☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
40 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 28/09/2005 22:12 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 06/04/2007 18:43 bởi
Vanachi Thiệu là tên đất thái ấp (nước phong cho để hưởng lộc) của Thiệu công Thích. Thuyết xưa nhận là vùng Phù phong ở Ung huyện có Thiệu đình tức là đất Thiệu ấy. Nay Ung huyện chia làm hai: Kỳ Sơn huyện và Thiên Hưng huyện, chưa biết đích xác Thiệu đình ở tại huyện nào. Phần dư ra thì đã thấy ở thiên Chu nam rồi.
Thơ các nước Thiệu nam có cả thảy 14 thiên, 40 chương, 177 câu.
Ngu này (Chu Hy) xét rằng: từ thiên Thước sào đến thiên Thái tần là nói về phu nhân và vợ của quan đại phu, để thấy rằng lúc ấy, chư hầu và các quan đại phu chịu sự giáo hoá của Văn Vương mà biết tu thân để yên định gia đình vậy.
Và từ thiên Cam đường trở về sau thì lại thấy rằng do Phương Bá đã truyền bá việc giáo hoá của Văn Vương mà các chư hầu đã biết tu chỉnh từ gia đình đến quốc gia vậy. Tuy rằng lời thơ không đề cập đến Văn Vương, nhưng cái công minh đức tân dân của Văn Vương đến đấy đã thi hành rộng rãi. Cho nên có thuyết nói rằng dân đều hớn hở mà vẫn không biết ai đã làm được như thế vậy.
Chỉ có thơ Hà bỉ nùng hĩ là không thể hiểu điều nghi ngờ ấy phải chịu thiếu sót. Thơ Chu nam và Thiệu nam có cả thảy 25 thiên, các nhà nho đời trước công nhận là thơ chính phong, nay cũng noi theo đấy.
Khổng Tử hỏi Bá Ngư rằng: “Ngươi đã học thơ Chu nam, Thiệu nam chưa? Ngươi mà không học thơ Chu nam và Thiệu nam thì cũng như đứng xoay mặt vào tường vậy.”
Nghi lễ, tiệc rượu và cuộc thi bắn ở trong làng, cùng yến tiệc đều hợp với nhạc. Ấy là những bài Quan thư, Cát đàm, và Quyển nhĩ trong thơ Chu nam, và những bài Thước sào, Thái phiền, Thái tần trong thơ Thiệu nam. Yến lễ lại có nhạc trong phòng. Họ Trịnh có chú rằng: “Gảy đàn và hát những thơ Chu nam và Thiệu nam thì không dùng đến chuông khánh”. Đấy là bài thơ của bà Hậu Phi phu nhân đọc để phúng vịnh mà phụng sự chồng. Trịnh Tử nói rằng: “Muốn yên trị quốc gia, trước hết phải đính chính gia đình. Nếu các gia đình trong thiên hạ đều đính chính, thì cả thiên hạ đều yên trị vậy. Thơ Chu nam và Thiệu nam (nhị nam) là những thơ về đạo đính chính gia đình trình bày cái đức của bà hậu Phi, của phu nhân chư hầu và của vợ quan đại phu, suy rộng ra đến gia đình của sĩ thứ nhân dân trong nước thì cũng một lẽ ấy thôi. Cho nên khiến từ trong nước cho đến làng xóm đều dùng thơ ấy, từ triều đình cho đến thôn ngõ không ai là không ngâm nga phúng vịnh, ấy là giáo hoá cả thiên hạ vậy.”
Thiệu là tên đất thái ấp (nước phong cho để hưởng lộc) của Thiệu công Thích. Thuyết xưa nhận là vùng Phù phong ở Ung huyện có Thiệu đình tức là đất Thiệu ấy. Nay Ung huyện chia làm hai: Kỳ Sơn huyện và Thiên Hưng huyện, chưa biết đích xác Thiệu đình ở tại huyện nào. Phần dư ra thì đã thấy ở thiên Chu nam rồi.
Thơ các nước Thiệu nam có cả thảy 14 thiên, 40 chương, 177 câu.
Ngu này (Chu Hy) xét rằng: từ thiên Thước sào đến thiên Thái tần là nói về phu nhân và vợ của quan đại phu, để thấy rằng lúc ấy, chư hầu và các quan đại phu chịu sự giáo hoá của Văn Vương mà biết tu thân để yên định gia đình vậy.
Và từ thiên Cam đường trở về sau thì lại thấy rằng do Phương Bá đã truyền bá việc giáo hoá của Văn Vương mà các chư hầu đã biết tu chỉnh từ gia đình đến quốc gia…