204.15
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
40 bài thơ, 294 bài dịch
5 bình luận
2 người thích
Tạo ngày 20/04/2007 17:43 bởi MinhAnh&PhuongLinh, đã sửa 6 lần, lần cuối ngày 10/10/2008 09:27 bởi Vanachi
Nam Trân (15/2/1907 - 21/12/1967) chính tên là Nguyễn Học Sỹ, còn có bút danh Tương Như, sinh tại làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, mất tại Hà Nội. Học chữ Hán đến năm 12 tuổi và đã tập làm những lối văn trường ốc. Sau học Trường quốc học Huế, trường Bảo Hộ Hà Nội. Có bằng Tú tài bản xứ. Làm Tham tá toà khâm sứ Huế, sau đó làm Tá lý Bộ lại và Thị lang Bộ lại.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến, công tác ở Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Đại Lộc, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, rồi làm chánh văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chánh liên khu Việt Nam 1954 ông tập kết ra Bắc, công tác ở Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1959 công tác tại viện Văn học, chuyên về dịch thuật. Ông cũng là một trong những cán bộ giảng dạy lớp…

 

Huế, đẹp và thơ (1939)

Tuyển tập chung

Thơ dịch tác giả khác

Bạch Cư Dị (Trung Quốc)

Chu Hy (Trung Quốc)

Chu Khánh Dư (Trung Quốc)

Cù Thu Bạch (Trung Quốc)

David Diop (Sénégal)

Đỗ Mục (Trung Quốc)

Đỗ Phủ (Trung Quốc)

Đỗ Thu Nương (Trung Quốc)

Đỗ Tuân Hạc (Trung Quốc)

Hàn Dũ (Trung Quốc)

Hoa Nhạc (Trung Quốc)

Hồ Chí Minh (Việt Nam)

    Thơ chữ Hán

    1. Đối nguyệt
      5
    2. Tân xuất ngục học đăng sơn
      9
    3. Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)

      1. Vô đề
        6
      2. Khai quyển
        6
      3. Nhập Tĩnh Tây huyện ngục
        2
      4. Thế lộ nan
        5
      5. Tảo
        4
      6. Ngọ
        3
      7. Ngọ hậu
        4
      8. Vãn
        4
      9. Tù lương
        3
      10. Nạn hữu xuy địch
        10
      11. Cước áp
        3
      12. Vọng nguyệt
        12
      13. Phân thuỷ
        2
      14. Đổ
        3
      15. Đổ phạm
        2
      16. Nạn hữu Mạc mỗ
        3
      17. Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L
        2
      18. Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo
        1
      19. Tẩu lộ
        5
      20. Mộ
        11
      21. Dạ túc Long Tuyền
        2
      22. Điền Đông
        3
      23. Sơ đáo Thiên Bảo ngục
        7
      24. Nạn hữu chi thê thám giam
        4
      25. Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội
        2
      26. Tự miễn
        4
      27. Dã cảnh
        4
      28. Chúc than
        3
      29. Long An Lưu Sở trưởng
        2
      30. Tảo giải
        5
      31. Đồng Chính (thập nhất nguyệt nhị nhật)
        2
      32. Nạn hữu đích chỉ bị
        4
      33. Dạ lãnh
        5
      34. Bang
        3
      35. Long An - Đồng Chính
        2
      36. Nhai thượng
        2
      37. Lộ thượng
        8
      38. Trưng binh gia quyến
        6
      39. Vãng Nam Ninh
        4
      40. Cảnh binh đảm trư đồng hành
        2
      41. Điệt lạc
        2
      42. Bán lộ đáp thuyền phó Ung
        3
      43. Nam Ninh ngục
        2
      44. Nạp muộn
        2
      45. Thính kê minh
        5
      46. Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
        3
      47. Hựu nhất cá
        1
      48. Cấm yên (Chỉ yên đích)
        2
      49. Hoàng hôn
        2
      50. Công kim
        1
      51. Thuỵ bất trước
        5
      52. Ức hữu
        2
      53. Thế nạn hữu môn tả báo cáo
        1
      54. Song thập nhất
        1
      55. Cảnh báo (Thập nhất nguyệt thập nhị nhật)
        3
      56. Chiết tự
        1
      57. Lữ quán
        1
      58. Việt hữu tao động (Ung báo, Xích đạo tấn thập nhất nguyệt thập tứ nhật)
        2
      59. Anh phóng Hoa đoàn
        2
      60. Trúc lộ phu
        1
      61. Ngục đinh thiết ngã chi sĩ-đích
        1
      62. Tân Dương ngục trung hài
        2
      63. Ký Nê Lỗ
        1
      64. Đăng quang phí
        2
      65. Ngục trung sinh hoạt
        1
      66. Quách tiên sinh
        1
      67. Mạc ban trưởng
        1
      68. Tha tưởng đào
        2
      69. Lai Tân
        4
      70. Đáo Liễu Châu
        1
      71. Cửu bất đệ giải
        1
      72. Dạ bán
        2
      73. Đáo trưởng quan bộ
        1
      74. Tứ cá nguyệt liễu
        2
      75. Bệnh trọng
        4
      76. Đáo Quế Lâm
        3
      77. Nhập lung tiền
        1
      78. ?
        1
      79. Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ
        1
      80. Triêu cảnh
        2
      81. Thanh minh
        2
      82. Vãn cảnh
        3
      83. Hạn chế
        2
      84. Bất miên dạ
        2
      85. Cửu vũ
        3
      86. Tích quang âm
        2
      87. Thu cảm
        1
      88. Nhân đỗ ngã
        1
      89. Trần khoa viên lai thám
        1
      90. Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động
        1
      91. Thu dạ
        1
      92. Tình thiên
        6
      93. Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
        2
      94. Tức cảnh
        2

Huệ Sinh thiền sư (Việt Nam)

Không Lộ thiền sư (Việt Nam)

Khuyết danh Trung Quốc (Trung Quốc)

Lạc Tân Vương (Trung Quốc)

Lâm Thăng (Trung Quốc)

Lệnh Hồ Sở (Trung Quốc)

Liễu Tông Nguyên (Trung Quốc)

Liễu Vĩnh (Trung Quốc)

Lỗ Tấn (Trung Quốc)

Lục Du (Trung Quốc)

Lư Mai Pha (Trung Quốc)

Lưu Trường Khanh (Trung Quốc)

Lưu Vũ Tích (Trung Quốc)

Lý Bạch (Trung Quốc)

Lý Hạ (Trung Quốc)

Lý Ích (Trung Quốc)

Lý Thương Ẩn (Trung Quốc)

Lý Thường Kiệt (Việt Nam)

Lý Ước (Trung Quốc)

Mai Nghiêu Thần (Trung Quốc)

Mạnh Hạo Nhiên (Trung Quốc)

Mao Trạch Đông (Trung Quốc)

Minh Trí thiền sư (Việt Nam)

Ngu Tự Lương (Trung Quốc)

Nguyên Kết (Trung Quốc)

Nguyễn Trung Ngạn (Việt Nam)

Nhạc Phi (Trung Quốc)

Phạm Nhữ Dực (Việt Nam)

Quách Mạt Nhược (Trung Quốc)

Sầm Tham (Trung Quốc)

Tào Nghiệp (Trung Quốc)

Tăng Củng (Trung Quốc)

Tân Khí Tật (Trung Quốc)

Thôi Hiệu (Trung Quốc)

Thôi Hộ (Trung Quốc)

Thôi Quốc Phụ (Trung Quốc)

Tô Thức (Trung Quốc)

Trần Đào (Trung Quốc)

Trần Minh Tông (Việt Nam)

Trần Ngọc Lan (Trung Quốc)

Trần Thánh Tông (Việt Nam)

Trần Tử Ngang (Trung Quốc)

Trình Hạo (Trung Quốc)

Trương Kế (Trung Quốc)

Trương Tịch (Trung Quốc)

Tư Không Thự (Trung Quốc)

Vi Thừa Khánh (Trung Quốc)

Vi Ứng Vật (Trung Quốc)

Vương An Thạch (Trung Quốc)

Vương Bột (Trung Quốc)

Vương Chi Hoán (Trung Quốc)

Vương Duy (Trung Quốc)

Vương Vũ Xứng (Trung Quốc)

Vương Xương Linh (Trung Quốc)

 

 

Ảnh đại diện

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhà thơ - dịch giả Nam Trân

Ngày 18 tháng 10 năm 2007, Viện Văn học, Hội Nhà văn và gia đình Nam Trân đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của nhà thơ - dịch giả Nam Trân.

Đến dự Lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học có các cán bộ Viện Văn học, Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Văn học, Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận nghiên cứu phê bình văn học, những độc giả yêu thích, mến mộ tài năng thơ… của Nam Trân.

Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh năm 1907 ở làng Phú Thứ Thượng, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, từng làm quan dưới triều Nguyễn. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tích cực nhập vào con đường lớn của nhân dân, tham gia Uỷ ban kháng chiến và giữ nhiều chức vụ khác nhau cho đến khi về công tác ở Viện Văn học. Khoảng thời gian 10 năm công tác ở Viện là không lâu, nhưng những gì ông để lại cho văn chương, cho nghiên cứu văn chương vẫn khiến mọi người nhớ mãi. Ông không viết nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đầy dấu ấn. GS. Phong Lê trong phát biểu của mình đã xúc động nói “Ngỡ như Nam Trân chỉ là một người bạn ghé đến làng thơ, ghé qua vườn thơ, và nhân tiện mà để lại một chùm, chứ không phải chủ định ở lại như nhiều bạn bè khác đã chọn việc viết văn làm thơ như một nghề, với bậc tiền bối đích thực của họ là Tản Đà. Một cuộc chơi, một chuyến ghé thăm thú vị, và chỉ vậy thôi”.

Nam Trân cũng được biết đến với tư cách là một nhà dịch thuật Hán học nổi tiếng. Ông là người tiến hành tổ chức và chủ trì dịch Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh. Bản dịch Ngục trung nhật ký từ bản in đầu tiên, qua nhiều lần tái bản ở các nhà xuất bản trong và ngoài nước trở thành sự kiện văn học lớn những năm 60 thế kỷ 20.

TS. Lê Thị Dục Tú cho rằng thơ và dịch thuật của Nam Trân đem đến nét đặc sắc riêng cũng như những giá trị to lớn khi đặt nó vào ý thức canh tân văn học của các nhà văn Việt Nam trong những năm 30 thế kỷ XX. Chính ý thức này đã nhanh chóng đưa văn học Việt Nam hoàn thành tiến trình hiện đại hoá văn học, đưa nền văn học của dân tộc ta không chỉ thoát khỏi sự nô dịch của văn học phương Tây mà còn hoà nhập và trở thành một bộ phận của văn học thế giới.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh, 40 năm ngày mất của Nam Trân, chúng ta không chỉ ghi nhận những đóng góp có giá trị của ông mà còn thấm thía trước tinh thần xuất xử, sự lựa chọn và hành vi ứng xử đáng trân trọng, học tập của một nhà thơ-dịch giả, một trí thức yêu nước.


Doãn Thu Tơ

Bài đăng trên trang tin của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vu cáo chính trị - mập mờ học thuật

Từ một trình độ Hán học uyên thâm như thế, ông Nguyễn Huệ Chi (NHC) đi vào làm Thơ văn Lý - Trần. Nói cho đúng, đây là một tập hợp văn bản công phu với công sức của nhiều người, nhưng lại in chữ giản thể. Ở đây không thể nói nhiều chuyện chung quanh cuốn sách này (Chẳng hạn, bản thảo do công lao to lớn của các cụ lão nho: Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình, có cả Nam Trân làm; công lao của “ông đồ Hỉ” (tên gọi thân mật GS Đỗ Văn Hỉ, một nhà Hán Nôm học cự phách) trong việc dịch tất cả những văn bản khó trong ấy, nhất là các văn bia cổ..., và đến chết “ông đồ Hỉ” vẫn uất hận khôn nguôi trong việc bị đè nén... Và thật sự thì cụ Nghè Đinh Văn Chấp, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Ngô Tất Tố... đã dịch phân nửa văn bản Lý - Trần rồi. Và chú thích, dịch... nhất là những vấn đề liên quan đến Phật học còn phải bàn. Nhưng đó không phải là chủ đích của bài báo này). Trong cuốn Thơ văn Lý - Trần này, lẽ ra ông NHC chỉ là người biên soạn, biên tập..., nhưng đến tập II, quyển thượng thì ông lên làm chủ biên... Và quyển hạ, tập II, đến nay sau 40 năm từ khi in tập I, vẫn chưa ra. Thật oái ăm! Giờ tôi chỉ xin nói những chuyện “hai năm rõ mười” thôi.

Năm 1969 ở Sài Gòn, Tu thư Đại học Vạn Hạnh in cuốn (Tuệ Trung Thượng sĩ) Ngữ lục do Trúc Thiên dịch. Khi biên soạn Thơ văn Lý - Trần, ông NHC ghi “trong khi dịch thơ văn Trần Tung (tức Tuệ Trung Thượng Sĩ), chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Thiên, do Tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành, 1969” (Thơ văn Lý - Trần, t.II, quyển thượng, H., 1989, tr. 225).

Nhưng “tham khảo” như thế nào? Thôi không nói đến phần “tham khảo” văn xuôi, vì phải mất công đối chứng, chỉ nói về thơ thôi. Đối chiếu bản dịch thơ của ông NHC và của Trúc Thiên thì thấy: ngoài việc lấy lại vần, lấy chữ, lấy nguyên si một số câu; ông NHC “xuất nhập” một số ý, “biên tập” lại để thành bài của mình và rồi ký luôn tên mình, xoá mất tên Trúc Thiên vốn là người đầu tiên dịch bài thơ ấy.

Trường hợp các bài Thế thái hư huyễn - Hoạ huyện lệnh, Thị chúng, Tặng Thuần Nhất pháp sư, Thị đồ, Chí đạo vô nan... đều là như vậy.

Bài Thế thái hư huyễn, hai câu đầu ông NHC lấy nguyên si (chỉ khác Trúc Thiên dịch chữ phó là gởi, ông để nguyên là phó):

Vân cẩu đổi thay lắm vẻ mà
Mơ màng gởi trọn giấc Nam kha.
(Trúc Thiên dịch, Ngữ lục, Sđd, tr.123)
Vân cẩu đổi thay lắm vẻ mà
Mơ màng phó trọn giấc Nam kha.
(NHC dịch, Thơ văn Lý - Trần, t.II, quyển thượng, tr.250)
Hai câu cuối:
Thấy chăng đàn én lầu Vương Tạ
Nay hết vàng son lạc vạn nhà.
(Ngữ lục, Sđd)
Hãy xem đàn én lầu Vương Tạ
Nay xuống làm thân với mọi nhà.
(Thơ văn Lý - Trần, Sđd, tr.250)
Theo ý tôi, câu dịch Trúc Thiên sáng tạo hơn, hay hơn, nhất là chữ vàng son, chữ lạc thật đắt, khi nhớ câu thơ Đường về Vương, Tạ của Lưu Vũ Tích: Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,/ Phi nhập tầm thường bách tính gia. Dịch thơ không phải dịch chữ, mà dịch cái hồn chữ. Ông NHC dựa vào câu thơ dịch của Trúc Thiên, sửa vài chữ cho là sát nghĩa; còn 4 câu giữa thì cũng chỉ xoay đi đổi lại mà thôi.

Bài Hoạ huyện lệnh, bản dịch của Trúc Thiên mở đầu bằng hai câu:
Đã từng nối gót Tứ Minh Cuồng
Ưng mến Y Vương với Quỉ Vương.
thì bản NHC là như sau:
Từng phen nối gót Tứ Minh Cuồng
Nào phục Y Vương với Quỉ Vương.
Dựa vào vần cũ, bài cũ, “xuất nhập” một hai chữ rồi ký tên mình. Bài Tặng Thuần Nhất pháp sư, bản dịch của Trúc Thiên mở đầu: Pháp thân tịch diệt sắc thân còn; bài Thị chúng mở đầu: Thôi tìm núi Thiếu với khe Tào, bản NHC cũng hoàn toàn là như vậy (trong khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch vần khác: Thôi tìm Thiếu thất với Tào khê); bài Đại đạo chí nan, Trúc Thiên dịch: Quay đầu, vặn óc luống bần thần, thì ông NHC đảo lại chút đỉnh: “Bần thần, vặn óc với quay đầu”, tính ra chỉ khác mỗi chữ với và luống.

Thế nào là dịch lại, là tham khảo? Trong việc dịch thơ, tuy cùng nguyên tác, các bản dịch có thể khác nhau xa, tuỳ từng người dịch trong quá trình chuyển tải vần điệu, chất thơ, ý tại ngôn ngoại… Đằng này là lấy của người, biên tập, chữa một số chỗ chứ đâu phải dịch?

Trường hợp này cũng xảy ra giữa ông NHC và bản dịch Ngục trung nhật ký của Nam Trân (1907-1967). Nam Trân từng dạy ông NHC ở Lớp Đại học Hán học (1965-1969) về thơ Đường - Tống, vừa là người lãnh đạo ông (cụ Cao Xuân Huy, Tổ trưởng, ông Nam Trân, Nguyễn Văn Hoàn, Phó tổ trưởng, ông NHC tổ viên). Lại là bậc tiền bối (Nam Trân sinh 1907, NHC 1938). Nam Trân Nguyễn Học Sĩ đậu Tú tài bản xứ tiếng Pháp thời Tây; nghiên cứu văn học Tây phương (cổ Hy - La); Hán học thì dịch thơ Đường - Tống, Kinh Thi, cổ văn… chữ tốt đến nhân sĩ Trung Quốc cũng vui lòng xin chữ và in thơ chữ Hán của ông trên tờ Thi san của Hội Nhà văn Trung Quốc. Ông lại là tác giả Huế - Đẹp và Thơ mà Hoài Thanh nhận rằng thơ ông “biệt riêng thành một lối” (Thi nhân Việt Nam). Nam Trân mất (1967), hơn chục năm sau, ông NHC đem ra “duyệt” lại bản dịch của thầy và bậc tiền bối đó. Ngoài mấy bản dịch mới hoàn toàn, còn thì, ông đã sửa chữa: 8 bài sửa 1 từ, 4 bài sửa 2 từ, 1 bài sửa 3 từ, 3 bài sửa 4 từ, 1 bài sửa 3 từ, 1 bài sửa 4 từ, 1 bài sửa 5 từ, 15 bài sửa từ 6 từ trong 3 câu trở lên. Chỉ sửa chữ, không sửa vần! Sửa có 1 chữ cũng ký tên mình vào! Thí dụ thì vô khối. Bài Dạ túc Long Tuyền, 3 câu trên gần như lấy lại nguyên văn, đến câu 4, Nam Trân dịch:
Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần
(Cách lân hân thính hiểu oanh đề: Mừng nghe chim oanh bên láng giềng báo sáng) (Nhật ký trong tù, 1960, tr.66).
Ông NHC bèn chữa lại:
Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần
rồi ký tên mình bên cạnh. Đúng là “lợn lành chữa thành lợn què”! Câu thơ dịch của Nam Trân đã là tối ưu so với câu thơ nguyên tác, xuôi thuận, đẹp về tiếng Việt. Còn oanh sớm là oanh gì? Có oanh chiều, oanh tối không? HIỂU là sáng sớm, ở đây nó là trạng ngữ của oanh, con chim oanh hót vào buổi sáng sớm, tức là nó báo sáng, chứ oanh sớm thì tiếng Việt chẳng ai nói thế, viết thế cả. Bài Chúc than (Hàng cháo), ông Nam Trân: quán rượu, ông NHC chữa tiệm rượu, ông Nam Trân: chỉ có cháo hoa…, ông NHC: nào món cháo hoa… thế là đứng tên! Bài thơ tả một quán nghèo trên đường, quán chỉ bán cháo hoa, muối trắng. Vậy cách dịch chỉ có thật đúng cái thần của câu thơ, còn nào món là có ý tán dương món ăn của quán ư!?

Tệ nhất là có bản chỉ chữa 1 chữ, các vị cũng đề tên mình vào bản dịch cũ. Mà chữa thế nào: Nam Trân: sách xưa - sách mới (cựu quyển, tân thư) nay sửa quyển xưa - sách mới (cho đúng nguyên văn, dịch theo chữ!), rồi hân hạnh đứng tên!
Hỡi ôi! Đúng là: “Thế sự người no ổi tiết bảy. Nhân tình ai ủ cúc mồng mười” (Nguyễn Trãi). Giá như ông Nam Trân còn sống chả biết ông nghĩ sao! Những học trò mà trước khi chết, ông than tiếc: “Đào lý phương viên thắng huỷ đa. Tiểu tâm bồi ủng nhị niên qua. Như kim vô lực truyền xuân sắc. Trường hướng thu phong thán nhất ta” (Tạm dịch: Cỏ lạ đào thơm mơn mởn tươi. Đem lòng vun xới mấy năm trời. Đến nay không sức truyền xuân sắc. Nhìn gió thu sang, một thở dài). Những học trò ấy đã vượt qua đầu ông, bất chấp tấm lòng và con chữ mà ông “bồi ủng”!

Kể ra hơi tàn nhẫn. Mà không chỉ có Nam Trân. Đến cụ Nguyễn Sĩ Lâm, Viện trưởng Viện Đông Y, một nhà Hán học cự phách, cẩn thận, chắc chắn, sâu rộng một tâm hồn thơ…, thầy chữ Hán chúng tôi ở lớp Hán - Nôm Sau Đại học (1972-1975) cũng bị NHC cướp chữ! Cả bài của cụ Nguyễn, 12 câu dịch, ông NHC thực ra chỉ chữa có 2 chữ: Vô ngần thành dữ dằn. Cụ Nguyễn dịch: “Giả bộ ác vô ngần” (Nguyên văn: Giả trang ác ngân ngân, nghĩa là: Lại giả bộ ác hầm hầm - Nhật ký trong tù, 1991, tr.26). Ông NHC chữa thành: Vờ làm bộ dữ dằn, chắc gì đã diễn đạt đúng nguyên tác: ngân ngân, ý hung ác, tàn nhẫn (Nhật ký trong tù, tr.27). Rõ ràng ác hầm hầm và dữ dằn mức độ khác nhau, chất lượng khác nhau. Nhưng thôi, chữa là chuyện của ông, nhưng ông lại ký tên mà là ký trước tên như là người dịch chính vào bài của cụ Nguyễn là cớ làm sao?

Nói cho đúng, NHC không chỉ chữa và ký tên chung. Ông cũng có dịch một số bài mới. Thà là như thế! Hay, dở cũng là bản dịch của mình. Văn chương “Tự kỷ văn chương, tha nhân thê thiếp” (Văn mình, vợ người). Nhân nói đến chuyện ứng xử với thầy cũ, tưởng cũng nên nhắc qua chuyện ông NHC và cụ Cao Xuân Huy. Ông lôi trong đống giấy tờ cũ ở nhà con rể cụ Cao Xuân Huy, soạn ra cuốn “Chủ toàn và chủ biệt - hai ngã rẽ của triết học Đông Tây”, đem in bên Tây, rồi đem về đổi tên thành “Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu” (1995), rồi dựa vào uy tín cụ Cao Xuân Huy, cuốn sách đem về Giải Thưởng Hồ Chí Minh cho Cụ. Người ngoài không biết, tưởng thế là học trò “trả nghĩa” thầy. Thực ra, động cơ lại khác. NHC lợi dụng các bài mà Cụ Huy chủ yếu viết từ 1956-1957. Cụ Cao Xuân Huy là người thấm nhuần Lão - Trang, biết rằng “Danh khả danh phi thường danh” (Cái danh có thể gọi được là danh là cái danh không hằng thường - Lão Tử). Cụ đâu có cần “danh”, cần giải thưởng! Cái hay cái lớn là không màng giải, không màng danh, lấy điều không tham làm giải: “bất tham vi vinh”. Chứ đi nhận giải, nhận tiền, còn đâu Lão - Trang, còn đâu Cụ Huy! Sau khi sách ra, học giới tranh biện, phê phán làm phiền cho Cụ khôn xiết, trong đó có ý kiến các ông Trần Thanh Đạm, Đông La, Trần Văn Đoàn… mà NHC đuối lý, không bảo vệ được. Chẳng hạn, xem Đông La: Những điều cần bàn của một công trình triết học - Đọc “Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu”, sách Biên độ của trí tưởng tượng. NXB Văn học, 2001, tr.191-205)…

Cũng tương tự, chuyện đối với thầy Thích Nhất Hạnh, không phải “thầy học”, mà là “thày chùa - thiền sư”. Năm 1974, trong “Việt Nam Phật giáo sử luận”, (T.I, NXB Lá Bối, Sài Gòn), Nguyễn Lang (tức thiền sư Thích Nhất Hạnh), trong chương 9: Tuệ Trung thượng sĩ (tr.269-298); dưới các mục: Diện Mục Tuệ Trung, Hoà Quang Đồng Trần, Đập Vỡ Thái Độ Bám Víu Vào Khái Niệm, Diệu Khúc Bản Lai Tu Cử Xướng, Đập Phá Quan Niệm Lưỡng Nguyên đã phát hiện ra Tuệ Trung mới chính là Trần Tung, con Trần Liễu, anh Trần Hưng Đạo (chứ không phải Trần Quốc Tảng, con Trần Hưng Đạo như Bùi Huy Bích viết trong Hoàng Việt thi tuyển). Thiền sư viết:

“Sách Hoàng Việt Văn Tuyển nói Tuệ Trung Thượng Sĩ là Hưng Ninh Vương Trần Quốc Tảng, con lớn của Trần Hưng Đạo. Sự thực thì tuy Tuệ Trung Thượng Sĩ có tước hiệu là Hưng Ninh Vương, nhưng ông không phải tên là Trần Quốc Tảng cũng không phải là con Trần Hưng Đạo. Ông là anh cả của Trần Hưng Đạo, và tên ông là Trần Quốc Tung. Trần Nhân Tông, người khảo đính sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, trong bài Thượng Sĩ Hành Trạng in ở cuối sách có nói rõ “Tuệ Trung Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương và là anh của Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại Vương mất, hoàng đế Trần Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương”.

Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương là tước hiệu vua Trần Thái Tông ban cho Yên Sinh Vương Trần Liễu khi ông này mất. Đó là vào năm 1251. Cũng vào năm ấy Tuệ Trung Thượng Sĩ được 21 tuổi, và được phong tước Hưng Ninh Vương. Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm là con thứ 5 của Yên Sinh Vương Trần Liễu, tên là Thiều, là vợ của vua Trần Thánh Tông. Trần Hưng Đạo có một người con tên là Trần Quốc Tảng, nhưng tước hiệu là Hưng Nhượng Vương chứ không phải là Hưng Ninh Vương”.

Trong phần chú thích, Nguyễn Lang Thích Nhất Hạnh ghi rõ: Con cả của An Sinh Vương tên là Tung. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trong phần nói về vua Trần Minh Tông, có ghi lời bàn của Ngô Sĩ Liên như sau:

“Vua vốn là người hậu với thân thuộc trong họ, đối với người vai trên mà quý hiển lại càng tôn kính lắm. Phàm kẻ thần hạ người nào có tên trùng với những người ấy đều đổi cho tên khác. Người nào tên là Độ đổi thành tên Sư Mạnh vì tên Độ trùng với tên của Thượng Phụ (Trần Thủ Độ), tên là Tung thì đổi làm Thúc Cao, vì tên Tung trùng với tên của Ninh Hưng Vương con trưởng của An Sinh Vương”.

Có những bản in lầm An Sinh Vương thành An Ninh Vương. Ta chưa từng nghe có ai có tước hiệu An Ninh Vương bao giờ. Hưng Ninh Vương là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Chữ sinh trong An Sinh Vương hẳn đã bị khắc lầm thành chữ Ninh chỉ vì trước đó đã có chữ ninh trong Hưng Ninh Vương (chú thích của Nguyễn Lang).

Như thế là đã rõ, là rất chi tiết và thuyết phục. Ông NHC trong Thơ văn Lý - Trần (t.I, H., 1977, tr.113-115) cũng “tìm hiểu đích xác Tuệ Trung Thượng Sĩ là ai” (tr.114), đã viết lại những phát hiện của thiền sư Thích Nhất Hạnh mà xem như đó là phát hiện của chính mình. Đến bài viết “Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ thiền thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn học (số 4-1977), ông NHC mới viết ở phần chú thích: “Cũng xin nói thêm là trong quá trình biên soạn bộ sách Thơ văn Lý - Trần, chúng tôi đã phát hiện ra vấn đề này tương đối sớm, và đã có dịp trình bày sơ lược trong phần khảo luận đầu sách. Gần đây, có đồng chí mách cho biết: trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (Lá Bối; Sài Gòn; 1974), Nguyễn Lang cũng có ý kiến giống chúng tôi về tác giả đích thực của Thượng Sĩ Ngữ Lục. Tuy nhiên, tìm đọc kỹ những điều ông Nguyễn Lang đã viết, chúng tôi vẫn thấy cần có một bài báo nói kỹ hơn về những tìm tòi của mình để bạn đọc tham khảo. Vì không những tài liệu và lập luận của chúng tôi có khác, mà cách đánh giá của chúng tôi đối với thơ văn Trần Tung cũng không giống Nguyễn Lang. Vả chăng, cho đến nay, mặc dầu đã có ý kiến sơ bộ của ông Nguyễn Lang, dư luận chung vẫn coi Trần Quốc Tảng là tác giả của Thượng sĩ ngữ lục”.

Thực là khó tin! Sau khi Nam Bắc đã thống nhất, mà một bộ sách nghiên cứu nổi tiếng của một nhân vật nổi tiếng uyên bác như vậy và viết bằng tiếng Việt chứ phải tiếng Tây, tiếng U gì đâu, lại không đến một viện nghiên cứu chuyên ngành, lại đang làm thơ văn Phật giáo! (Còn nhớ, hồi ấy cán bộ Viện trong đó có NHC nườm nượp vào Nam, làm gì một cuốn tài liệu quan thiết đến như vậy mà NHC lại không có, không biết, đến nỗi “gần đây, có đồng chí mách cho biết, trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận (Lá Bối, Sài Gòn, 1974) Nguyễn Lang cũng có ý kiến giống chúng tôi về tác giả đích thực của Thượng Sĩ Ngữ Lục”. Tư liệu là không khí của nhà nghiên cứu, sao NHC phải đợi có người mách cho một chuyện tày đình như vậy! Dù sao, trong nghiên cứu, có một “luật tục”: ai phát hiện, phát minh ra cái gì, căn cứ vào năm họ đăng ký bằng tác phẩm được công bố. Thí dụ trong trường hợp này: phát hiện Tuệ Trung là Trần Tung đích xác thuộc về Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh), công bố tại Sài Gòn từ năm 1974; trước NHC (1977) đến ba, bốn năm trời. Lý đơn giản là như vậy. Nhưng thôi, chắc chắn là thiền sư Thích Nhất Hạnh chẳng để ý tranh giành tác quyền gì về chuyện đó, còn chúng ta, thì ai tin NHC cứ tin, cũng không mất gì! Cũng không có gì quan trọng lắm đâu một việc “phát hiện” như thế. Trần Nhân Tông chẳng đã nói rõ ràng trong “Thượng Sĩ Hành Trạng”, Tuệ Trung là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Đại Vương là tước hiệu của vua Trần Thái Tông ban cho anh ruột là Yên Sinh Vương Trần Liễu khi ông này mất… Thế thì “phát hiện này là của Trần Nhân Tông (1258-1308) chứ! Đã vậy, cái cách NHC nói về Nguyễn Lang lại thiếu hẳn sự khiêm tốn của một người đi sau. Ông cho rằng “cách đánh giá của chúng tôi đối với thơ văn Trần Tung cũng không giống Nguyễn Lang” (Bđd, tr.116). Không giống như thế nào? Ông NHC bảo là “thơ thiền của Trần Tung sẽ chỉ có một ý nghĩa nhất định với chúng ta chừng nào nó vẫn còn là thơ, là thơ của thế tục, hoặc là thơ có dính dáng ít nhiều đến thế tục, chứ chưa hoàn toàn là Thiền” (tr.127)…

Ơ hay! Thơ Thiền là thơ Thiền, còn có dính đến thế tục hay không là chuyện khác. Thế thơ Thiền của Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam (những bài thơ Thiền chân chính, thuần khiết nhất của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông chẳng hạn…) là không, còn ý nghĩa ư? Thực ra thì trong bài viết, để cố chứng minh mình độc lập có được phát hiện này, ông NHC đã tự bộc lộ nhiều cái chưa ngộ Thiền, chưa thông Phật học, chưa quán Tuệ Trung… Ông cho rằng: Tuệ Trung “tồn tại một nhà duy lý, ẩn náu bên trong một con người Thiền”, Tuệ Trung “yêu cầu một sự kiểm chứng bằng lý trí”… “một cái nhìn tương đối sáng và tỉnh, một ý thức thường trực làm “bản ngã”, một sự lựa chọn dứt khoát chỗ đứng ở cõi trần” (Bđd, Tạp chí Văn học, 1977), “Trần Tung bẻ gãy và lật ngược lại nhiều mệnh đề Phật giáo xưa nay vốn lưu truyền!”, “Chủ nghĩa tương đối”, “tâm lý hư vô”, “coi tất cả là phi lý, đánh đồng cái chân và cái giả” (Từ điển văn học, H., NXB Thế giới, 2004, tr.1812).

Những điều đánh giá này, có lẽ vào lúc NHC đang “xin vào Đảng” như ông Đông La nói, nên nó chứng tỏ một lập trường mác - xít giản đơn, thô thiển, áp đặt và đại ngôn! Thực ra thì Trần Tung là một nhà Thiền học (Thiền chứ không phải Phật giáo nói chung) muốn siêu việt lên trên tất cả những phạm trù nhị nguyên. Xem cách phân tích của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một Thiền sư, một học giả, rất dung dị mà hiểu sâu và đúng về Tuệ Trung. Đó là điều chẳng có gì đáng nghi ngờ nhưng đây không phải chỗ để chúng tôi đi sâu phân tích. Cần nói là sau này, ông NHC lại tất tả đi in lại bộ Việt Nam Phật giáo sử luận. Với con người như của NHC, đây là một động thái không đơn giản!

Kết luận lại, tôi chỉ nói một điều giản dị thôi: ông NHC tự cho rằng việc ông tìm ra thơ văn của nhà sư uyên bác, đồng thời là võ tướng có nhiều công lao dẹp giặc này là một cống hiến vô cùng quý giá” (Thơ văn Lý - Trần, t.I, tr.113). Tôi hoàn toàn đồng ý, với một chú thích nhỏ: Từ năm 1969 ở Sài Gòn, Trúc Thiên tìm ra, đã dịch và công bố Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục (Đại học Vạn Hạnh xuất bản, in lại 1974), tức là phát hiện và dịch trước ông NHC khoảng mười năm, còn về văn bản chữ Hán của tác phẩm này thì ít ra từ đời Chính Hoà thứ 4 (1683) đến đời Thành Thái (1903), Phật giáo Việt Nam vẫn in lại.

Cho nên cái “cống hiến vô cùng quí giá” đó mà ông NHC nhận về mình cũng rất nên phải xem lại.

Bây giờ nói đến chuyện luận án Tiến sĩ “Giai nhân kỳ ngộ diễn ca trong văn học Duy Tân yêu nước đầu thế kỷ XX” của Trần Hải Yến (Viện Văn học - 2002) và bài “Giai nhân kỳ ngộ diễn ca, một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát” của ông NHC in trên tạp chí Thời đại mới (Tạp chí nghiên cứu và thảo luận - một tạp chí mạng ở Hoa Kỳ (số 9, 11/2006). Bà Trần Hải Yến, như trong Thư mục tham khảo của luận án cho thấy, biết 4 ngoại ngữ: Hoa, Nhật, Anh, Pháp. Đây là một luận án do PGS-TS Phạm Tú Châu hướng dẫn và đã bảo vệ thành công xuất sắc. Đọc luận án thì thấy không có cái gì dính líu đến Giai nhân mà không được đề cập thấu đáo, sâu sắc, uyên bác, kỹ lưỡng, kể cả vấn đề thể loại “Truyện thơ lục bát”. Thế thì bà Trần Hải Yến còn lép cái nỗi gì để ông NHC rút ruột cái luận án ấy mà viết bài báo trên, rồi sau khi bị phản ứng, phải gỡ xuống và từ đó đến nay không thấy công bố ở trong nước, ngoài nước. Bà Trần Hải Yến cũng như bất cứ một nghiên cứu sinh nào khác, phải đề ở đầu luận án câu này “Xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nhận định và kết luận của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác” và ký tên. Ông NHC có dám viết câu này khi viết bài báo nói trên không? Thế là cái bài báo ấy nó là “của em” chứ không phải “của anh”, “của thầy”.

Chữ Hán có thành ngữ: “Đoạt thai, hoán cốt”, nói về việc “rút ruột” và ém nhẹm, phi tang. Vì thế có hai câu tóm tắt chương này:
Tiểu xảo, “đoạt thai” Trần Hải Yến
Đại ngôn, “hoán cốt” Thích Thiền Sư
*

Bây giờ, xin qua chuyện chữ Tây của ông NHC để “giải lao” - thư giãn. Tôi không phải là chuyên gia tiếng Pháp, chỉ là học trò tiếng Pháp và tự học nên lẽ ra không nên nói chuyện này nhưng vì ông NHC lâu lâu viết bài cũng lại chưng ra một ít chữ Pháp bằng cách trích dùng một vài từ điển loại phổ thông để tỏ ra mình là người cũng rành tiếng Pháp. Một bà bạn ở Viện Văn học khi xưa còn cho biết “ông NHC làm Dự án về văn học Phần Lan (“Đường vào văn hoá Phần Lan” - 1966) để tỏ ra mình biết tiếng Pháp”. Một ông cụ vốn trước kia là học trò Trường Bưởi, sinh viên Luật Hà Nội, lại đã làm Hiệu trưởng trường Trung học Pháp - Việt, cho biết trong khi chú thích sách, ông NHC phải đi hỏi từng chữ Pháp cơ bản để chú thích. Không biết thì hỏi, đó là điều tốt. Nhưng thực tình, trình độ tiếng Pháp của ông NHC còn khá yếu. Chẳng hạn như nappe, theo lời học giả kia thì ông NHC cho là cái tấm vải trải giường (drap). Nappe trong Nam vẫn dùng nap, và bà xã tôi luôn nói “tấm nap bàn”, tức cái tấm khăn trải bàn, nó đã trở thành từ Việt (gốc Pháp) mất rồi, mà ông không biết.

Trong tập sách biên soạn Truyện ngắn Nam Phong (NXB KHXH, H., 1989), trang 131, NHC chú “tàu xúp-lê” là “tiếng Pháp: Souffler: thổi còi”. Chú giải như vậy là sai. Siffler mới là thổi còi, còn Souffler chỉ có nghĩa là như gió thổi (le vent souffler), thổi tắt ngọn nến (souffler la bougie). Souffler còn nhiều nghĩa nữa. Vậy hai chữ khác nhau chỉ chữ i và o. Chúng tôi xin đưa hai lệ chứng về chữ xíp-lê như sau:

“Nghe xíp-lê một chút rồi ngó thấy xe lửa rần rần chạy tới. Bé Hậu mừng rỡ nên đứng vỗ tay la om sòm” (Đoạn tình - Hồ Biểu Chánh).

“Tàu xíp-lê, kéo neo, xịch xịch chạy. Hai giờ đêm đến bến Hà Thành. Đèn điện sáng trưng, cô thông nom cũng choáng mắt” (Con người Sở Khanh - Phạm Duy Tốn).

Tiếng Pháp như thế thì chẳng có gì đáng tự hào vì ta vốn là nước thuộc địa của Tây xưa, một nước dùng tiếng Pháp, nhiều người tiếng Pháp giỏi lắm.

Ông NHC hầu như không làm công trình riêng. Ông chuyên đi “chủ biên” lấy bài nhiều người khác in, viết Lời giới thiệu rồi đề mình chủ biên (Trường hợp cuốn sách “Hoàng Ngọc Phách - đường đời và đường văn” (chuyên khảo, sưu tầm, tuyển chọn, 1966) sao lại đề là tác phẩm chính, in riêng của mình? (xem “Nhà văn hiện đại”, H., 2007, tr.150). Cuốn này chủ yếu là tác phẩm của cụ Hoàng Ngọc Phách, vậy phải đề tác giả là Hoàng Ngọc Phách, NHC sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu… mới phải.

Kể ra cũng lợi. Ngay cả cuốn “Từ điển văn học” khởi đầu do GS Đỗ Đức Hiểu chủ biên; GS Đỗ mất, ông đem ra thêm bớt, in lại (dịp khác ta sẽ bàn, các ông Đặng Tiến, Nguyễn Hữu Sơn và nhiều người khác đã có bài nhận xét sơ bộ, nhưng chưa thấy ai nói rõ điều này: ông đem cả nhà ông vào Từ điển, bất chấp họ có là nhân vật văn học hay không (có thể họ là sử, giáo dục, đạo đức học…, chứ quá ít dính đến văn), và ông thích ai thì đưa vào, không thích thì gạt (Chẳng hạn, tại sao ông lại gạt GS Hoàng Trinh vốn là người lãnh đạo của Viện mà lại đưa nhiều người có ít công trình hơn GS Trinh - vì “tư thù, tư oán” gì chăng? Ưng Quả, Bửu Kế, Nguyễn Khoa Vy… ở Huế sao không được đưa vào từ điển. Tại sao từ điển lại dừng ở những năm 60 của thế kỷ trước và thiếu không biết bao nhiêu người? Ông đã bộc lộ chủ tâm là ông muốn đưa vào cả những nhân vật văn học không hề đáng đưa một tí nào, nhưng không lọt. Ông “dương” người này, “ức” người kia. Làm từ điển phải có chuẩn, phải khoa học, vô tư, khách quan. Cuốn này còn cần phải thảo luận nhiều.

Lời tạm kết

Ông NHC đã dồn tôi vào thế phải lên tiếng, làm tôi mất rất nhiều thời gian và công sức. Nếu tôi phải “thất lễ” với ông, thì ông nên trách mình và nên thông cảm với người. Thật lòng tôi rất chán phải nói những chuyện u ám này. Đời thiếu gì trời xanh, hoa tươi, người tốt… mà phải chui vào cái cõi u minh và vạch cái tối tăm của người này, người kia, nói tắt là phải đi “dọn rác”. Không phải tôi muốn “hạ” ông NHC, để mình “cao” lên. Không, tôi vẫn chỉ là tôi thôi, “người là thế ấy, ta là thế thôi!” (Ngô khởi hiếu biện tai! Ngô bất đắc dĩ dã) (Mạnh Tử). Tôi cố ý tránh tranh biện với ông NHC từ mấy chục năm rồi. Một là, rất không rảnh. Hai là, nhớ lời dạy của cụ Hoài Thanh khi làm nhân viên của cụ ở Viện: “Việc lớn xem là nhỏ, việc nhỏ coi như không có”, và lời của anh Nguyễn Đình Thi, thủ trưởng một thời của tôi: “Đối xử tốt ngay cả với người xử xấu với mình”. Trong đời, phải “lòng chợt từ bi bất ngờ”, phải có “một tấm lòng” như lời ca Trịnh Công Sơn. Tôi nghe đầy tai về chuyện ông NHC, ông NHC xử với tôi ra sao, hẳn ông là người biết rõ nhất. Nhiều bạn bè Hà Nội nói lại với tôi và còn “phê” tôi: “Tại sao ông NHC nói xấu về ông như thế, còn ông lại đi nói tốt cho ông ấy?” Tôi chỉ cười: “NHC là người làm việc, làm được nhiều việc. Người như thế hiện không có nhiều. Còn chuyện cá nhân, thì bỏ qua đi, cho nó nhẹ người”. Tôi và nhiều bạn vẫn đánh giá tốt ông NHC ở những bài, những chỗ mà ông chính là ông, không cần “bành trướng” nâng lên “quân Tào có 30 vạn nói thặng lên thành 100 vạn”. Ông không cần phải lên gân ráng sức quá sức mình, nguy hiểm cho sức khoẻ. Tôi làm theo phương châm của các vị thầy, nên thừa biết là ông đã làm gì sau lưng chúng tôi (kể cả quay ngoắt 1800 trong vụ ông Nguyễn Quảng Tuân để thực hiện một ý đồ), chúng tôi cũng chẳng lạ và cho qua, để lo việc khác, thú hơn.

Nhưng nay thì ông đã đi quá xa về chính trị và học thuật, và ông chủ động tấn công, nên tôi buộc lòng phải lên tiếng tự vệ. Xin tạm kết đôi điều:

Về mặt chính trị: ông NHC muốn giương cờ làm “nhà dân chủ” ở Việt Nam, đó là sự chọn lựa của ông. Ông NHC cũng đã từng có kinh nghiệm về hoạt động này nhiều năm: kinh nghiệm Nội Bài, kinh nghiệm viết bài trên các mạng nước ngoài; gần đây lại đã dẫn đầu một đoàn quỳ lạy trước quan tài “nhà dân chủ” Hoàng Minh Chính, cũng như dẫn đầu đưa đơn về vụ Thơ Trần Dần… Đó là chuyện của ông. Nhưng, ông không nên vu cáo, chửi bới những người khác - khác chính kiến, khác cách làm, khác lộ trình… “Dân chủ” mà như thế sao được? Dân chủ trước hết là phải tôn trọng những người khác ý kiến với mình, chứ đâu lại thô bạo, thô lỗ như một kẻ vô học, vô đạo thế. Theo tôi, ông không phải là người dân chủ. Ông đã từng tham vọng học thuật một cách “bá đạo”, nay nhảy sang làm chính trị lúc cuối đời. Tôi mong ông hãy suy nghĩ lại cho kỹ, đừng quá nóng giận mà mất khôn. Làm chính trị chẳng dễ hơn làm nghiên cứu đâu, ông NHC ơi!. Còn về văn học thì chúng ta có lạ gì nhau. Dẫu sao xưa kia cũng từng là người cùng một tổ chuyên môn của một Viện, người cùng lớp Hán học, bây giờ tuy cư trú hai miền nhưng có lúc còn gặp mặt nhau, trong một Hội đồng chấm luận án tiến sĩ hay cuộc họp này họp kia, vậy vui vẻ là hơn anh NHC ạ. Đời ngắn lắm, anh đã “xưa nay hiếm” rồi đấy nhỉ, vậy thì “còn gặp nhau thì hãy cứ dzui” như một câu thơ dễ thương của bà Tôn Nữ Hỷ Khương mà anh chị em hay nhắc, việc gì mà thù hằn nhau, sân si nhau sâu sắc thế!. Đời rộng dài, biển học bao la, sức ta có hạn, lo tập trung mà làm việc, may ra còn được chút đỉnh ích lợi cho đời:
Ta chợt biết rằng vì sao ta sống -
Vì đất nước cần một trái tim
(Trịnh Công Sơn)
Miễn trái tim ấy là một trái tim nhân hậu, chứ không phải “nhất thế tử tâm hoài đại độc” như Nguyễn Du nói.

*

Có Nhà Nghiên cứu, nghe chuyện, có thơ rằng:
Đâu ngờ người ấy chẳng ra chi!
Vu cáo người ta phỏng ích gì?
“Dân chủ”, lập trường còn khuất tất,
Văn chương, chữ nghĩa đáng hoài nghi.
“Thiệp phiên” đâu phải là “qua bến”,
Síp - lê ắt hẳn phải dùng i.
Tây Tàu thôi thế nên siêng học,
Giáo sư đừng để bị khinh khi.
Tôi xin phụng hoạ, tấp tểnh “nối điêu” bài xướng như sau:
Hóng hớt, thâm thù có ích chi!
Nói năng hỗn ẩu có ra gì?
Dân chủ chớ nên dùng vu cáo,
Văn chương hẳn phải tránh hiềm nghi.
“Phên dậu” ngàn năm chưa hoá bến,
“Síp - lê” vạn thuở vẫn nguyên i.
Nhớ lời Phật dạy, sân si dứt,
“Bất kị bất cầu”, phúc có khi.


Mai Quốc Liên
Trà hoa hạng - Phú Nhuận
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2008
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

“Người Xô Viết” với các nhà văn đất Quảng thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Cách mạng Tháng Mười đã đưa đến sự ra đời của Liên bang Xô Viết (Liên Xô) và sản sinh ra những con người Xô Viết - những con người đã đưa nước Nga vốn lạc hậu so với nhiều nước Âu - Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp thế giới, đi hàng đầu trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít để bảo vệ nền văn minh nhân loại trong chiến tranh thế giới thứ hai, đi tiên phong trong việc đưa người vào vũ trụ. Cũng chính là những con người Xô Viết đã thiết tha với cuộc đấu tranh giữ gìn hoà bình thế giới, nhiệt thành ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong phong trào giải phóng dân tộc.

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà những nhà văn - nhà báo đất Quảng vào những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ như Nguyễn Văn Bổng, Nam Trân, Nguyễn Thành Long, Phan Thao đã tìm thấy ở các nhà văn Liên Xô những tình cảm trong sáng, những chỗ dựa thân thiết.

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng kể lại: “Từ sau 1949, ở Liên khu V thỉnh thoảng nhận được Người Xô Viết chúng tôi của B.Pôlêvôi, Ngày và đêm ở Xtalingơrát của X.Ximônốp, Mùa xuân ở Xaken của G.Giulia, Ngôi sao của Kadakêvich, Pari sụp đổ của Lêrenbua... Một số truyện trong Người Xô Viết chúng tôi được in thành sách do Chi hội văn nghệ Liên khu V xuất bản. Sách được hoan nghênh nhiệt liệt và đi đến đâu cũng nghe cán bộ, chiến sĩ kể lại, bàn bạc về những gương anh hùng của nhân dân Xô Viết. Những sách ấy của nước bạn gợi cho chúng tôi phải sống và chiến đấu như thế nào, gợi ra cho chúng tôi phải viết về đồng bào, chiến sĩ và đất nước mình đang kháng chiến ra sao” (1).

Người Xô Viết trong tác phẩm của B. Pôlêvôi trong “Chiến tranh thế giới thứ II” - đó là ai? Là Mikhaiin - Xiniki - người chiến sĩ vệ binh nhỏ vé đã trốn khỏi trường quân sự để được tiếp tục chiến đấu; là Tarakum - người trồng nho đã biết biến một ngôi trường ở một ngã tư đường phố thành một thành trì vững chắc chống phát xít; là Bêlơgơrut - người đàn bà nông dân đã hy sinh gia đình mình, con cái mình, nhà cửa mình để cứu lấy lá cờ của một trung đoàn xe tăng; là người lính trinh sát già Xêrênicốp; là anh chiến sĩ công binh đã làm đổ một cách tài tình những cầu đập, đường sắt và nhà cửa không để rơi vào tay bọn phát xít nhưng lại nhớ day dứt những công trình hoà bình trước kia của mình; là người con gái trinh sát trẻ tuổi mảnh khảnh, với cái tên hiệu thơ mộng là “Bạch Dương”, đã biết hy sinh cho Tổ quốc những gì quý giá nhất của chị; là Phôminích - người lính làm cầu của thành Xtalingơrát trong những giờ phút ngắn ngủi trên tiền tuyến đã học tập để trở thành một tay thiện xạ; là Malích Gápđulin - nhà bác học đang sống mà đã trở thành người anh hùng của một bản anh hùng ca dân gian; là cụ Cudômin đã không thèm nhận những đồng tiền mua chuộc của bọn phát xít mà còn tạo điều kiện cho Hồng quân tiêu diệt chúng; là chị Catarin không sợ hiểm nguy loan báo cho bà con trong thôn tin Hồng quân duyệt binh ở Matxcơva trong vòng vây của quân phát xít để bà con giữ vững tinh thần, và quân phát xít đã giết chị; là anh trung uý phi công bị kẻ thù bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn không một lời khai báo, đã nhổ vào mặt kẻ thù và nói với chúng “Người Xô Viết chúng tao đây!...”. B. Pôlêvôi viết: “Rất nhiều những người Xô Viết..., nam cũng như nữ, những anh hùng khiêm tốn của cuộc chiến tranh - do sự khôn khéo của họ trong chiến đấu, do lòng dạ bền bĩ, tinh thần đoàn kết vô địch của họ, lòng yêu vô hạn của họ đối với Tổ quốc, họ đã bẻ gãy thế lực của chủ nghĩa phát xít. Những con người Xô Viết giản dị, lớn và nhỏ... đã nhân danh nhân dân của họ đáng được khen thưởng. Nhưng làm như thế nào khen thưởng tất cả những người dân Xô Viết, vì họ là những con người Xô Viết” (2).

Qua bản dịch của Nam Trân, hình ảnh những người Xô Viết từ trong tác phẩm của B. Pôlêvôi như một ngọn gió trong lành đến với người Việt Nam ở Quảng Nam, ở Liên khu 5, góp phần tiếp sức cho cuộc chiến đấu gian nan và ngoan cường của dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp.

Nhà văn Nguyễn Thành Long - sinh ở Nha Trang nhưng nguyên quán ở Quảng Nam, trong thời gian kháng chiến chống Pháp từng có mặt ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng kể lại: “Chúng tôi in một số tác phẩm dịch từ văn học Xô Viết ra như “Ngôi sao” của Kadakêvích (Phan Xuân Hoàng dịch) “Người Xô Viết chúng tôi” của B. Pôlêvôi (Nam Trân dịch). Năm 1952 tôi cho in cuốn Kể lại một số tiểu thuyết Xô viết (tôi đọc bản tiếng Pháp rồi kể lại, do Nhà xuất bản “Miền Nam” in). Tôi thuyết minh về đất nước Liên Xô (dù rằng bây giờ tôi chưa hề đến được đất nước này) trong những lần đi tham gia các chiến dịch” (3).

Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp, ở Liên khu 5, nhà báo Phan Thao đã dịch tập Người mẹ của Goocki, một tiểu thuyết nổi tiếng của văn học Cách mạng Nga. Nhưng đáng tiếc là tác phẩm không được in ngay. Mãi đến sau khi Phan Thao qua đời ở Hà Nội, sách mới được các nhà văn Liên khu 5 sưu tầm lại và đưa in ở Nhà xuất bản Văn học.

Văn học của nước Nga cách mạng, văn học Xô Viết đã từng gắn bó với đất nước và nhân dân ta. Giờ đây Liên bang Xô Viết đã tan rã, nhưng những gì mà Cách mạng Tháng Mười đã đóng góp với văn minh nhân loại, những giá trị nhân văn của nền văn học do Cách mạng Tháng Mười tạo ra vẫn được loài người tiến bộ trân trọng lưu giữ.


Phạm Hồng Việt

(1) Nguyễn Văn Bổng, Con đường từ Liên khu 5 ra Việt Bắc, sách “Cách mạng - kháng chiến và đời sống văn học” (1945-1954). Tập 1, NXB Tác phẩm mới, tr.280.
(2) B. Pôlêvôi, Người Xô Viết chúng tôi (Nam Trân dịch cùng nhiều dịch giả khác) NXB Văn học, 1977, tr. 81, 412-413.
(3) Xem sách “Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học (1945-1954). Tập 1, Sđd, tr. 312, 316, 317.
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng

Khảo sát về giọng nói Quảng Nam là một công trình lớn cần có sự đóng góp của nhiều người, nhiều giới. Không riêng gì Quảng Nam - Đà Nẵng có những thổ ngữ hoặc cách phát âm khiến nhiều người khác khó nghe, khó hiểu thì các địa phương khác cũng có những trường hợp tương tự như vậy. Nhưng đó lại chính là hồn quê của mỗi địa phương. Chỉ cần nghe giọng nói, là người ta nhận ra bóng dáng của quê nhà - đã có lần tôi cảm nhận:

Bóng hình này giống người ta
Nhưng kìa giọng nói như là giọng tôi
Hồn quê đặt ở trên môi
Tưởng nghìn cây số xa xôi vọng về
Ở đây, tôi chỉ mạn phép bàn về giọng Quảng trong sự ngẫu hứng sau khi đọc bài vè của tác giả Nguyễn Tiến Nhẫn in trong tập Bảo An đất và người (NXB Đà Nẵng, 1999). Thử đọc bài vè này, ta có thể sẽ hiểu ít nhiều một vài kiểu phát âm của người Quảng Nam:
Quê tôi A phát thành OA
Ă thành E hết, AO ra Ô mà...
Không những thế, ta thấy họ còn phát âm OAI thành UA (như nhớ hoài: nhớ hùa); OI thành UA (như nói năng: núa neng); ĂN thành EN (như muối mặn: muối mẹn) v.v… Có chuyện rằng, một cậu bé Đà Nẵng thấy con gì đó đang bò trên tường, vừa kêu lên vừa đưa tay chỉ cho thằng bạn mới từ Sài Gòn ra xứ Quảng chơi:
- Ê, cua kìa! Con chi mà loạ!

Thằng nhóc Sài Gòn lấy làm lạ, liền ngước mắt lên nhìn thì có thấy con cua gì đâu! Chỉ thấy... con thằn lằn!

ẮT thành ÉC (như tắt đèn: téc đèn. Có trường hợp “ngoại lệ” như xa lắc: xa léc - xa quéc); AM thành ÔM (như làm: lồm)... Và khi đặt câu hỏi người ta thường dùng thổ ngữ: ri (như thế này), rứa (vậy, thế), răng (sao), mô (đâu), hỉ (hả) v.v...; khi nghe thế người kia trả lời: nớ (kia), tê (kia), ni (đây), trển (trên), chừ (bây giờ), chi (gì) v.v... Ta thử đoán xem, họ đang nói gì:
Chừ hay mai mốt anh ơi
Chu choa lâu rứa lơi bơi trổ trời
Ba nhe là bậu ba rơi
Ba lia, ba lém cùng đời ba lơn
Mưa dầm thấm đất lấm lem
Mưa chi dai nhách ba bên bốn bề
Ở đây, chữ “trổ trời” có thể hiểu là tính từ chỉ một hành động nào đó vượt ra ngoài khuôn phép - chẳng hạn, đứa con trong nhà không ngoan, hư đốn quá lắm, người mẹ mắng: “- Cái thằng hư trổ trời!” là vậy. Nhưng cũng để diễn đạt ý nghĩa tương tự, ở cấp độ thấp hơn, người ta còn dùng từ “hoang”, như: “- Cái thằng ni hoang quá”. Người ta gọi là “ngẳng” để chỉ sự nghịch ngợm, như: “Cái thằng chơi ngẳng ghê, ai đời hắn lấy kéo cắt râu mèo”. Ta đọc tiếp:
Mùa nam cau chuối héo queo
Vàng rùm đồng lúa, ốm teo cả người
Trâu bò hết cỏ nhá nhơi
Ô hồ cạn xịt, phơi khô dâu tằm
Hạn chi hạn miết khô rang
Nắng chi nắng miết nắng chang chang trời
Nắng cho hết nghí ngỡn cười
Ở trần chẳng dị, quạt lì ra tay
Ở đây, “ô” là ao, “cạn xịt” nghĩa là nước trong ao hồ đã cạn chỉ còn xăm xắp nước, tương tự “ít xịt” là rất ít; “miết” là mãi, chỉ một hành động kéo dài - chẳng hạn câu thơ của Lưu Trọng Lư “Mưa chi mưa mãi”, người xứ Quảng hiểu là “Mưa chi mưa miết”; “nghí ngỡn” ta có thể hiểu là dễ ngươi, lờn mặt, đùa giỡn thái quá tuỳ ngữ cảnh, như: “-Đừng có nghí ngỡn, sắp mưa rồi đó, mau chạy về nhà đi”; “dị” là mắc cỡ, e thẹn; còn “dị òm” là hết sức mắc cỡ, tương tự như thế người ta còn nói “mắc tịt”...
Mùa ni bí rị phát khùng
Nực chi xà lỏn vẫn lùng bùng tai
Cầu trời túi mốt sớm mai
Nồm về thả cửa mát rười rượi nhau
“Bí rị” là bít bùng, không lối thoát, tắc nghẽn như trong câu hỏi: “Buồn chi mà mặt mày bí rị rứa?”; nhưng “rị” lại là kéo, như: “- Cây ni nặng lắm, bọn bay tới rị giùm tau với”; “túi” là tối, còn “túi thui” là rất tối...
Tới đây tao biểu mi nè
Cháo ngọt đậu ván bát chè thơm thơm
Mình đâu có phỉnh mà lờn
Uống ăn ngọt xớt còn thơm lựng lừng
“Biểu” là bảo; “phỉnh” là dụ dỗ, gạ gẫm; “ngọt xớt” là rất ngọt... Trong ca dao xưa ở xứ Quảng có câu:
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ
Bạn phỉnh ta chín đợi mười chờ
Linh đinh quán sấm, dật dờ quán sen
Thú vị quá, ta hãy tìm hiểu thêm một vài thổ ngữ khác, chẳng hạn “điệu” là làm dáng như: “- Chà! Bữa ni ăn mặc điệu quá ta!”, tương tự như thế còn có chữ “gồ” nữa; “gò” là tán tỉnh như: “-Cái thằng ni trổ trời, hỉ mũi còn chưa sạch mà đã gò gái”; thuở nhỏ, tôi còn nghe một từ tương tự là “cua” như: “- Anh Tư đi cua gái hay reng mà cái đầu láng mướt rứa hè?”; “ế” dành để chỉ những cô gái lỡ thì, không có người cưới hỏi; “ghế” là chỉ cơm độn với ngũ cốc như: “-Cơm bữa ni ghế với khoai lang”; “hú hí” là nhỏ to với nhau; “in” là giống nhau như đúc; “không reng (răng)” là không sao, đừng sợ như: “- Chó sủa thôi chớ không reng mô”; “lợt nhớt” là quá lợt; “rượng” là “ngứa nghề”; “sít rịt” là sít với nhau không hở; “trịt” là tẹt như: “- Cô kia cái mặt cũng dễ coi nhưng tiếc cái mũi trịt”; “ủm” là thu hết về cho mình, như để chỉ hành động ôm em bé vào lòng mình làm cho bé ấm áp, người ta nói: “- Ủm em”, còn “ẵm” là bồng v.v...

Tôi còn nhớ thuở nhỏ, mẹ tôi đã hát ru bài đồng dao xứ Quảng:
Con chim se sẻ
Nó đẻ mái tranh
Tôi vác hòn sành
Tôi lia chết giãy
Tôi đem tôi kỉnh
Cho thầy một mâm
Thầy hỏi chim gì?
Con chim sẻ sẻ
Ta biết “kỉnh” là biếu, “lia” là ném, là vứt. Lại nữa, “phách” là phách lối, kiêu căng, kiêu ngạo như: “- Mày chữ nghĩa bao nhiêu? Không đầy lá mít! Đừng có mà làm phách”; “xanh xảnh” là nói hỗn, thiếu lễ phép như: “- Cô kia nói chuyện với bà gia mà cứ xanh xảnh cái giọng”; “yểu xìu” là quá yếu; “tổ chảng” là to lớn, có câu nói: “- Đình làng tổ chảng uy nghi lạ thường”; nhưng mập quá cỡ thì họ là nói “mập ú”; trái cây mua về, chưa chín, thường người Quảng Nam bỏ vào trong hũ gạo, đợi chín thì gọi là “giú”; “cái ảng” là cái lu như: “- Chiều ni mi đi gánh nước đổ đầy ảng nghe!”; “giả đò” là “giả vờ”, tương tự còn có “làm bộ làm tịch” v.v... Ca dao Quảng Nam có câu:
Giả đò buôn kén, bán tơ
Đi ngang qua ngõ đưa thơ cho chàng
Khi nghe mẹ ru em:
Chiều tà ngả bóng nương dâu
Vịn cành bẻ lá em sầu duyên tơ
Thì ta hiểu “vịn” là “dựa vào”. Không chỉ có thế, họ còn nói “thoạ” là cái hộc tủ; “cụi” là tủ đựng thức ăn, đặt dưới bếp - thông thường thị dân còn gọi là cái “gạc măng rê” (phiên âm Garde manger của Pháp). Cái cụi này ở nông thôn xứ Quảng, người ta thường để bốn cái tô bằng sành, rẻ tiền, dưới bốn chân tủ, đổ đầy nước để ngăn kiến, sâu bọ không theo đó mà leo lên; “lủm” là từ chỉ hành động bốc một vật gì đó bỏ vào trong miệng, như: “-Miếng thịt mới đây đứa mô lủm rồi?”; “trã” tương tự như cái chảo, làm bằng đất, không sâu chỉ trèn trèn, dùng để kho cá; “kiệt” là hẻm; “kiết” là keo kiệt, như: “- Thằng cha ni giàu mà kiết”; “đầu dầu” là đầu trần, như thấy người kia đi giữa nắng chang chang không đội nón, người này nói: “- Reng (răng) mà đi đầu trần (hoặc đầu dầu) rứa? Không sợ cảm néng (nắng) à?”; “ở dổng” là ở truồng, như người ra thường nói: “-Không biết dị à? Lớn rồi mà còn ở dổng!”; “hục” là “hố” như ta thường nghe: “- Mi ra ngoài kia đào cho tao cái hục, sâu chừng nửa thước”; ướt đẫm thì họ nói là “ướt nhẹp” v.v...

