thương yêu bé út Lep. Tất cả các con “bé bỏng” của bà, được sinh sau Leon đều tuần tự chết, và vì vậy, bà không thể không sợ hãi, việc lo cho số phận của bé út là đương nhiên.
8.Ỉu.M. Lotman có viết: Nét đặc biệt nhất về thời thơ ấu của Puskin phải coi là việc sau này, khi đã lớn, Puskin rất ít khi hồi tưởng lại những tháng ngày này. Chúng tôi nghĩ rằng, vai trò quan trọng nhất ở đây là cách đối xử không như nhau của bà mẹ với con trai cả. K.G. Iung đã viết về những phản ứng trực tiếp của trẻ trước những thay đổi quan trọng nào đó trong tâm lý của cha mẹ. Chắc chắn không cần phải làm rõ chuyện, cả các bậc cha mẹ, cả con cái đều không nhận thức được chuyện gì đang diễn ra. Con cái dễ lây truyền nhiều thói quen của cha mẹ, ta có thể thấy là nhiều thói quen của cha mẹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới con cái như thế nào. Ngay cả khi các bậc cha mẹ có những nỗ lực chung ở mức cao nhất, để giữ nguyên quan điểm và cách cư xử của cha mẹ thống nhất với nhau, thì vì vậy, không một ai đã trường thành rồi lại nhận ra được dấu vết của nhiều thói quen trong tâm lý, còn trẻ em, bằng một cách nào đó, vẫn nhận biết chuyện này. Những thay đổi trong con người nhà thơ tương lai, bỗng biến trẻ từ một cậu bé quen thờ ơ, lãnh đạm giờ thành một thiếu niên năng động, ăn nói ngổ ngáo (và bà Nadegiơda Ôsipôpna đã có lúc đòi hỏi con trai phải làm như vậy) có thể liên quan tới chính bản thân người mẹ. Cậu bé Puskin dường như lao bổ chạy theo tình mẫu tử, nhưng bé không sao đuổi kịp..
9.Lotman gọi nhà thơ Puskin là “người không có tuổi thơ”. (kết luận này của Lotman thật là phóng đại, thậm xưng chuyện một cách thái quá) N.N.Skat ô p đã có ý kiến chính xác, khi nhận xét về ý kiến đánh giá như vậy của Lotman, trong quá trình tìm hiểu những mặt tích cực trong tuổi thơ của Puskin trong cuốn sách của mình về Puskin. Trong suốt quãng đường sáng tác của mình, nhà thơ đã nhiều lần trăn trở nghĩ về những năm tháng được sống dưới mái nhà của cha mẹ. Puskin đã giải thích một cách cô đọng xét về mặt tâm lí học, qua một chi tiết đời thường trong Epghênhi Ônhêghin, khi nói về tuổi thơ của Tachiana:
Nàng sống cùng người thân nhất trong gia đình
Mà như con nhà khác lọt giữa người mình
Nàng không ríu rít, cùng đùa vui với bố,
Không nhõng nhẽo bên mẹ, chạy theo đeo trên cổ,
10.Việc không biết “nhũng nhẽo” bám theo cha mẹ là nét tính cách rất đặc trưng của nhà thơ. Ở đây, rõ ràng là, có bóng dáng tính tự truyện, bà Nadegiơda Ôsipôpna là người mẹ đầy lòng thương yêu con, nhưng cũng rất nghiêm khắc, đòi hỏi cao với con cái về phương diện này. Vào năm 1835, khi mối quan hệ giữa hai bậc cha mẹ và con trai cả Puskin đã trở lại dòng chảy khá êm dịu, tốt đẹp, thì tuy nhiên, bà mẹ vẫn đôi khi than phiền với con gái cả: Aleksandr vẫn ít nói đến mức cả ngày không cậy răng ra được một câu, và tính lại hay “lơ đãng” nhiều hơn nữa. Từ “lơ đãng” thường gặp trong các trang thư của nhiều thành viên trong gia đình lớn của cha mẹ Puskin khi nhận xét về tính cách của cậu cả. Có lẽ, đó như sự ngầm hiểu về tình trạng thiếu vắng không khí đầm ấm trong nhà, (hay là “sự nhạy cảm “) trong giao tiếp của nhà thơ với hai bậc cha mẹ.
Hình ảnh cậu bé cô đơn được gặp nhiều lần trong các sáng tác của Puskin. Trong bài báo:”Truyện gia đình của một người suốt ngày câm như hến.” Chuyên gia tâm lí học Phờrơd đã viết: “Chúng ta rất hay gặp các tình huống, khi trẻ nhỏ bị tủi thân hay, nhiều nhất là khi trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, khi trẻ cảm thấy sự thương yêu, chăm sóc của cha mẹ là chưa đầy đủ hay…trẻ thấy tiếc nuối về việc trẻ phải chia sẻ tình yêu của cha mẹ với các anh chị em của mình. Trẻ cảm tưởng khi trẻ thương yêu cha mẹ mà không được cha mẹ đáp lại tình cảm của mình một cách đầy đủ, sau đó sẽ thoát khỏi tâm trạng như vậy với ý nghĩ ngay từ lúc nhỏ tuổi thường đã có ý thức nổi lên trong trí nhớ về việc trẻ chỉ là con rơi, con ghẻ hay con nuôi. Nhiều người tuy không trở thành kẻ lầm lì, ít nói, câm như hến, rất hay thường nhớ lại những tình huống như vậy, chủ yếu do ảnh hưởng của văn học, có cách tiếp nhận theo kiểu tương tự trước cách cư xử thiếu chân thành của các bậc cha mẹ và khi họ giải đáp nhiều thắc mắc của trẻ. Quan sát này của Phờrơd có thể được minh hoạ bằng bài thơ được sáng tác trong giai đoạn Puskin học trường Lit sê “Thiên tình sử “(1814) (Một buổi tối mùa thu mưa ảm đạm, Mộng Sinh dịch, thì viên.nét). Bài thơ này là sự hưởng ứng cả về mặt chủ đề, cả về mặt chủ điểm đáp lại bài thơ nổi tiếng sâu rộng của nhà thơ người Pháp A. Béken (Bẻquin) “Lời than của thiếu nữ bị người yêu bỏ rơi” (1777). Năm 1813, Giukôpski đã dịch bài thơ này với đầu đề là: “Bài hát ru con”. Theo ý kiến của S. X.Vô lpe: “chủ đề “thiên tình sử “của Bergen đã rất lôi cuốn Giukôpski với lý do là chủ đề này gây hứng thú cho nhà thơ vì có tính tự truyện cao (tác giả bài thơ của Pháp nói trên chính là bé trai hổi xưa được sinh ra bất hợp pháp. Chúng tôi cho rằng, cả Puskin vào năm 1814, cũng có thể thấy xúc động, nên có sáng tác kịp thời hưởng ứng chủ đề “con bị bỏ rơi”. Chúng ta có thể đánh giá sơ qua cách giải quyết vấn đề trong tác phẩm của hai nhà thơ Nga.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 06:59
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 07:01
PHẦN 3
11.Trong “Bài ca của người mẹ…” không nêu nét tính cách tiêu cực của nữ nhân vật: người mẹ chỉ than khóc về sự phản bội của cha đứa bé, khi nàng chứng thực tình yêu không đổi thay của mình với người tình. Những bất hạnh nhà thơ thấy trước dành cho trẻ thơ trong tác phẩm của Giukôpski qua hình ảnh sự cô đơn của hai mẹ con trẻ thơ khi bị bỏ rơi. Trong bài thơ của Puskin không nói lên điều đó. Người mẹ trong bài thơ được miêu tả bằng các từ “bất hạnh” và “lỗi lầm” (tính từ thứ hai chỉ có dùng trong phiên bản thời Puskin học Lít sê), bé con là “kết quả đáng che giấu của mối tình bất hạnh”, “sự dằn vặt”, “nỗi xấu hổ triền miên”. Puskin đã miêu tả một cách rất sống động trong bài thơ của mình về những đau khổ của bé thơ khi bị mẹ mình vứt bỏ đi:
Giữa những trẻ thơ vui đùa hoan hỉ
Con đắm mình trong suy tưởng vấn vương
Tâm hồn con nhức nhối đau thương
Khi bắt gặp sự nuông chiều mẫu tử…
(Mộng Sinh dịch, thì viên.nét)
12.Có ý kiến giả định rằng, việc nhà thơ tham gia một cách tích cực và đầy cảm xúc vào cuộc thảo luận một vấn đề rất gai góc với nước Nga về số phận những trẻ sơ sinh không hợp pháp có cội nguồn là do Puskin đã tìm đọc công trình nghiên cứu của I. p. Pnin “Tiếng than khóc của trẻ sơ sinh bị pháp luật ruồng bỏ”. Những bình luận hiện nay đều ghi nhận tác động của “Thiên tình sử” do các ý tưởng xã hội và của cánh tả trong hoạt động khai sáng, với người phát ngôn đại diện là Pnin. Theo chúng tôi, nguyên nhân nhà thơ tuồi thiếu niên tìm đến chủ đề này là do có liên quan cá nhân sâu sắc. Với “Thiên tình sử”, tác giả viết trong giai đoạn học Lít sê, có thể nghe thấy tiếng than khóc của người mẹ của bé trai cô đơn, cả lời trách móc hướng về người mẹ này, cả cảm xúc của bé con bị bỏ đi như số phận của chính cá nhân (không phải tình cờ mà sau này điều đó được đưa vào thành một chi tiết trong tính cách của Tachiana ở tuổi niên thiếu: cả tin cảnh báo sớm về việc miêu tả tình mẫu tử theo màu sắc không tích cực trong tương lai sau đó, đây cũng là nét đặc trưng nổi bật trong sáng tác của Puskin giai đoạn sống ở “phương nam.”
13.Nhiều nhà Puskin học đã nói lên ý kiến rằng, trong kho di sản của nhà thơ không có bài thơ nào nói về cha mẹ. Bản thân nhu cầu cần một hình tượng người mẹ (hay một hình tượng thay cho người mẹ) trong ý thức cậu học sinh thời Litsee, tất nhiên, đã có. Bài thơ “Giấc mộng” (trích đoạn) đã thể hiện điều đó (1816), trong bài thơ này có nhiều câu thơ sâu sắc nói về bà nội của nhà thơ, cụ M.A. Gannibal. Nhiều hồi ức khác nhắc về thời thơ ấu trong các tác phẩm Puskin đã viết ra khi học trường Lít sê, phần nhiều có tính chất văn học ước lệ, mặc dù chúng ta cảm thấy rằng, nỗi buồn trong thơ Puskin hiện ra là những xúc cảm thật sự mà nhà thơ đã nếm trải qua. “Tuổi thơ tôi được hai ba mùa xuân, Tôi thấy mình hạnh phúc, dù chưa hiểu hết hạnh phúc là gì. (thư gửi Bá tước A. M. Goctrakôp”, 1817)
14.A.P. Kerrn có viết về nhà thơ Puskin: “Tôi nghĩ rằng, nhà thơ không thương yêu một ai thật sự cả, ngoại trừ nhũ mẫu của nhà thơ và sau đó đến chị cả của mình. Khi gặp được nhũ mẫu Arina Rôđiônôpna tại Mikhailopskoie, Puskin đã thấy trong nhũ mẫu hình tượng giống như tình mẫu tử. Khi giao tiếp với nhũ mẫu, là lúc, khi sống cạnh bà mẹ của mình vốn là người có lý trí mạnh mẽ, nhà thơ đã không có điều kiện thực hiện: sự quan tâm của nhà thơ tới nhũ mẫu có thiên hướng bao dung, an ủi nhũ mẫu. Giữa nhà thơ và nhũ mẫu là quan hệ hiểu biết, thông cảm rất đặc biệt. Trong các bài thơ viết tặng Arina Rôđiônôpna, Puskin đã gọi bà là người bạn thân thiết của mình. (“Đêm đông”, 1825, “Gửi nhũ mẫu”, 1826, Nhũ mẫu rất thấu hiểu, theo cách của mình, những phức tạp trên đường đời của Puskin. “Bạn thân mến ơi, hãy sống cho ra sống, và bạn sẽ được nếm trải tình yêu”, nhũ mẫu đã khuyên nhủ Puskin qua một trong nhiều thư bà viết gửi nhà thơ. Qua các lời nhắn nhủ này, ta thấy, người bạn già đã kêu gọi nhà thơ hãy sống cuộc đời giản dị, đừng vượt quá giới hạn quy chuẩn mà xã hội thừa nhận. Phải công nhận rằng, một bà nông dân ít chữ lại nhận ra trong con người bà thương yêu lâu nay đang cảm thấy mỏi mệt vì gặp biết bao gian truân trong cuộc sống, mang tâm thế sẵn sàng chịu nhiều đổi thay như vậy.
15.Việc Puskin cưới Natalia Gontrar ôva, vào năm 1831, đã đóng vai trò to lớn trong sự hình thành bầu không khí gia đình thuận hoà, lành mạnh với vấn đề gia đình thể hiện qua nhiều tác phẩm thơ ca và đặc biệt, trong nhiều tác phẩm văn xuôi. “Tôi thấy vui thay cho nhà thơ, ngày một nhiều hơn, Puskin đã có vợ,- A.I. Giukôpski đã viết cho Turghênhep vào năm 1831. -Như vậy, cả tâm hồn, cả cuộc sống, cả thơ ca đều là người chiến thắng. Do vậy, ta gặp những dòng văn tuyệt vời của Puskin đã xuất hiện trong tác phẩm “Đubrôpski “: “Vladimir say sưa đọc sách báo và quên hết mọi chuyện trên đời, khi tâm hồn đắm chìm sâu mãi vào thế giới gia đình hạnh phúc…”(IX,182)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 16/06/2024 07:06
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 01/07/2024 14:58
PHẦN CUỐI
16.Trong những năm 1830, mối quan hệ qua lại giữa hai mẹ con nhà thơ Puskin, xét theo các lá thư bà mẹ viết gửi cho con gái, ta thấy rằng, đã có chiếu hướng cân bằng hơn. Trong thư nghe có cả sự lo lắng của bà Nadegiơda Ôsipôpna về con trai, cả cảm giác hài lòng trước những thành công của con trai, có cả tâm trạng gắn bó tha thiết với các cháu mới xuất hiện trong gia đình lớn của hai bậc cha mẹ của Puskin. Bà mẹ có viết cho con gái kể vài chuyện bà chưa hài lòng, do việc Puskin chưa quan tâm đúng mức đến việc viết thư gửi về cho mẹ từ Vácsava, quan hệ với con dâu, những tin tức ít ỏi về gia đình mình (đấy là những khi bà mẹ hay con trai không có mặt ở Peterburg). Và cuối cùng là chuyện chậm trễ trong việc giúp đỡ cha mẹ, sau khi đứng ra nhận gánh vác công việc quản lí các dinh thự và điền trang. Có những chuyện làm hai bậc cha mẹ buồn phiền vì thuê căn hộ hay nhà nghỉ ngoại ô, nhà thơ đã chi trả nhiều khoản tiền lớn quá. Vào những năm cuối đời, nhà thơ đã giúp đỡ cha mẹ bằng nhiều cách (trong đó có cả việc giúp đỡ tiền nong, vật chất). Tuy nhiên chưa thể nói rằng, Puskin làm vậy đã giúp hai bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm, không lo lắng.
17.Trong nhiều bức thư vào cuối đời, bà Nadegiơda Ôsipôpna thường nói về tâm trạng nặng nề của mình: “Quả thật, căn bệnh cũ của mẹ nay rất nặng… nguyên nhân tình thần là chính, đó là lo lắng, buồn phiền mà mẹ đã thấy mình mắc từ lâu lắm rồi, các chứng bệnh này khiến mẹ thành ra như bây giờ. (11 tháng ba năm 1835); “Tuổi già của chúng ta thật buồn ghê, những ngày cuối cùng trong cuộc đời của cha mẹ trôi qua trong mất mát và đau buồn. (22 tháng tư 1835). Chiếm vị trí không phải cuối cùng là câu chuyện lấy chồng của chị cả Ônga đã thất bại. Bà mẹ có quan điểm hoàn toàn riêng, cũng có chút thay đổi sau khi con gái sinh hạ đứa con đầu lòng. “Mẹ em cứ khăng khăng,- Ônga Paplisheva đã viết cho chồng mình vào ngày 15 tháng bảy năm 1832, nói rằng mẹ không thể quen với dự định của em cùng chung sống với anh.”
18.Bà Nadegiơda Ôsipôpna rất lo lắng về tình hình tài chính của gia đình, vì nhà đang sa vào nhiều khoản nợ nần của cậu út Lep Secg ê ievich. Thêm vào nữa, bà mẹ càng thấy bất an hơn do tình hình của con trai út đang bí bách. Chị cả Olga Secgee ép na đã viết thư cho chồng mình và kể: “Mẹ em đang bị bệnh đau mật, đây là bệnh cũ của mẹ. Thời gian này, bà hoàn toàn chỉ lo lắng về con út Lep, em Lep đã trở lại quân đội. (12 tháng 9 năm 1835). Bà mẹ lên cơn co giật vì nhận thư của cậu út Lep. Cậu út báo tin, dường như cậu lâm vào cảnh nghèo túng cùng cực, và để gửi thư này, cậu út buộc phải làm nhiều việc thấp hèn khác. Khoản 20.000 rúp mà gia đình đã trả hộ cậu, cậu coi chẳng là gì cả, mặc dù, ngoài số tiền này, hai bậc cha mẹ còn gửi cho con trai út hết khả năng của họ. Tuy nhiên, thực ra cậu út không hề phải chịu cảnh nghèo khổ, cậu đang sống tại Tiplis mà cung cách ăn tiêu, cứ như luôn sẵn có cả chục ngàn rúp trong tay. (…) Vậy mà bà mẹ bất hạnh vừa đọc thư đã suýt chết ngất đấy! Xem hết lá thư, bà mẹ thấy đầu óc tối sầm, mặt mày xanh xám, và lên cơn sốt co giật đột ngột khiến bà ngã bệnh luôn..” (24 tháng 10 năm 1835).
E.N. Vrepskaia có nhớ lại về nhà thơ: cậu bé Puskin “đặc biệt bám mẹ, nhưng bà lại thể hiện mình yêu thương, chiều chuộng cậu trai út nhiều hơn và, thêm vào nữa, cứ mỗi thành công của con trai cả có được càng làm bà mẹ thờ ơ với cậu cả nhiều hơn và chỉ gợi trong bà lòng tiếc nuối là sao cậu út mà bà nựng nịu lại không thành công. Hình như đây là chuyện có thật. Theo thư từ của bà Nadegiơda Ôsipôpna thì người ta có cảm tưởng rằng, vào những năm tháng cuối đời của mình, bà mẹ không hề cảm thấy thanh thản hơn, dù con trai cả có nhiều thành đạt. Năm 1833, bà có viết thư cho con gái kể về con trai út:” mẹ hoàn toàn cảm thấy khổ sở vì ý nghĩ là, em út con đang ở tình thế này, mà mẹ lại đi tự hào về thành công của em, đúng ra, nghĩa là, mẹ không có lí do gì để vui mừng một tí nào cả.”
