Chưa có đánh giá nào
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
8 bài trả lời: 1 bản dịch, 7 thảo luận

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Tung Cuong vào 09/03/2022 14:10

I

Деревня, где скучал Евгений,
Была прелестный уголок;
Там друг невинных наслаждений
Благословить бы небо мог.
Господский дом уединенный,
Горой от ветров огражденный,
Стоял над речкою. Вдали
Пред ним пестрели и цвели
Луга и нивы золотые,
Мелькали селы; здесь и там
Стада бродили по лугам,
И сени расширял густые
Огромный, запущенный сад,
Приют задумчивых дриад.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Ngôi làng chiếm một khu trông nho nhỏ
Nhìn đẹp tuyệt, mà Evghênhi còn buồn khổ;
Nơi người tìm hưởng vui thú đời thường
Có thể dùng ngàn tiếng cảm ơn trời.
Toà nhà bác đứng riêng rời một góc,
Có núi chắn gió thổi từ đằng trước,
Nhà xây ven sông nước. Phía xa xa
Là đồng cỏ, ruộng lúa chín vàng óng của nhà,
Khoe muôn sắc và muôn hoa đua nở
Bóng người Siol thoáng hiện ra; đâu đó
Súc vật từng đàn trên đồng cỏ lang thang,
Gian trước nhà như mở rộng thêm ra
Nhờ vườn tược bỏ hoang toàng, rộng rãi,
Nơi trú ẩn của thần cây lưu lại.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

V. Nabôkôp Cấu trúc của “Evghênhi Ônhêghin “

Chương hai
Chương hai có 40 khổ, hai khổ (VIII và XXXV) bị dở dang: một khổ chỉ có mười dòng đầu, một khổ có bốn dòng đầu và ba dòng cuối. Thời gian diễn ra sự kiện- tháng sáu năm 1820; địa điểm - khu vực rừng pha đồng cỏ, cách chừng 250 dặm (1 dặm = 1,61 km) phía đông-nam Peterburg và cách 200 dặm phía Tây Matxcơva, ở khoảng giao cắt các điểm 32° kinh đông và 56° vĩ Bắc (nghĩa là cách chừng 150 dặm phía đông nam Mikhailopxkoie, vào tháng tám năm 1824, Puskin được phép rời Ôddessa chuyển về Mikhailopxkoie lưu trú và bị quản thúc trong thời gian hai năm để có điều kiện sáng tác tiếp các chương khác.) Những địa danh được Puskin tự đặt tên trong EO (Evghênhi Ônhêghin) có bốn nơi (một số làng có nông nô sinh sống), các làng ở cách nhau vài dặm: dinh cơ giàu có của Lenski (Núi Đỏ, được nhắc đến ở chương sáu), cách làng này 3 dặm là khu nhà của Daretsky (một người vốn gốc từ dân anh chị đã ít nhiều hoàn lương trong chương 6), “toà nhà chính” của Ônhêghin với những cánh đồng rộng mênh mông, khu nhà ở khá khiêm nhường của ông bà Larin có ngôi nhà chính, dù được gọi là “chỗ ở nghèo nghèo” vẫn có thể dễ dàng thu xếp đủ chỗ nằm cho năm mươi vị khách ngủ lại qua đêm.
Chương thứ hai của Puskin dành viết về Lenski, một thanh niên đã tốt nghiệp Đại học tổng hợp Ghetinghenen, là nhà thơ tầm tầm bậc trung và thực sự, cả loạt khổ thơ tập trung vào miêu tả chàng hàng xóm cùng làng này của Ônhêghin, nhưng xét về mặt cấu trúc, thì phần chính của chương hai tuy gắn chặt với Lensky, xuất phát từ Lensky và còn trở lại với Lenski - không tường thuật về chính Lensky, mà nói nhiều tới gia đình ông bà Larin. Mười lăm khổ (VI-XX) thể hiện mọi mặt tính cách của Lensky và tình bạn của chàng với Ônhêghin, cùng với hai nhân vật này, như bước lên theo từng bậc thang một, bạn đọc sẽ lần lượt qua 17 khổ thơ (XXI-XXXVII): đi từ Ônga- người yêu của Lensky tới chị gái của nàng là Tachiana; đi từ các cuốn tiểu thuyết ưa thích của Tachiana tới miêu tả tính tình các bậc cha mẹ của nàng; đi từ phương diện tình cảm của mẹ nàng tới chuyện cuộc sống của nhà Larin ở thôn quê; đi từ bà vợ chuyển sang ông chồng Larin - vị đại tá đã quá cố; đi từ cái chết của ông Larin sang việc Lensky đi thăm nghĩa trang; và đến lượt mình, câu chuyện dẫn đến phần kết gồm ba khổ thơ bàn về thuyết ngày tận thế, kiếp luân hồi, được viết ra thật sự sâu sắc, chuyên nghiệp. Toàn bộ mối liên kết cốt truyện, theo một ý đồ rõ ràng này, đã tập trung làm rõ chủ đề gia đình Larin và Lenski, gắn kết miền thôn dã Arcadia với cái chết và những bài thơ ai điếu theo kiểu văn bia (như vậy, quả cầu mờ, nhưng được đánh bóng sáng để xem bói đã có ý báo trước về cái chết của chính Lensky ở chương sáu), trong chương này có phần viết thoáng qua, như chuẩn bị dọn chỗ sẵn cho đoạn tả Ônhêghin chuyển đến làng theo cung cách bình lặng, không ồn ào (I-V).
(V. Nabôkôp, sách đã dẫn, Tr.18)

Các chú thích của Nabôkôp:
II.
7.Lúc đầu, Puskin đã viết “царей портреты», nhưng “để kiểm duyệt” (luật không cho phép nhắc tên Nga hoàng lung tung như vậy), ông đã thay bằng «портреты дедов». Trong hai bản chụp, Pushkin ghi chú «Дл[я] ценз[уры] портреты предков».

XII
5…полурусского…- ý đùa cợt, nhắc chuyện Lenxky được tu nghiệp ở nước ngoài về.

XVI.
“Договоры» и «плоды наук» được bàn tới trong các công trình của Russoo “Về khế ước xã hội” (1762) và “Việc khôi phục khoa học và nghệ thuật có thúc đẩy việc nâng cao đạo đức không” (1750)

XVII.
14.Коварной двойке…- Nói về quân bài có số hai, hay có giá trị như số hai nào đó, là biểu hiện của thần may mắn, tuy nhiên, đôi khi lại hoá ra phản chủ.

XXXIV
7 Соседей добрая семья… - Có một điều lí thú là, ông chủ các gia đình từng đến thăm nhà Larrin, được miêu tả theo hướng xấu dần, khi nhà thơ của chúng ta viết tới chương năm. Cho đến phút chót, ông vẫn chưa quyết hẳn là tiếp tục cười giễu hay tỏ lời khen ngợi cách sống của người tỉnh lẻ, cũ kỹ (nếp sống khổ hạnh hay lành mạnh và có cơ sở?) và xã hội Peterburg (là hào nhoáng hay có trình độ văn hoá cao?), là những điều mà một lần, chính ở chương 8, XXIII a và XXIIIb, ông đã cố dung hoà chúng với nhau, cũng giống thái độ của ông với từ gốc Xlavơ và các từ gốc tiếng Pháp trong văn phong của ông.

XXXVII: Vòng tròn nội tâm đã khép kín. Nhờ có một loạt chuyển đổi cấu trúc (đi từ Lenski sang người yêu Ônga của chàng, từ Ônga sang Tachiana, từ những cuốn sách của Tachiana sang người đàn ông mà mẹ của nàng từng say mê mệt, từ ông này sang ông chồng, từ chuyện trưởng thành đến chuyện chết, từ Larin- người đã chết chuyển sang Lenski - người đang sống) chúng ta trở lại với Lenski. Chàng trích dẫn một dòng trong “Hăm let” và viết bài thơ ai điếu tưởng nhớ bác Larin, cụm từ cuối cùng đã thể hiện một cách lý tưởng nhất sự hoà hợp hai chủ đề vốn gắn chặt với Lenski: chuyện chết trẻ và thơ ca không tồn tại bền lâu.
(Tr.19)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ru. Wikipedia.org Kể về Puskin

1.A.S.Puskin (26/5/[06/06]1799-20/01/[10/02]1837)
Nhà thơ Nga, nhà viết kịch, người viết văn xuôi, người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga, cho tiếng Nga văn học…

A.S. Puskin xuất thân từ một nhánh thuộc dòng họ quý tộc Puskin chưa được phong tước hiệu, theo truyền thuyết gia phả thì dòng họ này bắt đầu từ một quý ông trung trực Ratshe [6] [3] Puskin đã viết nhiều về dòng họ của mình trong các sáng tác thơ ca và văn xuôi. Ông coi các bậc tổ tiên của mình là hình ảnh mẫu mực về giới quý tộc chân chính, một dòng tộc lâu đời đã trung thành phục vụ tổ quốc nhưng không được chính quyền trọng dụng và luôn bị truy bức. Ông đã nhiều lần đề cập đến cụ ngoại của ông, một người gốc Phi, Abram Petrôvich Gannibal, từng phục vụ Piôtr I và được Piôtr I dạy dỗ, sau đó đã trở thành kỹ sư quân sự và lên cấp tướng.
Ông nội: Lép Aleksandrvich, (1723- 1790) đại tá pháo binh, đại uý quân cận vệ.
Bố: Sergây Lvôvich Puskin. (1770-1848), người ăn nói sắc sảo và nhà thơ nghiệp dư.
Mẹ: Nadegjoda Ôsipôva (1775-1836), là cháu của Gannibal.
Bác ruột: Vasili Lvôvich (1766-1830) nhà thơ nổi tiếng trong nhóm Karamdin
Chị ruột: Ônga (sau khi lấy chồng mang họ Pavlisheva), 1797-1868)
Em trai: Lep (1805-1852).

2.Natalia Nhikôlaiepna Gontrarôva (08/09/1812-08/12/1863)
Bố:Nhikôlai Afanasevich Gontrarôp (1787-1861) xuất thân từ gia đình thương gia và chủ xí nghiệp, được phong quý tộc dưới thời nữ hoàng Elidaveta Petrôpna.
Mẹ: Natalia Ivanôpna (1785-1848), vốn mang họ Dagriaskaia, - là chắt nhiều đời của thủ lĩnh quân đội get man Petr Đoroshenkô và Agafia Erôpkina. Mẹ của Natalia là người phụ nữ ưa quyền lực, tính tình nặng nề, do chịu ảnh hưởng cuộc hôn nhân riêng không thành công. Bà mẹ luôn giáo dục các con theo cách nghiêm khắc, bắt con cái nghe lời cha mẹ tuyệt đối.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình Gontrarôp rất khó khăn. Ông nội vẫn chi phối toàn bộ hoạt động trong điền trang Pôlôtnhianuwi davôt (Xưởng sợi gai). Người trong gia đình còn chịu chứng kiến cảnh cùng ở trong nhà có cô nhân tình của ông nội, một gia sư người Pháp, madam Babbet. Bố của Natalia đã cố ngăn cản ông nội vốn quen chi tiêu phí phá mà không được, nhưng năm 1815, còn bị ông nội gạt ra, không cho tham gia quản lí việc gia đình nữa.
Hàng năm, trích từ tiền cho thuê một trong nhiều công xưởng của mình, ông nội đều cung cấp cho con dâu lúc đầu là 35-40 ngàn rúp, sau rồi tiền trợ giúp cứ giảm dần. Như sau này, con gái út của bà mẹ Natalia Ivanôpna nhớ lại thì với 40 ngàn rúp một năm, bà và gia đình phải sống tằn tiện, luôn trong cảnh giật gấu vá vai.[1]
Đầu những năm 1830, Natalia Ivanôpna, thực tế đã bỏ chồng, việc chăm sóc bố đã được giao cho con trai út là Sergêy và bà chuyển về sống tại Iarôpôlets, điền trang này bà được thừa hưởng do người bác, N.A.Dagriatski vừa mất.

Người được thuê làm quản lí điền trang Iarôpôlets ở Matxcơva là tiểu thị dân Semiôn Phiô đô rô vich Đushin, nhân vật này có ảnh hưởng đặc biệt tới Natalia Ivanôpna- bà chủ điền trang. Quan hệ của họ vượt quá giới hạn bình thường giữa bà chủ và viên quản lí. Mối quan hệ này cũng là nguồn cơn gây ra sự bất bình trong con cháu nhà Gontrarôvư, họ cho rằng, hiển nhiên, không phải không có cơ sở, rằng Đushin đang bòn rút dần của nả của bà chủ Natalia Ivanôpna. Với bà chủ điền trang, việc viên quản lí Đushin chết năm 1842, là một đòn đánh nặng nề. Theo nguyện vọng của bà chủ, viên quản lí được chôn cất gần toà nhà chính trong điền trang, cạnh khu thờ trong nhà thờ Phục sinh Ioan Prettechi, trên bia mộ có khắc lời cảm ơn viên quản lí đã “cần mẫn và chăm chỉ trông nom điền trang Iarôpôlets” và những dòng thơ, có thể, do chính bà chủ Gontrarôva viết ra. Ngày Đushin mất, Natalia Ivanôpna đã viết trong album của bà những lời của ShatôBrian: “Đây là người khi mất đi đã để lại trong lòng tôi sự trống vắng khủng khiếp, theo năm tháng không thể lấp đầy”[2]

Bố của Natalia là Nhikôlai Afanasevich nghiện rượu nặng: ông thường uống 6-7 cốc một lần và khi say rượu thường đánh vợ. Tính ông nóng nẩy, dễ nổi khùng và do muốn các con được yên bình, nhà đã thu xếp ông ở nơi riêng cùng với người hầu. Có thể đây là hậu quả do ngã ngựa để lại di chứng, do bất ngờ bị gạt khỏi công việc quản lý khu điền trang và do hiểu quá rõ lý do vì sao ông nội của Natalia đã đẩy gia đình vào cảnh túng bấn, sau bốn mươi năm ông nội quản lý, đã làm tiêu tán khối tài sản giá trị gần 30 triệu rúp.

Natalia là con thứ năm trong số 7 người con của nhà Gontrarôp., con gái út là Xô phía, sinh ra và mất luôn trong năm 1818 [10]. Các anh chị em: Dimitri (01.051808 [10] - 1859), Ekaterina 22 tháng tư (1809-1843). Ivan (22.05.1810 [11] - 1881), Aleksandra (1811-1891) Natalia (1812-1863), Serg ây (11.02.1815[12] - 1865.)
Ba cô con gái nhà Gontrarôp đều dễ nhìn, họ có mặt ở đâu là nơi đó sáng rực, sôi nổi hẳn. Hai cô chị Ekaterina và Aleksandra cũng có hình thức bắt mắt, nhưng không là gì nếu đứng cạnh cô em Natalia. Nhưng có một chi tiết lạ là họ hơi khó lấy chồng, không phải vì hình thức xấu mà là vì họ không có của hồi môn.

3.Hôn nhân của Puskin và Natalia
Puskin đã gặp Natalia Gontrarôva tại Matxcơva vào tháng mười hai năm 1828, trong vũ hội của vũ công IOgel. Tháng tư năm 1829 chàng cầu hôn nàng có sự đi cùng của Phedor Tolstôi - người Mỹ. Bà mẹ vợ tương lai đã trả lời không rõ ràng: Bà nói ý rằng, Natalia mới 16 tuổi lúc đó còn nhỏ quá chưa đủ tuổi lấy chồng, nhưng bà không từ chối dứt khoát. Puskin trở về đơn vị quân đội đang đóng tại Kapkaz. Theo lời nhà thơ, do cuộc sống buồn quá, chàng phải đi khỏi Matxcơva, chàng càng thấy chán nản hơn khi cái mác người có tư tưởng tự do bám chặt vào chàng và bị dư luận đồn thổi thêm đã ảnh hưởng tới quyết định của mẹ vợ tương lai. Vào tháng chín, cùng năm, chàng trở lại Matxcơva và thấy gia đình nhà gái đón tiếp lạnh nhạt. Theo hồi ức của Secgây, là em trai cô dâu, thì: giữa bà mẹ của cô dâu và Puskin thường diễn ra trao đổi khác ý nhau, vì Puskin thỉnh thoảng buột miệng nói ra những câu có ý báng bổ Chúa và Nga hoàng đã quá cố Aleksandr Pavlôvich, mà bà lại là người đặc biệt kính Chúa, và có thái độ sủng kính với vị Nga hoàng đã mất. Nhà gái có quyết định như vậy chủ yếu là vì thái độ chính trị của Puskin chưa đủ đáng tin, tình trạng kinh tế khá xấu và chàng lại đam mê cờ bạc.[21]

Mùa xuân năm 1830, khi nhà thơ đã đi Sankt Peterburg rồi, thì qua một người quen chung, chàng nhận được tin bà Gontrarôva đánh tiếng, hé mở ra nhiều hy vọng hơn. Chàng trở lại Matxcơva và cầu hôn lần thứ hai. Ngày 6 tháng tư năm 1830, nhà gái nhận lời đồng ý cho cưới. Theo lời kể của một người quen của gia đình bà Gontrarôp, thì chính Natalia Nhikôlaiepna đã thuyết phục được mẹ mình tán thành: “Natalia hình như đã say mê chú rể quá mà “[25]. Cũng có người giải thích vì sao, Natalia Nhikôlai epna, tuy chớm tròn 18 tuổi mà đã lấy chồng là vì Natalia muốn đi khỏi nhà càng sớm càng tốt, để tránh không khí trong nhà luôn nặng nề, không thân thiện: mẹ nàng luôn tỏ thái độ khó chịu, khi các con gái không có của hồi môn.
Lễ ăn hỏi được tiến hành ngày 6 tháng năm 1830, nhưng do việc bàn bạc về của hồi môn không thống nhất nên ngày cưới đã hoãn lại. Vài năm sau, Natalia Nhikôlaiepna đã kể cho Pavel Anhenkốp rằng” chuyện cưới xin của họ luôn luôn ở thế ngàn cân treo sợi tóc, vì con rể và mẹ vợ khắc khẩu nhau. [29]. Tháng tám cùng năm, người bác của Puskin là Vasili Lvôvich, chết. Lễ cưới lại bị hoãn và Puskin lên đường đi Bôlđinô, để tiếp nhận quản lí một phần điền trang này mà cha chàng đã chia cho. Chàng đã ở lại đây thêm một thời gian vì đang có dịch tả. Trước khi đi tỉnh Nhigiegôrôt, Puskin lại to tiếng với mẹ vợ, có lẽ cũng là vì vấn đề hồi môn mà thôi: bà mẹ không muốn gả con gái mà không cho hồi môn, nhưng gia đình nhà vợ đang bấn tiền quá do vỡ nợ. Lúc đầu, bà định cho con gái một phần điền trang Iarôpôles, nhưng sau đó thôi ý định này vì e ngại đôi vợ chồng trẻ sẽ bán mất ngôi nhà được cho.
Cuối tháng tám, trước khi đi Bôlđinô, Puskin lại cãi nhau với mẹ vợ tương lai, chàng viết cho người yêu:” Nếu mẹ em đang tâm phá bỏ lễ ăn hỏi của ta, còn em quyết định nghe theo lời mẹ - thì anh sắn sàng ký với mọi điều khoản, mà mẹ em đưa ra nếu thấy có lợi, ngay cả trong trường hợp các điều khoản ấy là có cơ sở, như tình huống bà tạo ra hôm qua, kể cả những lời rủa sả mà mẹ em muốn trút lên anh thì anh cũng chấp nhận hết. Khi trả lại tự do cho Natalia Nhikôlaiepna, chàng tuyên bố dứt khoát rằng, chàng chỉ cưới Natalia làm vợ thôi, còn nếu không được, chàng nhất định không lấy ai khác cả.”

Ngày 9 tháng 9, tại Bôlđinô, chàng nhận được câu trả lời đồng ý của cô dâu, chàng tỏ ra yên tâm hơn, và cũng giảng hoà với mẹ vợ qua thư từ. Do đang có dịch tả, Puskin lưu lại thêm tại điền trang trong thời gian ba tháng, ba tháng này là thời kỳ sáng tác thành công nhất trong đời ông. Sau khi trở về Matxcơva, Puskin đã cầm cố điền trang KiSchenhiôvơ, và một phần tiền (mười một ngàn rúp) đưa cho mẹ vợ vay để làm của hồi môn. Thay cho quà tặng vào lễ cưới, bà đã giao cho Puskin giấy cầm cố số đá quý, kim cương, còn ông nội cô dâu tặng giấy cầm cố bức tượng đồng Ekaterina II mà ông đã đặt làm tại Đức. Trong tổng số tiền, do cầm cố điền trang Kischenhiôvow, Puskin giữ lại 1 7 ngàn rúp để lo chỗ ăn ở và trang trải cuộc sống trong một năm. Khoản 11 ngàn rúp vay, bà mẹ vợ không bao giờ trả lại cho con rể cả.

Ngày 18 tháng hai (mồng 2 tháng ba) năm 1831, lễ cưới được tổ chức tại nhà thờ Balshôie Vadnhesenhie gần cửa Nhikichin ở Matxcơva. Có vài chi tiết khác thường đã thầm lặng đeo bám họ.Trong lúc cô dâu và chú rể trao đổi nhẫn cưới, do hồi hộp Puskin làm rơi nhẫn xuống sàn, sau đó khi cúi xuống nhặt nhẫn lên thì cây nến bị tắt. Chàng tái mặt đi và thốt Lên:”Thôi xong, toàn điềm báo gở cả!”. [31]. Mặc dù có nhiều điểm không hay xảy ra, đôi vợ chồng trẻ đã sống hạnh phúc, đặc biệt vào những năm đầu mới về cùng nhau.
“Tôi đã có vợ và đang tràn trề hạnh phúc; tôi chỉ còn ước muốn duy nhất là đời tôi đừng có gì thay đổi - tôi không chờ đợi có gì tốt hơn nữa. Tâm trạng này với tôi quá mới mẻ, đến nỗi, tôi cảm tưởng như mình được sinh ra lần thứ hai”,-nhà thơ đã viết như vậy cho bạn mình Pletnhiôp ngay sau lễ cưới.

4.Cuộc sống những năm đầu của đôi vợ chồng trẻ

Đôi vợ chồng trẻ dọn đến căn hộ ở Matxcơva mà nhà thơ đã thuê trước ngày cưới (địa chỉ căn này ở thời nay là phố Arbát, 53). Vào giữa tháng năm 1831, theo ý của Puskin, do không muốn mẹ vợ can thiệp sâu vào cuộc sống gia đình của họ, hai vợ chồng chuyển đến Hoàng thôn. Họ ở tại nhà vườn của bà Kitaieva và trong vài tháng được sống khá riêng tư, chỉ tiếp khách là bạn bè thân thiết và họ hàng. [K6] Chúng ta biết rằng Natalia đã giúp Puskin trong việc giữ liên lạc với mọi người: hiện còn giữ được những bản chép tay do Natalia thực hiện, đó là Những ghi chép bí mật của Ekaterina II”(những trích đoạn), “Tạp chí luận thảo” (Trích đoạn) “Домика в Коломке». Vào tháng bẩy, do xuất hiện dịch tả, gia đình Nga hoàng đã chuyển về Hoàng thôn. Trong thư gửi cho ông nội, Natalia Nhikôlaiepna có báo tin rằng, nàng thường chọn những tuyến đường đi dạo là chỗ vắng vẻ, vì nàng được nghe kể rằng Nga hoàng và phu nhân muốn gặp nàng trong khi đi dạo. Bà mẹ Puskin có kể cho chị gái của Puskin nghe chuyện hai vợ chồng Puskin đã gặp Nga hoàng và phu nhân như thế nào: Nga hoàng và hoàng hậu đã gặp Natalia và Aleksandr, họ đã dừng lại để nói chuyện với đôi vợ chồng nhà thơ, và hoàng hậu nói rằng bà rất vui được làm quen với Natalia rồi còn hàng ngàn thứ thú vị và đáng yêu nữa. Và từ giờ trở đi, nàng có nghĩa vụ, mặc dù hoàn toàn không muốn điều này, phải có mặt trong hoàng gia. [33]Trong một bức thư khác, N.O. Puskina viết rằng, hoàng gia tỏ thái độ trầm trồ, thích thú với Natalia Nhikôlaiepna, hoàng hậu đã hẹn ngày nàng phải đến gặp hoàng hậu. “Natalia không thích thú việc này lắm, nhưng nàng buộc phải làm theo. [33]. Mùa thu năm 1831, gia đình Puskin dọn từ Hoàng thôn chuyển về Peterburg và ở tại nhà của bà goá Briskorn, tên phố Galernaia, tại chính con phố mà Dmitri, anh trai cả của Natalia Nhikôlaiepna đang sống. Hai người anh khác của Natalia cũng làm việc tại Peterburg. Bà dì của Natalia Nhikôlaiepna là ngự tiền phu nhân trong Đoàn tuỳ tùng phục vụ hoàng hậu, Ekaterina Dagriaskaia, rất quyến luyến cháu dâu, đã hỗ trợ nàng rất nhiều mỗi khi xuất hiện trong giới thượng lưu và thể hiện sự quan tâm như với con gái ruột, đã giúp nàng cả về mặt vật chất.[35]
Vẻ đẹp của Natalia Nhikôlaiepna đã tạo được ấn tượng mạnh trong giới thượng lưu Peterburg [K 9]. Lúc đầu, Puskin rất tự hào với thành công của vợ trong giới thượng lưu. Daria Phunkenman có nhận xét trong Nhật ký của mình về hình thức của phu nhân nhà thơ, nhưng đồng thời cũng nói rằng, “nàng không thông minh lắm và thậm chí, hình như, rất ít trí tưởng tượng”[37]. Theo lời của Phikelmon:
Puskin không còn là nhà thơ nữa khi có mặt vợ, tôi cảm tưởng rằng, hôm qua, chàng thể hiện mọi xúc động và hồi hộp của một người chồng đang cảm nhận, khi cháy bỏng mong muốn vợ thành công trong giới thượng lưu[38]

Mùa thu năm 1832, ông nội của Natalia Nhikôlaiepna qua đời, gia đình Gontrarôp rơi vào cảnh gánh khoản nợ một triệu rưỡi rúp, ngoài ra, nhà còn phải chịu chi phí theo đuổi vài vụ án nữa. Dimitri Gontrarôp được cử là người chịu trách nhiệm chăm sóc cha mình, chàng đã thôi làm việc ở một Cục thuộc Bộ ngoại giao, chuyển về Cục lưu trữ Matxcơva và cùng lúc nhận việc quản lý quá trình nhận thừa kế trong gia đình theo luật dân sự. Khoản nợ mà ông nội để lại, chàng chưa thể thanh toán xong và suốt đời còn phải trả tiền phần trăm lãi (đôi khi lại lớn hơn số tiền đã vay (theo văn tự cầm cố) [50]
Gia đình vợ chồng trẻ Puskin, sau khi tiêu hết số tiền cầm cố điền trang lại lâm vào cảnh thường xuyên túng thiếu vật chất [13] Cuộc sống ở Peterburg rất đắt đỏ, gia đình ngày một đông hơn, Puskin, giống nhiều người khác, do sỹ diện, chỉ thích ở nhà to. Việc tham gia sinh hoạt xã hội thượng lưu cũng đòi hỏi nhiều chi phí tốn kém. Puskin thỉnh thoảng lại đánh bạc và thua tiền cho thú vui này. Lương của chàng làm việc tại Bộ ngoại giao (năm nghìn rúp một năm) chỉ đủ để trả tiền thuê căn hộ và nhà vườn [51].
Năm 1834, Natalia Puskina mời hai chị gái lên Peterburg đến nhà mình ở cùng. Cả Aleksandra, cả Ekaterina đều tha thiết chuyển về thủ đô sống với hy vọng có nhiều cơ hội thuận lợi hơn, để tự lo cho cuộc sống của họ - bà mẹ của họ không muốn các con gái tham gia xã hội thượng lưu, nên vẫn giữ họ ở lại quê nhiều năm trời. Natalia đã cố thuyết phục Puskin hiểu lý do nên làm việc này, và chính chàng cũng thấy hai chị của Natalia đã sống trong cảnh gia đình quá khó khăn. Hai chị gái của Natalia dọn đến ở cùng vợ chồng em gái, họ bắt đầu tham gia các hoạt động của giới thượng lưu, anh trai Dmitri đã cung cấp cho họ khoản trợ cấp hàng tháng, họ trích một phần đóng góp tiền ăn và tiền thuê nhà cho các em.
Vào mùa 1835-1836, mấy chị em nhà Gontrarôp, tham gia mọi hoạt động của giới thượng lưu một cách tích cực, có tuần đi dự tới hai ba vũ hội: “bây giờ, chúng em đã có nhiều người quen biết, nên được mời đi vũ hội suốt; thật kinh khủng, không còn một phút nghỉ ngơi, chúng em thường từ chỗ khiêu vũ trở về nhà mà giầy đã rách bật ra hết, chuyện này, năm ngoái, làm gì có”[10], - Ekaterina đã viết cho anh trai Đmitri như vậy.

Trong nhiều thư gửi cho chị của Puskin là O.C.Pavlisheva, hai bậc cha mẹ của Puskin cũng báo tin rằng con dâu của họ đang rất thành công trong giới hoàng cung và cũng than phiền về việc Natalia đã mất quá nhiều thời gian cho các buổi vũ hội.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ru.Wikipedia.org kể về Đantes

5.Đám cưới của Đantes

Ở tuổi 22, Đantes từ Pháp đến nước Nga năm 1834 và gia nhập quân đội Nga. Nhiều người cùng thời đã tả anh ta là một trang nam nhi rất hấp dẫn, đẹp trai, táo tợn và đam mê cuộc sống thượng lưu. Sĩ quan Kônstanchin Dandaz, là bạn của Puskin và người làm chứng trong vụ đấu súng cuối cùng của Puskin, nói rằng: “Đantes có tài bẩm sinh thu hút thiện cảm của mọi người ngay từ ánh mắt đầu tiên”. Dư luận gắn cho Đantes nhiều mối tình trăng gió. Một trong những mối tình đó là với Natalia Gontrarôva (tại thời điểm đó là Puskina). Không một ai có bằng chứng chính xác về quan hệ thực là gì giữa Natalia và Đantes- tất cả đều là lời đồn và phỏng đoán thêu dệt thêm. Nhưng mọi nguồn tin đều giống nhau ở chỗ cho rằng Đantes theo đuổi và tán tỉnh Natalia là có thật.

Ekaterina là chị cả trong ba cô gái nhà Gontrarôp, nàng có nước da ngăm ngăm và nét mặt kiểu người phương nam vốn chưa quen mắt với đàn ông Nga vào những năm ba mươi tk.XIX. Ekaterina Nhikôlaiepna được coi là cô gái không xinh, nhưng đáng yêu và có cách tiếp xúc dễ chịu.
Là con cả nên nàng cũng chịu nhiều tủi hờn và khó chịu do cha mẹ gây ra. Ông bố Nhikôlai Aphanasẽvich Gontrarôp là người nghiện rượu và luôn sinh sự với mọi người. Cũng có thể do ngã ngựa trước đó, ông bị điên khùng do vết thương vào đầu. Mọi việc trong nhà do bà mẹ chèo chống, bà vốn nặng đầu óc gia trưởng, hay gây xích mích trong nhà. Bà không chấp nhận cảnh đưa các con gái ra xã hội thượng lưu mà không có của hồi môn. Không khí trong nhà luôn lạnh lùng và không thân thiện. Người ta không thấy ngạc nhiên, khi Natalia Gontrarôva vừa chớm 18 tuổi đã đi lấy chồng, chỉ là do muốn rời khỏi càng sớm càng tốt bầu không khí nặng nề trong gia đình. Nàng non nớt không nhận ra là Puskin không phải là phương án tốt nhất, chàng chẳng đẹp trai, đường công danh còn bấp bênh, lại mang công mắc nợ ngập đầu.

Đantes và Ekaterina quen biết nhau vào mùa thu năm 1834. Mùa hè năm 1835, gia đình Puskin và mấy chị em nhà Gontrarôp cùng đi nghỉ tại nhà vườn trên bờ sông Đen. Vào cuối tháng bảy, có trung đoàn khinh kị đi tập trận về ở đây, có thể, chính lúc đó, Đantes vốn say mê Natalia Puskina, bắt đầu theo đuổi cả hai chị em - anh ta tán tỉnh cô em và để nguỵ trang, tán cả cô chị Ekaterina [14].
Rất không may là, Ekaterina đã phải lòng Đantes, và có lẽ, quá say mê, đến nỗi quên hết mọi chuyện có thể xảy ra với em gái mình, Ekaterina đã tìm mọi cách để được thường xuyên gặp gỡ Đantes, và rốt cục, ai cũng nhìn thấy cơn giông tố chết người đã bùng lên và ngày một lớn mạnh hơn! [47]. Raiepski nhận xét rằng, Ekaterina trông giống một nhân vật hài trong một vở bi kịch mới đúng. Tuy nhiên, Ekaterina lại trải qua câu chuyện này trong tâm trạng xúc động hết sức.

Nhưng Ekaterina đã thực sự chết mê chết mệt Đantes. Ekaterina như bị u mê đi, không biết gì tới xung quanh vì Đantes, dù rằng Đantes chỉ chú ý đến Natalia. Ekaterina đã quyết liệt chiến đấu để giành giật hạnh phúc cho mình và ngày 17 tháng mười một năm 1836, Đantes đã cầu hôn Ekaterina. Lễ cưới được tổ chức ngày 10 tháng giêng 1837. Ekaterina lúc đó 27 tuổi.

Trong giới thượng lưu, mọi người đã nói ra nói vào về việc Đantes đang theo đuổi Natalia Puskina, cũng có người nói rằng, chị cả của Natalia Puskina đang say mê thật sự anh này [15]. Một số chuyên gia về Puskin cho rằng, cô chị Ekaterina là người yêu của Đantes và họ bắt đầu quan hệ với nhau vào hè năm 1836. Cũng có giả định cho rằng Ekaterina có bầu trước khi cưới, còn bé gái đầu lòng của Đantes là Matilda sinh ngày 19 tháng 10 năm 1837 - là tin sai. Những người đã xuất bản số thư từ của chị em nhà Gontrarốp, là hai tác giả Ôbođôpskaia và Đemenchiep có nhận xét về cách cư xử của Đantes với Ekaterina trước ngày cưới cho thấy rằng, họ tỏ ra gần gũi nhiều hơn quan hệ đơn giản là trai gái yêu nhau. Sau khi nghiên cứu số thư từ và tài liệu còn lưu giữ trong đống lưu trữ nhà Gontrarôp, họ đã đi tới kết luận: giả thuyết cho rằng, Ekaterina có chửa trước ngày cưới là không đúng sự thật. Nhưng hoàn toàn có khả năng là Đantes có quan hệ tình ái với Ekaterina [16]

Chuyên gia nghiên cứu về Puskin tên là Iashin, có giả thuyết sau: Đantes cưới Ekaterina là thực hiện theo lệnh Nga hoàng Nhikôlai I. Việc xuất bản ở Pari những ghi chép của con gái Nga hoàng tên là Ônga Nhikôlaiepna trong những năm sáu mươi của thế kỷ XX dường như đã khẳng định giả thuyết này. Trong bản dịch sang tiếng Nga, có ghi:”..Đantes nhận được lệnh phải cưới cô chị cả của Natalia Puskina, một thiếu nữ rất bình thường. Tuy nhiên, hoá ra là, câu này được dịch sai [K5] Trong nguyên bản phần ghi chép của Ônga Nhikôlaiepna có thông báo rằng, bạn bè của Puskin chỉ thấy có một cách duy nhất để tránh đấu súng: Đantes phải cưới Ekaterina [28]. Tuy nhiên, cũng thấy thông tin cho biết khá nhanh lệnh của Nga hoàng cho phép người theo đạo thiên chúa giáo cưới người theo chính thống giáo. Nhikôlai I không còn khăng khăng đòi Đantes phải tuyên thệ khi lấy quốc tịch Nga trước khi làm đám cưới, nhưng chú rể phải hứa không bắt vợ tương lai từ bỏ chính thống giáo của Nga Hy Lạp. [29]. Ekaterina Nhikôlaiepna đồng ý chấp nhận để các con được sinh ra trong cuộc hôn nhân này sẽ theo đạo thiên chúa giáo.[30]
Sau này, “ông bố nuôi” của Đantes là Ghekeren có viết cho Nheseorold rằng “với đám cưới này, Đantes đã đóng gông vào cổ mình suốt đời “[K6]

Đantes không một lần đến nhà vợ sắp cưới., Ekaterina Nhikôlaiepna chỉ gặp Đantes ở nhà bà dì mình, Dagriaskaia, là ngự tiền phu nhân thuộc Đoàn tuỳ tùng chuyên phục vụ hoàng hậu. Lễ cưới được tổ chức ngày 10 tháng giêng năm 1837. Dì Dagriaskaia rất cố gắng để hôn lễ được tổ chức trong phạm vi thật hẹp: chẳng hạn, cô khẩn khoản “do sợ có người tò mò quá”[32], đề nghị Xôphia Karamdina (trong giới thượng lưu, bà được coi là người ác mồm ác miệng), tuy được các chị em nhà Gontrarôp mời đến đám cưới, nhưng không nên có mặt thì tốt. Karamdina đã tỏ ra rất tiếc là không đến nên không có điều kiện chứng kiến xem những người tham gia vở kịch huyền bí này trong cảnh kết thúc sẽ ra sao”[33]

Lễ cưới được tiến hành theo hai nghi lễ: nghi lễ theo nhà thờ thiên chúa (tại nhà thờ Nữ thánh Ekaterina Aleksandriskaia trên phố Nhepski, nhà 32-34) và nghi lễ theo chính thống giáo (ở nhà thờ Isaakiépski) [34] Cha và mẹ đỡ đầu phía cô dâu là Grigôri Strôganôp và vợ ông ta, về phía chú rể, mẹ đỡ đầu là M. D. Nheshelrôd. Sau lễ cưới, Strôganôp đại diện lên phát biểu mở đầu tiệc cưới [35]
Cùng tham dự lễ cưới có mấy chị em Natalia và Aleksandra của Ekaterina và hai anh Dmitri và Ivan đã đến Peterburg chỉ cốt dự phần lễ cưới, nhưng họ không ở lại dự tiệc cưới. Sau phần lễ cưới, hai anh em nhà Gontrarôp không ghé thăm dì Dagriaskaia, có lẽ, họ coi dì là người có lỗi trong các vụ việc đã xảy ra, nên rời thủ đô ngay.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ru.wikipedia.org kể về Puskin, Cuộc đấu súng

6.Cuộc đấu súng
Theo ước tính của các nhà Puskin học, việc thách đấu với Đantes ít nhất là lần thứ 21 trong đời Puskin. Ông là người chủ động thách đấu trong 15 lần và chỉ có bốn cuộc đấu súng đã diễn ra, các lần thách đấu còn lại không xảy ra đấu súng nhờ các bên giảng hoà với nhau, chủ yếu do bạn bè của Puskin đã nỗ lực giải toả xung đột, 6 trường hợp còn lại do đối phương lên tiếng thách đấu, chứ không phải tại Puskin.
Ngày 4 (16) tháng 11 năm 1836, bưu điện thành phố chuyển cho Puskin và một số bạn bè của ông một bức thư bêu xấu bằng tiếng Pháp, trong thư, Puskin được chứng nhận đã có “bằng công nhận danh hiệu người mọc sừng”; trong văn bản chứng nhận Huân chương nhảm nhí này có bóng gió nói tới việc không chỉ Đantes mà cả hoàng đế Nga đang quan tâm, chăm sóc N.N.Puskina.

Nhà thơ nhận được tấm bằng này vào ngày 4 (16) tháng mười một năm 1836

Bằng chứng nhận hiệp sĩ mọc sừng
Các hiệp sỹ bậc một, các thủ lĩnh và hiệp sỹ đạt Huân chương mang sừng cao quý nhất đã tập trung tại Đại hội đường xét duyệt Huân chương, dưới sự chủ toạ của thủ lĩnh tối cao Huân chương cao quý, đã nhất trí bỏ phiếu bầu chọn ngài Aleksandr Puskin là hiệp sĩ của danh hiệu mọc sừng vĩ đại và Huân chương nhà viết sử quốc gia.

Tổng thư kí trọn đời, bá tước I.Borkh [85]

Một đoạn trích từ thư A.X.Puskin gửi L. Ghekeren
Viết ngày 14 (26) tháng giêng năm 1837
Tôi buộc phải thừa nhận rằng, thưa ngài bá tước, vai trò của ngài không hoàn toàn trong sáng. Ngài là đại diện cho Đức Vua, mà ngài lại là ông bố đi làm cái việc mối manh cho con trai mình. Rõ ràng là, toàn bộ hành vi của con ngài là do ngài dẫn dắt (nói chung, là việc làm rất không khéo léo). Hiển nhiên là ngài đã chỉ dẫn con ngài có nhiều việc làm hư đốn, nhiều điều quá đáng con ngài đã táo tợn viết ra. Hệt như một bà già vô liêm sỉ, ngài đã bám sát theo vợ tôi ờ mọi nơi mọi chỗ để kể về mối tình của đứa con được sinh bất hợp pháp hay kẻ được gọi là con trai ngài…
Aleksandr Puskin [95]

Do đã xem thư và kết luận rằng tác giả bức thư là Ghekkeren, ngay chiều tối ngày 4 tháng mười một [9], Puskin đã gửi thư thách đấu súng tới Đantes. Một tuần sau ngày có lời thách đấu, Giogiơ Đantes đã cầu hôn Ekaterina Gontra rôva - chị gái cả của Natalia Nhikôlaiepna và, đương nhiên, nay là anh em đồng hao với Puskin. Do Đantes đã thành chồng chưa cưới của Ekaterina, nên Puskin buộc phải thu hồi lời thách đấu của mình (còn nhờ có cuộc gặp của Nga hoàng Nhikôlai I với Puskin tối ngày 23 tháng giêng, Puskin đã hứa với Nga hoàng sẽ không tham gia đấu súng và sự dàn xếp do trung gian là V.A. Giukôpski đã giải thích rằng Đantes thực sự chỉ theo đuổi Ekaterina, chứ không phải Natalia, bằng chứng là Đantes chuẩn bị làm lễ ăn hỏi Ekaterina đấy thôi).Tuy nhiên, Puskin vẫn khước từ mọi quan hệ với Đantes và chuyện này, theo hồi ức của Đandaz [6], vẫn là nguyên cớ gây bức xúc cho cả hai phía và mọi sự dẫn tới chỗ làm tình hình tiếp tục xấu thêm.

Việc xã hội thượng lưu Peterburg thẩm thì bàn tán không hề dừng lại và tin về đám cưới của Đantes với Ekaterina càng làm chuyện đàm tiếu thành nặng nề hơn. Dư luận đồn đại rằng Đantes quyết định cưới người anh ta không yêu (- Ekaterina) là hy sinh bản thân mình để “cứu danh dự của người tình”[91](ám chỉ: Natalia Puskina).

Sau lễ cưới của Đantes và Ekaterina, mâu thuẫn giữa Puskin và cha con nhà Ghekkeren vẫn chưa giải quyết xong và ngay sau đám cưới này, bắt đầu bùng lên trong giới thượng lưu nhiều tin đồn và truyện giễu cợt (những trò chơi chữ theo phong cách lính tráng) nhắm vào Puskin và gia đình ông. Thời điểm có tính bước ngoặt là ngày 23 tháng giêng, trong vũ hội ở nhà bá tước Vôrônsốp- Đaskốp. Tại đây, Đantes đã to tiếng sỉ vả Ekaterina và cả Natalia trước mặt mọi người. Ngày 26 tháng giêng (7 tháng hai) năm 1837, Puskin gửi cho Ghekkeren- cha một lá thư (trên cơ sở bức thư được viết từ lúc xảy ra xung đột lần đầu vào tháng mười một), trong thư, Puskin đã nói một cách rất khốc liệt tính cách cả ông bố lẫn con nuôi, tuyên bố rằng Puskin không muốn dây dưa vào bất cứ việc gì có mặt hai cha con nhà này. Puskin biết rằng lá thư này mang tính sỉ nhục quá rõ và sẽ đưa tới cuộc đấu súng mới. Ngay trong ngày hôm đó, Luy Ghekkeren, thông qua viên thư ký của đại sứ quán Pháp là tử tước D Arshiac gửi thư báo cho Puskin biết rằng, thay mặt cha, Đantes sẽ thách đấu với Puskin, do lời lẽ bức thư đã xúc phạm quá nặng nề, nên cuộc đấu súng phải tổ chức trong thời hạn ngắn nhất. Puskin không bàn soạn với ai, lập tức chấp nhận những điều khoản đấu súng khắt khe do tử tước D Arshiac soạn thảo bằng văn bản.

7.Cái chết của Puskin
Cuộc đấu súng với Đantes diễn ra ngày 27 tháng giêng trên bờ sông Đen. Đấu súng bắt đầu khi Đandas vẫy mũ để ra hiệu lệnh. Đantes và Puskin bước về phía nhau. Puskin đến giải phân cách trước rồi dừng lại, bắt đầu nhằm bắn. Đantes còn cách giải phân cách một bước chân nữa, anh ta bắn trước (khoảng cách chừng 11 bước là 7 m). Đạn đi trúng bụng Puskin. Puskin ngã xuống. Hai người làm chứng chạy lại gần nơi Puskin nằm, Đantes đứng nguyên tại chỗ. Puskin nói rằng, mình chuẩn bị bắn. Khi Puskin ngã ra, nòng súng cắm vào tuyết, vì vậy Đandas đưa cho Puskin khẩu súng khác. Đantes đứng nghiêng người, lấy cánh tay phải che phần ngực.
Hơi nhổm người dậy, tay trái chống xuống tuyết, Puskin nổ súng. Đantes đổ gục xuống. Puskin hỏi anh ta, đạn trúng vào đâu, Đantes đáp:” Tôi nghĩ là trúng ngực”. Puskin hét to: “Tuyệt thật!” Cuộc đấu súng chấm dứt.

Tình hình sức khoẻ của Puskin trầm trọng hơn còn là do, không có bông băng mang theo, không có bác sỹ, Đandas đã chở Puskin về nhà riêng, chứ không đưa đến bệnh viện. Đường đi mất một giờ rưỡi, suốt thời gian này, Puskin chảy máu nhiều. Sau đó, Đandas đi tìm bác sỹ mất gần ba tiếng, vì đến tìm ba bác sỹ mà không gặp một vị nào. Từ lúc bị thương, Puskin luôn tỉnh táo, và thậm chí còn chuyện trò vời người đến thăm.

Có tin đồn đại rằng Đantes được cứu sống là nhờ chiếc khuy áo khoác, nơi đạn tìm đến. Nhưng vấn đề không hoàn toàn như vậy. Đantes thoát chết là nhờ dáng đứng nghiêng, vì đạn xuyên vào cánh tay, chứ không vào ngực. Thêm nữa, đạn xuyên qua lớp vải áo khoác, chạm vào khuy khoá đã làm giảm lực xuyên của đường đạn đi.

Puskin bị thương: viên đạn va vào ổ xương đùi rồi chui vào ổ bụng.. Suốt đêm 27 kéo dài rạng sáng 28 tháng giêng, Puskin vật vã rất nhiều do đau dữ dội, máu chảy liên tục. Các bác sỹ chỉ còn cách duy nhất giúp ông bớt đau là dùng đá lạnh trườm vết thương mà thôi. Với y học thời đó, loại vết thương này chắc chắn gây thương vong.

Bác sỹ Arendt tới và khám rất kỹ vết thương. Puskin đề nghị bác sỹ cứ nói thật cho ông biết tình hình vết thương của mình, ông nói thêm rằng dù câu trả lời có kết quả nặng nề đến đâu thì ông vẫn không sợ, nhưng ông cần biết tình trạng thật của mình để còn kịp giải quyết một số việc cần thiết.
-Nếu vậy, - Arendt đáp lời,- thì tôi phải nói thẳng với ngài rằng, vết thương của ngài rất nguy hiểm và tôi gần như không còn chút hy vọng nào ngài sẽ khoẻ lại được. (trích hồi ký của Dandas [23]).

Trong những ngày cuối cùng của Puskin, theo lời kể của bạn bè, Natalia vẫn không hết hy vọng ông sẽ sống. Khi Puskin biểu hiện người càng yếu hơn, ông đề nghị không giấu diếm tình hình của ông mà phải cho nàng biết: “Cô ấy không biết giả vờ; các vị biết rõ cô ấy, cô ấy cần phải được biết mọi chuyện”[99]. Puskin cho gọi vợ lại vài lần, và hai người ở bên nhau, mọi người ra ngoài cả. Ông nhắc đi nhắc lại rằng, Natalia Nhikôlaiepna không có lỗi gì trong những chuyện đã xảy ra và rằng ông lúc nào cũng tin tưởng vợ ông [99] Puskin có trăng trối với Natalia: “Em hãy về quê đi. Hãy để tang anh trong hai năm, rồi sau đó gặp ai thì đi bước nữa nhé. Chỉ có điều, nhớ lấy một người tử tế thì tốt”

Trước khi ra đi, Puskin đã gắng thu xếp một số vụ việc rất bức thiết của mình, đã trao đổi thư với Nga hoàng Nhikôlai I. Puskin ký đơn xin tha bổng cho người làm chứng Đandas. Có hai người chuyển giúp thư đi và thư đến là: V. A. Giukôpski, nhà thơ, vào thời điểm đó là quan tư vấn chính thức cho người kế vị ngai vàng, hoàng đế tương lai Aleksandr II[99] và N.Ph.Arendt bác sỹ riêng của Nhikôlai I.

Nhà thơ tỏ lời xin lỗi Nga hoàng vì đã vi phạm điều Nga hoàng yêu cầu ông không được tham gia đấu súng:
-…thần đang đợi một lời tha lỗi của bệ hạ, để thần có thể chết một cách thanh thản…
-Nhikôlai I: Nếu Chúa đã không cho Trẫm và khanh còn được gặp nhau trên cõi đời này, thì Trẫm gửi khanh lời tha lỗi này và lời mong muốn để khanh ra đi luôn là con chiên ngoan đạo. Khanh không phải lo lắng về vợ và các con, Trẫm nhận chăm sóc họ thay khanh.

Nhikôlai I đã giữ lời hứa với nhà thơ, ngài ký lệnh:
1.Trả giúp hết các khoản nợ.
2.Thanh toán khoản nợ do cầm cố điền trang của người cha để lấy lại điền trang này.
3.Cung cấp tiền hưu cho vợ goá nhà thơ và tiền trợ cấp cho các con gái đến lúc lấy chồng.
4.Tiếp nhận các con trai nhà thơ vào trường võ bị và cấp 1500 rúp cho mỗi con trai cho tới lúc học xong ra phục vụ.
5.Trích ngân khố để xuất bản sách của nhà thơ và tiền bán sách thuộc về vợ nhà thơ và các con.
6.Trợ cấp một lần 10.000 rúp.

(Theo ước tính của nhà puskin học Nhikôlai Smirnôp-Sôkôlski, trong 17 năm hoạt động sáng tác văn học, Puskin đã thu về 2 triệu 200 ngàn đô la theo giá ngoại tệ hiện nay. Tuy nhiên, tại thời điểm ông mất đi, ông có một khoản nợ rất lớn do vay của nhiều chủ nợ tư nhân và ngân khố, số nợ này tương đương 81 triệu 170 ngàn rúp theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Trung ương Nga.)

Khi nhập quan cho Puskin, theo nguyện vọng trước khi mất của Puskin, Natalia Puskina yêu cầu người nhà mặc cho ông bộ áo đuôi tôm, chứ không phải trang phục đại lễ của tiểu đồng thị vệ chuyên phục vụ hoàng đế. (Trong Đoàn thị vệ cận thần phục vụ hoàng đế, thì tiểu đồng thị vệ - камер-юнкер là thuộc bậc hai. Puskin không thích chức vụ đó, nên ông ác cảm với bộ trang phục đại lễ này)
Lễ tang của Puskin được tiến hành tại nhà thờ Kônhỉushennaia, do rất đông người dự, nên vào cửa phải theo giấy mời. (Lúc đầu định làm tại nhà thờ Admiranchâystvow, tên gọi thời đó là nhà thờ Isaakiepski)

A.Puskin được chôn cất trên đất thuộc nhà thờ Sviatogorski, tỉnh Pskôp [109]. Tháng tám năm 1841, theo ý nguyện của Natalia Puskina, trên mộ của ông, nhà đã đặt tấm bia là tác phẩm của nhà điêu khắc Aleksandr Permagôrôp (1786-1854).

Việc chồng chết là cú sốc nặng nề với Natalia. Natalia rất đau khổ và phát ốm luôn. Sau lễ tang, Natalia về điền trang của gia đình ở với anh trai và sống lặng lẽ cùng các con.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ru.Wikipedia.org kể về Puskin và chị gái vợ Aleksandra

8.Puskin và chị gái vợ Aleksandra

Trong chuyên ngành Puskin học, không có ý kiến thống nhất về quan hệ giữa Aleksandra Nhikôlaiepna và Puskin. Một thời gian khá lâu, có ý kiến cho rằng, chị hai của nhà Gontrarôva đã say mê Puskin và thậm chí có quan hệ tình ái với Puskin. Ý kiến này ra đời là do ảnh hưởng qua nhiều câu truyện kể của vài người cùng thời - một người quen thân Đantes bá tước A. Trubetskôi, cũng như của V. Viademski qua giọng kể lại của Bartenhep. Nhưng những nhân vật này, chỉ kể lại lời của Polechika, là người mà chính Aleksandra Nhikôlaiepna đã tự thú nhận với. Chuyện này, những tác giả đã xuất bản số thư từ của mấy chị em nhà Gontrarôvư, cả Ôbôđốpskaia lẫn M. Đemenchiep coi là điều không thể xảy ra - Aleksandra chưa từng đặc biệt thân thiết với Polechika, và theo ý kiến họ, không bao giờ Aleksandra lại tự thừa nhận những chuyện như vậy.[14]
Trong nhiều hồi tưởng của mình, con gái của Natalia và LanSkôi là Arapôva có nhắc lại những tin đồn về quan hệ như thế. Dựa vào bằng chứng là lời một nhũ mẫu, Arapôva kể lại một chuyện là, một lần, Aleksandra bị mất dây chuyền có đính hình cây thập tự, là vật bất ly thân, thứ nàng không bao giờ cởi ra khỏi cổ, đám gia nhân đã phải lục tung mọi vật trong nhà và tìm thấy chiếc dây chuyền rơi trên giường ngủ của Puskin. Hai tác giả Ôbôđôpskaia và Đemenchiep cực lực bác bỏ thậm chí cả khả năng Aleksandra là tình nhân của Puskin. Mối quan hệ thân tình giữa hai chị em gái còn tiếp tục đến cuối đời của Natalia Nhikôlaiepna, còn chuyện, mặc dù có đôi chút khó khăn với Lanskôi, Aleksandra vẫn cùng sống với gia đình mới của em gái, cho tới lúc Aleksandra đi lấy chồng, mọi thứ đều chống lại giả định này. Còn thông tin rằng, Puskin không cho phép chị vợ Aleksandra Nhikôlaiepna chào vĩnh biệt ông trước khi chết bị bác bỏ bởi các đoạn hồi ức của Đandas: “Puskin tỏ ý muốn gặp vợ, các con và chị vợ để vĩnh biệt họ”[15]

9.Con hợp pháp của Puskin

A.S. Puskin có với Natalia bốn con:
1.Maria (khi lấy chồng, mang họ Gar tung) (19 /05/1832-7/03/1919)
2.Aleksandr (6/7/1833 - 19/07/1914)
3.Grigori (14/05/1835- 15/08/1905)
4.Natalia (lấy chồng đầu tiên, mang họ Đubent, lấy chồng lần hai, mang họ bá tước Merenberrg), (23/05/1836 - 10/03/1913.)

1.Maria có hình thức rất xinh và ở tuổi hai mươi đã làm trong Đoàn ngự tiền phu nhân phục vụ hoàng hậu. Mặc dù được giới nam quan tâm đặc biệt, Maria chỉ lấy chồng khi đã tròn hai mươi tám tuổi. Chồng Maria là một vị nam phu xứng đáng, thiếu tướng Lêônit Gartung, phụ trách quản lí nhiều cơ sở nuôi ngựa của hoàng gia. Cuộc đời ông bị cắt ngang bởi một sự kiện bi thảm: ông bị buộc tội làm thất thoát tài sản, tham nhũng, một cách oan uổng. Bị sỉ nhục đến mức tận cùng, ông đã tự tử. Chuyện này xảy ra năm 1877. Maria không có con cái và sau khi chồng chết, nàng không lấy ai, đã giành hết phần đời còn lại lo nuôi nấng các cháu và cũng làm mọi việc có thể để góp phần giữ mãi tên tuổi của cha. Maria chết sau cách mạng, năm 1919, ở Matxcơva. Có nhiều nguồn tin cho rằng Maria lâm vào cảnh tuyệt vọng đáng sợ- sống trong nghèo khổ và thường xuyên bị đói do thiếu ăn, mặc dù, uỷ viên trưởng Ban dân uỷ giáo dục Lunatra rski có làm thủ tục xin cấp lương hưu cho Maria nhưng Maria chưa kịp hưởng chút đặc ân này.

2.Aleksandr tốt nghiệp trường võ bị Pagiẻski, theo nghề quân nhân chuyên nghiệp. Được Nga hoàng thưởng mười một Huân chương, nhận ba Huân chương nước ngoài, được phong tướng kị binh. Lấy vợ hai lần và sống tới tuổi 81.

3.Grigôri, giống anh trai, tốt nghiệp trường võ bị Pagiẻski và suốt đời trong quân ngũ. Khi về hưu, mang hàm đại tá. Sống yên bình tại Mikhailopskoie, lấy vợ muộn (ở tuổi 49). Vợ là Varvara Môshkôva (Mennhinkôva). Grigôri đã dồn nhiều công sức để giữ gìn viện bảo tàng của cha và làm việc hết sức mình. Chuyên tâm vào việc sắp xếp bảo tàng, duy trì việc trao đổi thư từ, tổ chức nhiều dạ hội sáng tạo tưởng niệm nhà thơ. Mất năm 1905.

4.Đặc biệt thú vị là số phận Natalia hay “cún con Tasa”, theo cách gọi khi ở nhà. Nàng chưa kịp biết mặt cha thì ông đã mất. Mười bảy tuổi, Tasa lấy chồng là đại tá Mikhail Đubent, nhưng cuộc hôn nhân thất bại, trong chín năm, nàng sinh được ba con. Ông chồng luôn say rượu và nướng vào cờ bạc hết sạch tiền. Nàng chuyển sang Châu Âu sinh sống. Sau đó, nàng gặp Nhikôla Genhelm, là con cháu dòng quý tộc lâu đời, hoàng tử dòng tộc Nasay, rồi thành vợ ông này, sinh hạ ba con nữa, Natalia Puskina (bây giờ, mang họ chồng nam tước Merenberg) mất năm 1913, sống lâu hơn chồng được 8 năm.

(Bạn thích thì xem chủ đề tiếp đây, còn không thích - thì bỏ qua - coi như chưa nhìn thấy!!!)

1.”Con rơi “của Puskin

Có lẽ, nhiều người đã nghe đến “bản danh sách những người đẹp” mà Puskin từng theo đuổi, tất nhiên, có thành công, và có cả thất bại. Trong thư viết cho Vera Viademskaia, ngay vợ mình là Natalia Nhikôlaiepna, ông đã gọi là mối tình thứ “113”. Nhưng vì sao, chúng ta lại phải tin một bà Vera Viademskaia nào đó? Bà là bạn thân của Puskin và thậm chí còn xem Puskin là con nuôi của bà. Có nhiều chuyện thuộc đời tư của riêng ông mà chúng ta biết được là nhờ số thư từ trao đổi với V. Viademskaia.

1.Pavel Ivanôp
Vào tháng giêng năm 1825, hình như, trong một cuốn vở của Puskin, đã xuất hiện 5 dòng trong một bài thơ viết dở dang, ở đó có câu:
Chắc các bạn cười chê, tôi say đắm
Một cô nàng bạo dạn, chỉ biết dọn nhà thôi.
Ta có thể trích lời của Nhikôlai Petrakôp cho dễ hiểu một cách đại khái chuyện này:
“Nhà thơ Puskin biết rất rõ tính cách và nguyên tắc “thói trăng hoa của tầng lớp trên ở nước Nga thời nông nô nói chung và trong hoàng cung nói riêng. Chủ đất luôn có quyền tự nhiên được ăn ngủ cùng các cô gái nông nô của mình. Nói chung, Puskin không chỉ không một chút nghi ngờ về tính chất đương nhiên của truyền thống này, mà còn nhiều lần tận dụng đặc quyền đó của giới chủ đất. Chỉ vì một lí do là, Puskin cũng là một chủ đất. Và, cô gái, tất nhiên, phải coi việc chủ đất để mắt tới mình là một đặc ân quá lớn. Ờ phạm vi hoàng cung, thì hoàng đế đóng vai chủ đất, còn ở vai thôn nữ nông nô - không có trường hợp ngoại lệ, là toàn bộ các quý cô trong giới thượng lưu, một khi các thần dân nữ này đã được phép có mặt trong hoàng cung.

Năm 1824, Puskin bị đưa về Mikhailopskoie chịu án quản thúc, Kalashnhikôp là lí trưởng ở làng này. Nhà thơ trẻ đã say mê cô con gái 18 tuổi của Kalashnhikôp, cô nảy tên là Onga. Puskin và thiếu nữ nông nô Ônga đã sống chung trong khoảng một năm rưỡi. Họ đáng ra có thể kéo dài hơn cảnh sống này, nhưng Ônga đã có bụng, và tình huống không dễ chịu này phải tìm cách xử lí thế nào đó cho êm xuôi. Việc Ônga có bầu làm Puskin lo lắng thực sự. Nhà thơ không muốn chuyện này loang rộng ra, vì vậy quyết định tìm cách giữ Ônga sống thêm một thời gian ở Matxcowva cho tới lúc sinh nở, còn đứa bé khi được sinh ra, sẽ đem gửi trại trẻ của giới quý tộc. Nhà thơ Puskin đã viết thư nhờ bạn mình, nhà thơ Viademski, lo giúp vụ này, nhưng Viademski khéo léo từ chối, khuyên Puskin nên nói hết sự thật cho ông bố của Ônga biết, nên chuộc Ốnga để giải phóng nàng khỏi địa vị nông nô rồi cưới nàng. Nhưng nhà thơ nhất định không làm một việc có tính chất hy sinh bản thân như vậy. Kết quả, Kalashnhikôp cùng cả gia đình được chuyển về Bôlđinô, và để bịt miệng ông bố cô gái không kể lể lung tung, người này được nâng bậc lên chức quản lí điền trang. Ônga sinh một bé trai, đặt tên là Pavel, nhưng phận bé không được sống lâu, mới hai tháng tuổi, bé trai đã chết vào tháng chín năm 1825. Và đúng ra, chuyện phải chấm dứt tại đây, nhưng không phải vậy.
Muốn giải quyết dứt điểm vụ này không đơn giản, vì một bên là Puskin thấy có lỗi do gây ra chuyện này, bên kia là gia đình Kalashnhikôp thì tham lam. Cuối cùng, cả gia đình viên quản lí điền trang được giải phóng thoát kiếp nông nô, Ônga được gả cho một đám xứng đáng, nhà quý tộc Kliutrarep. Năm 1831, Ônga thành nữ bá tước Kliu trareva, nhưng có điều lạ là, kể cả khi Ônga và Puskin đều đã có gia đình riêng, thì Ônga vẫn thỉnh thoảng xin tiền trợ cấp từ Puskin.
Người cha của Ônga không đòi hỏi gì, mà tự mình vơ vét mọi thứ có thể lấy được từ điền trang nhà Puskin. Sau 8 năm Kalashnhikôp làm quản lí, điền trang Bôlddino từ chỗ phong lưu ngày nào, nay thành sa sút, tan hoang. Nông nô nhiều lần kêu than với chủ đất là cha của nhà thơ Puskin rằng, Kalashnhikôp lột của họ đến mảnh áo cuối cùng, nhưng chủ đất không có một hành động cụ thể nào vì không để tâm đến phương diện tài chính mà phó mặc nông nô cho Kalashnhikôp tha hồ tác oai tác quái.
Giờ, ta hãy xem qua vài lá thư mà Puskin và Viademski đã trao đổi với nhau, có liên quan tới vấn đề ta vừa nói.
Nhà thơ Puskin viết:
“Anh Viademski thân mến của tôi,; anh im lặng, tôi lặng im, và ta làm mọi việc vẫn tốt cả - hôm nào dỗi dãi ta mới hàn huyên đôi câu với nhau. Thôi chuyện hôm nay là khác nhé. Tôi nhờ một cô gái rất đáng yêu và tốt hiền chuyển thư này tới anh, một người bạn của anh đã sơ suất làm cô ấy có bầu. Tôi trông cậy vào tình bạn và lòng thương người của anh. Anh hãy cưu mang cô này, cho ở lại Mátcowva và cho cô ta ít tiền mà cô ta cần, sau đó đưa về ở Bôlđino (về điền trang tôi sẽ được hưởng theo thừa kế, ở đó có nuôi gà, vịt, gấu nữa). Anh thấy đấy, trong việc này có khối chuyện để viết cả một thông điệp theo tinh thần của Giukốpki về cha cố.. nhưng con cháu không cần biết về những chiến công giàu lòng thương người của chúng ta.
Đồng thời, với lòng thương con của người cha, tôi mong anh hãy quan tâm đến đứa trẻ sẽ ra đời. Có khi sẽ là một bé trai, Phải gửi bé vào một trại trẻ mồ côi thì tôi không muốn, liệu có cách nào tạm gửi bé đến một làng nào đó được không - dù cho về làng Ốtphevo cũng được. Bạn thân mến của tôi ơi, nói có chúa chứng giám, tôi thấy hơi áy náy trong lòng, nhưng giờ là lúc chẳng còn đầu óc nghĩ đến chuyện lương tâm nữa. Chào anh nhé, vị thiên thần của tôi, bạn có ốm đau, bệnh tật gì không đấy? tất cả chúng ta, ai chả ốm đau - mỗi người đều mang một bệnh gì đó. Mong anh trả lời tôi cho biết tin chi tiết nhé”
Viademski trả lời:
“Tôi vừa nhận được thư anh, nhưng bản công hàm sống của anh thì tôi chưa được gặp mặt, thư do người của anh chuyển lại. Bản công hàm sống của anh đã đi theo bố và cả gia đình về Bôldino rồi, ở đấy, cha của anh đã cho người kia làm quản lí điền trang. Có cách nào để giữ con gái ông ta ở lại và được ích lợi gì nhỉ? Cha cô ta mà không biết - thì không thể làm gì được, mà ông ta đã biết chuyện rồi, thì tốt nhất cứ để cô ta sống cùng gia đình mình là hay hơn cả. Tôi có lời khuyên là: anh hãy viết một lá thư nửa yêu đương, nửa hối hận, nửa lấy giọng ông chủ đất cho ông bố vợ lầm lạc của anh, anh hãy thú nhận mọi chuyện với ông ta, hãy giao cho ông ta số phận của con gái và sinh linh nhỏ bé sắp ra đời, nhưng hãy đổ hết trách nhiệm lên đầu ông ta, đồng thời vẫn phải nhắc nhở ông ấy rằng, theo ý Chúa, sẽ đến ngày, anh trở thành chủ điền trang này, nơi ông ấy đang phục vụ, và lúc đó anh sẽ tính sổ với ông ta theo cách cư xử tốt hay xấu khi thực hiện nhiệm vụ anh đã giao cho ông ta. Tôi không thấy còn cách giải quyết nào khác tốt hơn để thu xếp ổn thoả vụ này, một cách hợp lương tâm, hợp lí và đôi bên cùng có lợi. Tôi sẽ rất vui khi làm người tiếp nhận đài phun nước Bạctrisaraiski bất hợp pháp của anh, và liều lĩnh tiến hành cuộc cãi vã kiểu tiếu thuyết kinh điển mới, dù là với ông Sergây Lvovvich hay với tay danh ca của Buianôp, nhưng nhiệm vụ đã không được thực thi và không đạt yêu cầu đề ra…(…). Hình như, chẳng còn cách làm nào khác nữa. Như tôi đã nói, rằng, trong bất cứ trường hợp nào, việc lưu giữ cô gái ở lại (ou peu s’en faut) là không thể rồi.”
Puskin đồng ý với những kết luận của bá tước và đã thông báo cho bạn biết:
“Anh nói đúng, người đam mê thơ nhạc ơi, do được sử dụng quyền của con rể lầm lỗi và ông chủ đất tương lai nên tôi sẽ viết thư thu xếp mọi chuyện cho xong vậy”.

(Theo: dzen. ru
-Вестник истории
13/07/2021;
-Александр Снитовский
Как Александр Пушкин относился к своим крепостным
1 августа 2023)

2.Sôphía Vôrôntsôva
Mùa hè năm 1823,tại Ôdessa, trong vũ hội, nhà thơ làm quen với Elidaveta Vôrơnsôva đầy hấp dẫn và phải lòng nàng, nhưng bị chồng nàng là thị trưởng Odessa, vốn có tính ghen dữ dội nên tách ra xa. Theo lời chị gái nhà thơ là Ônga kể lại, thì ngay tại Mikhailopskoie nhà thơ đã nhận từ Elidaveta vài bức thư và trong một lá thư đó, vợ viên thị trưởng thành phố đã thú nhận rằng, nàng đang có bầu, nhưng nhà thơ đã đốt ngay lá thư đó (Pavel Shegôlép “Puskin và 113 người đẹp của thi sỹ”.
Ngày 3 tháng tư năm 1825, Vôrônsôva đã sinh hạ bé gái Sôphía, nhìn hình thức đã thấy khác các con của nàng, bé gái có cặp môi dầy và có nước da ngăm ngăm. Vôrônsôp đã không công nhận con, cho bé đi học ở London, sau đó khi cô gái trường thành, đã được gả cho bá tước Andrây Shuvalôp. Nói chung, trong câu chuyện này, còn một người được nêu tên có khả năng là bố thật - là một người bạn của Puskin, mang tên Aleksandr Raiepski, vì bà vợ viên thị trưởng thành phố cũng đang quan hệ gần gũi với nhân vật này trong cùng thời gian.

3.Leônchiep Đembinski
Câu truyện gần như có tính huyền thoại được biết nhiều là nhờ tác giả tạp chí “Israil” Ông này tên là Mikhail Kharitôn, đã miêu tả cuộc tình của Puskin với một phụ nữ Balan, tên là: Angielika (NN). Có người cho rằng, nàng có con trai với Puskin, số phận bé trai này được Nhikôlai Raiepski lo cho - ông đã gửi bé này về điền trang của mình, ở đây cậu được đặt tên là Lêônchi Đembinski. Le ônchi lớn lên làm thư kí cho Raiepski, có quan hệ yêu đương với một thiếu nữ quý tộc dòng họ Bôrôddinuw, và phụ nữ này sinh hạ một bé trai, sau đó được gửi cho một gia đình Do thái. Ở gia đình mới, cậu bé mang tên Đavids và họ Bịurônstein và sau này trở thành người cha sinh ra thiên tài nhuốm máu cách mạng - Lép Trôski.

4.Ngoài ra, trong thời gian sống lang thang cùng một nhóm người di gan tại Bessarabia, Puskin có quan hệ tình cảm với thiếu nữ di gan tên là Demphira và nàng sinh một bé gái.
Nguồn: https://kulturo...s/020622/53423/

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Kể thêm vài chuyện khác

Chú thích của Nabô kôp
Về việc gia đình Puskin nhận hợp tác quản lí nhà thơ tại Mikhailôpskoie

Hình như, trong khoảng thời gian giữa các ngày 13 tháng 6 năm 1824 và ngày 5 tháng chín, Puskin đã ngừng công việc sáng tác tiểu thuyết thơ của mình. Nhà thơ rời Odessa vào ngày 31 tháng bảy và lên đường bằng xe đưa thư theo một lịch trình do cảnh sát vạch sẵn, đi qua Nhikolaiep, Elidavetgrat, Krementruk, Trẻnhigôp, Môghilép và Vichepsk, đến Ôpôtrka vào ngày 9 tháng 8 và như vậy, đoạn đường 1075 dặm đi mất 10 ngày (82). Ngày 4 tháng mười, thống đốc B.Aderkaz (83) đã thông báo cho Ph. Pauluutri, viên tướng kiêm thống đốc vùng Baltic, (84), rằng quan tư vấn nhà nước Sergeey Puskin đã đồng ý hợp tác với chính phủ để quản thúc con trai mình theo chế độ nghiêm ngặt tại Mikhailôpskoie, khu điền trang của gia đình gần Ôpôtrka. Cách cư xử của ông bố đã gây ra cuộc cãi lộn trong gia đình vào tháng tám, và khoảng ngày 17 tháng 11, hai bậc phụ huynh của Puskin đã rời đi khỏi Mikhailôpskoie.
===

Chú thích của Nabôkôp
Tin đồn Puskin bị đánh đòn tại Phòng mật Bộ Nội vụ
Ngày 15 tháng 4 năm 1820, bá tước Mikhail Milorodovich, (1771-1825), là tướng kiêm thống đốc của Petersburg, một hiệp sỹ, bon vivant [559] và là một chính khách hay có các việc làm nặng tính khoa trương, đã cho mời Puskin đến nói chuyện về các bài thơ chống đối bạo chúa trong bản chép tay và được coi là của Puskin. Đây là cuộc tiếp chuyện giữa hai quý ông thật sự. Trước sự có mặt của viên tướng, Puskin đã chép lại bài tụng ca tuyệt vời “Tự do”, bài “Noel” đọc thấy hơi ngớ ngẩn (“Ura, nước Nga có bạo chúa sống lang thang.”)và có thể, còn vài bài thơ ngắn nữa, nhưng chúng ta không được biết. Nếu như Miloradovich không có cách làm việc thật thân thiện đến mức đó, thì chưa chắc, nhiều bạn bè có tầm ảnh hưởng rộng của nhà thơ (Karamdin, Giukốpski, Aleksandr Tủghenhep, Traadaep) đã có thể thuyết phục nổi Nga hoàng Aleksandr I làm quyết định cử nhà thơ đến văn phòng của ông lão Indôp, người phụ trách Ban các khu cư dân nước ngoài ở miền Nam Nga (88), và cho phép nhà thơ lưu lại một mùa hè ở Kavkaz và Cruwm để cải thiện sức khoẻ - chứ không, đáng ra đã phải cùm chân tay nhà thơ và tống đi đầy đến những vùng đài nguyên trên miền Bắc lạnh giá. Cùng lúc đó, có tin đồn lan tới Matxcowva và rồi bắn ngược trở lại Petersburg kể rằng, làm theo lệnh Nga hoàng, bá tước Miloradovich đã dùng roi nện cho nhà thơ một trận tại Phòng mật của Bộ nội vụ ở Petersburg. Chuyện được thêu dệt này rồi cũng truyền đến tai nhà thơ vào cuối những ngày tháng tư; Puskin không tìm ra được người phát tin ban đầu này và đã phải đấu súng (chính quyền không biết có cuộc đấu súng này)với người đã phát tán tin đồn trên ra khắp thành phố Petersburg.

Chú thích của Nabôkôp
Về Tolstoi - “người Mỹ”
Ngày 4 tháng năm, bá tước Karl Rôbert Nheselrôđ (1780-1862), bộ trưởng ngoại giao, đã kí lệnh phát cho viên thư lại nhà nước Puskin một ngàn rúp là tiền đi đường và cử nhà thơ làm nhân viên vận chuyển công văn về Ekaterinoslap, nơi đóng tổng hành dinh của Indôp. Một vài ngày sau, Puskin đã rời khỏi Petersburg và chỉ qua lá thư nhà thơ nhận được sau đó, (có lẽ ở Kavkaz), mới biết được rằng, một người nổi tiếng ở Mátcowva hay gây chuyện rắc rối là bá tước Phêdo Tolstoi (1782-1846); người anh họ của người này, có tên Nhikôlai là bố đẻ ra Lep Tolstoi) đã chiêu đãi đám bạn bè ở Petersburg của mình bằng những câu chuyện về việc nhà thơ bị “ăn đòn roi”. (Nhiều chi tiết của vụ này làm tôi có phỏng đoán rằng, Shakhôpskooi cùng với Kachenhin đã tận tâm hết sức bác bỏ tin đồn này.)
Biệt danh của Phêdo Tolstoi, “người Mỹ” là mẫu mực cho chuyện hài hước của Nga: năm 1803, khi đang tham gia cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới nổi tiếng đầu tiên, do đô đốc Krudenstern tổ chức, Tolstoi đã bị trục xuất khỏi đoàn thám hiểm do bất tuân lệnh khi đang ở trên một trong nhiều hòn đảo Aleutski (đảo Kruwsin), và Phêdo buộc phải tự mình tìm đường về nhà xuyên qua Đông Xibir, trong thời gian hai năm. Phedor là anh hùng trong hai cuộc chiến tranh, chiến tranh Nga- Thuỵ Điển (1808-1809) và chiến tranh Nga-Pháp (1812). Tham gia nhiều cuộc đấu súng và làm chết 11 đối thủ. Có tiếng là tay chơi bạc lừa đảo. Trong suốt 6 năm phải đi đầy ở nhiều nơi, Puskin vẫn nuôi ước mơ có ngày đấu súng với Tolstoi và vào tháng 9 năm 1826, ngay sau khi quay trở lại Matxcowva, đã gửi lời thách đấu cho Tolstoi. Nhiều bạn bè của Puskin đã có công giảng hoà hoàn toàn hai đối thủ, đó là kết quả thật tuyệt vời. Tolstoi còn thành nhân vật đáng tin cậy, được tháp tùng Puskin trong việc đi hỏi xin cưới Natalia Gontrarôva[89} Trong lời cuối cùng của “Rútlan và Liudmila” (được sáng tác vào tháng 7 năm 1820 tại Piatchigorsk và trong lời đề tặng “Người tù Kavkaz” (gửi cho Nhik ôlai Raiepski) nhà thơ nhắc lại những chuyện bịa đặt một cách ầm ỹ của đám người ngu ngốc” (lời cuối cùng, dòng 8) và khẳng định: “Tôi là nạn nhân của những lời bịa đặt và những kẻ ngu ngốc quen thói thù hằn” (lời đề từ, dòng thơ 39). Để trả thù trước những lời bịa đặt, qua các bài thơ của mình (1820,1821), Puskin đã hai lần vạch mặt Tolstoi có thói vô đạo đức[560]
Ngày 23 tháng tư năm 1825, nhà thơ của chúng ta đã viết từ Mikhailôpskoie gửi tới Petersburg cho người em trai: “Tolstoi sẽ hiện nguyên hình trong chương 4/“Ônheghin “, nếu như những bài phỉ báng của anh ta xứng đáng phải chịu như vậy… Ở đây, Puskin ý muốn nói những dòng thơ cô đọng, cay độc, được chép tay, (Tolstoi đã viết các bài thơ này vào năm 1821 để đáp lại các bài giễu cợt của Puskin). Puskin có nghe về các bài thơ này vào năm 1822.
Trong bài thơ châm biếm có sáu dòng viết theo thể Aleksandr, Tolstoi nhắc đến “Чушкина» có gốc từ «чушь- chuyện nhảm nhí»và “чушка -thứ bẩn thỉu, đồ lợn bẩn thỉu”, rằng, anh ta cũng có đủ hai má (chắc để khi cần, giơ má ra ăn tát như ai). Ta không hiểu nổi, một người như Puskin vốn có tính thâm thù rất dai, có lòng danh dự rất cao và amour -proper [561] lại có thể tha thứ một chuyện xấu xa như vậy. Chắc chắn không còn một cách nào khác là Tolstoi vào tháng chín năm 1826 đã nhận được sự tha thứ từ Puskin với một cái giá khủng khiếp thế nào.

Tôi cho rằng, khi cân nhắc về nội dung chương 4, Puskin đã sáng tác hai khổ bị bỏ dở dang dưới đây (đã đọc cho Kaverin nghe ở Kaluga ngày 1 tháng 8 năm 1825, Sôbôlépski chép lại theo trí nhớ cho Lôgìnnôp khoảng 1855, và được Anhenkôp xuất bản vào năm 1857, là thơ châm biếm. Với ý định phát triển chủ đề “lời vu khống đáng khinh bỉ” và có thể miêu tả Tolstoi trong các khổ kể về Matxcowva, là nơi gia đình Larin chuyển tới trong chương này.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Một vài chi tiết về thú chơi bài bạc của Puskin

Một số chi tiết liên quan tới thú say mê cờ bạc của Puskin
Theo nhiều quan sát, ở thế kỉ XIX, không có một nhân vật nổi tiếng nào lại không từng đốt thời gian cho việc chơi bài bạc. Грибоедов, Лермонтов, Достоевский, Некрасов, Толстой, Чехов,.. các nhà quý tộc, các chính trị gia, các thương nhân… có tiếng tăm đều được nhắc tên trong danh sách những người ham mê bài bạc.
Tất nhiên, Puskin càng không phải ngoại lệ!

Puskin bắt đầu say mê chơi cờ bạc ngay từ hồi học ở Litse Hoàng thôn: lúc đầu, thỉnh thoảng chơi tí chút trong các lần dự tụ họp đông người ở phòng khách nhà ai đó, hay quan sát người khác chơi. Năm ấy, nhà thơ đang chuẩn bị xuất bản tập thơ đầu tiên của mình. Mùa xuân năm 1820, khi các khuôn in đã xong chỉ còn chờ in, nhà thơ đã thua bạc và phải gán nợ tập thơ cho Nhikita Phsevôlôski, người sáng lập hội văn học “Ngọn đèn xanh”
Puskin thật sự say mê bài bạc trong thời gian đi đầy lần đầu về phương Nam (1820-1824). Nhiều trò cờ bạc đã dẫn nhà thơ đến chỗ đánh nhau, đấu súng và thua bạc nhiều khoản lớn.
Năm 1826, sau đợt bị quản thúc tại Mikhailôpskoie, nhà thơ suýt nữa thì thua bạc phải gán chương năm “Evghenhii Ônheeghin” và cả hộp súng lục. Bản thảo có giá trị tiền bạc rất cao: chủ nhà xuất bản đã trả cho Puskin mỗi dòng thơ là 25 rúp tiền giấy (tiền rúp giấy tồn tại song song với tiền rúp bạc đúc ở Nga được dùng từ 1769 tới 1849 thì dừng, một rúp giấy bằng một phần tư giá trị đồng bạc đúc). May mà cuối cùng, nhà thơ gỡ lại được cả sách và súng lục.
Ngay trong năm 1829, nhà thơ đã có tên trong danh sách theo dõi của cảnh sát Mátxcơva. Trong số 93 người được lưu danh lại, tên nhà thơ đứng dòng 39 với ghi chú là tay chơi bạc có tiếng. Một nhà du lịch người Anh tên là Tômas Rêyke đã nhắc lại câu nói của Puskin trong một lần chuyện trò ở Petersburg như sau: “Tôi thà chết còn hơn không được chơi cờ bạc”
Sau khi lấy vợ rồi, đam mê cờ bạc của nhà thơ có bớt đi chút nào không? Hình như, có bớt. Nhìn chung, không thấy nhà thơ thua bạc các món to nữa. Nhưng bắt tay chơi lão làng dừng thú vui này là điều không thể. “Về mặt tiền nong, anh có lỗi với em hoàn toàn,- nhà thơ viết cho vợ từ Petersburg vào tháng sáu năm 1834,- Đúng là anh có tiền thật, nhưng anh thua bạc hết sạch rồi. Nhưng biết làm gì đây? Anh đang bứt rứt quá, mà phải giải khuây tí chút chứ”
Mấy tháng sau lễ ăn hỏi, Puskin thành thật thú với người bạn P. Pletnhiop:”Cuộc sống của chú rể ba mươi tuổi còn tệ hại hơn ba mươi năm tự do chơi cờ bạc. Tình hình mẹ vợ tương lai thật ngán ngẩm. Đám cưới của tôi cứ hoãn mãi, lùi mãi..”
Vào giữa tháng năm 1830, sau lễ ăn hỏi với Natalia Nhikôlaiepna một tuần, Puskin đã thua bạc mất 24.800 rúp. (Giá một con bò thời đó là 3 rúp).
Qua văn bản, giấy tờ, người ta có thể khẳng định rằng, trong suốt đời mình, nhà thơ đã thua bạc hơn 70.000 rúp. Trên thực tế số tiền thua có thể lớn hơn nhiều. Nhà thơ cũng được bạc, thu về hơn 11. 000 rúp.
Sau khi Puskin mất, Nga hoàng Nhikôlai I đã thanh toán hộ toàn bộ khoản nợ của gia đình Puskin là 138.000 rúp, trong đó có 94.000 rúp tiền Puskin thua bạc chưa trả được.
Aleksêy Vulf là bạn của Puskin đã nói về nhà thơ như sau:
Khi thua bạc nặng nề, con bạc càng hy vọng sẽ có cơ may gỡ lại. Tôi được nghe nhiều lần từ những con bạc khát nước, như Puskin, hay nói: Say mê bài bạc là say mê mạnh nhất trong mọi thứ say mê.
Bá tước P.A. Viademski kể trong Sổ ghi chép cũ của mình:
Trong thời gian bị đi đầy ở miền nam nước Nga, một lần Puskin phải vượt qua mấy trăm vecta đường mới tới được vũ hội, nơi chàng hy vọng sẽ gặp mặt đối tượng thầm mơ của mình, Chàng đến thành phố và ngồi ngay vào bàn đánh bạc, chơi xuyên đêm liền một mạch tới tận gần trưa ngày hôm sau, vậy là nướng sạch tiền vào bài bạc và quên luôn mục đích đến thành phố này là dự vũ hội và gặp gỡ bạn gái.
Tóm lại, (phụ nữ sẽ khó chịu phải nghe điều này) phải nói thẳng ra là, Puskin mê bài bạc còn mạnh hơn mê phụ nữ.

Để kểt thúc chủ đề này, và cũng muốn “biện hộ” cho Puskin, ta có nên nhắc lại câu nói cửa miệng của người Nga:
Hỏi có người Nga nào mà lại không thích phóng xe nhanh và không mê cờ bạc?
(Theo nhiều nguồn báo mạng)

MỐi TÌNH ĐẦU CỦA PUSKÍN

Еkaterina Pavlôpna Bakunhina đã trải qua cuộc đời đáng kính trọng: không hề có tì vết do vướng vào bất kì chuyện scandal và thêu dệt, đặt điều nào. Bà là ngự tiền phu nhân được ân sủng trong đoàn phục vụ hoàng hậu, một hoạ sỹ vẽ chân dung tài năng, là nàng thơ của nhiều hoạ sỹ. Tuy nhiên, Bakunhina được ghi vào sử xanh trước hết là mối tình đầu, đơn phương, của đại thi hào Puskin.

Một thiếu nữ xuất thân từ giới quý tộc thượng lưu
Ekaterina Bakunhina, sau khi lấy chồng, mang họ: Pôltoraskaia, sinh năm 1795, là con gái của Pavel Petrôvich Bakunhin, một nhà văn học Nga, có chức vụ cao và danh hiệu quý tộc và là quan tư vấn trong triều đình. Nàng là cháu gái nghị sỹ Aleksandr Aleksandrovich Saplukốp và cũng là cháu đằng nội của nhà ngoại giao nổi tiếng Dmitri Pavlovich Tatishep.
Hồi nhỏ Ekaterina được học các gia sư, như thường thấy trong các gia đình tầng lớp quý tộc ở nửa thứ hai thế kỉ XVIII. Nàng được hưởng nền giáo dục tại gia rất đáng khen, ngoài ra, gia đình nàng còn sống 6 năm ở Châu Âu. Năm 1804, do gặp khó khăn về tài chính, gia đình Bakunhin buộc phải chuyển về Sankt-Petersburg sinh sống, ở đây, sau khi người cha mất, Ekaterina và hai người em nhỏ tuổi hơn đã được ông nội đón về nuôi tại nhà ông.

“Thế là, tôi đang hạnh phúc”

Năm 1811, em trai của Ekaterina, Aleksandr Bakunhin, xin vào học trường lisê Hoàng thôn mới thành lập, trường này được mở ra nhằm thành chiếc nôi nuôi dưỡng các tài năng xuất chúng của Đế quốc Nga. Mỗi mùa hè, Ekaterina đều cùng mẹ chuyển về sống tại Hoàng thôn, thường đến thăm trường và được mời dự tất cả các vũ hội và ngày lễ của trường Li sê..
Ekaterina Bakunhina, ở tuổi 16, trông ra dáng thiếu nữ, luôn thu hút ánh mắt say mê của đám học sinh nam trong trường. Đôi vai nàng xuôi xuôi, dáng người thanh mảnh và mái tóc màu hạt dẻ uốn lượn của nàng khiến con tim nhiều chàng trai đêm về mơ tưởng đến nàng.
Rất nhiều chàng trai đã chết chìm trong vực sâu đôi mắt màu hạt dẻ của nàng- đó là Manhilski, Pushin và, tất nhiên, cả Puskin. Nhà thơ trẻ bị hạ gục và tuyệt vọng tận cùng. “Trờii ơi! Chàng biết tình yêu sao chỉ thấy độc khổ đau!”- nhà thơ Puskin đã ghi lại trong nhật kí của mình.
Đúng, đây là mối tình đầu của chàng thiếu niên, đầy thi vị thật sự và với bao hứng khởi - Ekaterina đã thành nàng thơ trong lòng thì sỹ và là đối tượng không thể với tới trong giấc mộng của chàng.
Một người bạn của Puskin, Secgêy Kômốpki có nhắc tới Bakunhina trong nhiều lá thư, cũng thừa nhận rằng, anh ta quả thật bị lay động tận sâu xa và phải lòng nàng sâu sắc. Puskin đã viết tặng Ekaterina cả loạt bài thơ tuyệt vời - “Gửi Bakunhina”, “vậy là, anh đang hạnh phúc trong lòng”, “Sáng mùa thu”, “Ô cửa sổ “, “Khúc bi ca” và nhiều bài khác (tất cả có 23 bài thơ).

Họ không hợp đôi
Nhà thơ Puskin đã yêu đơn phương. Puskin, dù rất muốn, vẫn không thể hy vọng người đẹp Bakunhina trong mơ đáp lại. Chàng còn quá trẻ và kinh nghiệm non nớt, nàng hơn Puskin bốn tuổi, đã là thiếu nữ xinh đẹp, trưởng thành được nhiều người hâm mộ, theo đuổi.
Tuổi trẻ rồi cũng lấy đi phần của mình, và Puskin sau những đam mê tình yêu sôi nổi, chàng nhạt quên dần mối tình đầu của mình. Nói chung, kí ức về những tình cảm tươi đẹp được nhà thơ mang theo bên mình suốt cuộc đời - nhiều năm sau, khi bắt tay vào viết “Evghenhi Ônheghin “, ở chương tám, Puskin có nhớ lại biết bao ngày tháng tuyệt vời tuổi trẻ đắm chìm trong tình yêu.
Ngự tiền phu nhân và nàng thơ
Năm 1817, Ekaterina Bakunhina được cử làm ngự tiền phu nhân phục vụ hoàng hậu Aleksandra Pheđôrôpna. Nàng thuộc trong số những quý cô trong hoàng cung được sủng ái và theo tháp tùng hoàng hậu trong chuyến đi sang Đức.
Một thời gian ngắn sau đó, Bakunhina bắt đầu đam mê hội hoạ. Nàng học vẽ dưới sự hướng dẫn của Briulôp, đã đạt được những thành công nhất định, mặc dù chỉ là hoạ sỹ nghiệp dư thôi. Ekaterina thích vẽ chân dung nhiều hơn và tự nàng cũng động viên các hoạ sỹ khác. Nàng được nhiều hoạ sỹ vẽ đưa lên tranh của mình: Kiprenski, Sôkôlôp và Briulôp.
Thời gian đó, liệu Puskin và Bakunhina đã gặp mặt nhau lần nào chưa - không ai biết. Nhà thơ trẻ đã tốt nghiệp trường Lisê, còn Bakunhina có vị trí trong đoàn phục vụ hoàng hậu. Người ta phỏng đoán nàng sẽ gặp và cưới một người tuyệt vời nhất, nhưng không có mối tình nào của nàng kết thúc bằng một lễ cưới. Mãi tới năm 1828, Puskin và Ekaterina mới có dịp gặp nhau trong một lễ hội thuộc giới thượng lưu. Đúng lúc này, Puskin đang đam mê một người đẹp khác - nàng Anna Olênhina và Puskin có cầu hôn nàng nhưng bị khước từ.

Hạnh phúc bình lặng
Ekaterina Bakunhina lấy chồng khá muộn - mãi đến tuổi 39. Người nàng chọn lựa là Aleksandr Aleksandrovich Pôltaratsski, một viên đại uý đã giải ngũ.
Cuộc sống của Ekateruna hoàn toàn thay đổi: nàng thôi không tham gia sinh hoạt giới thượng lưu và ra đi theo chồng. Như sau này, chính Ekaterina có viết, cuộc sống của nàng vẫn hoàn toàn hạnh phúc. Ekaterina sinh hạ được ba con: hai trai và một gái. Con trai đầu mất sớm, hai người con còn lại sống khá thọ. Ekaterina Pavlôpna từ giã cõi đời ở tuổi 74, được người đời sau lưu giữ hình ảnh là mối tình đầu của đại thi hào Puskin.

(Theo nguồn: dzen.ru
Истории об истории
29 tháng 12 năm 2018)

Chưa có đánh giá nào
Trả lời