Nghĩ cũng lạ cho thổ âm, thổ ngữ địa phương. Mới đây, khi đến Huế dự festival Huế 2006 tôi đã “phát hiện” ra chữ “té” ngộ nghĩnh của người miền Trung nói chung. Lúc ấy, đang ngồi ăn chè trên bờ bắc sông Hương, chè hạt sen ngọt mà thanh, ăn đến đâu mát rượi đến đó bỗng tôi giật bắn người khi nghe người chị bảo cô em nhỏ: “-Ăn xong rồi, té ghế mà về”. Ủa! Cái gì lạ vậy? Sao lại có “té” mà lại “té ghế” ở đây? Với người Quảng Nam, “té” là ngã, vấp ngã, vấp té như có câu: “-Kìa! Đi đứng sớn sác coi chừng té dập mỏ!”. Với người Huế, để nói ai đó bị “té” thì họ lại dùng chữ “bổ”, ta thường nghe nói đến các từ liên quan như bổ lăn cù (té lăn), bổ ngửa (té nằm ngửa), bổ nhào (té nhào)… Người Huế và người Quảng Trị cũng dùng từ té, nhưng cụ thể ý nghĩa của “té ghế” lại là… “nhường ghế cho người khác ngồi”!

Trước đây, tại Quảng Nam có nhà thơ lấy đặc sản quê hương làm bút danh. Đó là Nam Trân. Ông tên thật Nguyễn Học Sỹ (1907- 1967), quê tại làng Phú Thứ thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc. Từ thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau đó vào học Quốc học Huế rồi ra Bắc học trường Bảo hộ ở Hà Nội. Những năm tháng ở Huế, ông đã hoàn thành tập thơ Huế đẹp và thơ và được Hoài Thanh tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam với những lời nhận định: “Lối thơ tả chân vốn xưa ta không có. Đây đó rải rác cũng nhặt được một đôi câu; nhưng đến Nam Trân mới biệt thành một lối. Nam Trân đã tìm ra một khoảnh đất mới và ở đó người đã dựng lên - ý chừng để sát nhập làng thơ Việt - cái cảnh núi Ngự sông Hương. Thiết tưởng vị tình láng giềng đất Quảng Nam không thể gửi ra Huế món quà nào cao quý hơn nữa: lần thứ nhất những vẻ đẹp xứ này được diễn ra thơ”. Bút danh của nhà thơ có được là do quá yêu mến đặc sản của quê mình. Theo truyền thuyết, trong một lần giao tranh với quân Tây Sơn, chúa Nguyễn phải trốn chạy lên vùng đất phía tây Quảng Nam. Trong lúc ngặt nghèo, nguy khốn nhất, bốn phía bị bao vây, lương thực không còn thì chúa tôi gặp một loại trái cây chín mọng. Chưa dám ăn ngay, chúa lấy tay bấm thử thì thấy trái mềm, nếm thấy ngon ngọt lạ lùng. Nhờ trái cây này mà họ thoát khỏi cảnh đói khát. Truyền thuyết này góp phần lý giải vì sao khi cầm loại trái cây này, lột vỏ mỏng, thì ta đều thấy có dấu móng tay. Đó là loại trái cây mà trong ca dao xứ Quảng còn lưu lại:
Tay em cầm nón, tay em chọn loòng boong
Trái nào vừa ngọt, vừa ngon
Dành riêng cho bạn nghĩa nhơn nặng tình
hoặc:
Trái loòng boong trong tròn, ngoài méo
Trái thầu đâu trong héo, ngoài tươi
Thương em ít nói, ít cười
Ôm duyên mà đợi chín mười con trăng
hoặc:
Lụt nguồn trôi trái loòng boong
Cha thác mẹ còn chịu chữ mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân
Nhưng thật ra, không phải chúa Nguyễn là người phát hiện ra trái cây này và đầu tiên khẳng định là nó ăn được. Trước đó, người Chiêm Thành cư ngụ trên mảnh đất này chắc chắn họ đã biết đến, nhưng không rõ họ đặt tên là gì? Có người cho rằng, loòng boong đó là cách phát âm chữ “T’rbon” của người Cơ Tu ở huyện Giằng hiện nay. Khi lập được nghiệp đế vương, vua Gia Long xuống Dụ hàng năm, vào tháng 9, dân xứ Quảng phải tiến trái loòng boong ra kinh đô để dùng vào việc tế tự. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Đầu đời Minh Mạng, nhà vua ban cho tên là Nam trân”. Như thế cái tên Nam trân - tức quả quý như ngọc ở phương Nam ít ra đã có từ năm 1820. Chưa dừng lại đó, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà vua cho đúc chín cái đỉnh đồng lớn (Cửu Đỉnh) đặt ở Thế Miếu. Theo sử sách, vua Minh Mạng bắt chước vua Hạ Vũ xưa đúc Cửu đỉnh tượng trưng chín châu bên Tàu. Nhưng cũng còn có cách lý giải nữa, mỗi đỉnh tượng trưng cho một ông vua triều Nguyễn: Cao (Gia Long), Nhân (Minh Mạng), Chương (Thiệu Trị)... và cuối cùng là Huyền đỉnh. Huyền còn có nghĩa là mất. Vô tình (hay sự tiên đoán) về vận mệnh triều Nguyễn? Quan sát Cửu đỉnh, chúng ta bàng hoàng lẫn khâm phục trước nghệ thuật đúc đồng của người thợ khéo tay của Huế xưa. Tất cả có 135 hình được chạm trổ trên cửu đỉnh, trong đó có hình ảnh Nam trân khắc trên “Nhân đỉnh”- như thế đủ biết loại trái cây này được vua nhà Nguyễn trân trọng biết chừng nào.

Ngày trước ở thượng nguồn sông Vu Gia nổi tiếng với rừng loòng boong và hàng năm đến rằm tháng tám âm lịch có hội “ngày xả trái”. Ngày ấy nhộn nhịp, náo nhiệt không thua kém gì cảnh sĩ tử trước trường thi nên ở Quảng Nam mới có câu “Nhứt trường thi, nhì trường trái” là vậy.

Trong tập thơ Huế đẹp và thơ của Nam Trân, đặc biệt bài Eng có sử dụng một vài thổ âm, thổ ngữ của đất Quảng - ta có thể hiểu “eng”: ăn; “đậu doáng”: đậu váng; đậu hảu”: đậu hủ; “hột dịt”: hột vịt; “eng hung”: ăn lắm, ăn nhiều...
Ai eng chè đậu doáng
Ai eng đậu hảu không?
Ai eng hột dịt lộn
Ai ít ngọt? Xôi hông...?

Đến Faifo, khách lạ
Ai nấy cũng dửng dưng:
Quảng Nam đất văn vật
Sao lắm bợm “eng hung”?

Eng hung và uống nhiều
Thần Dạ dày muôn tuổi
Đặc điểm có gì đâu?
Chè ngọt gia tí... muối

Vì thế nên ngày xưa
Thí sinh ra đất Huế
Môn chữ càng được khen
Môn “eng” càng bị chế
Bây giờ, ta tiếp tục đọc bài vè trên, đoạn nói về nghề trồng dâu nuôi tằm rất nổi tiếng ở đất Quảng. Nhân đây, thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng, từ năm 1615, thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Lan đã xe duyên với cô thôn nữ Đoàn Thị Ngọc Phi ở thôn Diên Sơn (huyện Diên Phước). Hai người sống với nhau rất hạnh phúc ở dinh trấn Thanh Chiêm. Về sau người dân Quảng Nam xưng tụng bà Ngọc Phi là Bà Chúa Tầm Tang, vì đã có công lớn trong việc khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng đất này nổi tiếng với các mặt hàng tơ lụa không thua kém gì hàng của nước ngoài, một phần là nhờ chủ trương đúng đắn của bà. Hiện nay, lăng mộ của bà, gọi là lăng Vĩnh Diên toạ lạc tại Gò Cốc, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh (Duy Xuyên) được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích văn hoá, lịch sử. Hằng năm đến ngày 14.3 âm lịch, nhân dân và tộc họ quanh vùng thường làm lễ dâng hương và tưởng niệm công đức của bà.

Trong tập ký sự viết năm 1621, Cristophoro Borri ghi nhận: “Còn tất cả những gì thuộc về đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất, là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày. Vì thế đã hơn một lần tôi rất thích thú thấy đàn ông, đàn bà khuân vác đá, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đẹp, khỏi rách hay bẩn. Điều này không có gì lạ, nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng lớn như cây gai bên ta (tức ở Ý) và mọc lên rất chóng. Thế nên chỉ trong một ít tháng là tằm được nuôi ra ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ, làm thành cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang Lào để rồi sang Tây Tạng. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn, nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu”.

Hiện nay, “thương hiệu” tơ lụa Quảng Nam vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trên thương trường. Có một điều không thể không tự hào, tại Sài Gòn khi nhắc đến địa danh Bảy Hiền (quận Tân Bình) lập tức người ta biết đây là làng dệt của người Quảng Nam và nơi đó cũng còn giữ được nhiều thổ âm, thổ ngữ quê nhà. Cái làng dệt Bảy Hiền này nổi tiếng không kém gì Chợ Lớn - nơi tập trung hầu đông đúc người Hoa tại Sài Gòn.

Đã “lỡ trớn” lan man về chuyện dệt, thì cứ nói luôn thể. Ai có chê “lạc đề” thì cũng đành chịu! Mà không nói thì chịu không được, bởi sự tự hào của quê mình mà mình không kể ra thì coi sao được? Có thể nói những người thợ dệt Quảng Nam có công rất lớn trong việc chế tạo ra loại vải Xi-ta một thời rất nổi tiếng. Trong kháng chiến chống Pháp, loại vải này được chọn may trang phục, làm chăn đắp cho bộ đội. Không những thế, quân dân Quảng Nam còn may bộ quân phục bằng vải này để kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh - mà nay vẫn còn trưng bày tại Bảo tàng Quân đội. Gọi là vải Xi-ta vì vải dệt ra chắc bền, mặt vải mịn, trơn, phơi mau khô không thua gì chất lượng của loại vải Socièté Industrielle de Trxlile d’Annam do Pháp sản tại Việt Nam (viết tắt là S.I.T.A) mà người dân thường đọc trại thành Xi-ta. Sự tôn vinh nghề nghiệp qua một loại vải nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của người phụ nữ ở xứ Quảng.

Bà tên Trần Thị Khương (1906- 1965) quê ở La Thọ (Điện Bàn), mọi người thường gọi bà Tân - gọi theo tên chồng. Sinh ra trên vùng đất có truyền thống về nghề dệt, sau khi có chồng, theo chồng về Đà Nẵng làm ăn, bà cũng không bỏ nghề. Cuối năm 1946, khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng bà chạy về quê, rồi vào An Phú (Tam Kỳ) sống bằng nghề làm bánh tráng. Bấy giờ, thực hiện chủ trương của Chính phủ toàn dân “tự lực tự cường” để phục vụ kháng chiến, bà Tân khôi phục lại nghề cũ và kêu gọi thợ An Phú, xóm hàng chợ Vạn cùng góp vốn sản xuất. Bà còn có sáng kiến làm bàn quay đánh chỉ để đánh được 5 - 6 cặp, sau cải tiến nâng lên 20 - 30 cặp. Rồi từ quay tay, bà cải tiến sang đạp chân để tăng năng suất. Trong khi đó, chồng bà cùng nhiều thợ giỏi đi nhiều nơi trong tỉnh và vào tận Quảng Ngãi để tìm giống tốt và đặt hàng trồng bông kéo sợi...

Tiếng lành đồn xa. Công ty Việt Thắng - đang hoạt động tạo vốn cho Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đã đặt hàng xưởng dệt của bà nhuộm màu tro bằng than để may quân phục cho bộ đội. Không những thế, để phục vụ kháng chiến, bà và những thợ giỏi đã được Công ty Việt Thắng mời đi truyền nghề cho thợ của các tỉnh phía nam. Hình ảnh những người thợ bình dị, nhẫn nại, giỏi nghề dệt đã lặng lẽ đóng góp cho kháng chiến là niềm tự hào của con dân xứ Quảng.
Làng ta ươm dịt tơ tằm
Tay thoi dịu nhút đũa tranh sợi vàng
Vải ta chẳng dúng láng giềng
Khổ tuy hẹp tré nhưng mình mịn thanh
Lụa mỡ gà, vải Hà Đông
Đông hàn ấm hỉn, hè nồng mát ghê
Tuýt-so chỉ đánh hết chê
Đúng bộ đồ lớn bắt mê bắt thèm
Sa-tanh, hạnh phước đệm bông
Mặc vô mướt rượt anh hoanh hơn nàng
Trơn lu láng cón tay rờ
Gái trai thêm ngộ, thêm gồ, thêm ngon
Ở đây ta có thể hiểu “dịt” là “dệt, “dúng” là giống; “mướt rượt” là rất mướt, mướt hết chỗ chê… Đọc qua cái câu “Lụa mỡ gà, vải Hà Đông”, xin đừng nhầm với đại danh Hà Đông ở ngoài Bắc trong câu thơ “Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Xin thưa, Hà Đông chính là Tam Kỳ ngày nay, được đổi tên từ năm 1906. Ta hiểu “hẹp tré” là hơi hẹp; “trơn lu” là rất trơn v.v... Vậy đó, giọng nói Quảng Nam với những đặc trưng riêng đã tạo nên một bản sắc khá độc đáo. Các nhà thơ quê quán ở Quảng Nam cũng ít nhiều tận dụng yếu tố này làm nên những vần thơ đặc sắc. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết Quán Gò đi lên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người quê Thăng Bình có cho biết nhà thơ Tường Linh, người quê Quế Sơn từng viết:
Rủ nhau vô núi hái chơm chơm,
Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm.
Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc,
Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm.
Mùa đông tơi lá che mưa bấc,
Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm.
Nghe chuyện xóm xưa thời khó lửa,
Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!
Thế thì vần “ÔM” ở Quảng Nam người ta đều phát âm thành “ƠM” hết trọi. Nhưng không chỉ có thế, vần “AM” lại cũng phát âm thành... “ÔM”! Thử đọc bài thơ của nhà thơ Tú Rua, người quê Đại Lộc:
Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm,
Ăn cục nói hòn chẳng thôm lôm.
Có chàng công tử quê Đà Nẽng,
Cưới ả Thuý Kiều xứ Phú Côm.
Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ,
Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm.
Thêm ông hàng xóm người Hà Nội,
Chả hiểu mô tê cũng toạ đồm.
Ta thử đọc thêm bài thơ Hồi xưa tôi đã tỏ tình của nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh để hiểu thêm một vài từ thông dụng khác:
Nề mi mới dọn tới bên nhà
Dị òm tau cũng bước chưn qua
Ba đi một cấp, răng về kịp?
Mẹ chắc giờ ni ở chỗ bà

Mi ở Điện Bàn hay Duy Xuyên
Tết ni không nói chuyện tình duyên
Tết mô mới nói cùng mi hỉ
Không nói mần răng ván đóng thuyền

Nói thiệt chớ ai thèm nói lung
Nghĩ chi lạ rứa, tội tau không
Gặp mi bữa nớ ưng mi gướm
Cái nhớ mỗi ngày thêm nhớ hung

Quà xuân, tau nhét vô trong thụng
Xí nữa gặp mi, tau lấy ra
Còn y nguy đó, răng mà mất
Rủi mất thì tau sắm lại quà...
“Tau” là “tao”, “chưn” là chân; “dị òm” là mắc cỡ, mắc cỡ lắm lắm; “một cấp” là một lát; “nói lung” là nói giỡn; “ưng” là thương; “gướm” là “gớm”; “nhớ hung” là rất nhớ, nhớ lắm; “thụng” là túi; “xí nữa” là chút nữa; “y nguy” là y nguyên; “răng” là sao, làm sao... Sực nhớ, nhà thơ Dũng Hiệp của đất Quảng đã từng viết mấy câu thơ như vầy:
Tiếng Quảng Nam mình nói rất thô
Vần “ao” thì lại nói vần “ô”
Chơi xuân khách Mỹ trên hè phố
Dắt chó ngao mà nói chó ngô!
Đấy! Tiếng Quảng Nam thô kệch vậy, như “cháo” thì phát âm thành “chố”, “gạo” thành “gộ” v.v... Nhưng bằng sự thông minh, tài trí của mình, người ta đã vận dụng để giáng một đòn độc chiêu. Bốn câu thơ trên được viết vào thời 1963. “Dắt chó ngao mà nói chó ngô”. Ngô nào vậy? Thật thâm trầm và sâu sắc biết chừng nào.

Thật ra, viết được như thế không khó, nhưng nghĩ ra cách phổ biến công khai nơi chốn đông người là không dễ dàng chút nào. Vậy người Quảng Nam đã tài trí ra sao? Lần nọ đêm diễn hát bội đông nghìn nghịt người đến xem, đến đoạn cao trào nhất, thiên hạ vỗ tay vang trời bỗng trên sân khấu xuất hiện hai vai hề Ất và Giáp. Giáp thao thao bất tuyệt mọi chuyện, còn Ất lại ngậm như hến, cậy miệng cũng không nói nửa lời. Không chỉ Giáp mà khán giả cũng ngạc nhiên. Bực mình, Giáp quát:
- Ất! Mày câm rồi sao?

- Tao không câm.

- Không câm sao nãy giờ mày cứ câm như thóc?

Ất mếu mó đáp:
- Bởi tao là… người Quảng Nam!

Trời đất sao lạ vậy? Nghe Ất nói thế ai nấy cũng đều thắc mắc tợn và chăm chú nghe tiếp câu chuyện đang diễn ra. Giáp nói:
- Thôi đi cha nội. Người ta thường nói “Quảng Nam hay cãi”, chứ có như mày đâu! Mày cứ “ngậm miệng ăn tiền”!

Tỉnh bơ như không, Ất vẫn rầu rầu nét mặt, chậm rãi từng lời:
- Anh Giáp ơi! Người Quảng Nam hay phát âm sai, nói chớt nên người ta làm thơ châm biếm đó!

- Tưởng gì! Chế giễu giọng Quảng Nam thì tao nghe rồi, nhưng thơ châm biếm thì chưa. Mày đọc cho tao nghe thử coi!

Chỉ chờ có thế. Ất há mồm ra được rành rọt từng chữ. Xong, Giáp gật gù bình:
- Đúng! “cháo gạo” thì thành “chố gộ”, “ao” đọc thành “ô” là đúng giọng Quảng Nam rồi. Hay! Hay! Mày hãy đọc lai cho bà con thưởng thức. Nhưng thôi, mày hãy để tao ngâm cho mùi mẫn.

Thế là bài thơ này lại vang lên công khai một lần nữa. Ai nấy cũng vỗ tay khoái chí. Cho dù lúc ấy, bọn mật vụ có len lỏi đâu đó cũng không thể bắt bẻ gì được.

Tiếng Quảng Nam là vậy. Người Quảng Nam là vậy. Cho dù bây giờ không ít từ nếu muốn hiểu cần phải có… “phiên dịch”, nhưng tôi trộm nghĩ rằng, đã có một thời gian dài, rất dài giọng nói Quảng Nam được xem là “chuẩn”!

Nghe cứ như đùa!

Suy nghĩ trên không phải không có cơ sở. Ngược dòng lịch sử, ta thấy Quảng Nam có thời kỳ còn được doanh nhân nước ngoài khi giao thương buôn bán ở Đàng Trong gọi “Quảng Nam quốc”. Lý do của sự ra đời của tên gọi ta đã biết, không nhắc lại. Thế thì khi giao thiệp, người nước ngoài ắt phải bắt chước theo giọng nói, cách nói của cư dân địa phương. Đây là một lẽ hiển nhiên. Một sự tác động hoàn toàn toàn lô-gich, chứ không phải là sự suy luận lúc “trà dư tửu hậu”. Nay ta cứ nghe người Nga nói tiếng Việt thì rõ, hầu hết đều phát âm theo giọng Hà Nội, bởi họ được học với người Hà Nội. Đơn giản thế thôi. Với lập luận này, tôi ngờ rằng, ngay cả các chúa Nguyễn khi đóng dinh trấn tại Quảng Nam thì giọng nói cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phong thổ, khí hậu… nơi đây. Dấu ấn của giọng Quảng không chỉ có trong thời chúa Nguyễn, mà đến cuối triều Nguyễn nó vẫn còn giữ một vị trí quan trọng. Theo PGS Vương Hữu Lễ (Khoa Văn trường Đại học Khoa học Huế): “Ngay trong thời kỳ cuối của triều Nguyễn, người ta còn thấy trong những tuyên cáo hay xướng lễ của triều đình, tiếng Huế phải pha thêm giọng Quảng thì mới thích dụng” (Kỷ yếu hội thảo Văn hoá Quảng Nam những giá trị đặc trưng - Sở VHTTQN ấn hành năm 2001, tr. 504). Thông tin này đáng tin cậy khi mà ta biết thêm rằng, chính vua Tự Đức từng khẳng định: “Bình văn, xướng văn tất phải dùng tiếng Quảng Nam, được xem là trung thanh”.

Nhân đây cũng xin được nhắc luôn thể đến thành ngữ Quảng Nam, nhắc lại kẻo quên như Láo quá Trùm Cư, Ngang như ông Hoành, Chàng hảng như bà Quảng bán dưa, Giàu như Cai Nghi, Ngang như Sứ Sạc (Charle?), Nhớp như lồi... Ủa sao lại gọi “nhớp như lồi”? Sở dĩ tôi đặt câu hỏi như thế, vì thuở nhỏ mỗi lần đi chợ về, thấy tôi chơi ngoài ngõ là mẹ tôi thường kéo tôi vào nhà la (mắng): “Trời! Mi nhớp như lồi. Ra sau nhà tắm mau!”. Ai trong đời cũng được mẹ mắng như thế, đến lúc tuổi trời đã xa, bùi ngùi nhớ lại thì trong lòng lại rưng rưng, cảm động...

Thế nào nào “lồi”? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, “Lồi” là “người Lồi” và ông đã giải thích như sau: “Tôi thấy ở Thừa Thiên, Quảng Nam, ngày trước lễ cúng tá thổ thường cử hành trọng thể. Tá thổ là thuê, mướn đất... Lễ này của đại giáo, các phù thuỷ giữ vai trò liên lạc với người khuất mặt bằng những lối riêng để đạt những yêu cầu nào đó của người sống. Lễ tá thổ sở dĩ có vì hai lý do: để an ủi tiền dân vì đã mất đất đứng và để xin tiền dân đừng vì cơn phẫn nộ truyền kiếp mà khuấy phá kẻ hậu sinh. Trong các văn tế từ Thừa Thiên (tôi chưa khảo sát những vùng khác) vào Quảng Nam, dù lời văn có khác nhau, song đại ý đều chỉ đối tượng đầu tiên là: “Chủ Ngung, Man Nương”, rồi tiếp theo lời khấn vái các cô hồn khác:
Lồi, Lạc thương vong
Chàm, Chợ, Mọi rợ
Đăng chủ hương hồn
Đồng lai cộng hưởng
Từ Lồi phổ biến đến nỗi những di tích cũ của Chàm, dù thành, quách, tượng... cũng bị Lồi hoá. Thành đất ở Quảng Trị, Huế và Quảng Nam, gần Tuý Loan (Đại Lộc hiện nay vẫn còn di tích) đều được gọi là thành Lồi. Bà Thiên Y A Na, trong các văn tế cũ (chẳng hạn làng Phước Ninh- Đà Nẵng) cũng gọi là Lồi Phi phu nhân. Một số tượng nơi này, nơi nọ cũng gọi tượng Bà Lồi.

Vậy Lồi là một sắc dân có thật, không phải là Chàm, chỉ bị người sau vì thói quen đồng hoá với Chàm. Văn tế minh xác điều ấy, không lầm lẫn được” (xem Địa chí Đại Lộc, tr.18).

Như thế, trên đất Quảng Nam xưa, không phải người Chăm là chủ nhân đầu tiên mà còn có những sắc dân khác nữa - như Lồi, Lạc - tạo nên lịch sử vùng đất này.

Còn cách giải thích nào không? Tất nhiên là còn. Tìm đọc trong tập Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des amis du vieux Hue) tập X năm 1923, tôi thấy có bài “Di tích Chàm trong văn hoá dân gian An Nam tại Quảng Nam” của bác sĩ người Pháp A.Salles. Trong đó, tác giả cũng có cách lý giải rằng: “Lồi” có nghĩa là mọc từ đất, nhưng lại ứng dụng vào rất nhiều sự vật thông thường liên quan với một kỷ niệm Chàm. Ta có thể căn cứ vào điều này để chứng minh các định nghĩa thứ hai của Gabriel trong từ điển của ông: “Người Lồi” là người của nước Cham-pa, có được không? Tại Quảng Nam, tôi không hề thấy tiếng gọi tên này được vận dụng trực tiếp cho người đã bị mai mốt, nhưng tôi nghĩ rằng đối với người An Nam, ý tưởng nằm trong định nghĩa này là nhắm vào đồ vật và nơi chốn. Họ gọi thành Lồi để chỉ các hào luỹ phòng thủ xưa kia của người Chàm. Một địa điểm xưa kia được gọi là “cồn lồi”, một địa điểm khác xưa kia có cây mít to, được gọi là “mít lồi” và đây là một địa điểm rộng có nhiều gạch cho thấy một công trình xây đắp bị đổ nát”.

Tất nhiên, tôi vẫn chọn lấy cách giải thích của ông Nguyễn Văn Xuân, nhưng vẫn nêu thêm ý kiến này để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Xin được nhắc lại, bàn về giọng nói, tiếng nói Quảng Nam là một chuyên đề lớn. Trên đây chỉ mới là những suy nghĩ bất chợt và được trình bày trong tâm thế của một người con xa quê khi gặp lại đồng hương tại quê người mà có lần tôi tự nhủ:
Hồn quê ở tận đâu đâu
Gặp đồng hương nhớ nôn nao quê nhà
Ở gần đây chứ đâu xa
Nghe giọng nói gặp quê nhà vậy thôi
Chúng ta từng thấy Trần Hữu Thung, Thái Kim Đỉnh đã làm Từ điển tiếng Nghệ (NXB Nghệ An, 1998), Bùi Minh Đức làm Từ điển tiếng Huế (NXB Văn Học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học XB năm 2004), Nguyễn Văn Ái chủ biên Phương ngữ Nam bộ (NXB TP. Hồ Chí Minh, 1994)… Biết đến bao giờ mới có người Quảng Nam đứng ra làm quyển Từ điển tiếng Quảng Nam?


Lê Minh Quốc
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Học trò trong Quảng ra thi...

Câu ca dao theo suốt một thời tuổi trẻ của tôi, như một nhịp cầu gắn liền hai vùng đất: “Học trò trong Quảng ra thi / Thấy cô gái Huế chân đi không đành”, lại khẳng định một trong những tinh hoa của cả hai nơi, là truyền thống hiếu học và vẻ đẹp rạng ngời của đất và người chốn kinh kỳ, cái đẹp của thiên tính nữ và của cả người phụ nữ. Đó cũng là lẽ tất yếu của một thời đại lịch sử với nền giáo dục văn chương cử tử.

Kinh đô là trung tâm giáo dục. Thời nhà Nguyễn, thi Hương được tổ chức ở mỗi tỉnh, để chọn ra các cử nhân. Sau đó về kinh thi Hội là thi vòng loại để chọn người vào thi Đình. Thi Hội không cấp bằng (chỉ có người đỗ đầu kỳ thi Hội được phong tặng danh hiệu Hoàng giáp), nhưng vượt qua kỳ thi Hội mới được tham dự thi Đình, để chọn ra tiến sĩ theo ba cấp là đệ nhất cấp, đệ nhị cấp, đệ tam cấp và phó bảng. Thời ấy, không chỉ có học trò xứ Quảng ra Huế học, mà hầu hết các vùng đất trong cả nước đều tập trung về Huế học. Và, cũng không chỉ có xứ Quảng mới có truyền thống hiếu học, mà còn có học trò xứ Nghệ (lúc đầu chung cho cả Nghệ An và Hà Tĩnh), rồi Kinh Bắc, Thăng Long,... nhưng xứ Quảng là vùng đất mới, đất nghèo khó, đất gió dông, thiên tai hạn hán, đất dữ dằn tai ương trên con đường mở cõi về phương Nam, các sĩ tử lại lặn lội ngược dòng về kinh đèn sách. Trong hàng trăm những danh nhân xứ Quảng xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX hầu hết đều là danh sĩ, đều là những người có học, những người mà sau bậc cử nhân đều phải về Huế học, thậm chí có người chỉ đỗ cử nhân ở quê cũng ra Huế làm quan. Đặc điểm nổi bật ở họ là, bằng con đường này hay con đường khác, cách này hay cách khác, trên cương vị xã hội nào, họ cũng đều là người yêu nước, là mẫu người lý tưởng của thời đại và nếu họ có may mắn được một người con gái Huế nào đó quan tâm để mắt đến thì cũng là lẽ thường tình.

Những ‘học trò trong Quảng ra thi” đỗ đạt một thời, ở lại Huế đảm nhiệm các chức quan như Nguyễn Văn Dục (1807-?), đỗ phó bảng làm quan đến chức Tế tửu Quốc tử giám, Lễ bộ Thị lang, Lễ bộ Hữu tham tri; Đỗ Thúc Tịnh (1818-1862), đỗ tiến sĩ từng làm chức Biện lý bộ Binh; Phạm Phú Thứ (1820-1883), đỗ tiến sĩ làm quan đến chức Thượng thư bộ Hộ, Thương chính đại thần, Tham tri bộ Binh, hàm Hiệp biện đại học sĩ; Hoàng Diệu (1828-1882), đỗ phó bảng từng làm Tri huyện Hương Trà, Tham tri bộ Hình, Tham tri bộ Lại, trông coi Đô sát viện; Nguyễn Thuật (1842-?), đỗ phó bảng, từng làm Thị lang nội các, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Binh, hàm Hiệp biện đại học sĩ; Trần Văn Dư (1842-1885), đỗ tiến sĩ, từng làm Thừa biện bộ Lại, Giảng tập Dục Đức đường, Chánh Mông đường (dạy học cho hai vua Dục Đức và Đồng Khánh); Phạm Như Xương (1844-?), đỗ hoàng giáp làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình, sung vào Đô sát viện; Phạm Liệu (1872-1936), đỗ tiến sĩ, làm Thượng thư bộ Lại; Phan Quang (1892-?), đỗ tiến sĩ, làm Tham tri bộ Lại... Hoặc những người từng đỗ đạt cao, nhưng từ quan, rời bỏ kinh thành, đứng ra tổ chức hoặc tham gia các phong trào yêu nước, tên tuổi gắn liền với xứ Huế và lịch sử dân tộc như các phó bảng Lê Vĩnh Khanh (1819-1884), Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887), Phan Châu Trinh (1872-1926); các tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Trần Quý Cáp (1870-1908) và những người tuy “không sinh ra cùng năm cùng tháng, nhưng đã chết cùng năm cùng tháng cùng ngày” như Trần Cao Vân (1866-1916), Thái Phiên (1882-1916)... Trẻ hơn, những người mà sự nghiệp gắn liền với Huế như Trần Hoành (1880-1936), Phan Khôi (1887-1960), Nguyễn Nho Tuý (1898-1977), Nam Trân (1907-1967) hoặc những người thuộc thế hệ Tây học đầu tiên từng học ở Huế và chính nơi đây đã góp phần tạo nên tư cách của một danh sĩ như Phan Khoang (1906-1971), Nam Trân (1907-1967), Khương Hữu Dụng (1907-2005), Phan Thanh (1908-1939), Thiên Giang (1911-1985), Phan Du (1915-1983), Phạm Hầu (1920-1944), Võ Quảng (1920-2000), Nguyễn Văn Xuân (1921-2007), Nguyễn Văn Bổng (1921-2001), Lê Đình Kỵ (1923-2010), Vũ Hạnh (sinh 1926), Nguyễn Q. Thắng (sinh 1940), Tần Hoài Dạ Vũ (sinh 1945)...Có người chỉ học ở Huế có mấy năm, nhưng chính “Thời gian học ở Huế, là một bước ngoặt quyết định cho sự nghiệp thơ ca của Khương Hữu Dụng” (Trần Mạnh thường, Các tác gia văn chương Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin 2008, t.1, tr.808), nhưng cũng có người đỗ tú tài ở quê, ra Huế làm Tham tán toà Khâm sứ, làm Tán lý bộ Lại, đã phát hiện ra Huế đẹp và thơ (1939) như Nam Trân.

Lần theo câu ca dao “học trò trong Quảng ra” lập nghiệp ở Huế thời ấy, đông không kể hết và không ít người đã làm nên danh phận đối với lịch sử đất nước và đã đóng góp không nhỏ cho xứ Huế, nhưng dấu vết của họ còn lại nơi đây thật quá ít ỏi. Người Quảng hiện diện trên đường phố Huế lâu nay chỉ có mỗi Viện trưởng Viện dân biểu Trung kỳ, chủ nhiệm báo Tiếng dân Huỳnh Thúc Kháng. Đó là con đường dài 3000m, chạy dọc bờ sông Đông Ba, hình thành cùng với dòng sông đào này từ đầu thế kỷ XIX, lúc đầu mang tên đường Quai de Dong Ba (Bờ sông Đông Ba), năm 1956 đổi thành Huỳnh Thúc Kháng, năm 1996 cắt đoạn từ cầu Thanh Long đến Bao Vinh đặt tên Đào Duy Anh, đường Huỳnh Thúc Kháng chỉ còn dài 1267m. Gần đây, do sự phát triển của quá trình đô thị hoá, nhiều khu dân cư mới được hình thành, có thêm tên đường người thành lập An Nam Phật học hội, thành lập tổ chức Thanh niên Phật tử Việt Nam, phát minh ra sérum trong y học và là Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới đầu tiên của Việt Nam Lê Đình Thám, chỉ dài khoảng 500m từ Điện Biên Phủ đến Thích Tịnh Khiết và đường mang tên người làm trị sự, phát hành cho báo Tiếng dân là Trần Hoành, dài không quá 350m nối từ Võ Liêm Sơn đến Cao Đình Độ. Ngoài bức tượng của bác sĩ Lê Đình Thám còn được đặt trang trọng trong khuôn viên chùa Từ Đàm, những nơi khác như toà soạn báo Tiếng dân và trụ sở của công ty cổ phần Huỳnh Thúc Kháng từng được chuyển thành Cư xá sinh viên Huỳnh Thúc Kháng, sau 1975 trở thành khu tập thể của cán bộ trường Đại học Y Huế, nay đã xuống cấp nhếch nhác đến mức rách nát, bẩn thỉu, không được quan tâm đến. Khu nghĩa trang của Hội đồng châu Quảng Nam rộng mấy hecta ở đường Tam Thai cũng chịu chung số phận, bỏ mặc cho dân lấn chiếm làm nhà cửa, quán xá, có nguy cơ xoá sạch dấu vết. Khu nhà Lê Đình Thám từng ở trước đây, ở số 71-75 Phan Bội Châu, đã bị chia lô, hoá giá bán cho cán bộ Sở thương nghiệp, đã không còn dấu vết gì liên quan đến người chủ cũ. Phủ của Thượng thư Phạm Liệu, nơi nhà thơ Phạm Hầu từng ở thời thơ ấu ở số 128-134 Phan Bội Châu, cũng bị con cháu chia lô, bán đất, khu mộ của hai cha con nằm sau lưng chùa Vạn Phước cũng đìu hiu, không ai biết chẳng ai hay. Đáng buồn thay trên bia mộ của thi sĩ Phạm Hầu, một trong bốn mươi sáu tác giả được Hoài Thanh - Hoài Chân “bầu” vào Thi Nhân Việt Nam chỉ ghi có 56 chữ, đã có 18 lỗi chính tả! Nơi ở của Thượng thư Phạm Phú Thứ, thuở còn đi học là căn gác nhỏ ở một xóm lao động, theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, là ở ven bờ sông Hương, bây giờ là đường Trịnh Công Sơn, nơi ông sống hoà mình vào cuộc sống những người lao khổ và đã làm hằng trăm bài thơ về họ, ký bút danh là Giang Thụ Sào (cái tổ chim treo trên cây ven sông), nay tuyệt nhiên không thể tìm thấy dấu vết gì. Ngôi mộ đôi của hai nhà yêu nước Thái Phiên và Trần Cao Vân trên đồi Từ Hiếu, cũng chỉ mới được quan tâm trùng tu từ đầu những năm chín mươi, sau khi có kiến nghị của Hội đồng hương sinh viên Điện Bàn...

Văn hoá Mỹ là văn hoá thực dụng (nhưng thực dụng có gì là xấu), nên họ đã tìm ra khu nhà trọ của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từng ở vào những năm ba mươi và đã gắn vào đó tấm biển: “Nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từng ở từ ngày... đến ngày...”. Và, ai đến ở căn phòng của một danh nhân đã từng ở, xin trả tiền gấp trăm lần phòng bên cạnh. Đó là bài học đối với ngành du lịch dịch vụ ở nước ta. Ta không nên cố gắng xây dựng các khách sạn nhiều sao để mong chiêu dụ khách nước ngoài, vì những thứ ấy, ở nước họ không thiếu. Tại sao không khôi phục lại những không gian văn hoá của các tiền nhân, các danh nhân, để họ đến ở và tự hào rằng đã được sống nơi một danh nhân từng sống? Du lịch từ trong sâu thẳm tâm hồn của chủ thể, là khách du lịch bao giờ cũng là cuộc rong chơi văn hoá. Từ văn hoá mới tạo ra kinh tế. Du lịch bán hàng theo kiểu tiểu nông của Trung Quốc một thời thịnh hành, đem lại nhiều thành tựu và đã tràn sang nước ta như hiện nay, không còn hấp dẫn và thu hút khách nước ngoài. Khôi phục lại không gian văn hoá quá khứ để kinh doanh, vừa thu lợi nhuận về kinh tế, vừa thể hiện ý nghĩa văn hoá, lại vừa quan tâm đến di sản quá khứ của tiền nhân.

Một vùng đất văn hoá luôn được tạo nên bởi những nhà văn hoá. Đó là những người biết trân trọng, nâng niu từng hạt sáng lấp lánh trong đời sống quá khứ, biết đãi cát tìm vàng, để làm giàu có thêm những giá trị văn hoá, chứ không phải sự phủ nhận, loại bỏ, xoá sạch và xây dựng cái mới một cách thực dụng. Văn hoá là những thành tựu về vật chất và tinh thần do con người làm ra, nhưng xét cho cùng nó tồn tại ở dạng tinh thần là chủ yếu, nơi mà nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác, từng phả tâm hồn của mình lên đó, làm nên sức sống muôn đời. Với tốc độ phát triển đô thị hoá như hiện nay, không biết còn bao nhiêu dấu vết của những “học trò trong Quảng” còn tồn tại bao lâu nữa ở xứ Huế đẹp và thơ?


Phạm Phú Phong
15.00
Chia sẻ trên Facebook