Không lâu trước khi bà mẹ mất, Ônga Paplisheva có viết cho chồng mình: “Bác sỹ nói rằng, mẹ em đang buồn phiền.” Trong tâm trạng của bà mẹ Nadegiơda Ôsipôpna có cái gì đó khá kì bí. Những thất bại trên con đường công danh trong ngạch binh nghiệp, những khoản nợ nần, những đòi hỏi của cậu út Lep là cha mẹ phải “hy sinh” cho cậu (Secgeey Lvôvich khẳng định rằng, con trai họ mong muốn giải ngũ về làng để cải thiện tình hình của mình có thể tác động không tốt tới tâm lý của bà mẹ. Tuy nhiên, trong nỗi phiền muộn này cũng ẩn chứa một điều gì khác có thể liên quan tới những thay đổi về quan niệm sứ mệnh mà bà mẹ phải thực hiện trong đời mình.
19.Năm 1835, bà Nadegiơda Ôsipôpna, giọng đầy hâm mộ, viết thư cho con gái: “Hôm nay là ngày sinh nhật của bà Áckháravaia, bà ấy tròn tuổi 80, hôm qua, suốt cả lễ sinh nhật của bà ấy, mẹ thấy thật cảm động khi chứng kiến cảnh bà già tốt bụng có cả đàn con cháu vây quanh, cảnh bà ấy chúc phúc cho con cháu, và tỏ lòng cám ơn Chúa đã ban tặng niềm hạnh phúc mà bà ấy tận hưởng suốt cuộc đời mình. Bà Nadegiơda Ôsipôpna không dám tưởng tượng là cái quang cảnh đẹp như mơ, giống như của bà hàng xóm ấy, lại có được trong đời mình.
Trong thời gian dài ốm đau bệnh tật trước khi mất, bà đã thay đổi rất nhiều. Ngày 28 tháng hai năm 1836, Ônga Paplisheva đã viết thư cho chồng, kể về mẹ:…”mẹ tỏ ý muốn gặp anh.. và thực ra, nhìn chung, mẹ rất thương anh, mẹ luôn nói về anh với sự quan tâm đặc biệt; còn cha thì không nói một lời nào về anh cả”. Sự thay đổi như vậy có ý nghĩa rõ ràng. Bà Nadegiơda Ôsipôpna muốn cởi bỏ trong lòng mình những mối thắt nút gây ra bao nhiêu giận hờn và hiểu lầm quanh bà, để khi bước sang thế giới bên kia cho lòng nhẹ nhõm, thanh thản, theo đúng thiện nguyện của con chiên ngoan đạo. Trong cuộc đời bà vẫn còn đó một vấn đề - cậu con trai cả của bà. Ônga Paplisheva trong lòng luôn áy náy vì mẹ cũng trải qua nhiều dằn vặt, mà không nhận ra một điều gì đặc biệt trong mối quan hệ của em trai. “Aleksandr có mặt không lâu, giống như nhiều người con khác, tôi một mình luôn ở cạnh mẹ”. Trong khi đó, vào đúng giai đoạn này, giữa hai mẹ con nhà thơ Puskin đang diễn ra một chuyện gì đó thật khác thường. Vrepskaia sau này có kể lại như sau: khi mẹ ốm nằm một chỗ đã mấy tháng trời, Aleksandr Puskin đã chăm sóc mẹ thật chu đáo và lo nâng giấc cho mẹ từng li, từng tí một, nhà thơ hết lòng chăm nom mẹ khiến bà hiểu ra mình đã đối xử không phải với con trai cả trong suốt thời gian trước và bà xin lỗi con trai, bà thừa nhận mình đã không đánh giá đúng con trai bà. Nhà thơ là người duy nhất tiễn đưa quan tài có thi thể mẹ đến nhà thờ Sviatogocski, chôn cất bà tại đó, và nhà thơ cũng mua cho mình một miếng đất ngay cạnh mộ mẹ. Sau khi làm tang lễ cho mẹ xong, nhà thơ sống trong tâm trạng đau buồn rất lâu, luôn than phiền số phận không thương xót chàng, chỉ để nhà thơ được hưởng tình mẹ con đằm thắm trong thời gian quá ngắn, thứ tình cảm trước kia nhà thơ chưa được nếm hương vị - đó là tình mẫu tử.
20.Bà mẹ nhà thơ Puskin là người rất sùng đạo, tuổi mỗi năm một cao và sự sùng đạo của bà càng trở nên sâu đậm hơn. Cần phải nói rằng, xét về mặt sùng đạo, thì con trai cả của bà chính là người gần gũi mẹ nhất so với mọi thành viên khác trong gia đình. <…>
Tính sùng đạo của bà Nadegiơda Ôsipôpna là theo truyền thống. Đức tin này gắn chặt với nhà thờ chính thống giáo, chính Puskin cũng có thái độ sùng kính chính thống giáo. “Con không hình dung được đâu, Ônga thân yêu, mẹ thật mãn nguyện, khi còn đủ sức đi nhà cầu nguyện. Mẹ không hy vọng được làm con chiên toàn tâm phụng sự Chúa ở nhà thờ.”
Trong thời gian này, Puskin đang ở thăm nuôi bà mẹ đang nằm hấp hối, nhà thơ có Đức tin gần với mẹ mình….<..>
Trong bài thơ được sáng tác năm 1833 “Mùa thu” (trích đoạn), Puskin có viết:
Có mấy người yêu thích độ thu tàn,
Nhưng tôi kết mùa này, thưa bạn đọc,
Trời xanh trong, cuối thu đẹp nao lòng.
Như con trẻ trong nhà mình bị ghẻ lạnh
Lại khiến tôi mê mẩn cảnh tàn thu…
21.Ta đều biết, tiết trời mùa thu có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời của Puskin. Có một điều ngạc nhiên là, bên cạnh biểu tượng thể hiện niềm hứng khởi trong sáng tác, nhà thơ đã đặt hình ảnh một cậu bé cô đơn. Liệu phải chăng đây có thể hiện một cách vô thức những bí mật ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Chắc chắn là, nhà thơ đã biết nguồn cội đem lại hạnh phúc kì diệu trong cuộc đời mình.. Sự tự do, tâm hồn quả cảm, sự tự lập - đó là những món quà số phận đã dành tặng cho nhà thơ phần tưởng thưởng để bù đắp cho thân phận là người con bị cha mẹ đối xử lạnh lùng. Điều này thể hiện rõ thông qua hồi ức của chị cả Paplisheva: “Aleksandr Puskin “không thể hiện mình có một tài năng gì đặc biệt cả” cho tới khi bà mẹ sinh thêm em út được mẹ yêu chiều. Cho tới khi bà mẹ nhìn con trai cả bằng ánh mắt khác đi. Thì, như nhà thơ đã viết về việc này vào năm 1833, nói theo ngôn ngữ nhà thờ thì đó là thái độ chấp nhận, yên phận.
22.Bà Nadegiơda Ôsipôpna mang sẵn trong lòng tình mẫu tử rộng lớn, bao la, nhưng như ta thường thấy, tình cảm ấy đôi khi thành mù quáng. Việc người mẹ dang rộng hai cánh ra chở che cho các con lại làm bà bị khuất tầm nhìn, không nhận thấy con trai cả Sasha, nên con trai cả nằm ngoài vùng che chở của mẹ. Nếu chăm chú nhìn kỹ vào số phận của con út Lep Sergeievích, thì ta lập tức lờ mờ nhận ra chuyện đó cũng mang một ẩn ý thú vị nào đó… Khi đang hấp hối, bà Nadegiơda Ôsipôpna cũng đã kịp nhìn xuyên thấu vào khuôn mặt Aleksandr và nhận ra rằng Puskin là người duy nhất trong các con của bà đã đứng vững trên đôi chân mình và có vị trí xứng đáng trong cõi đời này. Hai mẹ con bà, mẹ và con trai cả, đã làm tròn sứ mệnh Chúa ban cho họ sống làm người. Với tất cả những điều vừa nói, ta chỉ có thể dẫn thêm một sự kiện là: tất cả người ruột thịt của bà mẹ Nadegiơda Ôsipôpna đều chứng kiến và thấy sửng sốt khi biết Chúa đã ban thưởng cho bà một đặc ân to lớn - đó là việc bà mẹ của đại thi hào đã lên đường đi gặp Chúa vào đúng đêm phục sinh năm 1836.