Thơ » Nga » Aleksandr Pushkin » Yevgeny Onegin (1833) » Chương một
Đăng bởi Tung Cuong vào 27/02/2022 06:22
Я думал уж о форме плана
И как героя назову;
Покамест моего романа
Я кончил первую главу;
Пересмотрел все это строго:
Противоречий очень много,
Но их исправить не хочу.
Цензуре долг свой заплачу
И журналистам на съеденье
Плоды трудов моих отдам:
Иди же к невским берегам,
Новорожденное творенье,
И заслужи мне славы дань:
Кривые толки, шум и брань!
Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Tung Cuong ngày 27/02/2022 06:22
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 30/11/2023 20:58
Tôi đã nghĩ chọn số chương, bố cục
Và cả việc đặt tên cho nhân vật thực
Trong thời gian, tôi viết thật xong xuôi
Chương đầu tiên của tiểu thuyết thơ tôi
Tôi đọc lại từ đầu nghiêm túc hẳn
Trong nhân vật, tính cách mang rất nhiều mâu thuẫn,
Nhưng giờ đây, tôi chưa muốn sửa ngay.
Xin nhường cho kiểm duyệt lo việc này
Mặc báo chí điểm sách ra tay nuốt sống
Tôi cống hiến thành quả mình lao động:
Ơi sách thơ tôi vừa viết xong rồi,
Hãy ra bờ sông Nhêva, tìm người đọc thơ tôi
Hãy mang lại cho tôi món quà danh tiếng:
Nào phê phán, ồn ào và chửi mắng!
Gửi bởi Vanachi ngày 05/03/2022 12:52
Tôi đã nghĩ về tứ thơ, cấu trúc,
Về các tên nhân vật cuốn sách này…
Nhưng có lẽ tiểu thuyết ta đến lúc
Phải tạm dừng chương thứ nhất ở đây.
Nếu xem lại suốt từ đầu, chắc chắn
Ta sẽ thấy rất nhiều điều mâu thuẫn,
Nhưng tôi xin không chữa lại bây giờ,
Mà cứ trình quan kiểm duyệt phê thơ.
Tôi để mặc giới phê bình hết thẩy
Cứ thi nhau mà xâu xé, đạp chà.
Nào, đoạn thơ vừa viết xong, đứng dậy,
Hãy ra ngoài cùng sông nước Nêva,
Và hãy cố mang về đây tất cả -
Cả chửi khen, cả vinh quang, nhục nhã.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 24/04/2022 08:06
Đã sửa 9 lần, lần cuối bởi Tung Cuong ngày 25/06/2024 09:04
CHÚ THÍCH
Chương Một
Đọc các bản dịch trên mạng:
Tiếng Việt:
blog 0912375717nhavan thai ba tan. Puskin, Evghênhi Ônhêghin
Tiếng Anh:
1.Eugène Onegin. gutenberg.org
2.A.S. Puskin; Eugène Onegin (tr. Ch. Johnston)
(Số La Mã là khổ thơ, số thường là thứ tự dòng)
I.Lời đề từ:
Sống gấp mà cảm xúc cũng gấp.
Viademxki
Động từ “чувствовать» có nhiều nghĩa, nhưng không có nghĩa “yêu”. Danh từ”чувство» có nghĩa “tình yêu” là nghĩa thuộc văn phong hội thoại, suồng sã.
Tham khảo bản tiếng Anh, chúng tôi thấy vài bản chúng tôi đọc qua, đều dùng từ “to feel”, nên phải dịch là “cảm xúc”.
I
14.Puskin kết thúc khổ 1 bằng việc đưa vào văn bản một từ chửi độc, gây sốc cho bạn đọc. Việc nhắc tới từ “черта“trong độc thoại nội tâm của nhân vật làm cho lời của chàng công tử sành điệu có tính cầu kỳ do cách sử dụng kiểu căn ke từ tiếng Pháp “Que diable t’empoite”. Trong ngôn ngữ dân gian, vào thời đó, từ “черта “không thuộc ngôn ngữ thơ ca, nên bắt buộc phải được thay bằng các uyển ngữ “прах тя побери”, “провал тя побери”. Việc dùng tới câu chửi độc là dấu hiệu hay gặp trong đặc điểm lời nói của các công tử trong văn học trào phúng tk.XVIII (hãy so sánh từ thư của Shegolikha:”.. ты это славно прокричал - чорт меня возьми!“- Các tạp chí trào phúng của N.I.Nôvikôp. M.L.1951, tr.312). Lời vận dụng từ chửi độc này được nhấn mạnh do tác giả đưa vào dòng cuối khổ 1 còn có một ý nghĩa nữa là: khi bắt tay vào viết chương I, Puskin đang say mê cuốn tiểu thuyết của Tr.R.Metriurin” “Melmôt anh chàng lãng du”. Tiểu thuyết được mở đầu bằng cảnh anh chàng Giôn Melmôt trẻ tuổi đang trên đường đi tới nhà người bác bị ốm, trong lòng hy vọng tràn trề sẽ có địa vị độc lập trong đời “Metiurin Tr. P. Melmôt anh chàng lãng du” L.1976.tr. 7) và kết thúc ở chỗ anh chàng hay lang thang bị ma quỷ dẫn lối đi đủ mọi nơi. Câu nói có từ chửi độc của Ônheghin, một mặt, làm cho chủ điểm mang yếu tố giễu cợt bằng cách nhại, mặt khác, chứng tỏ cặp đôi Ônheghin - Melmôt thể hiện nhân vật có ý thức tự đánh giá bản thân, là người mà tác giả nhận xét với giọng nặng sắc thái trào phúng.
(Chú thích của Lotman)
II.
5.друзья Людмилы и Руслана là cách gọi bạn đọc Evghênhi Ônhêghin của Puskin. Ruslan và Lyudmila là một trường ca của Puskin, Xuất bản năm 1820.
14.Но вреден….Ngầm ý nhắc về cuộc đi đầy ở phương Nam. Puskin ghi chú: viết tại Bessarabia, vùng đất lịch sử giữa hai dòng Prust và Dniester, ngày nay nằm trên lãnh thổ Moldava và Ukraina
III.
1.Mẫu ngôn ngữ văn phòng đánh giá quan chức thời đó: đã tận tâm phụng sự công việc.
14.Летний сад - Công viên ở trung tâm Peterburg, buổi sáng là chỗ đi chơi của trẻ em.
IV.
7.Dandy- sành điệu, sành mốt.
VI.
5.Huvenal- (sinh khoảng năm 42, mất khoảng năm 125 sau Công nguyên) nhà thơ trữ tình La Mã.
6.Vale- lời chúc giữ sức khoẻ, bảo trọng.
13.Romul - nhà sáng lập và vị vua đầu tiên của La Mã, thế kỷ VIII trước Công nguyên
VII.
5.Gomer nhà thơ dân gian cổ Hy Lạp, theo phỏng đoán, ông sống trong khoảng thời gian từ tk.XII tới VII trước Công nguyên
5.Pheôcrit (tk. III, trước Công nguyên) nhà thơ Hy Lạp cổ.
6.Adam Smith (1723-1790) nhà kinh tế Anh.
VIII.
10.Nadon Ôvidi nhà thơ La Mã (năm 43 trước Công nguyên, tới năm 16 sau công nguyên.)
XII.
9.фоблас là nhân vật trong tiểu thuyết của Luve-đe-Kuvre (1760-1797) “Cuộc phiên lưu của Phoblat”.Tên của nhân vật chuyên quyến rũ phụ nữ.
XV.
11.Bulvar-Đại lộ có trồng cây ở dải đất giữa hai chiều đường. Đại lộ Nhepski ở Peterburg trước mùa xuân 1820, dải đất giữa trồng cây gia, có lúc được mọi người gọi là bulvar. Có tác giả lại cho là phố Адмиралтейский cũng gọi là Bulvar.
XVI.
5.Talon - tên khách sạn có trước mùa xuân 1825, trên đại lộ Nhepski, Peterburg.
6.Kaverin Piôtr Páplôvích (1794-1855) bạn của Puskin thời học sinh và ở Peterburg.
XVII.
12-13.Федра - nhân vật vở opera được chuyển thể lại từ bi kịch cùng tên của Rasin.
Клеопатра - người đời sau không xác định được vai nào mà Puskin nhắc tới.
Моина- nhân vật nữ trong bi kịch của Ôdêrôv “фингал».
XVIII.
Фонвизин Денис Иванович (1745-1792) nhà văn Nga thời Ekaterina, nhà ngôn ngữ, “ông tổ hài kịch Nga”
Княжнин Яков Борисович (1742-1791) kịch gia, tác giả bi kịch “Росслав «
Озеров Владислав Александрович (1761-1816) kịch gia, tác giả “Эдир в Афинах”.
Катенин Павел Александрович (1792-1853) người tích cực tham gia phong trào tháng Chạp.
Шаховской А. А. (1777-1846), kịch gia, đạo diễn sân khấu.
Дидло Карл (1767-1837) diễn viên múa balet nổi tiếng ở Peterburg thời đó.
XIX.g
Терпсихора theo thần thoại cổ Hy Lạp, là thần nhảy múa.
XX.
Истомина Авдотья Ильинична (1799-1848) diễn viên chính Đoàn balet Peterburg.
XXIV.
1.Tên Царьград là tên thành phố Konstantinopol. Từng là thủ đô đế quốc La Mã, từ năm 330 tới 395, đế quốc Bidantin và Đông La Mã, từ 395 tới 1204, và 1261 tới 1453, đế quốc Ôsman từ 1453 tới 1922. Nằm trên vị trí chiến lược giữa châu Âu và Á. Suốt thời trung cổ, là thành phố giàu có và lớn nhất.
Người Slavo quen gọi là Tsaregrad hay Stambul. Stambul có chính thức từ năm 1930.
9-14.
Russo Gian Giắc (1712 - 1778), nhà văn, triết gia Pháp.
Grimm Melkhior (1723-1807) nhà văn thuộc giới bách khoa thư.
XXV.
Чаадаев Пётр Яковлевич (1794-1856) nhà hoạt động xã hội, triết gia.
Венера theo thần thoại cổ La Mã, thần tình yêu.
XXVII.
Плошки đĩa phẳng gắn chân đèn nến hay nến.
XXXII.
-Диана - thần mặt trăng,
-Флора - thần cỏ cây, hoa lá,
Елькина -tên ước lệ trong thi ca.
XXXIII.
Armida- nhân vật nữ chính trong trường ca của Torkvato Tacco (1544-1595) “Zeruzalem được giải phóng”.
XXXV.
Oxtinka - phụ nữ vùng Ôkhta, ngoại ô của Peterburg, chuyên cung cấp sữa cho thành phố, chủ yếu là người Phần Lan.
-васисдас - từ gốc Đức nhập vào tiếng Pháp, chỉ cửa sổ mở bán hàng, (có tác giả lại giải thích là trò chơi chữ: giữa nghĩa từ форточка và biệt danh người Đức trong tiếng Nga: Was ist đas? - Что это?)
XXXVIII.
Child-Harod - nhân vật có tâm trạng vỡ mộng, chán đời trong thơ của Bairơn.
XLVIII.
Пиит - nhà thơ, thi sỹ, ý châm biếm: người thơ.
Phố Miliônáia chạy song song đường Bờ sông (Nhêva), ở quận trung tâm Peterburg.
XLIX.
Sông Brenta chảy trong khu vực Venesia (Vơnidơ)Ý.
LV.
Far niente (tiếng Ý) -Thú ăn chơi, Thú rong chơi.
Gửi bởi Tung Cuong ngày 26/06/2023 07:19
14 Кривые толки — Ở đây, có lẽ, cần hiểu là những cách “giải thích sai lầm” Trong một văn cảnh cụ thể chung hơn, điều này có nghĩa là những “tin đồn dối trá”, hay “chuyện bàn tán dông dài”. Những suy đoán có tính chất định kiến về vài nét giống nhau bên ngoài giữa chương một và “Beppo” của Bairơn dẫn đến kết quả, nhiều người bắt đầu coi Puskin là học trò của Bairơn và, hậu quả là, những bạn đọc đầu tiên của EO đã so sánh Puskin với Ivan Kodlôp một “Bairơn người Nga”, một tác giả rất bình thường đã có tiếng, điều hài hước ở đây là việc so sánh như vậy không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt cho Puskin. Nhân việc Kadlôp xuất bản trường ca “Чернец”, ngày 22 tháng tư năm 1825, Viademsky đã viết cho Aleksandr Turghenhep: “tôi xin nói nhỏ với anh rằng “khi đọc Чернец” còn thấy nhiều cảm xúc hơn, có nhiều suy nghĩ hơn so với thơ của Puskin “(37). Cũng trong ngày hôm đó, IAdưkôp viết cho anh trai về chính trường ca “Чернец” mà ông chưa kịp đọc: “Cầu Chúa cho đây là sự thật, cho nó được hay hơn Ônhêghin “(38). Vì sao Chúa phải ban cho điều này, ta chưa rõ hoàn toàn lý do, nhưng khi chương hai EO được hoàn thành, IAdưkôp, ít nhất, đã có niềm vui được thoả mãn khi thấy chương hai “không hay hơn chương một… vẫn chỉ là thứ văn xuôi có vần thôi”(39)