15.00
Ngôn ngữ: Chữ Hán
Thể thơ: Kinh thi
Thời kỳ: Chu
7 bài trả lời: 3 bản dịch, 4 thảo luận
1 người thích

Một số bài cùng tác giả

Đăng bởi Vanachi vào 28/09/2005 21:55

麟之趾 3

麟之角、
振振公族。
于嗟麟兮。

 

Lân chi chỉ 3

Lân chi lốc (giác),
Chân chân công tộc.
Hu ta lân hề!

 

Dịch nghĩa

Sừng của con kỳ lân,
Bà con đồng họ của Văn vương nhân hậu.
Như con kỳ lân vậy.


Chú giải của Chu Hy:
- giác (đọc “lốc” cho hợp vận): sừng. Con lân có một sừng, đầu sừng có thịt (cho nên không thể húc cụng được, ấy là nhân).
- công tộc: bà con đồng một ông cố với công hầu, tổ miếu còn thì có tình đồng họ.

Chương này thuộc hứng.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Tạ Quang Phát

Kìa là sừng của kỳ lân,
Họ Văn vương cũng hậu nhân xiết nào.
Ôi, như kỳ lân làm sao!

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
24.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Lân chi chỉ 3

Phiên âm:
Chữ 角 có thể là Giác, Giốc.
Quyển Kinh Thi tập I, tr 70 ghi: giác (đọc lốc cho hợp vận), ngoài ra một số bài cũng phiên âm như vậy, chắc là không phải lỗi in ấn.
Ngoài quyển Kinh Thi của dịch giả Tạ Quang Phát, đọc là Lốc, chưa thấy ở sách khác.

Tra cứu tất cả các Từ điển hiện có, tin cậy hơn cả là Khang Hy cũng viết là Giác hoặc Giốc:
《唐韻》古岳切《集韻》《韻會》《正韻》訖岳切,音覺。
Vậy Trường hợp bài này, đọc là Giốc, là hợp lý.

Nếu bạn nào hiểu biết hơn, biết nguyên nhân, xin chỉ giáo cho.
Đọc đến đây, ta buộc phải xem lại phiên âm, nếu như chữ Lốc là thổ ngữ, phương ngữ; ta có thể vui vẻ mà sửa chữa.

Hà Như.

13.00
Trả lời
Ảnh đại diện

về phiên âm những bài trong Kinh thi

Quả thực cháu cũng không rõ dịch giả dựa theo đâu để phiên âm, nhưng mấy bài đều phiên âm là "lốc", và chú thích cũng ghi vậy nên không thể là lỗi in ấn được. Vì vậy cháu cũng không dám sửa bừa. "Khang Hy từ điển" dù sao cũng chỉ ghi chép các âm từ đời Hán, Đường về sau, còn những bài trong KT lại từ trước đó rất lâu.

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
13.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bác Hà Như, cháu xem trong chú giải của Chu Hy thì mới biết những chữ phiên âm này đều đã được chú giải rõ ràng trong "Thi kinh tập truyện" của ông.
Về chữ 角 trong bài này, trong đó có ghi là 盧谷反, như vậy đúng phải đọc là "lốc": http://www.guoxue123.com/jinbu/0101/03sjjz/001.htm

Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
14.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Chữ 角 trong Lân chi chỉ

@ Vanachi
Chữ 角 Ông Tạ Quang Phát phiên là Lốc cũng có lý, đúng nghĩa đấy và đã hợp vận rồi, nhưng chọn chữ chưa hay thôi.
Trong Khang Hy TĐ, cũng có đoạn dẫn như vậy, là Lốc.
Lân chi chỉ nằm trong Chu nam, phiên như vậy có thể còn bị ảnh hưởng bởi thổ ngữ TQ thời Xuân Thu và Người biên soạn chăng, nên các sách ghi theo hiện trạng đương thời, cũng là việc đúng.
Nhưng, trong Khang Hy TĐ, Đường vận, Tập vận có bổ xung thêm âm Lục.
《唐韻》《集韻》盧谷切,音祿
Lư cốc thiết, âm Lục . Theo tôi, là Lộc.
Khi sang ta cho đến nay, âm Lộc là âm Hán Việt, rất gần với mọi người, ai cũng hiểu là Sừng non (lộc hươu, lộc nai)
Vậy, nếu Ông Tạ Quang Phát phiên cho người Việt đọc, nếu là:
Lân chi lộc, Chân chân công tộc.
Vậy Chữ 角 trong Lân chi chỉ đọc là Lộc, thì rất dễ hiểu, đúng nghĩa và hợp vận.

Cám ơn Vanachi đã định hướng và cung cấp tư liệu.
Chúc Bạn khoẻ và khuyên không nên thức khuya quá chỉ vì những thắc mắc vớ vẩn này.
Hà Như

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn

Kìa sừng ấy của kỳ lân,
Bà con đồng họ vua Văn nhân từ.
Kỳ lân như vậy từ xưa!

11.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Bản dịch của Ngô Trần Trung Nghĩa

Kìa trông sừng của kỳ lân
Tộc Văn Vương ấy, đức nhân sâu dày
Ôi! Kỳ lân, giống lắm thay!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời