Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 26/08/2005 16:33 bởi
Vanachi, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 09/06/2008 04:29 bởi
Vanachi Khương Hữu Dụng (1/1/1907 - 17/5/2005) sinh và quê quán tại Hội An, Quảng Nam, sống và làm việc ở quận Đống Đa, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Khi còn nhỏ, ông học sơ đẳng tiểu học ở Hội An. Năm 1922-1926, ông theo học tại Trường Quốc học Huế. Từ 1927, ông được bổ đi dạy ở Bình Định, sau đó đổi ra Quảng Bình và nhiều nơi khác. Vừa dạy học, ông vừa làm thơ đăng trên các báo khắp Trung, Nam, Bắc, đặc biệt lá báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn (ở Sài Gòn) và Phụ nữ thời đàm (ở Hà Nội). Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông làm thơ đăng nhiều trên các báo Thế giới mới... Cách mạng tháng Tám ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Đà Lạt, trong Ban Thường vụ Việt Minh tỉnh Lâm Viên, phụ trách công tác tuyên truyền. Sau đó chuyển về hoạt động Tân Văn hoá (Mặt trận Việt Minh Trung Bộ), rồi Thanh niên Cứu quốc Trung Bộ, phụ trách công tác xuất bản và phát hành. Từ đấy, ông chuyên chú với hoạt động văn học, làm thơ, dịch thơ và biên tập thơ.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Kinh nhật tụng của người chiến sĩ (diễn ca, truyền đơn địch vận, 1946)
- Từ đêm Mười chín (trường ca, 1951, in lại trong tập Những tiếng thân yêu, 1962)
- Những tiến thân yêu (thơ, 1962)
- Quả nhỏ (thơ, 1972)
- Bi bô (thơ, 1995)
- Thơ Khương Hữu Dụng (thơ, 1993)
- Tuyển tập Khương Hữu Dụng (2 tập, 1992)
- Tuyển tập Đường thi (dịch thư, 1996)
Ngoài ra, ông còn tham gia dịch các tập: Thần khúc, Thơ Đường (tập I và II), Thơ Tống, Thơ Lục Du, Thơ Ninh Tốn, Thơ Tây Sơn, Thơ Nguyễn Trãi, Thơ Cao Bá Quát, Thơ Nguyễn Khuyến, Thơ Hồ Chủ Tịch và Nhật ký trong tù, Victor Hugo, Paul Éluard, Charles Péguy, Guillaume Apollinaire,...
Khương Hữu Dụng (1/1/1907 - 17/5/2005) sinh và quê quán tại Hội An, Quảng Nam, sống và làm việc ở quận Đống Đa, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Khi còn nhỏ, ông học sơ đẳng tiểu học ở Hội An. Năm 1922-1926, ông theo học tại Trường Quốc học Huế. Từ 1927, ông được bổ đi dạy ở Bình Định, sau đó đổi ra Quảng Bình và nhiều nơi khác. Vừa dạy học, ông vừa làm thơ đăng trên các báo khắp Trung, Nam, Bắc, đặc biệt lá báo Tiếng dân, Phụ nữ tân văn (ở Sài Gòn) và Phụ nữ thời đàm (ở Hà Nội). Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông làm thơ đăng nhiều trên các báo Thế giới mới... Cách mạng tháng Tám ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Đà Lạt, trong Ban Thường vụ Việt Minh tỉnh Lâm Viên, phụ trách công tác tuyên truyền. Sau đó chuyển về hoạt động Tân Văn hoá (Mặt trận Việt Minh…
Thơ dịch tác giả khác