Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin (1833) » Chương tám
Đăng bởi Tung Cuong vào 23/08/2022 09:36
В те дни, когда в садах Лицея
Я безмятежно расцветал,
Читал охотно Апулея,
А Цицерона не читал,
В те дни, в таинственных долинах,
Весной, при кликах лебединых,
Близ вод, сиявших в тишине,
Являться Муза стала мне.
Моя студенческая келья
Вдруг озарилась: Муза в ней
Открыла пир младых затей,
Воспела детские веселья,
И славу нашей старины,
И сердца трепетные сны.
Trang trong tổng số 3 trang (22 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi Tung Cuong ngày 22/08/2022 09:36
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 05/02/2024 08:16
Những ngày ấy, dưới mái trường Lísêy ấm cúng
Tôi đã trưởng thành bình yên, vô lo lắng,
Tôi say mê tìm đọc sách Apulêy,
Mà không hề đọc tới Shiserôn,
Cũng ngày ấy, trên cánh đồng huyền bí,
Mùa xuân đến, tiếng thiên nga ầm ỹ
Trên mặt hồ bừng sáng, quá bình yên,
Nàng Thơ tìm về thăm hỏi tôi luôn.
Phòng ở của tôi thời học sinh lưu trú
Bỗng rực sáng chan hoà. Ở nơi đó
Nàng mở đầu bao dự định, vui thú trẻ trung,
Đã ngợi ca bao trò nghịch của trẻ con,
Và ca tụng niềm vinh quang thuở trước,
Những giấc mộng xốn xang trong con tim nao nức.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 22/08/2022 09:47
Đã sửa 6 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 04/06/2023 10:19
I.Lời đề từ
Fare thee well, and if for ever
Still for ever fare thee well.
Byron.[* 1]
Xin chào, nếu là mãi mãi, xin chào vĩnh biệt.
Bairơn
Đây là câu đầu bài thơ “Chào vĩnh biệt”(1816) của Bai rơn, có đề cập tới việc ông ly hôn vợ.
II.Tác giả V.Nabôkôp
Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin”
Chương tám
Chương tám bao gồm 51 khổ, trong số này, khổ II (1-4) và XXV (1-8) chưa hoàn chình và lá thư có sơ đồ gieo vần tự do và gồm sáu mươi dòng - “Thư Ônhêghin gửi Tachiana”(nằm giữa các khổ XXXII và XXXIII). Trọng tâm cấu trúc của chương này được đa số bạn đọc coi là việc Ônhêghin đến tìm Tachiana vào mùa xuân năm 1825. Mười khổ thơ là phần kết của chương, trừ đi ba khổ, xét về mặt hình thức, có vai trò là đoạn kết của tiểu thuyết thơ, với lời tác giả chào chia tay các nhân vật và bạn đọc của mình. Còn chính Puskin, tuy nhiên, lại coi phần cơ bản của chương này là 27 khổ thơ (VI-XXXII) đã thể hiện xã hội thượng lưu Peterburg (vào mùa xuân năm 1824 theo lịch La Mã) bị xen ngang bằng những suy nghĩ về chuyến đi của Ônhêghin đến Peterburg sau ba năm du lịch, thăm thú nhiều nơi và sự trưởng thành, biến chuyển của Tachiana từ một tiểu thư tỉnh lẻ nay là một mệnh bà thượng lưu: từ năm 1822, Tachiana đã thành phu nhân của bá tước N (chúng tôi xin nhắc lại là, Tachiana và viên tướng gặp và quen nhau ở Matxcơva vào cuối chương bảy). Một loạt khổ thơ thể hiện chân thực về giới thượng lưu và đạt tới cao trào câu truyện qua lá thư của Ônhêghin. Tiếp sau lá thư này là phần miêu tả cảnh Ônhêghin trải qua những ngày đông lạnh lẽo, cô đơn, từ đầu tháng mười một năm 1824 đến những ngày tháng tư năm 1825, khi Ônhêghin cho xe ngựa phóng nhanh đi gặp nàng Tachiana của mình. Trước khi kể đến nhiều tình huống và sự kiện quan trọng diễn ra, theo một chủ ý rõ ràng, Puskin dành sáu khổ nói về nhân vật nữ chính là Nàng thơ của mình ở phần đầu chương tám.
(V.Nabôkôp, sách đã dẫn, tr.26)
III.
V.Nabôkôp
XVI: Sự chuyển đổi tu từ “Nhưng tôi sẽ nói tới quý bà của chúng ta” đưa ta tới cảnh sau: Tachiana ngồi xuống cạnh một mỹ nhân đẹp rực rỡ trong giới thượng lưu, và người đẹp này, tuy nhiên, vẫn không thể lấn át được vẻ lộng lẫy của Tachiana. Ông chồng của Tachiana bước về phía nhóm mà Ônhêghin đang đứng cùng. Và chỉ đến lúc đó, từ xa, Ônhêghin mới nhìn thấy mệnh phụ này và chàng nhận ra nàng giống Tachiana kì lạ.
(Tr. 26)
XLIII
Cấp so sánh của “хорош», «хороша» (ж. р.) có hai nghĩa: xinh hơn, đẹp hơn và tốt tính hơn.
“Yếu tố quyết định việc xác định nghĩa của «лучше», theo tôi, là ngữ điệu của từ «кажется», từ này không hề mâu thuẫn với mức độ chân thành trong điều khẳng định có liên quan tới vẻ đẹp thể chất của Tachiana “я была моложе и, кажется, красивее») sẽ có thể hiểu là giảo hoạt và giả tạo nếu áp dụng với tâm hồn. Một người sẽ không cảm tưởng: hồi trước, mình là người tốt hơn, mà luôn biết rõ điều này, và không muốn nói nhiều về việc đó. Ngoài ra, xét theo quan điểm của Tachiana, thì Ônhêghin chưa bao giờ, kể cả lúc này, lại quan tâm đến tính cách đạo đức của ai cả.
Ba dịch giả người Anh đều chọn nghĩa “лучше» («better») theo cách hiểu:tốt tính hơn.
Nabôkôp giống như I. Turghenhep cùng với Viarddoo, đều chọn nghĩa: đẹp hơn, xinh hơn.”
XLV
1—2 Я плачу… Если вашей Тани / Вы не забыли до сих пор… — một cách diễn đạt khá lạ lùng. Đã bao giờ Tanhia là của Evghênhi? Hình như, nữ bá tước N chịu ảnh hưởng những cuốn tiểu thuyết nàng từng đọc.Trong các sách này, cách hành văn truyện ngôn tình đã buộc các thiếu nữ khi nói về bản thân trong các bức thư, thường viết: “Iulia của anh”, “Korinna của anh” và v.v… rồi ký tên mình. Có thể là, tác giả hy vọng rằng, bạn đọc sẽ nhớ chương 4, XI và và sẽ thấy rõ hơn cái logic đã cho phép nàng dùng đến dạng tên thân mật.
XLVII
13—14 Но я другому отдана; / Я буду век ему верна. —
Pushkin, tất nhiên, muốn biến quyết định của nữ bá tước N thành quyết tâm bất đi bất dịch, không thể lay chuyển; nhưng liệu ông có đạt được mục đích của mình hay không?
Chín mươi chín phần trăm số lời bình luận có dính dáng đến chuyện tình ái đã xuất hiện với tốc độ khủng khiếp của dòng ý kiến phê phán về mặt tư tưởng trong suốt hơn một trăm năm qua đã không để cho cuốn tiểu thuyết bằng thơ của Pushkin được yên ổn lấy một ngày, là dành cho những phát biểu hùng hồn, đầy tinh thần ái quốc đã ca ngợi đức hạnh của Tachiana. Đấy chính là, -những nhà báo ủng hộ cách lập luận của Belinxky, Đôxtôiépxky, Điđôrôp đều hào sảng, nồng nhiệt gào to lên: đây chính là hình ảnh người phụ nữ Nga dũng cảm, tận tuỵ hy sinh, có ý thức trách nhiệm cao, thẳng thắn, trong sáng của chúng ta.
Nhưng nhiều nhân vật nữ người Anh, Pháp, và Đức trong các cuốn tiểu thuyết mà Tachiana ưa thích, cũng nồng nhiệt, tốt bụng, đầy phẩm hạnh, không hề kém Tachiana, và có thể, có khi còn ở mức cao hơn nữa, tôi dám nói như vậy, đều sẵn sàng xông vào chinh phục con tim những quý ông hâm mộ “nữ bá tước Gremina”(như cách của hai giọng hát ngôi sao đã gọi nữ bá tước N, khi họ hát vài đoạn liberto trong opera của Traikốpsky), vì cần phải khẳng định rằng, câu trả lời của Tachiana với Ônhêghin nói chung là không vang lên với giọng cả quyết, tỏ rõ quyết tâm sắt đá, không thể thay đổi được, đầy hào hùng, mà các nhà nghiên cứu EO ở Nga nghe được. Các bạn hãy chú ý tới giọng điệu của khổ XLVII - lồng ngực rướn lên cao, tiếng nói bị đứt đoạn, những lần xuống dòng nghe nức nở, đau đớn, lộ vẻ lo lắng, đầy cuốn hút, say đắm, gần như có cảm giác sắc dục mạnh mẽ, ngọt ngào, cảm tưởng như rất hấp dẫn (các dòng 1-2, 2-3, 3-4, 5-6, 6-7, 8-9, 10-11) - như một bữa tiệc đang ở đoạn cao trào gồm nhiều lần xuống dòng, ngắt dòng thơ bằng nhiều cách, và đạt tới đỉnh điểm trong đoạn tả cảnh trai gái ngỏ lời yêu đương, cách tỏ tình ấy đáng ra phải làm con tim chàng Ônhêghin nhảy loạn nhịp vì sung sướng. Nhưng mười hai dòng thơ đầy thổn thức, nức nở ấy kết thúc thế nào? Chỉ là chuỗi âm thanh trống rỗng, vô nghĩa, hợp với tình huống hai câu thơ “em đã có chồng - em nguyện thuỷ chung”: cái đức hạnh giọng như rít lên cứ nhắc lại mãi câu thoại đã thuộc lòng rồi!
Gửi bởi hongha83 ngày 17/09/2022 20:08
I.
1.лицей - ở nước Nga sa hoàng, trường Lisêy được mở cho học sinh nam, con em tầng lớp quý tộc hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi riêng.
3.Апулей (khoảng năm 125 tới 180 sau Công nguyên), nhà văn, triết gia La Mã.
4.Цицерон Марк Тулий (năm 106-43 trước Công nguyên) chính khách La Mã, nhà văn, nhà hùng biện.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 07/08/2023 19:40
Các thế hệ cháu chắt chút chít dòng họ Puskin
Người ta biết rằng, ngày nay, dòng họ Puskin có 58 chi; vào cuối thế kỉ XX, có 171 người thuộc họ này- 82 người đang sống ở nước Nga, số còn lại sống ở Châu Âu, Châu Mỹ, và ở cả Marôc. Cứ lâu lâu, sau vài năm, con cháu Puskin trên toàn thể giới tổ chức đại hội gặp gỡ. Năm 2009, họ gặp nhau tại Matxcơva. Số người mang họ Puskin khoảng 234. Dòng họ này từng thông gia với người mang họ Đolgoruki, Apraksin, hoàng tộc Romanov, và thậm chí cả với người trong họ Gôgôl.
Aleksandr Aleksandrôvich Puskin là người duy nhất thuộc trực hệ họ nội hiện đang sống tại Bỉ. [111] Ông sinh năm 1942, tại Bỉ. Aleksandr Aleksandrôvich đứng đầu hội quý tộc người Nga tại Bỉ. Ông lấy vợ là người cùng mang họ Puskin, nhưng khác chi. Cập vợ chồng này cho biết, họ là hai người cuối cùng mang họ Puskin, vì họ không có con trai, kế sau họ, sẽ không còn ai thuộc trực huyết họ nội Puskin nữa.
Lidia Savelieva
Tháng sáu năm 2021, ở tuổi 85, đã qua đời Lidia Savelieva - một chuyên gia ngữ văn nổi tiếng. Bà làm việc tại Đại học tổng hợp Petrodavot, khoa tiếng Nga và bà đã được trao nhiều giải thưởng do có các công trình nghiên cứu và phát minh trong ngành ngữ văn. Lidia Savelieva thuộc trực hệ của nhà thơ Nga vĩ đại: con trai cả của A.S.Puskin, Aleksandr là cụ kị của Lidia Savelieva.
Ngoài ra, thế hệ cháu chắt phía bên ngoại cũng rất đông. Họ sinh sống tản mạn trên khắp thế giới, và việc tim hiểu họ ở đâu, làm gì, ngày nay đã thành việc làm quá khó khăn.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 24/11/2023 10:47
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 30/01/2024 15:04
Ai có lỗi trong cái chết của Puskin? Trước câu hỏi này, có thật nhiều lời đáp, quá nhiều giả thuyết mà lúc ban đầu người ta cứ tưởng là đơn giản vì các bằng chứng thu thập được quá mâu thuẫn nhau, lại có rất nhiều tin đồn và lời kể thêu dệt thêm không giống nhau. Nói chung, số người chứng kiến bi kịch gia đình này hoá ra vô cùng nhiều: bắt đầu là bác sỹ, cuối cùng là bạn bè. Mà mỗi người, tất nhiên, đều có lí lẽ riêng của mình.
Giả thuyết kinh điển: Dantes
Một giả thuyết kinh điển mà học sinh phổ thông ai cũng biết: Puskin sau khi lấy cô vợ trẻ trung, xinh đẹp là Natalia được vài năm, thì xung đột với Dantes, anh chàng người Pháp cao lớn, đẹp mã này đã sấn sổ tán tỉnh Natalia - vợ của nhà thơ. Puskin đã thách đấu súng Dantes, hậu quả tồi tệ trong cuộc đấu súng này là: Đantes đã hạ sát Puskin. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra nhiều chi tiết phức tạp, khó nhận ra ngay, khi mới nhìn vào. Ngoài việc có nhiều lời đồn, lắm lời thêu dệt thêm về chủ đề quan hệ tay ba trong tam giác tình yêu, thì cũng có vài giả thuyết xem ra có thể là xác thực vì có bằng chứng: tất nhiên chỉ ở mức độ người ngoài cuộc có thể tự đánh giá mà thôi.
Giả thuyết 2: Puskin và chị vợ Aleksandra
Giả thuyết thú vị hơn cả là thuộc về bá tước Aleksandr Váilievich Trubetskôi, ông này không thân lắm với Puskin nhưng biết rất rõ Puskin do thường xuyên gặp gỡ trong xã hội thượng lưu Petersburg và còn có quan hệ gần gũi hơn với Dantes.
Có câu chuyện được ghi theo lời kể của bá tước nói về cách nhìn hoàn toàn mới đối với bi kịch này. Theo nhiều hồi ức và bằng chứng mà TrubetSkôi tiếp xúc được, Puskin không hề ghen tuông với Natalia vì Dantes. Hoàn cảnh câu chuyện có khác chút ít so với bình thường, lúc đó Puskin đang say mê chị gái thứ hai của vợ mình, Aleksandra (Aleksandrina). Người chị này hình thức bình thường, nhưng thông minh đặc biệt. Aleksandra cũng mê Puskin từ lúc nhà thơ chưa cưới Natalia và ngoài ra Aleksandra còn thuộc lòng tất cả các tác phẩm của nhà thơ. Theo lời khẳng định của Trubetskôi, Puskin đã đáp lại tình yêu này.
“Dantes thường hay đến thăm Puskin. Anh ta tán tỉnh Natalia, cũng như quen chạy theo ve vãn tất cả các mỹ nhân khác. Nhiều thư tay mà Lida (nữ gia nhân của Natalia) chuyển cho Natalia, cũng không có ý nghĩa nhiều lắm: vì ở thời chúng tôi, chuyện này cũng là bình thường thôi. Puskin biết rất rõ là, Dantes không chuyên tâm hết sức tán Natalia vợ nhà thơ, và nhà thơ không hề tỏ ra ghen tuông, nhưng, như cách nhà thơ nói ra, ông thấy khó chịu với thái độ hơi càn rỡ của Dantes, cách nói năng không biết chừng mức đáng ra phải có khi tiếp xúc với phụ nữ, theo cách hiểu của Puskin “, bá tước TrubetSkôi khẳng định.
Puskin ác cảm với Dantes, nhưng chuyện chỉ dừng ở mức đó, không nặng nề hơn. Cuộc đấu súng là hậu quả của một cơn ghen tuông khác: “Rất nhanh, ngay sau khi cưới Natalia, Puskin đã chạy theo Aleksandra và sống cùng nàng. Chuyện này không còn ai nghi ngờ nữa. Aleksandra đã thú nhận điều này với bà Polechika. Bạn thử nghĩ mà xem, trong hoàn cảnh như vậy, liệu Puskin lại đi ghen với vợ mình vì Dantes à? Nếu Puskin có không thích việc Đantes hay đến nhà mình và nói chung không phải vì anh ta tán tỉnh, cười đùa với vợ nhà thơ, mà là vì, khi đến nhà Puskin, Dantes lại tiếp xúc với Aleksandra”. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đấu súng chính là chuyện khi Dantes cùng vợ Ekaterina chuẩn bị rời khỏi Nga sau lễ cưới, Aleksandra cũng thu xếp rời đi cùng họ. Tất nhiên, do quan hệ giữa Puskin và Aleksandra là chuyện được che giấu rất kỹ, cho nên nguyên nhân bên ngoài lại đẩy lên thành quan hệ của Dantes với Natalia.
Giả thuyết 3: Puskin chán không muốn sống
Giả thuyết này là của nam tước Loter d’ Ghekkeren Dantes, cháu chắt của Giogiow Dantes. Trong bài phỏng vấn với báo “Đoàn viên Kômxômôn Matxcowva”, người này đã kể lại một phiên bản của mình, dựa vào rất nhiều công trình nghiên cứu: Puskin rất yêu Natalia. Yêu chân thành, rất hâm mộ nàng, nhưng đồng thời lại nhào nặn Natalia cho phù hợp với bản thân, không tạo điều kiện để Natalia có thể phát triển như một cá nhân. Để làm bằng chứng, người này dẫn những lá thư nhà thơ gửi cho mẹ vợ, Natalia Ivanôva Gantrarôva: “Bổn phận của vợ con là phải phục tùng những gì con cho phép”.
Vladimir Phridkin, người đã viết cuốn sách “Ngành Puskin học ở nước ngoài” có viết rằng, “Khi cưới Natalia, Puskin đã nhận thức được rằng, Natalia vẫn chưa yêu nhà thơ, điều này được nhà thơ viết kể cho mẹ vợ biết. Nhưng vào năm 1831, ông đã biết tự kiềm chế mình nhiều hơn và tin rằng, có thể sống hạnh phúc với Natalia. Natalia hoàn toàn chính là mẫu người phụ nữ dành cho nhà thơ - một Tachiana Larina bằng xương bằng thịt. Bình thản, trung thành, đằm tính… Nhưng bạn hãy nhớ lại, “Ônhêghin” đã kết thúc bằng chuyện gì: là vợ của viên tướng, nhưng tâm hồn Tachiana mãi mãi thuộc về người đàn ông khác. Việc nhân vật nữ trung thành bằng thể xác của mình với người chồng hợp pháp đối với chính Puskin trong câu chuyện này hoá ra không phải là cái chủ yếu. Đối với nhà thơ, tâm hồn bao giờ cũng là thứ quan trọng hơn…”
Chính vì vậy, ngày 4 tháng 11 năm 1836, sau khi nhận được thư nặc danh báo tin vợ nhà thơ phản bội chồng, Puskin đã tra hỏi Natalia Nhikôlaiepna, và Natalia cũng chính thức công nhận rằng, đã chấp nhận để Dantes tán tỉnh mình. Điều quan trọng, không phải là phản bội bằng phần xác, mà cái quan trọng là phản bội trong lòng, trong tâm tưởng. Lâu đài của nhà thơ đổ sập trong nháy mắt, hệt như những quân bài xếp lại thành nhà giờ đã sập đổ, - Vladimir Phridkin nói tiếp. - Puskin đã đánh mất ý nghĩa cuộc sống của mình. Ta không thể giết chết người khác chỉ vì người đó được vợ ta đem lòng yêu. Nhưng có thể mong bản thân mình chết quách đi cho xong chuyện. Có lẽ, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tâm trạng bất an của Puskin trong những tháng cuối cùng đời mình, nhà thơ chạy đi chạy lại, quay cuồng kinh hoảng. Theo Sôlôbúp có viết trong hồi kí: “Tất cả mọi người muốn ngăn chặn Puskin lại. Một mình nhà thơ không muốn như vậy.”Theo lời con rể của Puskin là Palishep: “Nhà thơ đang kiếm tìm cái chết với tâm trạng vui sướng, là bởi vì ông sẽ thấy bất hạnh, nếu mình còn sống trên đời…”
(Theo nguồn: Wikipedia.ru; Ru.Wikipedia.org; Petersburg.center; đzen.ru; RIA.novosti, và nhiều nguồn khác)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 24/11/2023 12:52
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 30/01/2024 15:10
Ai có lỗi trong cái chết của Puskin?
Giả thuyết 4: Nga hoàng Nhikôlai Đệ nhất
.Không loại trừ trường hợp nguyên nhân gây ra cái chết của nhà thơ Nga vĩ đại lại chính là Nhikôlai I. Nga hoàng Nhikôlai I cũng say Natalia Gontrarôva đến mê mệt và ngài không ưa thích Puskin, nhà thơ vốn sắc mồm sắc miệng, tuy là trong cách xử sự có biết giữ mình trong chừng mực. Nga hoàng Nhikô lai I giản đơn là tạo ra một âm mưu và đẩy Natalia Nhikôlaiepna đang hâm mộ Nga hoàng vào vòng xoáy đó và cắm sừng cho “mặt trời thi ca Nga”. Sau đó, ngài lôi cả Đantes vào câu chuyện và Dantes đã thách đấu súng định mệnh với Puskin vốn tính tình nóng nảy, bộc trực.
Giả thuyết này được gián tiếp củng cố thêm nhờ một sự thật khác thường là: Nga hoàng đã xử dụng theo một cách như nhục mạ với một nhà quý tộc ở tuổi của nhà thơ, phong cho chức tiểu đồng thị vệ. Chức vụ này được trả lương thấp, nhưng lại yêu cầu nhà thơ thường xuyên phải có mặt trong hoàng cung. Đương nhiên, mỗi khi vào cung, nhà thơ đều phải đưa vợ xinh đẹp đi theo.
Không phải tự nhiên mà sau khi nhà thơ mất rồi, Nhikôlai I lại nhận trách nhiệm thanh toán hết các khoản nợ của nhà thơ và trợ cấp cho Natalia Nhikôlaiepna cùng các con, dùng tiền từ ngân khố quốc gia, làm vậy như để chuộc lỗi trước Natalia Gontrarôva vì những việc ngài đã làm.
(Có dư luận: Natalia sinh con gái đầu (Arapôva) với chồng Lanskôi thực ra là con của Nhikôlai I. Người đời sau thường đem tranh vẽ chân dung Nhikôlai I và Arapôva ra so sánh để tìm nét giống nhau giữa hai người.)
Giả thuyết 5: nữ bá tước Idalia Pôlechika
Trong dư luận rộng rãi thường cho rằng, anh chàng người Pháp yêu say đắm cô vợ trẻ trung của Puskin - nàng Natalia xinh đẹp, do vậy mà xẩy ra cuộc đấu súng tệ hại, Đantes đã giết hại Puskin. Nhưng còn có một giả thuyết khác, rằng, chàng trai trẻ Đantes đơn giản chỉ là quân tốt trong bàn tay ranh ma của một “thiên thần tội ác”, đầy xảo trá, là Idalia Grigôriepna Pôlechika. Vào đầu năm 1836, Đantes còn giấu kín tên mỹ nữ chàng đang mê mệt, vì lo giữ danh tiếng cho người yêu.Trong bức thư viết gửi cho cha nuôi của mình - nam tước Ghekkeren, chàng đã thú nhận: “Con đang yêu, yêu điên cuồng.., tên của nàng con không nói được với cha, vì rằng, con sợ nhỡ thư không đến được tay cha, nhưng cha có nhớ một thiên thần sắc đẹp tuyệt vời ở Peterburg, và cha sẽ hiểu ngay đó là ai. Điều kinh khủng nhất trong tình cảnh hiện nay đối với con là nàng cũng yêu con, vậy mà cho đến nay, chúng con không có cơ hội gặp nhau, vì chồng nàng là người ghen tuông kinh khủng…”
Một số nhà nghiên cứu giả định rằng, trên thực tế, bức thư này nói chung không phải đề cập đến vợ nhà thơ, mà đúng ra là về Idalia Pôlechika, con gái của bá tước Strôganôp và là chị em gái có họ xa với vợ Puskin. Idalia Pôlechika được mệnh danh là người đẹp số hai của Petersburg - người đẹp ngôi đầu bảng đương nhiên thuộc về Natalia Gontrarôva, tuy là nhiều người sống cùng thời cũng nhận xét rằng, Idalia không hề kém cạnh so với Natalia. Và nếu một người đẹp là “con của trời”, thì người đẹp kia, chắc chắn, là “con của thần lửa”.
Idalia là khách thường xuyên có mặt tại nhà Puskin. Ba chị em nhà Gontrarôvư rất yêu mến Idalia. Puskin cũng tỏ ra rất thiện cảm với người đẹp tóc nâu, nói năng sắc sảo. “Idalia, cô hãy nói, - nhà thơ đùa trêu- nếu được hôn, tôi sẽ tới, còn nếu chỉ để chuyển thư, thì không nhận đâu.” Idalia là người thông minh, hoạt ngôn và khôn ranh, nàng đi đến đâu luôn để lại phía sau cả chuỗi scandal, âm mưu và chuyện thêu dệt, đặt điều. Có người nói rằng, nàng là nguyên nhân gây ra không phải một cuộc đấu súng, nhưng không ai biết. Idalia thậm chí có biệt danh “madam âm mưu”. Chồng nàng là Aleksandr Pôlechika - đại tá, chỉ huy chính trung đoàn kị binh cận vệ nơi Dantes phục vụ. Idalia lấy chồng không phải vì yêu, chuyện nàng qua bao nhiêu cuộc tình là đề tài giới thượng lưu hay tán ra tán vào. Một trong nhiều người hâm mộ của Idalia là Piôtr Lanskôi, - chính là người sau này sẽ thành chồng thứ hai của vợ goá Puskin.
Về việc này, người sống cùng thời đã chế giễu một cách ác ý là, viên tướng, sau cùng, “đã bỏ chính trị và đi lấy thơ ca”, nghĩa là không lấy vợ viên tướng và chạy theo vợ goá nhà thơ Puskin. Cha của Idalia là bá tước Strôganôp, ông giữ quan hệ thân thiết với chính Nga hoàng và Đantes nếu vướng vào mối tình bí mật với Idalia thì Đantes có thể phải trả giá là đánh đổi bằng sự nghiệp công danh của mình. Những người tán thành giả thuyết này nhận xét: hồi đầu không ai biết về mối tình này, nhưng sau đó, mọi người dần dần đoán ra. Chẳng hạn, Smirnôva-Rôsset đã viết: “Đantes chưa bao giờ mê Natalia; anh ta coi Natalia hơi đần đần và tẻ nhạt; anh đam mê Idalia đấy chứ. Họ thường gặp nhau tại nhà của Natalia…”. Có nghĩa là Natalia chỉ là tấm bình phong có tác dụng che khuất người mà Đantes yêu mê mệt thật sự. Khi Dantes bị thương và bị bắt giam tại nhà tù chờ ngày ra toà, Idalia đã viết cho Đantes:”ôi người bạn bất hạnh của em! Nghĩ đến cảnh anh nằm nơi tù đầy mà trái tim em rớm máu.Em không biết, em phải mất đi cái gì để được gặp anh…Em cảm nhận, mọi sự đang diễn ra cứ như một giấc mơ, một cơn ác mộng”. Và đối lại, nàng nhận được món quà là chiếc vòng đeo tay giá trị do những người thợ kim hoàn tài hoa ở Pháp chế tác. Và nàng vội vã gửi ngay thư trả lời: “Anh, vẫn như xưa, có tài làm em phải phát khóc luôn mới được, nhưng lần này là nước mắt biết ơn. Món quà anh tặng em để kỉ niệm càng làm em thấy cảm động hết chỗ nói, và em sẽ không bao giờ cởi vòng khỏi tay mình. Nếu em đã yêu ai là em yêu hết lòng và mãi mãi. Chào tạm biệt nhé! Em viết “chào tạm biệt” vì em không thể nào tin rằng mình lại không bao giờ được gặp anh một lần nữa.” Ekaterina là chị gái của Natalia và sau này thành vợ của Đantes, đã viết cho chàng: “Hôm qua, Idalia đã đến nhà mình cùng chồng trong chốc lát. Cô ta đang rất thất vọng vì không được chào chia tay anh… Cô ta không thể nào lấy lại sự tĩnh tâm trong lòng và khóc lóc, nước mắt ngắn nước mắt dài, như lên cơn điên.” Sau này, Pôlechika có gặp Đantes vài lần nữa mỗi khi ở Pháp và vẫn giữ quan hệ tuyệt vời với chàng. Khi viết thư, nàng hay nhắc đi nhắc lại với Dantes rằng, chàng không việc gì phải nhận mình có lỗi do câu chuyện đã xảy ra. Và nếu như ai đó có lỗi trong sự kiện đấu súng bi thảm này thì người đó chỉ có thể là chính Puskin mà thôi. Những năm cuối đời, nàng sống cô đơn, nàng đã sống thọ hơn cả chồng và con cái. Pôlechika có thái độ căm ghét Puskin ngay từ khi nhà thơ còn sống và còn giữ trong lòng mối căm hận này trong suốt cuộc đời rất dài của nàng. Nhiều người có nghe câu chuyện truyền tai nhau rằng, hơn năm mươi năm sau khi Puskin đã mất, vậy mà lúc biết tin sẽ khánh thành tượng đài Puskin ở Ôdesa, vừa hay đúng khi nàng đang có mặt ở Ôdesa, nàng đã thân chinh tìm đến tận nơi đặt tượng, chỉ cốt để nhổ nước bọt xuống chân tượng Puskin ngay trước mắt bàn dân thiên hạ. Và rồi người đời cũng kể đi kể lại chuyện nàng cũng lặn lội đến cả Matxcơva, nơi cũng đang chuẩn bị hoàn thành tượng Puskin, chỉ với nguyện vọng được nhổ vào chân tượng Puskin. Nguyên nhân vì sao Pôlechika lại thù hận Puskin tận xương tuỷ như vậy, cho đến nay, chưa ai giải mã được. Lại cũng theo chuyện thiên hạ lan truyền thì Puskin đã có việc làm khiến nàng tủi thân đến mức hận thù dai dẳng như vậy, đó là chuyện một lần hai người cùng đi chung xe ngựa, đến dự một buổi vũ hội trong giới thượng lưu. Và trong chuyến đi bất hạnh đó, Idalia đã có động tác muốn gần gũi thân mật với Puskin. Còn nhà thơ lại đẩy nàng ra để chối từ. Dường như, việc từ chối này đã khiến người phụ nữ vốn tính bốc lửa rơi vào tâm trạng tức tối điên cuồng. Mang sâu trong lòng sự hờn căm này mà Idalia Pôlechika đã đóng vai kẻ giết người không dao trong cuộc đời Puskin. Nàng đã tìm mọi cách để cổ vũ Dantes tán tỉnh Natalia Nhikôlaiepna, nàng đã dàn xếp cuộc gặp gỡ giữa vợ nhà thơ và Đantes ngay tại nhà mình, nhưng nàng lấy cớ gì đó và lánh mặt cho hai người gặp nhau.
P.I. Barchenhép có ghi lại lời kể của V. Ph. Viademskaia như sau: Bà NN làm theo lời yêu cầu khẩn thiết của Ghekkeren đã mời Natalia Nhikôlaiepna đến nhà mình chơi, còn chính bà lại bỏ đi khỏi nhà. Natalia Nhikôlaiepna đã kể lại cho nữ bá tước Viademskaia và chồng rằng, khi Natalia Nhikôlaiepna còn lại một mình trong phòng, đối diện tay đôi với Dantes, anh ta rút súng lục ra và doạ sẽ tự tử nếu Natalia không hiến thân cho anh ta. Natalia Nhikôlaiepna không biết tránh đi đâu, trước cẩu xin khẩn thiết của anh ta, chỉ còn biết cất tiếng như gào lên thật to. Rất may là, cô con gái của chủ nhà, do vô tình, không nghi ngờ gì, vừa hay bước vào phòng và Natalia vội lao bổ vào ôm chầm lấy cô gái. (Barchennhép, P. Truyện kể của V.F. Viademskaia// Tài liệu lưu trữ Nga. -1888. -№ 7. — Tr. 310)
Tận dụng thời điểm thuận lợi này, vợ nhà thơ đã rút khỏi ngôi nhà của Pôlechika một cách êm thấm. Ngay chiều tối hôm đó, Natalia đã thuật lại chuyện này cho chồng nghe. Về buổi gặp bí mật này, người ngoài chỉ biết được vào cuối thế kỷ theo hai nguồn. Nguồn thứ nhất đáng nghi ngờ là những hồi ức do Arapova - con gái của Natalia Nhikôlaiepna và LanSkôi thuật lại. Nguồn thứ hai là lời làm chứng của bá tước phu nhân V.Ph. Viademskaia, do Bảchennhép ghi lại: “Đantes thường hay đến nhà Pôlechika và một lần, anh ta đã gặp gỡ Natalia Nhikôlaiepna ở đó, Natalia vừa hốt hoảng rời khỏi ngôi nhà này và giọng đầy công phẫn kể lại chuyện nàng đã may mắn chạy thoát khỏi thái độ sàm sỡ liều lĩnh của Đantes “. Buổi gặp gỡ này đã mở đầu cho cả một chuỗi các sự kiện bi thảm mà ta biết, dẫn tới cuộc đấu súng và cái chết của nhà thơ. Những bằng chứng rõ ràng về việc Đantes định cưỡng ép Natalia Nhikôlaiepna hiện không có. “Tư cách của con trai ngài chưa đi quá ranh giới của phép lịch sự trong giới thượng lưu “- chúng ta đọc thấy trong bản thư viết đầu tiên Puskin gửi cho Ghekkeren. Toàn bộ bản luận tội cho nam tước trẻ tuổi Dantes chỉ được soạn sau khi cuộc đấu súng đã xẩy ra.
Cả xã hội dường như, lúc này, mới bừng tỉnh. Người ta nhớ lại những ánh mắt rực lửa, những lần cùng nhảy liên hồi, hết điệu nọ, tới điệu kia, nào nâng cốc, nào đùa vui không hợp cảnh,v.v.” trong một buổi khiêu vũ, Đantes đã nhìn Natalia với ánh mắt khác thường…làm mọi người thấy phát hoảng.
Sau buổi gặp gỡ kinh khủng đó, ngay hôm sau, Puskin và một số bạn bè của mình đã nhận được thư nặc danh bêu riếu nhà thơ, trong thư đã phong cho nhà thơ danh hiệu hiệp sỹ mọc sừng. Tấm bằng còn gián tiếp nói xéo về việc không chỉ Đantes mà cả Nga hoàng Nhikôlai I đã quan tâm tới Natalia, vợ nhà thơ. Puskin cả quyết cho rằng thư nặc danh gửi nhà thơ là do bàn tay của Ghekkeren và nhà thơ tin tưởng vào nhận xét của mình cho tới tận lúc chết. Puskin lập tức gửi ngay cho Đantes lời thách đấu chưa có lí do rõ ràng. Luật danh dự không thành văn không cho đối thủ quyền lựa chọn, trong hoàn cảnh khi một sỹ quan cận vệ nhận được lời thách đấu.
Con gái của Puskin là nữ bá tước Natalia Merenberg có viết về cuộc đấu súng cuối cùng của cha mình: “Mẹ tôi đã giải thích nguyên nhân cha tôi đấu súng vì cha nhận được cả một đống thư nặc danh và thư bêu riếu vào cuối năm 1836, cha tôi bắt đầu nhận hết thư này tới thư kia, liên tục không ngừng. Nam tước Ghekkeren do không muốn có cuộc đấu súng và muốn tránh cuộc đấu súng chỉ còn cách là buộc Đantes xin cưới người chị cả của Natalia Puskina là Ekaterina làm vợ.
Dưới sức ép từ dưới lên, Nhikôlai và triều đình Nga hoàng nhận thức được rằng, việc Puskin mất đi là một tổn thất cực kì to lớn cho đất nước Nga. Trong phiên toà xử Ghekkeren và Dantes, hai cha con Dantes đã cố biện hộ cho việc mình tham gia đấu súng là để bảo vệ danh dự của mình, họ trình ra trước toà thư kể tội giọng đầy sỉ nhục mà Puskin đã gửi họ. Sau khi được đọc bức thư này, các vị quan toà đã thừa nhận rằng, Đantes tham gia đấu súng là để bảo vệ danh dự cho cha mình, vì vậy, toà đã dành cho hai cha con Ghekkeren một hình phạt khá nhẹ nhàng. Đantes bị kết án tử hình cho tha bổng và bị tước hết cấp bậc sỹ quan và đưa xuống làm lính thường và do là người ngoại quốc, nên bị trục xuất khỏi Nga: “giải lên xe ngựa không mui, có cảnh sát áp tải và trục xuất ra khỏi Nga, như một kẻ lang thang, không cần thông báo tin này cho gia đình phạm nhân biết.- viên đại sứ Pháp tại Nga đã viết thông cáo báo chí như vậy. Sau nhiều trình bầy dài dòng và không đạt mục đích, Ghekkeren cha muốn biện hộ cho nhẹ tội trước Nga hoàng, đã buộc phải rời khỏi Nga đi nghỉ phép, sau đó đã không bao giờ quay lại Nga nữa.
(Theo nguồn: Wikipedia.ru; Ru.Wikipedia.org; Petersburg.center; đzen.ru; RIA.novosti, và nhiều nguồn khác)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 24/11/2023 14:47
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 12/02/2024 16:25
Giả thuyết 6: Nam tước Ghekkeren và đám đồng tính
“Nam tước Ghekkeren nổi tiếng là người sống buông thả. Ông ta tập trung quanh mình đám thanh niên trẻ quen sống truỵ lạc, trắng trợn và thích săn tìm các chuyện tình thêu dệt, bịa đặt với đủ mưu ma chước quỷ liên quan tới mảng này. -bá tước Viademski đã kể như vậy.
Là người theo dõi giai đoạn cuối và đầu thế kỉ XX, Shegôlép đã kết tội Ghekkeren và nhóm thanh niên thân thiết với ông ta sát hại Puskin “Họ (kẻ thù của Puskin) thuộc một nhóm người bệnh hoạn trên cơ sở tình dục, tập hợp chung quanh Ghekkeren. Có chung sở thích tình dục, các trò giải trí dính líu tới tình dục như nhau, có nhiều mối quan hệ khăng khít của đám đồng tính đàn ông, những thanh niên trai trẻ này đều là con cái giới thượng lưu có thứ hạng quý tộc cao cả - họ dễ dàng tạo thành một nhóm người theo đuổi âm mưu độc ác là triệt hạ cuộc sống của Puskin.
Giả thuyết 7: Hội Tam điểm
Chúng ta hãy cùng nhớ lại chuyện, những năm cuối đời, Puskin đã bị đầu độc đến tận cùng. Báo chí Petersburg đã hết ngày này sang tháng khác liên tục bôi bẩn lên cuộc sống gia đình của nhà thơ, lan truyền nhiều tin bịa đặt về việc hình như nhà thơ có dính líu tới mấy bài thơ ăn chơi, truỵ lạc đang được các phòng khách trong giới nhà giàu truyền tay nhau.
Theo ý kiến của chuyên gia sử học Bôris Bashilôp, một người Nga sinh sống ở nước ngoài, thì kẻ làm công việc đầu độc Puskin chỉ có thể là người thuộc Hội Tam điểm.
Hội Tam điểm hay Hội Huân chương thợ xây dựng tự do là một loại tổ chức có mặt trên toàn thế giới, đề ra mục tiêu đưa nhân loại đến Cảnh bồng lai trên trái đất, đến sứ xở yêu thương và công lí. Đây là những mục tiêu hội này tuyên ngôn chính thức. Trong thực tế, nhiệm vụ thật sự của hội là phá huỷ các thể chế quốc gia -dân tộc hiện có và nhà thờ thiên chúa giáo. Thay cho Đức Chúa trời, người theo hội này tôn thờ “Đấng tối cao trí tuệ trên toàn thế giới” hay là “Nhà xây dựng tối cao tên toàn vũ trụ”, theo một số vị có chức sắc thuộc thiên chúa giáo, thì đó là những kẻ theo phái bài trừ thiên chúa giáo. Như vậy, hội tam điểm thực sự là bè đảng có thế lực rất mạnh, đi theo bước quỷ Sa tăng. Khi một người gia nhập hội Tam điểm, họ phải tuyên thệ không được phản bội sự nghiệp “của những thợ xây tự do”. Nếu không, họ mà chống lại sẽ bị trừng phạt bằng cái chết... Chính người theo hội Tam điểm là khởi nguồn Cách mạng Pháp vĩ đại năm 1789 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.
Giả thuyết 8a: nam tước Ghekkeren chủ mưu
Ở nước Nga hồi thế kỉ XIX, tội đấu súng bị xử nghiêm khắc, do toà án quân sự xử và bị trừng phạt rất nặng. Sẽ xử tất cả những ai tham gia đấu súng - cả người sống lẫn người đã chết. Giogiơ Dantes và người làm chứng của anh này là d’ A shikaka, cả người làm chứng cho Puskin là trung tá Dandas đều bị kết án tử hình. Nói về Puskin đã thiệt mạng, thì nhà thơ đáng ra phải mất hết chức tước và phần thưởng, còn gia đình sẽ không được triều đình dành cho bất cứ sự giúp đỡ nào.
Đantes bị tước cấp bậc sỹ quan và bị trục xuất khỏi Nga. Người làm chứng cho Puskin, Kostantin Dandaz, sau hai tháng bị bắt, được trả lại quân đội thường trực. Còn Puskin, có thể nói rằng, được truy thưởng sau khi chết: vợ goá của Puskin nhận tiền trợ cấp hưu 10.000 rúp. Ngoài ra, triều đình thanh toán cho khoản vay của nhà thơ 45.000 rúp. Từ tiền in sách của Puskin, Natalia Gontrarôva nhận về 50.000 rúp. Hai con trai của Puskin được gửi vào trường võ bị và học xong được bố trí việc làm.
Theo lời các nhà lịch sử, các khoản tiền này chỉ được chi trả trong trường hợp nếu các quan chức triều đình bị hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt của Nga hoàng. Nhưng khó mà tin được vào điều này, nếu chỉ dựa vào vốn kiến thức học phổ thông của chúng ta. Với lại, chúng ta từ nhỏ đều nghe nói nhiều rằng giữa Puskin và triều đình Nga hoàng là hố ngăn cách rộng mênh mông.
Để tôn trọng sự thật, cần phải nói rằng quan hệ giữa Puskin trẻ tuổi và Aleksandr Đệ nhất trên thực tế không hề xuôi chèo mát mái. Nhà thơ viết nhiều bài thơ châm biếm Nga hoàng sâu cay, còn Nga hoàng đã bắt Puskin đi đầy hai lần. Còn với Nhikôlai Đệ nhất, nhà thơ đã tìm được tiếng nói chung ngay.
Lần đầu tiên, Puskin và Nhikôlai I đã gặp nhau vào tháng chín 1826, khi nhà thơ được phép rời nơi đi đầy và về Matxcơva. Sau hai giờ tiếp kiến, Nga hoàng tuyên bố rằng, ngài đã tiếp chuyện với con người thông minh nhất nước Nga và Puskin được giải thoát khỏi nơi đi đầy.
Ngay trong năm Puskin lấy vợ, nhà thơ đã được nhận việc vào phục vụ triều đình. Các nhà lịch sử cho rằng, Puskin được xếp chức vụ quan bậc bốn, tương đương với cấp thiếu tướng. Chỉ có Nga hoàng mới đủ thẩm quyền kí phong chức cao như vậy.
Nghĩa là năm 1837 bên bờ sông Đen đã hy sinh thiếu tướng Puskin.
Còn các chuyên gia ngành Puskin học vốn có uy tín cao thì khẳng định rằng, Puskin thuộc quan chức bậc 9, tương đương đại uý bộ binh hay trung uý cận vệ. Puskin không chọn đi theo con đường danh vọng này, vì rằng Puskin không thích thú với loại cơ quan triều đình thuộc diện đặc biệt.
Lương của Puskin là 5.000 rúp một năm, nếu so ở thời gian đó, con số này khá khiêm tốn. Chỉ nguyên tiền thuê căn hộ đã là 4.000 rúp/ năm. Ấy là chưa kể còn tiền xe đi lại và nhiều khoản phải tiêu khác. Khi viết thư cho vợ, nhà thơ kể rằng, để sống bình thường ở Petersburg, nhà thơ phải có không ít hơn 60.000 rúp một năm thì mới tạm đủ.
Nhà thơ thường xuyên sống trong cảnh vay công mắc nợ, phải vay cả Nga hoàng Đệ nhất. Quả thật món nợ 40.000 rúp mà sau này, Nga hoàng đã phải xoá, vì nhà thơ đang chuẩn bị cho in nhiều tác phẩm quan trọng với quốc gia. Nhikôlai Đệ nhất đã ra sắc lệnh đặc biệt cho phép Puskin được tra cứu trong tất cả các kho lưu trữ mật của nước Nga, kể cả nhiều tài liệu thuộc Tổng cục ba.
Các chuyên gia đã xác định được rằng, Puskin nhận được lương của bộ ngoại giao và cả từ quỹ đặc biệt của hoàng đế. Thực tế này là chuyện rất hiếm khi xảy ra và chỉ dành cho các quan chức nhà nước thuộc diện bí mật đặc biệt.
Khi đó ở Châu Âu cũng thành lập mạng lưới các điệp viên Nga bao gồm các nhà văn, nhà thơ với vai trò điệp viên. Nhiệm vụ của nhóm này là tạo dựng diện mạo nước Nga trên thế giới và thu thập thông tin quý báu cho tổng cục ba bí mật. Nghĩa là họ làm công việc trinh thám về mặt chính trị. Người điều khiển hoạt động của mạng lưới này vừa hay chính là A. Puskin. Nói chung đại diện các khoa học chính thức không công nhận giả thuyết này.
Nhưng dù sao đi nữa, bằng cách nào đó, tính đến thời điểm nổ ra đấu súng, Puskin đã nắm được không ít những bí mật chính trị và chuyện thâm cung bí sử riêng của nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Ngày 4.11.1836, nhà thơ nhận được thư nặc danh:
Các hiệp sỹ bậc một, các hiệp sỹ thượng đẳng và hiệp sỹ mang Huân chương mọc sừng, đã tập trung tại Đại hội đường bầu chọn hiệp sỹ, dưới sự chủ toạ của Đại hiệp sỹ Huân chương cao sang, quý ông D. L. Narưskin, đã nhất trí chọn bầu ngài Aleksandr Puskin làm phó thủ lĩnh cho Đại hiệp sỹ Huân chương Mọc sừng và được trao Huân chương nhà viết sử quốc gia.
Thư kí trọn đời, bá tước I. Bokh”
Thư nặc danh đã nhắc khéo về việc vợ nhà thơ phản bội chồng: có quan hệ mờ ám với sỹ quan trung đoàn kị binh cận vệ Giogiơ Đantes
Như vậy, nhân vật hoạt động có vai trò chính trong bức thư này là Dmitri Lvôvich Narưskin. Người này có vợ từng là nhân tình của Aleksandr Đệ nhất, vì thế có biệt hiệu là “thủ lĩnh hiệp sỹ mọc sừng của Nga”. Ngoài ra, thế giới thượng lưu còn cho rằng, mấy đứa con nhỏ của Narưskin chính là con của Nga hoàng. Chính việc cử nhà thơ làm phó tướng cho Narưskin là đã công khai, không úp mở, nói cạnh khoé việc vợ nhà thơ có quan hệ với Nga hoàng Nhikôlai I. Đầu đuôi câu chuyện là như vậy đấy.
Về chuyện ai là tác giả viết thư nặc danh, thì Puskin ngay từ đầu đã tập trung nghi ngờ vào nam tước Ghekkeren, nhà ngoại gian Hà Lan, nhà thơ có quen biết người này ngay từ năm 1830. Do Ghekkeren có tính khôn lỏi, vô nguyên tắc, vốn nổi tiếng có cuộc sống phóng túng, buông thả, nên nhà thơ rất coi thường.
Nhưng ở đây có một sự thật thú vị. Đantes là con nuôi của nam tước Ghekkeren. Tháng năm 1836, hoàng đế Hà Lan đã kí sắc lệnh đồng ý với việc nhận con nuôi. Ngay trong điều kiện mà cha ruột của Đantes vẫn còn sống. Vì sao Ghekkeren lại phải nhận một thanh niên đã trưởng thành, 24 tuổi, làm con nuôi., và cha anh ta còn sống? Giới thượng lưu ở Peterburg không hiểu chuyện nhận con nuôi như vậy thực chất là gì. Có tin đồn giữa nhà ngoại giao 44 tuổi và sỹ quan Đantes là quan hệ mờ ám - đồng tính. Có người gọi Dantes là “vợ của Ghekkeren.” Tất cả những chi tiết đó đều cực kì có hại tới uy tín con đường công danh của Ghekkeren. Lúc đó, trong đầu Ghekkeren nảy ra ý định là phải tìm một đối tượng ảo cho Đantes thần tượng. Ông ta đã chọn người làm đối tượng này là Natalia, vợ của Puskin.
Các nhà lịch sử cho rằng, còn một nguyên nhân nữa: Ghekkeren muốn thoát khỏi anh chàng cô dắc Puskin đã được cài cắm vào giới ngoại giao ở Peterburg, vì vậy, ông ta yêu cầu Đantes phải công khai theo đuổi tán tỉnh vợ nhà thơ.
Trong giai đoạn vài năm trước khi xẩy ra các sự kiện này, các cơ quan mật vụ của triều đình đã phát hiện ra một số quan chức có thế lực trong triều đình đã ủng hộ các cuộc bạo động chống lại nước Nga ở Ba Lan. Có giả thuyết cho rằng, trong chiến dịch này, Puskin có tham gia. Nhà thơ có thể nắm rõ những mối cảm tình và sự quan tâm của các nhà ngoại giao nước ngoài. Vì vậy, Ghekkeren không thấy thích thú khi Puskin luôn có mặt trong triều đình ở Peterburg. Còn anh chàng Đantes bảnh trai và giỏi cưa phụ nữ chỉ là cái cớ hình thức dẫn tới cuộc đấu súng với mục đích là cô lập nhà thơ.
Đantes cúc cung hoàn thành mọi yêu cầu của cha nuôi: đúng là anh ta theo sát từng bước chân của Natalia, hễ có dịp là ngỏ lời yêu đương với nàng. Tất nhiên, đã không thu được kết quả gì. Cuối cùng anh chàng mất ăn mất ngủ luôn do cố chinh phục người đẹp rất sắt đá, khó chuyển lay. Khi thấy Đantes đã sa lầy vào cuộc chơi tình yêu khá sâu, mà chưa tạo ra được mâu thuẫn xung đột công khai, Ghekkeren bèn viết một lá thư nói xấu Puskin, gọi Puskin là anh chàng mọc sừng.
Sau khi nhận được thư nặc danh, Puskin ngay lập tức gửi cho Ghekkeren lời thách đấu súng. Vì Ghekkeren là nhà ngoại giao nên ông ta không thể công khai có mặt trong cuộc đấu súng bởi nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thân phận nhà ngoại giao của ông ta. Hơn nữa, ông ta có nguy cơ bị tước sạch tước hiệu quý tộc, mất hết cơ hội kiếm tiền bạc, và nguy cơ sụp đổ sự nghiệp tương lai ở Đế quốc Nga. Do vậy, Đantes đứng ra nhận lời thách đấu thay cha.
