Đăng bởi tôn tiền tử vào 12/12/2018 20:45
Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.” Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.
Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết aiNgô Thì Nhậm khẳng khái đáp:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thếCó thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thếhoặc là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thếĐặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói “thế đành theo thế” (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.
Ai tai Đặng Trần ThườngTạm dịch:
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường
(Thương thay Đặng Trần Thường,
Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi.
Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương,
Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.)
Thương thay Đặng Trần ThườngQuả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.
Tổ yến nhà xử đường
Vị Ương cung chuyện cũ
Tránh sao kiếp tai ương?
Đăng bởi 阮嘉平 vào 25/09/2021 00:39
Các bài viết tiểu sử của Ngô Thì Nhậm thường bỏ qua giai đoạn từ 1786 đến 1788. Vào giai đoạn này, Ngô Thì Nhậm được vua Chiêu Thống bổ nhiệm làm chức Hộ bộ Đô cấp sự trung, sau thăng lên làm Hiệu thư kiêm toản tu quốc sử. Có mấy bài thơ văn Ngô Thì Nhậm sáng tác ở thời kỳ này, chép trong tập Ngọc đường xuân khiếu, như là Hạ ngự sử Nguyễn Bút Phong, Ngũ Vân lâu công hà ký tịnh ngữ (cũng theo lời dẫn bài này thì Ngô Thì Nhậm làm giám khảo cho khoa thi năm Đinh Mùi).