☆☆☆☆☆ 384.26
Nước:
Pháp115 bài thơ
13 người thích: habuon7987, Tuấn Khỉ, Dra Kawatashi, Uyên Trường, Nguyen_Thuy040492, What_is_in_a_name, Telromboyog, Fuon, Noble, Duy Phi, Phương Tuấn, Phương Tiểu Di Cô Nương, nevertoheaven_ldr
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 13/10/2006 17:45 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 10/06/2008 15:01 bởi
Cammy Victor Hugo (26/2/1802 - 22/5/1885) tên đầy đủ là Victor Marie Hugo, sinh ở thành phố Besançon nước Pháp, cha ông là một tướng lĩnh quân đội. Còn nhỏ, ông theo cha cùng với mẹ và anh em sống ở đảo Corse, thủ đô Paris, rồi Tây Ban Nha; ông theo học Trường trung học Louis Đại đế ở Paris. Có năng khiếu về thơ rất sớm, 16 tuổi đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do Viện Hàn lâm Toulouse tổ chức. Năm 1822, vua Louis thứ 18 ban thưởng cho ông một khoản trợ cấp sau khi tập thơ đầu tay ra đời, cũng năm ấy ông cưới Adèle Foucher, có 5 người con. Từ 1827 viết lời tựa vở kịch Cromwell đến 1830 trình diễn vở kịch Hermani của ông, ông tự khẳng định là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn văn học. Từ 1830 đến 1840, ông viết tiểu thuyết lớn lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), một số vở kịch khác và nhất là 4 tập thơ Lá thu (1831), Khúc ca hoàng hôn (1835), Tiếng nói bên trong (1837) và Tia sáng và bóng tối (1840). Năm 1833, Juliette Drouet bước vào đời ông, mối quan hệ này kéo dài cho đến khi Juliette mất vào năm 1883, được người đời ca ngợi như một tình yêu chói sáng vượt lên mọi nỗi thăng trầm đầy đoạ. Năm 1841, ông trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm. Năm 1843, sau khi một đứa con gái của ông không may chết đuối, ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị tuy vẫn không thu hẹp hoạt động văn học.
Là Nghị sĩ từ 1848, ông phản đối cuộc đảo chính ngày 2/12/1851 định thủ tiêu nền cộng hoà thiết lập Đế chế thứ 2 của Louis Bonaparte, và phải trốn tránh và đi lưu đầy (ở Brussels, Jersey, Guernesey) cho đến cuối 1870 mới được trở về Paris. Trong gần 20 năm sống lưu vong, ông vẫn lên tiếng ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc và đòi quyền bình đẳng của người da màu. Sức sáng tác của ông càng phong phú mạnh mẽ, một số tác phẩm lớn được viết trong thời kỳ này như Trừng phạt (thơ, 1853), Chiêm ngưỡng (thơ, 1856), Truyền kỳ các thế kỷ (1859-1883), tiểu thuyết Những người khốn khổ (1862)... Ông sau đó là người chứng kiến Công xã Paris bùng nổ, tỏ thiện cảm với các chiến sĩ Công xã, khi Công xã thất bại còn kiên trì vận động đòi ân xá cho họ. Năm 1882, cả nước Pháp long trọng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông. Ông từ trần ngày 22/5/1885, Nhà nước Cộng hoà tổ chức quốc tang và đưa thi hài ông vào Điện Panthéon. Trước đó, ông cho xuất bản 2 tập thơ nữa là Năm khủng khiếp (1872) và Nghệ thuật làm ông (1877). Toàn bộ các tác phẩm của ông toát lên tinh thần nhân đạo rộng lớn, thương yêu cao cả đối với những tầng lớp xã hội nghèo khổ bất hạnh mà ông luôn luôn đứng về phía họ. Ông gần như trọn đời ủng hộ cách mạng, dân chủ, tiến bộ.
Victor Hugo (26/2/1802 - 22/5/1885) tên đầy đủ là Victor Marie Hugo, sinh ở thành phố Besançon nước Pháp, cha ông là một tướng lĩnh quân đội. Còn nhỏ, ông theo cha cùng với mẹ và anh em sống ở đảo Corse, thủ đô Paris, rồi Tây Ban Nha; ông theo học Trường trung học Louis Đại đế ở Paris. Có năng khiếu về thơ rất sớm, 16 tuổi đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do Viện Hàn lâm Toulouse tổ chức. Năm 1822, vua Louis thứ 18 ban thưởng cho ông một khoản trợ cấp sau khi tập thơ đầu tay ra đời, cũng năm ấy ông cưới Adèle Foucher, có 5 người con. Từ 1827 viết lời tựa vở kịch Cromwell đến 1830 trình diễn vở kịch Hermani của ông, ông tự khẳng định là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn văn học. Từ 1830 đến 1840, ông viết tiểu thuyết lớn lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), một số vở kịch khác và nhất…
- “Anh đã hái hoa này trên đồi tặng em...” “J’ai cueilli cette fleur pour toi sur la colline...”
- “Chúng tôi vào vườn hái trái anh đào...” “Nous allions au verger cueillir des bigarreaux...”
- “Cô gái đã cởi giày và bỏ mũ...” “Elle était déchaussée, elle était décoiffée...”
- “Đàn bà trên trái đất...” “Les femmes sont sur la terre...”
- “Đúng, tôi là người mơ mộng...” “Oui, je suis le rêveur…”
- “Hãy yêu nữa, yêu nhau mãi mãi...” “Aimons toujours! aimons encore...”
- “Sống cùng chốn người thương...” “Je respire où tu palpites...”
- “Thi sĩ về thôn quê...” “Le poëte s’en va dans les champs...”
- “Thơ anh rời trang giấy...” “Mes vers fuiraient, doux et frêles...”
- “Thuở ấy chúng tôi cùng ở...” “Quand nous habitions tous ensemble...”
- “Tới đây nào! cây sáo vô hình...” “Viens! - une flûte invisible...”
- 15 tháng hai 1843 15 février 1843
- Bài ca (Nếu không có gì cần nói) Chanson (Si vous n'avez rien à me dire)
- Cái chết là gì Ce que c'est que la mort
- Cảnh trong nhà Intérieur
- Dương cúc Unité
- Églogue
- Gửi bà mẹ của em bé qua đời À la mère de l’enfant mort
- Hai con gái tôi Mes deux filles
- Hiện hình Apparition
- Khoảng trời quang Éclaircie
- Lise
- Lời trong bóng tối Paroles dans l'ombre
- Mộ chí Épitaphe
- Một chiều khi tôi nhìn trời Un soir que je regardais le ciel
- Ngày mai, khi rạng đông Demain, dès l’aube
- Ông lão ăn mày Le mendiant
- Tôi đã đến, đã thấy, đã sống Veni, vidi, vixi
- Tôn giáo Religio
- Trên sườn đất... Une terre au flanc...
- Trời lạnh Il fait froid