Lúc đầu, hai cha con anh ta giờ trò “câu giờ “- kéo dài thời gian - bằng cách xin hoãn một ngày, sau đó đề nghị lùi thêm một tuần. Nhà thơ đồng ý. Nhưng rồi một chuyện bất ngờ xẩy ra: Đantes làm lễ ăn hỏi với người chị gái vợ của Puskin- đó là Ekaterina Gontrarôva. Nhà thơ buộc phải rút lại lời thách đấu. Cứ tưởng, thế là cuộc xung đột đã được giải toả.
Do Ekaterina có hình thức hơi khác biệt, giới thượng lưu quen gọi nàng là “que cán chổi, thẳng đuỗn như cây tre đực”, thêm vào nữa, nàng nhiều hơn chú rể bốn tuổi. Vì vậy chắc gì, Đantes đã say mê người vợ sắp cưới của mình. Chắc chắn lí do đúng nhất là chàng chỉ mong có cơ hội được tự do ra vào nơi ờ của nhà thơ mà thôi và có dịp tiếp xúc gần hơn với Natalia Gontrarôva.
Như vậy, cuộc đấu súng đã qua, Puskin đã thiệt mạng. Bị toà án sơ thẩm kết án tử hình, Giogiơ Dantes sau đó được khoan hổng và bị trục xuất khỏi Nga. Lui Ghekkeren bị triệu hồi khỏi Nga.
Việc không kết án tất cả mọi phạm nhân vào tội tử hình thể hiện rõ ý định của Nga hoàng muốn che giấu nguyên nhân thật sự gây ra đấu súng và tránh xung đột ngoại giao có thể xảy ra với phía Hà Lan.
Tất cả các đoàn ngoại giao nước ngoài đều được mời tới dự lễ tang nhà thơ. Theo phép lễ tân ngoại giao được quy định trên quốc tế, lễ tang long trọng như vậy chỉ áp dụng trong trường hợp có quan chức ngoại giao khá cao từ trần.
Những người sống cùng thời với nhà thơ thậm chí không nghi ngờ rằng, nhà thơ cực kì căm thù Dantes chỉ vì một chuyện ghen tuông tầm thường như vậy. Đúng, Puskin đã nhận được tấm bằng chứng nhận hiệp sỹ mọc sừng, nhưng người ta chưa chứng minh được Ghekkeren là tác giả viết bức thư đó. Nghĩa là bức thư nặc danh bôi xấu chỉ cần xuất hiện để thuyết phục mọi người tin rằng, nguồn gốc gây ra vụ đấu súng chỉ là chuyện tam giác tình yêu tầm phào và ngoài ra, không có gì khác hơn nữa.
Gần hai thế kỉ đã trôi qua, lịch sử cuộc đấu súng cuối cùng của nhà thơ vẫn lan truyền trong tâm trí mọi người chỉ là câu truyện tình kiểu báo lá cải mà thôi. Với người đời sau, hình ảnh Natalia Nhikôlaiepna đọng lại trong trí nhớ họ như một mỹ nhân nhẹ dạ, nông nổi, Đantes là tay ăn chơi lãng tử, giỏi quyến rũ phụ nữ, đầy xảo trá, còn Puskin là người chồng ghen tuông quá đáng. Tên tuổi nhà ngoại giao - nam tước Ghekkeren như có phép thần biến mất hoàn toàn khỏi toàn bộ câu chuyện này.
Sau khi Ekaterina Gontrarôiva mất vì sản hậu, Dantes không hề lấy vợ khác. Dantes một mình nuôi dậy bốn đứa con, cho các con ăn học đến nơi đến chốn và từ giã cuộc đời ở tuổi 83. Giữ mãi tình yêu và lòng chung thuỷ với vợ, Đantes như vậy là một sự khẳng định gián tiếp rằng, muốn tìm hiểu động cơ đấu súng cuối cùng không phải đi tìm trong quan hệ tình yêu và gia đình của Puskin.
Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rằng, Puskin là người làm cho cơ quan đặc biệt thuộc triều đình và là quan chức cấp cao. Người thách đấu nhà thơ không phải là Dantes-nam tước Ghekkeren, thêm vào đó, Puskin có hành dộng khiêu khích, thúc đẩy cho câu chuyện mau tiến triển một cách có ý thức. Và, sau rốt, điều cuối cùng cần nói: nguyên nhân thật sự gây ra đấu súng không phải là tam giác tình yêu.
Việc Nga hoàng tha bổng một cách kì lạ cho tất cả các phạm nhân tham gia cuộc đấu súng đầy tai tiếng này khiến người ta có thể nghĩ tới sự tồn tại những nguyên nhân bị che giấu trong toàn bộ câu chuyện đã diễn ra.
Như vậy có nghĩa là các nhà sử học còn khoảng trống bao la trước mắt, tha hồ múa võ tìm kiếm, phát hiện, trả lời cho câu hỏi: Ai là người có lỗi trong cái chết của Puskin?
(Theo nguồn: Wikipedia.ru; Ru.Wikipedia.org; Petersburg.center; đzen.ru; RIA.novosti, liverjournal, và nhiều nguồn khác)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 24/11/2023 14:50
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 25/11/2023 14:15
Giả thuyết 8b: Nam tước Ghekkeren
Gần đây, Yelena Fedorova - nhà nghiên cứu về Pushkin thuộc Trường đại học Moskva đã chỉ ra rằng: nguyên nhân dẫn đến trận quyết đấu của Pushkin không phải là cuộc tình tay ba thông thường mà còn có vai trò của một người thứ tư - đó là Nam tước Eckeren.
(…)
Fedorova chỉ ra rằng, có một chi tiết lịch sử quan trọng liên quan đến cái chết của Pushkin: đó chính là những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị (1729-1796). Sau khi Nữ hoàng qua đời, Pavel đệ nhất (1754-1801) đã cho Đại công tước Kurakin xem những ghi chép này.
Đại công tước Kurakin đã cho một vài người xem bản sao của những tài liệu này trong đó có Pushkin. Sau đó Sa hoàng Nicholas đệ nhất (1796-1855) cho rằng, ghi chép của Nữ hoàng là văn kiện tuyệt mật của quốc gia nếu bị truyền bá ra ngoài sẽ gây bất lợi đối với danh dự của hoàng tộc.
Sau khi Pushkin qua đời, khi kiểm tra những bản thảo của Pushkin, Sa hoàng đã tìm thấy bản sao những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị. Ông đã cho thu hồi những tài liệu đó của Pushkin và cả những người khác.
Fedorova sau khi xem xét các chứng cứ đã nhận định rằng, thứ mà Eckeren muốn lấy từ Pushkin chính là những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị. Những căn cứ chủ yếu cho nhận định này của Fedorova là:
Thân phận công khai của Eckeren là một quan chức ngoại giao (Nam tước Eckeren là sứ thần Hà Lan tại Nga) nhưng ông ta cũng là một người sưu tầm và đầu cơ đồ cổ, tài liệu có giá trị. --PageBreak--
Nam tước Eckeren không leo được lên vị trí đại sứ và gặp khó khăn về kinh tế nên muốn có được những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị từ Pushkin để có thể lợi dụng những tài liệu đó giúp thay đổi tình thế.
Nam tước Eckeren có thể là thành viên của một tổ chức bí mật ở châu Âu có trụ sở tại Hà Lan. Tổ chức đó muốn có những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị để sử dụng cho mục đích chính trị.
Pushkin có tư tưởng chống chế độ chuyên chế nên thường bị chính quyền giám sát, tâm trạng căng thẳng, kinh tế khó khăn và nợ nần chồng chất. Pushkin được Sa hoàng giao nhiệm vụ viết sử liệu về Pugachov nên ông có thể nắm được những tài liệu bí mật khác trong đó có những ghi chép của Nữ hoàng Cetherine đệ nhị.
Nam tước Eckeren muốn lấy được bút tích của Nữ hoàng từ Pushkin để sau đó xuất bản tại châu Âu nhằm thu lợi về kinh tế. Cuối năm 1836, Eckeren đã đưa ra cho Pushkin đề nghị mua lại bản sao những ghi chép của Nữ hoàng nhưng bị Pushkin từ chối nên cha con ông ta đã đạo diễn màn kịch trên để trả thù.
(…)
Như vậy, động cơ của Nam tước Eckeren khi tác động để con nuôi ông ta là Dantes thực hiện cuộc quyết đấu với Pushkin có thể là nhằm trả thù do đã bị Pushkin lăng nhục nhưng cũng có thể là âm mưu nhằm che giấu ý đồ lấy những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị từ nhà thơ nhưng không thành.
Lịch sử đã chứng thực 21 năm sau khi Pushkin qua đời, những ghi chép của Nữ hoàng Catherine đệ nhị đã được xuất bản tại London.”
(Giả thuyết 8b xin phép dùng gần hết nguyên văn bài của tác giả: Công an nhân dân, TV. (Theo youth reference). Giả thuyết mới về nguyên nhân cái chết của đại thi hào Pushkin)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 27/11/2023 10:06
Đã sửa 8 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 04/08/2024 15:25
Số phận hai chương IX và X
Tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin “được Puskin khai bút vào ngày 9 tháng năm 1823 ở Kishinhiốp. Ngày 28 tháng năm, trong đêm, tác giả đã viết xong hai khổ đầu tiên chương I. Sang tháng 7, trên đất Môndavi, tác giả đã hoàn thành một phần ba chương I của tiểu thuyết thơ - 16 khổ. Ngay trong năm đó, tại Ôdessa, nhà thơ đã kết thúc chương I, đã viết trọn vẹn chương II và bắt đầu chương III. Trong dịp cuối cùng đến Kishinhiôp, từ 13 tới 27 tháng ba năm 1824, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ đã vạch ra được bộ khung tiểu thuyết thơ và viết “Thư của Tachiana gửi Ônhêghin” cho chương III. Nhà thơ phải mất 7 năm 4 tháng và 17 ngày mới hoàn thành tiểu thuyết thơ tại Bôlđinô vào mùa thu năm 1830.
Toàn bộ tiểu thuyết “Evghênhi Ônhêghin “được xuất bản đầy đủ vào ngày 2 tháng tư năm 1833. Bản gốc hiện nay được công bố theo bản in 1837.
Chương X nổi tiếng với số phận đáng buồn do các sự kiện chính trị xảy ra trong các năm 1810-1820 và việc miêu tả các nhà cách mạng tháng Chạp được viết tại Bôlđinô và tác giả đã đốt sạch vào ngày 18 hoặc 19 tháng mười năm 1830 (nói chung, một phần văn bản vẫn giữ được dưới dạng mã hoá, mà nhà Puskin học Piôtr Môrôdôp có thể giải mã được.) Trong cả chương đã bị đốt cháy sạch, chỉ còn giữ được 17 khổ, nhưng không có khổ nào được khôi phục hoàn chỉnh, với lại trật tự các khổ cũng không hiểu được hoàn toàn. Có không it câu đố trong chính ngay văn bản. Có lẽ, khổ I là khổ được đề cập tới nhiều nhất trong chương X, khi nói về Aleksandr I, người ta chỉ phục hồi được ở dạng giả định: trong đoạn có viết:”Bl. слабый и лукавый», ta chỉ có thể đoán là “владык» hay “властитель” mà thôi.
Thoạt ban đầu, Puskin dự kiến sẽ viết tiểu thuyết thơ gồm 9 chương. Năm 1830, Puskin tạm thảo ra bố cục chung như sau: Phần một. Lời nói đầu. Chương I. Buồn chán (Kishi nhiôp, Odessa,1823); Chương II.Nhà thơ. (Ôdessa, 1824); Chương III: Nữ bá tước (Ôdessa, Mikhailôpskoie,1824): Phần hai. Chương IV. Làng quê (Mikhailôpskoie, 1825). Chương V. Lễ thánh (Mikhailôpskoie,1825,1826); Chương VI. Cuộc đấu súng (Mikhailôpskoie, 1826); Phần ba. Chương VII. Matxcơva (Mikhailôpskoie, Petersburg,1827-1828); Chương VIII. Chuyến đi đây đó (Matxcơva, Pavlốpsk, Petersburg, 1827, 1828); Chương IX. Thế giới lớn. Bôlđinô, 1830)[4]
Sau này, Puskin đã sửa lại cấu trúc của tiểu thuyết thơ, giữ lại chương 8. Chuyển chương 9 thành chương 8, còn chương 8 thành phần bổ sung cho văn bản chính. Chương này có một đoạn, theo một vài nguồn số liệu, đã miêu tả việc Puskin tận mắt thấy nhiều khu đồn trú gần bến cảng Ôdesa, và tiếp theo là nhận xét và phán đoán giọng điệu hơi căng thẳng quá mức. Do e ngại có thể gặp rắc rối do kiểm duyệt của chính quyền, Puskin đã lược bỏ đoạn này [5]. Nhưng cả tiểu thuyết vẫn còn 10 chương- nhiều ý kiến cho rằng, chương X được viết xong trong thời gian “tự cách li“tại Bôldinô, năm 1830, tuy nhiên đến tháng mười, nhà thơ đã đốt bản thảo do e ngại khâu kiểm duyệt. Tháng mười năm 1831, tại Hoàng thôn, Puskin đã viết thêm “Thư của Ônhêghin gửi Tachiana “.[6][7]
Cuốn tiểu thuyết thơ đã được viết ra và in ấn lúc đầu theo từng chương, tuỳ mức độ hoàn chỉnh, chương I được xuất bản thành sách riêng lẻ vào tháng hai năm 1825.[8][9]
Sau bảy năm, trong thời gian sáng tác tiểu thuyết này, đã xảy ra nhiều sự kiện khác nhau: có chuyện một lần, Puskin suýt làm mất chương V, vì chơi bạc, đặt chương V vào cửa bạc, khi chơi với Aleksandr Dagriatski, (con rể của em mình, Lep Puskin). nhưng sau đó nhờ chơi tiếp đã gỡ lại được chương V và tiền thua bạc. Ít lâu sau, Puskin đi Peterburg để lo in sách, nhưng trên đường đi làm mất bản thảo chương V này. Gặp một vấn đề là, bản nháp chương này cũng mất. Rồi cũng khôi phục lại được bản thảo chương V, do người em của nhà thơ, Lep Puskin, trước đó chỉ đọc lướt qua một lần nhưng nhờ trí nhớ tuyệt vời đã viết lại tất cả các khổ thơ có trong chương này trên ba tờ giấy rồi gửi cho anh trai. Những hồi ức này của Dagriatski được đăng trong số tháng ba tạp chí “Nước Nga xưa” năm 1874 [3][10][11].
Tiểu thuyết thơ bao trùm các sự kiện diễn ra từ 1815 tới hết 1825 (theo phỏng đoán của Ỉu.Lotman, thí dụ, đã đưa ra một bảng thời gian diễn ra các sự kiện trong tiểu thuyết thơ.) Đây là những năm xã hội Nga đang phát triển, Nga hoàng Aleksandr trị vì. Cốt truyện rất đơn giản: trung tâm tiểu thuyết là chuyện tình yêu. Nói chung, tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin “đã phản ánh những sự kiện của một phần tư thế kỉ XIX, nghĩa là thời gian sáng tác và thời gian diễn ra các sự kiện của tiểu thuyết gần như trùng nhau.
Chương X
I
Властитель слабый и лукавый,
Плешивый щеголь, враг труда,
Нечаянно пригретый славой,
Над нами царствовал тогда.
..............
Chương IX
Nga du kí của Ônhêghin
Vì sao Puskin lại bỏ đi chương này? Theo một vài nguồn thông tin, chương này kể về việc Ônhêghin đi thăm một số khu đồn trú do Nga hoàng Aleksandr I cho xây dựng ở một vài nơi, ở đó bao trùm không khí như trại lính rất nặng nề. Vì những nguyên nhân kiểm duyệt, Puskin đã huỷ đi hay thôi không viết về chủ đề này. Nếu bỏ các khổ thơ đó đi thì, nhà thơ thấy chương lại quá ngắn, không đủ dài cho một chương.
Tuy nhiên, trong bản thảo và bản nháp, Puskin vẫn giữ đủ số khổ thơ để có thể khôi phục lại chương “Chuyến du khảo của Ônhêghin “một cách gần như hoàn toàn. Có thể gồm 36 khổ, nhưng chỉ được công bố dưới dạng phụ trương gồm 19 khổ.
Biên tập viên thực hiện đánh số thứ tự các khổ thơ. Những khổ không được công bố một phần hay toàn bộ, do nhà thơ Puskin xuất bản khi còn sống, thì có dấu +, ghi trước số khổ. Trong ngoặc vuông, là văn bản của Puskin không được đăng cùng các khổ mà Puskin đã công bố. Các khổ được đăng thêm mới hoàn toàn thì không dùng ngoặc vuông. Khi có sửa đổi của biên tập viên và sửa chữa văn bản trên cơ sở bản nháp thì dùng ngoặc vuông. Chữ cái “П“đặt sau số khổ có nghĩa là cách dùng dấu ngắt câu tuỳ thuộc biên tập viên ở mức độ một phần hay toàn bộ.
+ I П
Блажен, кто понял голос строгой
Необходимости земной;
Кто в жизни шёл большой дорогой,
Большой дорогой столбовой;
Кто цель имел и к ней стремился;
Кто знал, зачем он в свет явился,
И Богу душу передал
Как откупщик иль генерал.
«Мы рождены, – сказал Сенека, –
Для пользы ближних и своей»
(Нельзя быть проще и ясней),
Но тяжело, прожив полвека,
В минувшем видеть только след
Утраченных бесплодных лет.
+ I П
Thật sung sướng cho những ai hiểu hết,
Tiếng nói uy nghiêm trên đời những gì cần thiết,
Ai trong đời quen chân bước đường cái quan,
Nơi có cột cây số, rộng thênh thang,
Ai có mục đích để luôn nhằm tới,
Ai hiểu được lý do mình ra đời trên thế giới
Và hiến dâng hồn cho Chúa trên trời.
Như kẻ chuộc lỗi, hay viên tướng một thời
Seneca nói: Chúng ta sinh ra trong trời đất
Để giúp ích người nhà, hay bản thân trước nhất.
Đó là lời dễ hiểu, thật rõ ý rồi
Nhưng thấy buồn lòng, khi sống nửa đời người,
Mới nhận thấy quá khứ còn nguyên dấu vết
Những năm tháng đã sống qua thành vô ích.
8.Lusi Anneey Seneca (mất năm 65 sau công nguyên) đã viết:
“Mỗi người đều có trách nhiệm giúp ích mọi người: nếu có thể thì giúp ích nhiều người; nếu không giúp ích được nhiều người- thì hãy giúp ích vài người; nếu vài người - cũng không giúp ích được thì hãy giúp ích người thân; nếu không giúp được người thân thì phải giúp ích bản thân mình”
“Người đáng sống là người biết mang lại lợi ích cho nhiều người. Người đáng sống là người biết đem lợi ích cho bản thân mình.”
+ II П
<Хотя Евгений меньше прожил
В кругу взыскательной толпы, –
В нём друга гроб тоску умножил.
И как бы ни были глупы
Для мрачного анахорета sống ẩn dật
Сужденья совести и света,
Они родили, наконец,
Несносно колющий венец.
Так, без любви и без занятья,
В соседях толки возбудив,
Весьма сомнительным прослыв,
Страшась томленья, как проклятья,
Онегин мой уж не хотел
В деревне прозябать без дел.>
+ II П
<Dù Evghênhi sống trên đời còn ít
Giữa thế giới những con người thanh lịch -
Trong lòng chàng hình ảnh bạn dưới mồ
Còn gây phiền muộn, in đậm, chẳng phai mờ.
Nhưng miệng lưỡi thế gian và lương tâm trách móc
Dù nghe được thấy rằng sao ngu ngốc,
Với người ẩn dật đang sống vật vờ,
Cuối cùng càng khiến chàng không thể thờ ơ
Như cái dằm đâm vào tay đau không thể chịu.
Cái cuộc sống không tình yêu, không bận bịu,
Chỉ khơi lên trong người bên cạnh lắm thị phi,
Sợ mỏi mệt, như ngại lời nguyền, bị hoài nghi,
Ônhêghin của tôi không tha thiết
Nằm dài mãi ở quê mà không làm việc…>
+ III П
Наскуча или слыть Мельмотом,
Иль маской щеголять иной,
Проснулся раз он патриотом.
Дождливой, скучною порой
Россия, господа, мгновенно
Ему понравилась отменно,
И решено. Уж он влюблён,
Уж Русью только бредит он.
Уж он Европу ненавидит
С её политикой сухой,
С её развратной суетой.
Онегин едет; он увидит
Святую Русь: её поля,
Пустыни, грады и моря.
+III П
Gây buồn chán, hay mang danh chàng Menmôt,
Hay có lúc khoe ra mặt nạ khác,
Một hôm thức dậy, thấy yêu tha thiết quê hương.
Một ngày mưa, trời đất buồn não lòng luôn
Thưa các vị, trong phút giây, chàng thấy
Tình yêu nước Nga trong lòng thức dậy,
Yêu thiết tha. Chàng cả quyết rồi
Trong tâm hồn chỉ mơ thấy nước Nga thôi.
Với châu Âu - chàng sục sôi căm ghét
Cái chính sách của châu Âu tàn khốc,
Luôn gây ra muôn bê bối linh tinh.
Du lịch đâu, Ônhêghin cũng thấy trước mặt mình
Nước Nga thiêng liêng: những cánh đồng bát ngát,
Bao thành phố, bình nguyên, biển hồ dào dạt.
+ IV П
Он собрался, и, слава Богу,
Июня третьего числа
Коляска лёгкая в дорогу
Его по почте понесла.
Среди равнины полудикой
Он видит Новгород Великой.
Смирились площади: средь них
Мятежный колокол утих.
Но бродят тени великанов:
Завоеватель скандинав,
Законодатель Ярослав
С четою грозных Иоанов;
И вкруг поникнувших церквей
Кипит народ минувших дней.
+IV П
Chàng chuẩn bị xong rồi, và lậy Chúa,
Đúng vào ngày mồng ba tháng sáu
Một xe ngựa hạng nhẹ lăn bánh lên đường
Xe chạy theo tuyến thư chuyển thông thường.
Rong ruổi khắp thảo nguyên trông hơi hoang dại
Rồi chàng thấy thành Nôvgôrôt vĩ đại.
Các quảng trường đã trở lại bình yên
Tiếng chuông rung náo loạn rồi tắt luôn.
Nhưng thấp thoáng nhiều dáng dân cao lớn:
Người scandinavơ trong vai kẻ chinh phục đến
Kẻ lập pháp Iarôslap là tên riêng
Cùng người nhà Ioan bạo chúa - hai anh em;
Và quanh các nhà thờ trở nên thuần phục
Hình ảnh dân thời xưa vẫn còn sống động.
6-14 Nôvgôrôd, tên cổ xưa Kholmgard, được thành lập do người Viking ở thời kì sơ khai mông muội của chúng ta. “Người Scandinavia chinh phục” - Riurik, năm 860, theo truyền thuyết, đã tới bờ đông sông Vôlkhốp chảy ngang qua thành phố Nôvgôrôd. Tiếp sau, Các con cháu của Riu rik đã chuyển ngai vàng về Kiep. Iarôslav Bạo chúa, (thời gian trị vì 1015-1054) là người đặt nền móng đầu tiên cho bộ luật của Nga, đã ban cho Nôvgôrôd nhiều đặc quyền quan trọng, và vào tk.XIII, Nôvgôrôd đã trở thành giống như một nước cộng hoà độc lập, do quốc hội điều hành, thông qua một người được bầu ra. Nhưng thái độ cao ngạo của Matxcơva và các nhà bạo chúa của Matxcơva nhẫn tâm đã dìm nước cộng hoà Vôlkhốp trong bể máu. Năm 1471, Ivan III đã áp dụng luật lệ của mình cho vùng đất này. Những người Nôvgôrôd đầy dũng cảm đã đứng lên chống lại Matxcơva (vì vậy, Puskin đã nhắc tới tiếng chuông bạo loạn), nhưng thất bại. Năm 1570, số người mang tư tưởng tự do của Nôvgôrôd còn sót lại, đã bị tiêu diệt hết bởi Ivan Bạo chúa.
+ V П
Тоска, тоска! Спешит Евгений
Скорее далее: теперь
Мелькают мельком, будто тени,
Пред ним Валдай, Торжок и Тверь.
Тут у привязчивых крестьянок
Берёт три связки он баранок,
Здесь покупает туфли. Там –
По гордым Волжским берегам
Он скачет сонный. Кони мчатся,
То по горам, то вдоль реки.
Мелькают вёрсты, ямщики
Поют и свищут, и бранятся.
Пыль вьётся. Вот Евгений мой
В Москве проснулся на Тверской.
+V
Buồn nẫu ruột, nẫu gan, Evghênhi vội vã
Muốn phóng đi thêm: giờ là khi thấy cả
Loạt địa danh như cái bóng chỉ thoáng qua
Trước mắt chàng là Valđai, Torgiốk và Tver
Gặp các cô bán hàng chuyên đeo bám khách
Chàng mua được ba bánh vòng ăn vặt
Rồi mua giày. Ngay tại nơi này
Dọc hai bờ sông Volga vẻ kiêu kiêu thay
Chàng ngủ vật vờ. Ngựa băng băng chạy tiếp
Khi đường núi, lúc ven sông đang tiến
Cột cây số lướt qua, xà ích hát ngân nga
Huýt sáo vang và cãi vã nhau
Bụi cuồn cuộn. Rồi Evghênhi của tôi đã
Về Matxcơva, đến phố Tverskaia thì tỉnh ngủ
+ VI П
Москва Онегина встречает
Своей спесивой суетой,
Своими девами прельщает,
Стерляжьей подчует ухой.
В палате Английского Клоба
(Народных заседаний проба),
Безмолвно в думу погружён,
О кашах пренья слышит он.
Замечен он. Об нём толкует
Разноречивая Молва.
Им занимается Москва,
Его шпионом именует,
Слагает в честь его стихи,
И производит в женихи.
+VI П
Ônhêghin được Matxcơva chào đón
Cảnh phố xá luôn ồn ào, bận rộn,
Bao mỹ nhân khoe dáng chốn kinh thành,
Cháo cá thơm ngào ngạt khắp phố phường.
Trong câu lạc bộ mang tên Anh quốc
(Nơi hội họp đại biểu dân trong nước),
Chàng chìm trong dòng suy nghĩ miên man,
Chăm chú nghe lời phát biểu linh tinh.
Nhiều người nhận ra chàng. Thành đề tài nói tới
Dư luận Matxcơva muôn hình, muôn lối.
Chuyện về chàng được lan rộng khắp thành,
Có người kêu chàng là cảnh sát ngầm,
Thơ chàng viết được lên hàng trọng thị,
Chàng được xếp đấng nam nhi nhiều nhà để ý.
Trong khi miêu tả đoạn đường Ônh êghin đi từ Petersburg về Matxcơva có nhắc tới những ấn tượng của Puskin về chuyến đi này vào mùa Xuân 1829. Một người bạn của Puskin đã tung tin thêu dệt về chuyện Puskin là cảnh sát ngầm làm việc cho triều đình. A.P.Pôltarátski nói rằng Puskin nhận lương của triều đình 2500 rúp một tháng.
-
……
(Theo nguồn: Cтих.ру, Wikipedia)
Gửi bởi Tung Cuong ngày 03/12/2023 06:07
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 03/12/2023 06:14
Các bản viết mới chương X
Nhà văn, nhà lịch sử Đanhil Alshits
Theo câu chuyện lưu truyền, do để tránh bị kiểm duyệt, Puskin trước khi đốt bản thảo, đã mã hoá bốn dòng thơ đầu tiên của mỗi khổ và chép vào một tờ giấy riêng rồi giấu trong đống bản thảo của mình. Mãi tới đầu tk.XX, các nhà nghiên cứu mới có được bản mã hoá. Năm 1910, Piôtr Môrôdôp đã tìm được cách giải mã và chuyển về bản cũ.
Mười ngày sau khi phát hiện ra bản thảo mã hoá chương X, Đanhil Alshits bị bắt vào tù do bị quy tội tuyên truyền chống nhà nước Xô viết. Khi bị tù, Alshits luôn kể rằng mình vào tù là vì Puskin, dựa vào trí nhớ ông đã viết lại cả chương X.
Năm 1956, giáo sư Gutôrôp đã đăng bài:” Về chương X “EO”. Giáo sư đã dẫn lại văn bản của chương X mà Đanhil Alshits phát hiện ra theo bản chép tay do sinh viên cung cấp cho.
Rất nhiều bài phát biểu góp ý, nhận xét đã được công bố. Các chuyên gia lí luận văn học đưa ra ý kiến khẳng định rằng, đây không phải bản thật, vì trong đó có cả loạt chi tiết không chính xác - đặc biệt có nhắc tới nhiều kết luận mới có gần đây nhất của các nhà viết sử Xô viết về các nhà cách mạng tháng chạp. (…)
Các nhà phê bình cũng nhắc tới chuyện văn bản này có chất lượng nghệ thuật thấp. Quả thật, có nhiều dòng thơ cần phải được viết tốt hơn.
Пылал Каховский ярче лавы,
Одним желанием горя,
Своей рукой забить царя...
Thật ra, nhà Puskin học Bôrisk, nhận xét rằng, cách nói “забить царя» thậm chí có thể coi là thiên tài, vì bình thường từ này chỉ dùng cho việc “chọc tiết, cắt cổ súc vật” thôi.
Sau khí công bố lại bản viết tay của Alshits vào năm 1983, trong almanac “Prômêtê” lại diễn ra cuộc tranh luận dữ dội hơn. Chuyên gia văn hoá học và kí hiệu học ỈU. Lotman, sau khi vận dụng phép phân tích cấu trúc, đã chứng minh rằng, ai cũng có thể là tác giả văn bản mới phát hiện này, nhưng không phải là Puskin. Còn mười năm sau, tiến sỹ khoa học toán lí, Mikhail Actamônôp, trên cơ sở dùng các phép tính toán học, đã kết luận rằng, văn bản mới được tìm thấy cũng là của bàn tay tác giả đã viết các chương khác trong EO.
Kết quả là, các chuyên gia lí luận văn học - những người đã giành cả cuộc đời nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Puskin - đã đưa ra nhiều luận cứ và thắng thế. Hiện nay, văn bản chương X do Đanhil Alshits công bố tìm thấy bị coi là văn bản giả, không phải thật, đó chỉ là một trong nhiều bản phục chế lại mà thôi. Nhưng tác giả Đanhil Alshits vẫn xứng đáng được động viên, khen ngợi.
Nhà thơ Andrây Trenôp
Xin giới thiệu một bản viết mới chương X của nhà thơ Andrây Trenôp, không phải bản giả:
I
Властитель слабый и лукавый,
Плешивый щеголь, враг труда,
Нечаянно пригретый славой,
Над нами царствовал тогда.
К противочувствию привычен,
А разуменьем ограничен,
Лозой отеческой крещен
И барабаном просвещен –
Он как противник изуверства
Смягчил старинный произвол
И перестройку произвел:
Ввел эполеты, министерства,
Тьму комитетов учредил,
А фран-масонов запретил.
II
Его мы очень смирным знали,
Когда не наши повара
Орла двуглавого щипали
У Бонапартова шатра,
И чашу бранного позора
При окропленьи договора
Царь на глазах Европы всей
Пил за своих учителей.
Бессилья мутная година,
Бесславной злости пелена –
Тильзит! – тобой затенена
Громов полтавских годовщина.
Ужель француз неуязвим,
И мы спасуем перед ним?
(……)
1980-2009
Trang trong tổng số 3 trang (22 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối