Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 31/08/2005 01:05 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 06/04/2007 18:46 bởi
Vanachi Phạm thị nói: Con rồng thần khi trầm dưới vực, khi bay lên trời, có thể to lớn lên, có thể bé nhỏ lại, biến hóa không thể nào lường được. Nhưng sở dĩ người ta bắt được nó để nuôi như chó như dê vì cớ nó có lòng ham muốn. Và nếu người ta nuôi nó được, thì người ta cũng có thể xẻ thịt nó mà ăn được. Phàm những loài ham muốn thì không loài nào là không có thể bị người ta chế ngự.
Duy bực thánh nhân là không có lòng ham muốn, cho nên vạn vật trong khoảng trời đất không thể dời đổi lòng dạ của người được. Giàu sang, nghèo hèn, chết sống cũng như lạnh nóng, như ngày đêm cứ thay đổi nhau ở trước mắt, ta há vì thế mà có hai lòng hay sao? Ta cũng chỉ thuận theo mà nhận lấy thôi vậy.
Vua Thuấn nhận lấy thiên hạ của vua Nghiêu nhường cho, mà không cho đó là quá đáng.
Khổng tử bị khốn ở nước Trần nước Thái mà không lấy đó làm lo buồn.
Chu công, ở xa thì bị những nước trong bốn phương phao truyền tiếng xấu, ở gần thì bị Thành vương không hiểu biết lòng dạ của ngài, nhưng ngài vẫn ung dung mang đôi giầy đỏ đi đứng một cách tự nhiên trang trọng. Tiếng tốt của ngoài không bị tỳ ố, vì ngài đã đến chỗ nhất trí vậy.
Thơ Quốc phong nước Bân có 7 thiên, 27 chương, 203 câu.
Trình Nguyên hỏi Văn Trung tử: Dám xin cho hỏi thơ phong nước Bân thuộc loại phong nào? - Đáp: Thuộc loại biến phong. - Trình Nguyên lại hỏi: Ngay giữa cảnh giới của Chu công mà cũng có biến phong hay sao? - Đáp: Những lời vua tôi trách nhau mà có thể là thơ chính phong được hay sao? Bởi vì Thành vương vẫn nghi ngờ Chu công, thì thơ phong đã biến rồi vậy. Nếu chẳng phải là Chu công rất mực chân thành, thì ai có thể cuối cùng khiến trở thành chính phong được?
Trình Nguyên lại hỏi: Thơ Bân phong bị sắp ở cuối phần thơ biến phong là tại làm sao? - Đáp: Từ thời Di vương trở về sau, thơ biến phong không thể trở thành chính phong được, vì thế mà Khổng Tử lấy làm thương tâm. Cho nên mới kết thúc phần biến phong bằng thơ Bân phong, là ý nói thơ biến phong nầy có thể trở thành chính phong, mà chỉ có Chu công mới có thể làm được việc ấy. Cho nên cho liên hệ vào thơ chính phong, là ý nói tuy biến đấy mà có thể trở thành chính, dẫu nguy đấy mà có thể vững được, thủy chung không mất căn bản, chỉ có một mình Chu công vậy thôi!
Thơ Bân phong được liên hệ vào chính phong, quả có ý nghĩa sâu xa thay!
Quan dược chương thổi sáo, hát thơ Bân phong để rước khí nóng hay đón khí lạnh thì đã thấy ở thiên Thất nguyệt (Bân phong I, bài 154).
Lại nói rằng: Cầu đảo với Thần nông cho năm được mùa, thì thổi sáo hát bài Bân nhã (tức thiên Thất nguyệt) để làm vui cho thần đồng ruộng. Cúng tế lễ tất niên thì cũng thổi sáo hát bài Bân tụng (tức thiên Thất nguyệt) để người già cả ăn uống nghỉ ngơi, thì nay khảo xét trong kinh Thi cũng chưa thấy ở thiên nào hay ở chương nào. Cho nên Trịnh thị phân thiên Thất nguyệt làm ba phần để ứng vào việc ấy.
Bài Thất nguyệt nói về tình tứ, thì nó thuộc về thơ phong - chính đính những lễ tiết trong năm, thì nó thuộc về thơ nhã - vui mừng việc thành công, thì nó thuộc về thơ tụng.
Nhưng mà một thiên thơ, đầu và cuối cùng hợp nhau, lại cắt riêng ra một đoạn mà dùng, thì e rằng không có cái lẽ ấy. Cho nên Vương thị không nhận, mà chỉ nói là vốn đã có bài thơ ấy mà nay đã mất rồi. Thuyết ấy cũng gần đúng vậy.
Hoặc giả lại nghi là chỉ nên lấy toàn thiên Thất nguyệt, tùy theo sự thể mà biến đổi âm tiết, hoặc cho là thơ phong, hoặc là thơ nhã, hoặc là thơ tụng, thì đối với nghĩa lý cũng thông, và việc cũng có thể thi hành được.
Nếu không như thế, thì trong phần thơ nhã, thơ tụng, phàm là những thơ nói về việc canh nông đều có thể lấy dấu hiệu là Bân thi ở đầu bài. Thuyết này gồm những thiên Đại điển và Lưong tự.
Độc giả hãy lựa chọn những thuyết kể trên thì sẽ rõ vậy.
Phạm thị nói: Con rồng thần khi trầm dưới vực, khi bay lên trời, có thể to lớn lên, có thể bé nhỏ lại, biến hóa không thể nào lường được. Nhưng sở dĩ người ta bắt được nó để nuôi như chó như dê vì cớ nó có lòng ham muốn. Và nếu người ta nuôi nó được, thì người ta cũng có thể xẻ thịt nó mà ăn được. Phàm những loài ham muốn thì không loài nào là không có thể bị người ta chế ngự.
Duy bực thánh nhân là không có lòng ham muốn, cho nên vạn vật trong khoảng trời đất không thể dời đổi lòng dạ của người được. Giàu sang, nghèo hèn, chết sống cũng như lạnh nóng, như ngày đêm cứ thay đổi nhau ở trước mắt, ta há vì thế mà có hai lòng hay sao? Ta cũng chỉ thuận theo mà nhận lấy thôi vậy.
Vua Thuấn nhận lấy thiên hạ của vua Nghiêu nhường cho, mà không cho đó là quá đáng.
Khổng tử bị khốn ở nước Trần…