15.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Kinh thi
Thời kỳ: Chu
2 bài trả lời: 2 bản dịch

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 29/09/2005 21:57

二子乘舟 1

二子乘舟,
泛泛其景。
愿言思子,
中心養養。

 

Nhị tử thừa chu 1

Nhị tử thừa chu,
Phiếm phiếm kỳ cưởng (ảnh)
Nguyên ngôn tư tử,
Trung tâm dưỡng dưỡng.

 

Dịch nghĩa

Hai người đi thuyền,
Hình ảnh lênh đênh trôi nổi.
Muốn nói đến để nhớ hai người ấy,
Thì trong lòng bâng khuâng.


Chú giải của Chu Hy:

Chương này thuộc phú.

nhị tử: hai người, nói công tử Cấp và công tử Thọ.
thừa chu: cưỡi thuyền đi trên sông đến nước Tề.
ảnh (đọc cưỡng cho hợp vận): hình ảnh.
dưỡng dưỡng: dáng ưu sầu không biết định đoạt ra sao, bâng khuâng.

Thuyết xưa cho là Tuyên Công lấy vợ của con trai mình, công tử Cấp, là nàng Tuyên Khương. Tuyên Khương sinh ra công tử Thọ và công tử Sóc. Sóc và Tuyên Khương đến bên Tuyên Công để tố cáo Cấp. Tuyên Công sai Cấp đi sang Tề và khiến quân giặc đợi sẵn Cấp ở cửa ải để giết đi. Công tử Thọ biết được việc ấy, mới báo cho Cấp biết. Cấp nói rằng: "Ấy là mệnh lệnh của vua, không thể nào trốn được!"
Thọ bèn lấy cờ tinh tiết đi trước, bị giặc giết chết. Cấp đến sau nói rằng: "Vua sai giết ta, còn Thọ có tội gì?". Giặc lại giết Cấp. Người trong nước thương xót mà làm bài thơ này.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Quang Phát

Cùng đi thuyền hai người lướt sóng,
Thấp thoáng xa hình bóng chơi vơi.
Nói ra để nhớ hai người,
Trong lòng luống những ngậm ngùi bâng khuâng.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Hai người cùng lướt thuyền sông,
Lênh đênh trôi nổi trên dòng ảnh xa.
Nhớ hai người ấy nói ra,
Trong lòng bổng thấy thật là bâng khuâng.

15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời