484.85
Nước: Nga
549 bài thơ
2 bình luận
63 người thích
Tạo ngày 06/06/2004 21:42 bởi Vanachi, đã sửa 8 lần, lần cuối ngày 19/06/2008 14:10 bởi Hoa Xuyên Tuyết
Aleksandr Sergeyevich Pushkin (Александр Сергеевич Пушкин, 6/6/1799 - 10/2/1837) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. Được tôn vinh là đại thi hào, Mặt trời thi ca Nga, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19 bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hoá ngôn ngữ văn chương.

Pushkin sinh tại thành phố Moskva trong một gia đình quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ 12. Cha của Pushkin là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ - tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa, nhưng lại luôn cảm thấy xấu hổ vì điều này, và rất ít quan tâm đến những khái niệm như gia đình, thu nhập và giá cả nông sản, mà chỉ sống trong cảnh thảnh thơi, nhàn nhã và vô…

 

  1. “Anh đây, Inezil...” “Я здесь, Инезилья...”
    2
  2. “Bóng ma hay ảo ảnh...” “Всё призрак, суета...”
    1
  3. “Bùa hộ mệnh, hãy bảo vệ con...” “Храни меня, мой талисман...”
    1
  4. “Làm chi sớm phải chán chường...” “Зачем безвременную скуку...”
    2
  5. “Máu anh cháy lửa ước mơ...” “В крови горит огонь желанья...”
    5
  6. “Mùa xuân mùa của tình yêu...” “Весна, весна, пора любви...”
    5
  7. “Ngọn gió đêm...” “Ночной зефир...”
    1
  8. “Nước dưới sâu...” “Воды глубокие...”
    5
  9. “Ớn hơn cả thơ đoàn viên, lạnh lùng hơn cả tụng ca thi đoản...” “Тошней идиллии и холодней, чем ода...”
    1
  10. “Quạ bay đến bên quạ...” “Ворон к ворону летит...”
    3
  11. “Ta nhớ biển trước khi cơn bão đến...” “Я помню море пред грозою...”
    2
  12. “Tha lỗi cho ta, rừng sồi xanh nhé!...” “Простите, верные дубравы!...”
    1
  13. “Thì ra, tôi đã hạnh phúc, thì ra khoái cảm tôi đã từng...” “Итак, я счастлив был, итак, я наслаждался...”
    1
  14. “Tôi nhớ trường xưa buổi đầu đời...” “В начале жизни школу помню я...”
    1
  15. “Trên bầu trời, mặt trăng buồn bã...” “На небесах печальная луна...”
    3
  16. “Trên đồi Gruzi đêm xuống...” “На холмах Грузии лежит ночная мгла...”
    9
  17. “Xin cho phép, hỡi đồng bào cả nước...” “Позвольте, жители страны...”
    2
  18. 19 tháng 10 năm 1827 19 октября 1827
    1
  19. Anh điếc lôi anh điếc... Глухой глухого звал
    1
  20. Arion Арион
    4
  21. Bác thợ xay Мельник
    1
  22. Bài hát của các cô gái Песня девушек
    1
  23. Bài thơ đề vào bức hoạ Giu-cốp-xki К портрету Жуковского
    2
  24. Bậc tiên tri Пророк
    3
  25. Bên đoá hồng О дева-роза
    2
  26. Bông hoa nhỏ Цветок
    14
  27. Buổi sáng Утро
    1
  28. Buổi sáng mùa đông Зимнее утро
    5
  29. Buổi tối mùa đông Зимний вечер
    5
  30. Bức chân dung Портрет
    1
  31. Bức tranh dang dở Недоконченная картина
    1
  32. Bức tượng ở Hoàng thôn Царскосельская статуя
    5
  33. Ca sĩ Певец
    2
  34. Cãi nhau vô hại Безвреная ссора
    3
  35. Cánh hoa đồng nở muộn màng Цветы последние милей...
    3
  36. Cây Antra Анчар
    2
  37. Chỉ tình yêu Любовь одна
    2
  38. Chiếc khăn san màu đen Черная шаль
    3
  39. Chiếc xe đời Телега жизни
    6
  40. Chim hoạ mi Соловей
    1
  41. Chùm nho Виноград
    1
  42. Chuyện một nhà thơ История стихотворца
    1
  43. Con chim nhỏ Птичка
    4
  44. Con đường mùa đông Зимняя дорога
    11
  45. Con gái Дева
    1
  46. Con hoạ mi và nhành hồng Соловей и роза
    3
  47. Con người tốt bụng Добрый человек
    1
  48. Cô gái hay ghen khóc sụt sùi Юношу, горько рыдая, ревнивая дева бранила
    2
  49. Cửa sổ Окно
    3
  50. Dòng chữ trên tường của bệnh viện Надпись на стене больницы
    1
  51. Dông tố Буря
    4
  52. Đài sen cung điện Bakchisarai Фонтану Бахчисарайского дворца
    1
  53. Đại tiệc của Pi-e Đại đế Пир Петра Первого
    1
  54. Đám mây đen туча
    2
  55. Đất và biển Земля и море
    1
  56. Đê-lích Делибаш
    1
  57. Đêm Ночь
    9
  58. Điềm báo Приметы
    3
  59. Đoán đúng Верноепредсказаие
    1
  60. Độc nhãn nhân Циклоп
    2
  61. Đức mẹ đồng trinh Мадона
    3
  62. Em ơi đã đến lúc rồi Пора, мой друг, пора
    3
  63. Em từ giã dải bờ đất khách Для берегов отчизны дальной
    7
  64. Ghi vào album В альбом
    2
  65. Giã từ Прощание
    3
  66. Giấc mơ Сновидение
    3
  67. Gửi biển К mорю
    2
  68. Gửi các bạn Друзьям
    4
  69. Gửi các đồng chí Товарищам
    1
  70. Gửi Chaadaev К Чаадаеву
    3
  71. Gửi cô gái ngoại quốc Иностранке
    2
  72. Gửi D.V.Davưđov Д. В. Давыдову
    1
  73. Gửi I.I. Pushchin И.И. Пущину
    2
  74. Gửi mẹ nuôi Няне
    4
  75. Gửi Morpheus К Морфею
    1
  76. Gửi nàng К ней
    1
  77. Gửi nàng Hy Lạp Гречанке
    1
  78. Gửi nữ công tước M.A. Golishyna Кн. М.А. Голицыной
    2
  79. Gửi tới Xibiri
    2
  80. Gửi... (Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu) К*** (Я помню чудное мгновенье)
    14
  81. Gửi... (Em đừng hỏi vì sao tôi ưu tư) К*** (He спрашивай, зачем унылой думой...)
    2
  82. Hết rồi, tình đã vỡ tan Все кончено: меж нами связи нет
    6
  83. Hoa hồng Роза
    4
  84. I
    11
  85. I
    8
  86. I
    10
  87. I
    5
  88. I
    22
  89. I
    5
  90. I
    8
  91. I
    3
  92. I
    1
  93. I
    1
  94. II
    2
  95. II
    2
  96. II
    1
  97. II
    1
  98. II
    6
  99. II
    1
  100. II
    2
  101. II
    1
  102. II
    1
  103. II
    1
  104. III
    3
  105. III
    1
  106. III
    2
  107. III
    1
  108. III
    1
  109. III
    1
  110. III
    1
  111. III
    1
  112. III
    1
  113. III
    1
  114. IV
    2
  115. IV
    1
  116. IV
    1
  117. IV
    1
  118. IV
    2
  119. IV
    1
  120. IV
    2
  121. IV
    1
  122. IV
    1
  123. IV
    1
  124. IX
    1
  125. IX
    1
  126. IX
    1
  127. IX
    1
  128. IX
    2
  129. IX
    1
  130. IX
    1
  131. Kavkaz Кавказ
    2
  132. Kẻ tò mò Любопытный
    2
  133. Khấn ngài Thổ công Домовому
    1
  134. Khi ôm trong vòng tay Когда в объятия мои
    1
  135. Không, anh đâu tiếc nuối... Нет, я не дорожу
    1
  136. Không, không, tôi không nên... Нет, нет, не должен я,
    1
  137. L
    2
  138. L
    1
  139. L
    2
  140. L
    1
  141. Lá bùa hộ mệnh Талисман
    4
  142. Lá thư bị đốt cháy Сожженное письмо
    7
  143. Lạy trời đừng bắt tôi phát điên Не дай мне бог сойти с ума
    2
  144. Leila bỏ tôi đi От меня вечор
    1
  145. LI
    2
  146. LI
    2
  147. LI
    3
  148. LI
    2
  149. LII
    2
  150. LII
    2
  151. LIII
    2
  152. LIII
    1
  153. Linh cảm Предчувствие
    1
  154. LIV
    2
  155. LIV
    1
  156. LIX
    2
  157. Lời nguyện cầu Заклинание
    2
  158. Lời trên bia mộ của tôi Моя эпитафия
    2
  159. Lời tự thú Признание
    4
  160. LV
    2
  161. LV
    1
  162. LVI
    2
  163. LVII
    2
  164. LVIII
    2
  165. LX
    4
  166. Mary Мери
    1
  167. Mong ước (Cứ lê bước những ngày dài mệt mỏi) Желание (Медлительно влекутся дни мои)
    6
  168. Mong ước (Tôi nhỏ lệ, những giọt lệ an ủi tôi) Желание (Я слезы лью, мне слезы утешенье)
    1
  169. Mộ chí hài nhi Эпитафия младенцу
    2
  170. Một chút tên tôi đối với nàng Что в имени тебе моем
    14
  171. Mùa thu (trích đoạn) Осень (отрывок)
    1
  172. Nàng tiên cá Русалка
    3
  173. Nếu đời nỡ dối lừa em... Если жизнь тебя обманет
    17
  174. Ngài và anh, cô và em Ты и вы
    5
  175. Người chết trôi Утопленник
    1
  176. Người đẹp Красавица
    2
  177. Người đẹp ơi! Nàng đừng hát nữa Не пой, красавица, при мне
    8
  178. Người gieo giống tự do trên đồng vắng Свободы сеятель пустынный
    1
  179. Người tù Узник
    3
  180. Nhà thơ Поэт
    3
  181. Nhà văn và thi sĩ Прозаик и поэт
    1
  182. Nhại Arapxki Подражание Aрабскому
    1
  183. Như món quà ngẫu nhiên phù phiếm Дар напрасный, дар случайный
    6
  184. Những câu chuyện thần thoại Noel Сказки Noël
    1
  185. Những con quỷ Бесы
    1
  186. Những dòng thơ viết trong đêm không ngủ Стихи, сочиненные ночью во время бессонницы
    2
  187. Oóc-ga Осгар
    1
  188. Ông lão Старик
    1
  189. Quỷ hút máu Вурдалак
    1
  190. Râu. Tụng ca triết lý Усы. Философическая ода
    4
  191. Rồi cuối cùng sẽ đầy đủ cả thôi Что будет полным наконец
    1
  192. Rượu vang Вино
    1
  193. Sầu ca Элегия
    1
  194. Sông Đông Дон
    2
  195. Sống lại Возрождения
    3
  196. Stăng-xơ Stances
    1
  197. Sự chính xác của tục ngữ Справедливость пословицы
    1
  198. Thành phố phồn vinh, thành phố bần hàn Город пышный, город бедный
    2
  199. Thiên thần Ангел
    2
  200. Thiên tình sử Романс
    2
  201. Thơ đề tặng nữ bá tước A. D. Abamelek В альбом кж. А. Д. Абамелек
    1
  202. Thơ gửi cô M Мадригал М
    1
  203. Thu vàng Унылая пора...
    4
  204. Thư Ônêghin gửi Tachiana Письмо Онегина к Татьяне
    2
  205. Thư Tatyana gửi Ônêghin Письмо Татьяны к Онегину
    3
  206. Tiệc tùng vui vẻ Веселый пир
    1
  207. Tiếng vọng Эхо
    4
  208. Tình bạn Дружба
    1
  209. Tỉnh giấc Пробуждение
    5
  210. Tôi đã quen chiến trận Мне бой знаком
    1
  211. Tôi đã thôi ước mơ Я пережил свои желанья
    7
  212. Tôi đang đi trên phố phường ồn ĩ Брожу ли я вдоль улиц шумных
    3
  213. Tôi lại về thăm Вновь я посетил
    1
  214. Tôi yêu em Я вас любил
    32
  215. Trai Cô-dắc Козак
    1
  216. Trái tim tôi tưởng đã quên... Я думал, сердце позабыло...
    7
  217. Trước cô nàng Пред испанкой
    1
  218. Trước tác Труд
    1
  219. Tu viện trên đỉnh núi Монастырь на казбеке
    1
  220. Tuyết nhấp nhô như sóng В поле чистом серебрится снег
    4
  221. Tự do
    2
  222. Tượng đài Памятник
    6
  223. Tửu thần ca Вакхическая песня
    2
  224. V
    2
  225. V
    1
  226. V
    1
  227. V
    1
  228. V
    2
  229. V
    1
  230. V
    2
  231. V
    1
  232. V
    1
  233. V
    1
  234. Vàng và kiếm Золото и булат
    3
  235. VI
    2
  236. VI
    1
  237. VI
    1
  238. VI
    1
  239. VI
    2
  240. VI
    1
  241. VI
    1
  242. VI
    1
  243. VI
    1
  244. VI
    1
  245. VII
    2
  246. VII
    1
  247. VII
    1
  248. VII
    1
  249. VII
    4
  250. VII
    2
  251. VII
    1
  252. VII
    2
  253. VII
    1
  254. VII
    1
  255. VII
    1
  256. VIII
    2
  257. VIII
    1
  258. VIII
    1
  259. VIII
    1
  260. VIII
    1
  261. VIII
    1
  262. VIII
    1
  263. VIII
    1
  264. VIII-IX-X
    1
  265. X
    2
  266. X
    1
  267. X
    1
  268. X
    1
  269. X
    1
  270. X
    1
  271. X
    1
  272. X
    1
  273. XI
    2
  274. XI
    1
  275. XI
    1
  276. XI
    2
  277. XI
    1
  278. XI
    1
  279. XI
    1
  280. XI
    1
  281. XI
    1
  282. XII
    2
  283. XII
    1
  284. XII
    1
  285. XII
    1
  286. XII
    1
  287. XII
    1
  288. XII
    1
  289. XII
    2
  290. XII
    1
  291. XIII
    1
  292. XIII
    1
  293. XIII
    1
  294. XIII
    1
  295. XIII
    1
  296. XIII
    1
  297. XIII
    1
  298. XIII
    1
  299. XIV
    1
  300. XIV
    1
  301. XIV
    1
  302. XIV
    1
  303. XIV
    1
  304. XIV
    1
  305. XIV
    1
  306. XIX
    2
  307. XIX
    1
  308. XIX
    1
  309. XIX
    1
  310. XIX
    1
  311. XIX
    2
  312. XIX
    1
  313. XIX
    1
  314. XL
    2
  315. XL
    1
  316. XL
    2
  317. XL
    1
  318. XL
    2
  319. XL
    2
  320. XLI
    2
  321. XLI
    1
  322. XLI
    1
  323. XLI
    2
  324. XLI
    1
  325. XLI
    1
  326. XLII
    2
  327. XLII
    1
  328. XLII
    1
  329. XLII
    1
  330. XLII
    1
  331. XLII
    1
  332. XLIII
    2
  333. XLIII
    1
  334. XLIII
    1
  335. XLIII
    2
  336. XLIII
    1
  337. XLIII-XLIV
    1
  338. XLIV
    2
  339. XLIV
    1
  340. XLIV
    2
  341. XLIV
    1
  342. XLIV
    1
  343. XLIX
    2
  344. XLIX
    1
  345. XLIX
    1
  346. XLIX
    1
  347. XLV
    2
  348. XLV
    1
  349. XLV
    1
  350. XLV
    2
  351. XLV
    1
  352. XLV
    1
  353. XLVI
    1
  354. XLVI
    1
  355. XLVI
    1
  356. XLVI
    1
  357. XLVI
    2
  358. XLVII
    2
  359. XLVII
    1
  360. XLVII
    1
  361. XLVII
    1
  362. XLVIII
    2
  363. XLVIII
    1
  364. XLVIII
    1
  365. XLVIII
    1
  366. XV
    2
  367. XV
    1
  368. XV
    1
  369. XV
    1
  370. XV
    1
  371. XV
    1
  372. XV
    1
  373. XV-XVI-XVII
    1
  374. XVI
    3
  375. XVI
    1
  376. XVI
    1
  377. XVI
    1
  378. XVI
    1
  379. XVI
    1
  380. XVI
    1
  381. XVII
    2
  382. XVII
    1
  383. XVII
    1
  384. XVII
    1
  385. XVII
    1
  386. XVII
    1
  387. XVII
    1
  388. XVIII
    2
  389. XVIII
    1
  390. XVIII
    1
  391. XVIII
    1
  392. XVIII
    1
  393. XVIII
    1
  394. XVIII
    1
  395. XVIII
    1
  396. XX
    2
  397. XX
    1
  398. XX
    1
  399. XX
    1
  400. XX
    1
  401. XX
    1
  402. XX
    1
  403. XX
    1
  404. XXI
    2
  405. XXI
    1
  406. XXI
    1
  407. XXI
    1
  408. XXI
    1
  409. XXI
    1
  410. XXI
    2
  411. XXI
    1
  412. XXII
    2
  413. XXII
    1
  414. XXII
    1
  415. XXII
    1
  416. XXII
    1
  417. XXII
    1
  418. XXII
    1
  419. XXII
    1
  420. XXIII
    2
  421. XXIII
    1
  422. XXIII
    1
  423. XXIII
    1
  424. XXIII
    1
  425. XXIII
    1
  426. XXIII
    1
  427. XXIII
    1
  428. XXIV
    3
  429. XXIV
    1
  430. XXIV
    1
  431. XXIV
    1
  432. XXIV
    1
  433. XXIV
    1
  434. XXIV
    1
  435. XXIV
    1
  436. XXIX
    2
  437. XXIX
    1
  438. XXIX
    1
  439. XXIX
    1
  440. XXIX
    1
  441. XXIX
    1
  442. XXIX
    2
  443. XXIX
    1
  444. XXV
    2
  445. XXV
    1
  446. XXV
    1
  447. XXV
    1
  448. XXV
    2
  449. XXV
    1
  450. XXV
    1
  451. XXV
    1
  452. XXVI
    3
  453. XXVI
    1
  454. XXVI
    1
  455. XXVI
    1
  456. XXVI
    1
  457. XXVI
    1
  458. XXVI
    1
  459. XXVI
    1
  460. XXVII
    2
  461. XXVII
    1
  462. XXVII
    1
  463. XXVII
    1
  464. XXVII
    2
  465. XXVII
    1
  466. XXVII
    1
  467. XXVII
    2
  468. XXVIII
    2
  469. XXVIII
    1
  470. XXVIII
    1
  471. XXVIII
    1
  472. XXVIII
    1
  473. XXVIII
    1
  474. XXVIII
    1
  475. XXVIII
    2
  476. XXX
    2
  477. XXX
    2
  478. XXX
    1
  479. XXX
    1
  480. XXX
    1
  481. XXX
    1
  482. XXX
    1
  483. XXX
    2
  484. XXXI
    3
  485. XXXI
    1
  486. XXXI
    1
  487. XXXI
    1
  488. XXXI
    1
  489. XXXI
    1
  490. XXXI
    1
  491. XXXI
    1
  492. XXXII
    2
  493. XXXII
    1
  494. XXXII
    1
  495. XXXII
    1
  496. XXXII
    1
  497. XXXII
    1
  498. XXXII
    1
  499. XXXII
    2
  500. XXXIII
    3
  501. XXXIII
    2
  502. XXXIII
    1
  503. XXXIII
    1
  504. XXXIII
    1
  505. XXXIII
    2
  506. XXXIII
    1
  507. XXXIII
    1
  508. XXXIV
    2
  509. XXXIV
    1
  510. XXXIV
    1
  511. XXXIV
    1
  512. XXXIV
    1
  513. XXXIV
    1
  514. XXXIV
    1
  515. XXXIV
    1
  516. XXXIX
    1
  517. XXXIX
    1
  518. XXXIX
    1
  519. XXXIX, XL
    1
  520. XXXV
    2
  521. XXXV
    1
  522. XXXV
    1
  523. XXXV
    1
  524. XXXV
    2
  525. XXXV
    1
  526. XXXV
    2
  527. XXXV
    1
  528. XXXVI
    2
  529. XXXVI
    1
  530. XXXVI
    1
  531. XXXVI
    1
  532. XXXVI
    1
  533. XXXVI
    1
  534. XXXVI
    2
  535. XXXVI-XXXVII
    1
  536. XXXVII
    3
  537. XXXVII
    1
  538. XXXVII
    1
  539. XXXVII
    1
  540. XXXVII
    2
  541. XXXVII
    1
  542. XXXVII-XXXVIII-XXXIX
    1
  543. XXXVIII
    2
  544. XXXVIII
    1
  545. XXXVIII
    1
  546. XXXVIII
    1
  547. XXXVIII
    2
  548. XXXVIII-XXXIX
    1
  549. XXXVIII-XXXIX
    1

 

 

Ảnh đại diện

Pushkin, tượng đài Thi ca Nga

Ở Matxcơva, trên đại lộ Tverskaia, một trong những đại lộ chính của thủ đô nước Nga, sừng sững tượng đài nhà thơ Nga vĩ đại Aleksandr Sergeevich Pushkin. Pushkin, “mặt trời của thi ca Nga”*, người đứng đó, trầm mặc, kiêu hãnh. Cho dù thời thế đổi thay, lòng người thay đổi, thì dưới chân tượng đài đá xám này chưa bao giờ thiếu những đoá hoa tươi.

Gần hai thế kỷ qua đi, những vần thơ khẳng khái, mê say ngày nào đã làm nên một tượng đài khác nữa tưởng nhớ nhà thơ – tượng đài vững chắc trong lòng người – tượng đài thi ca “cao hơn cả trụ thờ Aleksandr đệ Nhất”.

Pushkin sinh ngày 6-6-1799 tại Matxcơva, trong một gia đình không giàu có nhưng danh giá. Dòng họ Pushkin là dòng họ có tiếng, như sau này chính nhà thơ đã nói: “Tên tuổi tổ tiên tôi thấp thoáng trong lịch sử…”. Tự hào về dòng dõi quý tộc của mình, nhà thơ tương lai cảm nhận về lịch sử bằng tình cảm trân trọng sâu sắc và tìm hiểu lịch sử Nga như một sự nghiệp của nhân dân vĩ đại, bắt nguồn từ những giá trị nhân bản sâu xa và tiếp nối đến muôn đời. Điều ấy sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học sử của ông như Người da đen của Piotr đệ Nhất, Bi kịch Boris Godunov (1825), Truyện của Belkin (1830), Người trạm trưởng, Trường ca kỵ sĩ bằng đồng (1833), và rất nhiều thi phẩm khác.

Thời ấu thơ, trong gia đình, cậu bé Sasha (tên thân mật của Aleksandr) không được cha mẹ để tâm cho lắm bởi cậu tỏ ra khá.. lập dị, hơi khó hiểu với những thiên hướng thi sĩ của mình. Chỉ có hai người phụ nữ gần gũi cậu và là hai người để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc sống nội tâm của nhà thơ tương lai – đó là bà ngoại Maria Alekseevna Gannibal (1745-1818) và bà vú Arina Rodionovna Iakovleva (1758-1828).

Những ngày ấu thơ thân ái, khi cậu bé được cuộn mình trong chiếc giỏ khâu lớn của bà ngoại, được nghe những bài hát cổ xưa nức nở trong chiều đông tuyết giá mà bà vú Arina thường hát bằng giọng khe khẽ buồn rầu… đã để lại trong tâm hồn thơ trẻ một thế giới đầy nhạc và thơ. Nhiều thi phẩm của Pushkin sau này viết về thiên nhiên Nga cũng thấm đẫm một nỗi buồn trong sáng, xuất phát từ nỗi sầu dịu dàng trong những bài dân ca cậu nghe thời nhỏ ấy:

Trên con đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Dịu dàng khắc khoải lòng quê

Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nỗi buồn nặng đìu hiu

Sầu lắm. Nhina, đường xa vắng
Ngủ quên, bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
(Con đường mùa đông – 1826)
Trong bài Buổi tối mùa Đông, nhà thơ đã âu yếm nói với bà vú già – “người bạn lòng tri kỷ” của mình:
Ngoài trời đầy gió bão
Tuyết lốc quay mịt mờ
Khi gầm như mãnh thú
Khi gào như trẻ thơ
Hỡi bạn lòng tri kỷ
Những ngày thơ cơ hàn
Rượu đâu? Ta mang cốc,
Rượu vào nỗi buồn tan..

Hát con nghe khúc hát
Có con chim sơn tước
Sống lặng lẽ ngoài khơi
Hát cho con khúc hát
Có cô gái sớm mai
Ra ngoài trời quẩy nước

(Buổi tối mùa đông - 1825)
Còn một người nữa cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hình thành một trái tim nhạy cảm của nhà thơ – đó là người chú họ xa, Nikita Kozlov, người thường cùng cậu lang thang trên các đường phố Matxcơva khi cậu đôi chút lớn lên.

Ba người này là những người nuôi dưỡng hồn Nga trong Pushkin, đối lập lại với kiểu giáo dục quý tộc của gia đình thời ấy là.. quẳng cậu bé cho hết gia sư này đến gia sư khác người Pháp mà cậu không mấy thích thú. Những tác phẩm đậm chất Nga của Pushkin về sau hẳn đã bắt nguồn từ thuở thiếu thời êm ấm ấy. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nga Nikolai Gogol (1809-1852) đã từng thốt lên: “Pushkin là một hiện tượng đặc biệt, và có thể là một hiện tượng duy nhất của hồn Nga. Trong con người này, thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga, tiếng Nga, tính cách Nga được phản ánh một cách trong sáng, bằng một vẻ đẹp trong sáng, tưởng như một bức tranh phong thuỷ hiện lên trên nền một tấm kính trong veo”…

Những thi phẩm xuất phát từ hồn Nga như Kazak, Nàng niên cá, Những người di-gan, Evgheny Onegin… là những ví dụ hùng hồn nhất cho nhận xét này.

Đương nhiên, cũng phải nói rằng, Pushkin đã may mắn được sinh ra trong một gia đình yêu văn thơ. Cha mẹ cậu thường xuyên tiếp đón những nhân vật có tiếng trong làng văn nghệ thời bấy giờ, như Karamzin, Derzhavin, Bogdanovich, Krylov… Năm lên 8, Pushkin đã viết những vần thơ đầu tiên và thậm chí viết cả những bài thơ trào phúng bằng tiếng Pháp để chọc giận những gia sư người Pháp của mình!

Nhưng cậu chỉ thực sự nghiên cứu thơ ca có hệ thống và sâu sắc từ khi nhập học vào trường Litsee được mở ở Hoàng Thôn (Tsarskoe Selo) – một ngôi trường nhỏ dành cho các con em gia đình quý tộc sa sút - từ năm 1811. Do giỏi tiếng Pháp và am tường thi ca Pháp, cậu có biệt danh là “Người Pháp” và luôn luôn dẫn đầu trong các cuộc thi trong trường.. Thời gian này, cậu bé đã sớm “kết bạn” với một nhóm các nhà thơ Nga, và chịu ảnh hưởng của họ rất lớn, đặc biệt là Zhukovsky, Viazemsky và Volter. Cậu đi theo con đường thi ca vô thần và có thiên hướng trào phúng, châm biếm giống như Volter.

Năm 15 tuổi, Pushkin chính thức được coi là nhà thơ khi bài thơ Gửi nhà thơ - bạn tôi của cậu được đăng trên tạp chí Tin tức châu Âu, số tháng 7-1814.

Kết thúc Litsee vào năm 1817, Pushkin đã tỏ ra rất xuất sắc trong cuộc thi tốt nghiệp với bài thơ Vô tín ngưỡng. Bấy giờ, trong ban giám khảo có rất nhiều thành viên của hội văn học “Armazas”**. Một người trong số họ nhận xét: “Một cậu bé 18 tuổi đời, lần đầu tiên được sổ lồng đến với tự do, với trí lực thi ca bay bổng, lại mang dòng máu châu Phi sôi sục trong người, ở thời đại này, khi mà ý niệm về tự do đang dào dạt nhất, thì hỏi làm sao cậu ấy không thể trở thành một người theo chủ nghĩa tự do được chứ?”

Và quả đúng như vậy. Sau khi về Peterburg làm việc tại Ban cán sự ngoại giao, Pushkin không ngừng viết những bài thơ ca ngợi tự do và miệt mài làm thơ trào phúng. Tác phẩm lớn nhất thời kỳ này của nhà thơ là Ruslan và Lutmila (1820). Thi phẩm đã trở thành đề tài tranh luận cho chính giới và nhà thơ bị “đuổi khéo” ra khỏi thủ đô, đến Kavkaz, rồi sau đó xuống miền Nam, đi Krym, chuyển tới Kishiniov, Odessa… Thời kỳ “Nam tiến” này đem lại cho ngòi bút của nhà thơ chất lãng mạn say đắm đã làm nên một Pushkin – nhà thơ tình yêu- cho thế giới. Trong chúng ta, hẳn nhiều người còn nhớ những vần thơ yêu “âm thầm, không hy vọng”:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
(Tôi yêu em – 1929)
và day dứt ngày đêm, có chút dỗi hờn, tủi phận:
Một chút tên tôi đối với nàng
Sẽ chìm như tiếng sóng buồn tan
Âm thầm mòn mỏi bên bờ vắng,
Như tiếng đêm thâu lạc giữa ngàn.
(Một chút tên tôi đối với nàng - 1830)
và xôn xao, mong nhớ:
Cả hồn anh bỗng dưng tỉnh giấc
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảo mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Trái tim lại rộn ràng náo nức
Và trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
(Gửi… - 1825)
Thế nhưng, ngoài trái tim trẻ đang sôi nổi yêu đương, trong Pushkin còn định hình dần một thế giới quan mới mẻ: nhà thơ kết bạn với những người “tháng Chạp”***. Nhà thơ yêu quý họ bằng cả tâm hồn chân thực, trẻ trung của mình, bất chấp việc phong thanh biết họ là những người của hội kín và đang mưu tính những việc động trời.

Năm 1823, khi làm việc ở Odessa, do bất đồng quan điểm với cấp trên, Pushkin bị gửi về Mikhailovskoe vào tháng 8 năm 1824 và bị quản thúc ở đó. Ngày 14 tháng 12 năm 1825, khi xảy ra cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, Pushkin không hề tham gia vào bất kỳ một hành động nào của nhóm tháng Chạp. Zhukovsky, người bạn lớn của nhà thơ, bấy giờ có viết cho Pushkin: “Cậu không bị lôi kéo đấy chứ? Nhưng sao trên mỗi một tờ truyền đơn của nhóm khởi nghĩa đều in thơ của cậu. Đó thật là phương cách tồi tệ để kết thân với chính phủ đấy!”

Thực ra, Pushkin hoàn toàn không tham gia những hội kín này, nhưng nhà thơ có tình cảm sâu sắc với những người Tháng Chạp. Ông từng gọi họ là “bạn bè, những người anh em, đồng chí”, vì thế, khi được tin họ bị hành hình, Pushkin rất đau lòng. Và cuối cùng, nỗi đau ấy đã bật lên trong bài thơ Tiên tri:
Hỡi tiên tri, hãy mau mau đứng dậy
Hãy mở mắt, hãy nghe, hãy thấy
Hãy làm theo ý nguyện của ta
Đi khắp năm châu bốn bể gần xa
Đem lời lẽ đốt cháy lòng thiên hạ
Chỉ bấy giờ, nhà thơ mới cảm thấy thực sự muốn tham gia vào cuộc cách mạng này, một cách rất cảm tính, nhưng đầy cuồng nhiệt và đau xót. Pushkin cảm thấy trách nhiệm của một nhà thơ, như một nhà tiên tri trong xã hội, phải biết dùng thơ để chiến đấu, để thúc giục lòng người đến với niềm phóng khoáng đang gọi mời ngây ngất.

Nga Hoàng mới lên lúc ấy đương nhiên đã để ý đến Pushkin và những vần thơ tự do của nhà thơ trẻ. Trong một lần Pushkin tiếp kiến Nga Hoàng, Nikolai đệ Nhất đã tuyên bố nửa đùa nửa thật: “Ta sẽ là người kiểm duyệt thơ anh. Hãy gửi cho ta những gì anh viết”. Câu nói ấy có thể coi là đùa nếu nhớ đến bài thơ Gửi người kiểm duyệt thơ của Pushkin, sáng tác cách đó vài năm. Đồng thời, đó là một sự thật. Tất cả những thi phẩm của Pushkin về sau đều được trình lên Nga Hoàng “xem xét”. Và thơ của Pushkin ngày càng khó được in ấn hơn!

Thế nhưng, chuyện in hay không in đối với nhà thơ vĩ đại nhất nước Nga đâu còn là vấn đề, khi mà thơ của ông thấm đẫm tình yêu và hồn Nga. Kể cả khi đã chết đi rồi thì trái tim yêu của nhà thơ vẫn đập, vẫn sống trong từng vần thơ nóng bỏng. Trong bài thơ Trên đồi Gruzi đêm xuống (1829), nhà thơ từng nói rằng trái tim ông cháy và yêu chỉ bởi một điều “không thể sống mà không yêu” được!

Tình yêu sâu sắc đối với người vợ trẻ xinh đẹp Natalia Goncharova đã khiến Pushkin đối mặt với cái chết trong trận đấu súng. Và nước Nga, vào ngày 10-2-1837, đã mất đi một nhà thơ vĩ đại, người đã đặt nền móng cho một nền văn học Nga mới và thứ tiếng Nga hiện đại.

“Pushkin là tất cả của chúng ta, là đại diện cho tinh thần, nét đặc sắc của chúng ta – những gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác!” - nhà thơ Nga Apollon Grigoriev (1822-1864) đã có lý khi viết về Aleksandr Sergeyevich Pushkin như vậy.

Bài thơ lớn cuối cùng trong đời mình nhà thơ đã viết như một lời định mệnh, vừa kiêu hãnh, vừa tự tin, và cho đến bây giờ, cho đến mai sau, vẫn mãi là chân lý:
Ta đã dựng cho ta đài kỷ niệm
Không bởi sức tay người! Đường tới viếng
Cỏ không trùm mất dấu bước thế nhân,
Đỉnh tháp ngang tàng sẽ ngẩng cao hơn
Cả trụ thờ Alecxanđrơ đệ nhất

Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi.

(Tượng đài - 1836)


3-2008
Thuỵ Anh

Những câu thơ trích trong bài do Thuý Toàn dịch.

(*) “Mặt trời của Thi ca ta đã tắt” – lời của nhà nghiên cứu văn họcVladimir Odoevsky (1804-1869) khi Pushkin qua đời.

(**) Nhóm những người hoạt động nghệ thuật, thành lập năm 1815, với thông điệp đấu tranh với gu thẩm mỹ cũ của nền văn học Nga, đi tìm cái mới. Pushkin cũng được kết nạp vào Hội này.

(***) Là những người tham gia phong trào chống đối giới quý tộc Nga, thành viên của nhiều hội kín vào những năm 10, 20 của thế kỷ 19, tổ chức cuộc nổi dậy vào tháng Chạp năm 1825.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cuộc đọ súng vì tình cướp mạng đại thi hào Pushkin

Nhà thơ Pushkin từng nhiều lần tham gia các cuộc đấu súng và trong lần cuối cùng, ông bỏ mạng trước người bị đồn là nhân tình của vợ.

Alexander Pushkin sinh năm 1799 tại Moskva trong gia đình có dòng dõi quý tộc. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng, được tôn vinh là đại thi hào hay mặt trời thi ca Nga.

Trong suốt cuộc đời, ông đã tham gia vào nhiều cuộc đọ súng tay đôi. Dù nằm ngoài vòng pháp luật, những cuộc đấu này rất phổ biến trong thời đại ông sống.

Nhà triết học Mikhail Seleznyov từng viết trong cuốn tiểu sử về Pushkin rằng đại thi hào Nga đã trải qua 26 cuộc đấu súng. Tuy nhiên, các nhà sử học chỉ có thể xác thực 5 cuộc đấu tay đôi như vậy. Trong hầu hết trường hợp, Pushkin và đối thủ làm hoà hoặc bắn trượt và sau đó huỷ cuộc đọ sức. Tuy nhiên, cuộc đấu súng năm 1836 đã kết thúc bằng bi kịch.

Nguồn gốc cuộc đấu tay đôi cuối cùng của Pushkin bắt nguồn từ những tin đồn rằng vợ ông, Natalia Goncharova, đã ngoại tình. Tháng 11/1836, một bài viết nặc danh được lan truyền, nói rằng Pushkin “bị cắm sừng”. Pushkin tin sĩ quan người Pháp Georges d’Anthès là người vợ ông đã lén lút hẹn hò.

Pushkin gặp Natalia vào năm 1828 khi bà 16 tuổi. Bà là một trong những người đẹp có tiếng tăm ở Nga. Sau nhiều do dự, Natalia đã chấp nhận lời cầu hôn của Pushkin vào tháng 4/1830 và hai người kết hôn năm 1831.

Georges d’Anthès, sinh năm 1812, vốn là sĩ quan kỵ binh dưới thời Vua Pháp Charles X. Ông xuất ngũ khi quốc vương bị lật đổ. Sau khi chính phủ Pháp cho phép d’Anthès phục vụ trong quân đội nước ngoài mà không bị mất quốc tịch, ông đến Nga, gia nhập lực lượng cận vệ kỵ binh bảo vệ Hoàng hậu. Việc d’Anthès có mối quan hệ họ hàng với thành viên hoàng tộc Nga và vẻ điển trai đã giúp sĩ quan tiếp cận giới thượng lưu St. Petersburg, nơi khi đó là thủ đô Đế quốc Nga.

https://www.thivien.net/attachment/jnnA2E5s3hbJ0ffTZK6RTA.1688711603.jpg
Georges d’Anthès, người bị đồn là nhân tình của vợ Pushkin

Để bảo vệ danh dự trước những tin đồn, Pushkin đã thách thức d’Anthès đấu súng sinh tử cùng ông. Tuy nhiên, d’Anthès đã sớm cầu hôn Ekaterina Goncharova, chị của vợ Pushkin. Cả hai trở thành họ hàng nên nhà thơ phải huỷ bỏ lời thách đấu.

Nhưng tin đồn lan truyền trở lại sau đám cưới. Sĩ quan người Pháp được cho là cưới Ekaterina để lấp liếm mối quan hệ với Natalia. Lần này, Pushkin nghĩ rằng chúng đến từ Nam tước Jacob van Heeckeren, đại sứ Hà Lan tại Nga, cha nuôi của d’Anthès.

Ông đã viết cho Heeckeren một bức thư với nhiều lời lẽ chỉ trích. Bức thư này khiến đại sứ và con trai nuôi ông tức giận. Heeckeren tuyên bố rằng lời thách đấu ban đầu vẫn còn hiệu lực.

Cuộc đấu súng diễn ra tại Chernaya Rechka, ngoại ô St. Petersburg và có những điều khoản rất khắc nghiệt. Ở các nước châu Âu khác, những người tham gia đấu súng tay đôi thường bắn ở khoảng cách 25-30 bước chân, nhưng trong trường hợp này, khoảng cách chỉ là 10 bước. Người bắn trước sẽ phải đứng im khi đến lượt đối thủ đáp trả.

D’Anthès nổ súng trước và khiến Pushkin bị thương nặng ở bụng. Pushkin ngã xuống đất nhưng vẫn kịp bắn về phía đối thủ, sượt qua tay phải của d’Anthès. Nhà thơ qua đời hai ngày sau cuộc đấu.

https://www.thivien.net/attachment/d4YbcEpKy5GyHQc2RIeGCQ.1688710016.jpg
Bức vẽ mô tả lại cuộc đấu súng cuối cùng của đại thi hào Nga Alexander Pushkin

Đấu súng tay đôi bị cấm ở Nga nên chúng luôn diễn ra trong bí mật. Hình phạt cho việc tham gia rất nghiêm khắc, thậm chí là cái chết. Khi hấp hối, Pushkin đã cố gắng xin Sa hoàng Nicholas I tha thứ cho người hỗ trợ ông trong cuộc đấu, Konstantin Danzas, thông qua bác sĩ của Sa hoàng. Danzas bị giam hai tháng.

Sa hoàng đã cố gắng chăm sóc gia đình Pushkin sau khi ông qua đời. Nhà vua trả hết nợ cho Pushkin, ra lệnh chi cho gia đình khoản trợ cấp một lần 10.000 ruble, cấp tiền hỗ trợ cho goá phụ Natalia cùng các con gái bà, đồng thời nhận con trai nhà thơ làm hầu cận.

Sa hoàng Nicholas I tước quân hàm của d’Anthès và trục xuất ông khỏi nước Nga. D’Anthès ra đi cùng vợ và 4 người con. Sĩ quan được cho là nói rằng việc phải rời khỏi Nga đã giúp ông có một “sự nghiệp chính trị rực rỡ” khi về Pháp.

Một số người cho rằng Natalia phải chịu trách nhiệm về cái chết của chồng, vì bà không thể hoặc không muốn chấm dứt những tin đồn về mối quan hệ với d’Anthès. Nhà thơ Anna Akhmatova gọi bà là “đồng loã của Heeckeren và con nuôi trong việc thúc đẩy cuộc đấu tay đôi”.

https://www.thivien.net/attachment/Itx-_rHWGOrMg03t7LDy_Q.1688710083.jpg
Chân dung Natalia Goncharova, vợ đại thi hào Nga Pushkin

Sau Thế chiến II, hai bức thư của D’Anthès từ năm 1836 được công bố ở Paris. Trong đó, ông mô tả niềm say đắm với một người con gái là “tuyệt tác đỉnh cao ở St. Petersburg”, viết rằng cô cũng cảm thấy như vậy về ông và chồng cô “ghen tuông dữ dội”. Tuy nhiên, những lá thư cũng nói rằng cô chưa sẵn sàng “phá vỡ cam kết” với chồng mình.

Những bức thư này đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu tin d’Anthès không viết về Natalia, trong khi những người khác cảm thấy ông chỉ đang cố gắng dập tắt tin đồn về mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa ông với Nam tước Jacob van Heeckeren.


Vũ Hoàng (theo Russia Beyond)

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook