Tạo ngày 09/09/2018 22:10 bởi
Vanachi Trần Trọng Kim 陳仲金 (1883 - 2/12/1953) là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần 遺臣, đồng thời là một chính trị gia, thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hoá như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,...
Ông sinh năm 1883 tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 2-12-1953 tại Đà Lạt. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp, sau đó du học ở Pháp cho tới khi tốt nghiệp sư phạm năm 1911 và về nước, làm giáo viên và trải qua nhiều chức vụ trong ngành giáo dục dưới chính quyền thời Pháp thuộc cho tới khi về hưu năm 1942.
Tháng 4-1945, ông được đế quốc Nhật Bản, sau khi đảo chính Pháp, mời đứng ra thành lập nội các và ông làm Thủ tướng. Tuy nhiên, ông cũng nhanh chóng nhận ra mình bị lợi dụng và nội các được thành lập chỉ có vai trò bù nhìn. Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chính quyền của ông cũng sụp đổ trước Việt Minh. Ông sống thầm lặng trong thời gian cuối đời.
Các tác phẩm của ông đa phần được viết trước năm 1945, mang nhiều giá trị giáo dục, văn hoá, lịch sử:
- Sơ học luận lý (1914)
- Vương Dương Minh (1914)
- Việt Nam văn phạm (hợp soạn, 1941)
- Luân lý giáo khoa thư (1916)
- Sư phạm khoa yếu lược (1916)
- Sơ học An Nam sử lược (1917)
- Sư phạm yếu lược (1918)
- Việt Nam sử lược (1919). Đây được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai.
- Truyện Thuý Kiều chú giải (1925)
- 47 điều giáo hoá triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp, 1928)
- Nho giáo (3 tập từ 1930-32)
- Vương Dương Minh (1934)
- Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938)
- Phật Lục (1940)
- Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943)
- Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ)
- Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường, 1941)
- Một cơn gió bụi (1949). Đây là hồi ký tóm lược quãng đời làm chính trị của ông trong giai đoạn 1942-1948.
Trần Trọng Kim 陳仲金 (1883 - 2/12/1953) là một học giả, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần 遺臣, đồng thời là một chính trị gia, thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hoá như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo,...
Ông sinh năm 1883 tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, qua đời ngày 2-12-1953 tại Đà Lạt. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình…
Thơ dịch tác giả khác
- Bạc mộ
- Bát trận đồ
- Đắc xá đệ Quan thư, tự Trung Đô dĩ đạt Giang Lăng, kim tư mộ xuân nguyệt mạt, hợp hành đáo Quỳ Châu, bi hỉ tương kiêm, đoàn loan khả đãi, phú thi tức sự, tình hiện hồ từ
- Đăng cao
- Đăng Nhạc Dương lâu
- Đoản ca hành tặng Vương lang tư trực
- Giang Hán
- Giang Nam phùng Lý Quy Niên
- Khách chí
- Kỷ
- Lạc nhật
- Lữ dạ thư hoài
- Nhật mộ (Ngưu dương há lai cửu)
- Phạm nhị viên ngoại Mạc, Ngô thập thị ngự Uất đặc uổng giá khuyết triển đãi, liêu ký thử tác
- Phục sầu kỳ 03
- Tàm cốc hành
- Thu hứng kỳ 1
- Thục tướng
- Tình kỳ 1
- Tinh truỵ Ngũ Trượng nguyên
- Túc phủ
- Tuyệt cú nhị thủ kỳ 2
- Tuyệt cú tứ thủ kỳ 3
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 3 - Vịnh Chiêu Quân
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 4 - Vĩnh An cung, Tiên Chủ miếu
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 5 - Vũ Hầu miếu
- Vũ Hầu miếu
- Xuân dạ hỉ vũ