Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 16/05/2020 22:51 bởi
Vanachi Đường thi tam bách thủ là tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường do học giả Tôn Thù 孫洙 (1722-1778) cùng phu nhân Từ Lan Anh 徐蘭英 tuyển soạn vào khoảng năm 1763 triều Càn Long thời nhà Thanh. Tới năm Đạo Quang, Thượng Nguyên nữ sử Trần Uyển Tuấn cùng em trai là Trần Tấn Phiên tiến hành phổ chú.
Sau này các phiên bản khác cũng xuất hiện, tất cả đều có nhiều hơn 300 bài thơ. Chữ “tam bách” ở đây đề cập đến một số lượng ước chừng và mười, hai mươi hoặc nhiều hơn nữa các bài thơ được thêm vào là để thể hiện sự tốt lành. Số 300 (hay chính xác hơn là 305) được coi là con số kinh điển trong các tuyển tập thơ do ảnh hưởng từ cuốn Kinh thi.
Không bằng lòng với tuyển tập Thiên gia thi 千家詩 của Lưu Khắc Trang cuối thời Nam Tống biên soạn, Tôn Thù chịu ảnh hưởng của cách tuyển soạn thời Minh đã lựa chọn các bài thơ dựa vào sự phổ biến và giá trị giáo huấn của chúng. Tuyển tập của ông được biết đến rộng rãi và có mặt tại nhiều gia đình Trung Quốc. Suốt nhiều thế kỷ, các học trò đã thuộc lòng các bài thơ này để học cách đọc và viết chữ.
Tuyển tập có nhiều bài thơ từ các thi sĩ như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Duy, Lý Thương Ẩn, Mạnh Hạo Nhiên, Hàn Dũ, Đỗ Mục, Bạch Cư Dị, Lưu Trường Khanh, Sầm Tham, Vương Xương Linh, Vi Ứng Vật, và các tác gia khác. Lý Hạ là một nhà thơ nổi tiếng vắng mặt trong hợp tuyển này.
Đường thi tam bách thủ là tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường do học giả Tôn Thù 孫洙 (1722-1778) cùng phu nhân Từ Lan Anh 徐蘭英 tuyển soạn vào khoảng năm 1763 triều Càn Long thời nhà Thanh. Tới năm Đạo Quang, Thượng Nguyên nữ sử Trần Uyển Tuấn cùng em trai là Trần Tấn Phiên tiến hành phổ chú.
Sau này các phiên bản khác cũng xuất hiện, tất cả đều có nhiều hơn 300 bài thơ. Chữ “tam bách” ở đây đề cập đến một số lượng ước chừng và mười, hai mươi hoặc nhiều hơn nữa các bài thơ được thêm vào là để thể hiện sự tốt lành. Số 300 (hay chính xác hơn là 305) được coi là con số kinh điển trong các tuyển tập thơ do ảnh hưởng từ cuốn Kinh thi.
Không bằng lòng với tuyển tập Thiên gia thi 千家詩 của Lưu Khắc Trang cuối thời Nam Tống biên soạn, Tôn Thù chịu ảnh hưởng của cách tuyển soạn…
- Khiển bi hoài kỳ 1 (Nguyên Chẩn)
- Khiển bi hoài kỳ 2 (Nguyên Chẩn)
- Khiển bi hoài kỳ 3 (Nguyên Chẩn)
- Hoạ Giả Chí xá nhân “Tảo triều Đại Minh cung” chi tác (Vương Duy)
- Phụng hoạ thánh chế “Tòng Bồng Lai hướng Hưng Khánh các đạo trung lưu xuân vũ trung xuân vọng” chi tác ứng chế (Vương Duy)
- Tích vũ Võng Xuyên trang tác (Vương Duy)
- Thù Quách cấp sự (Vương Duy)
- Vọng nguyệt hữu cảm (Bạch Cư Dị)
- Phụng hoạ trung thư xá nhân Giả Chí “Tảo triều Đại Minh cung” (Sầm Tham)
- Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài (Lý Bạch)
- Cẩm sắt (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề (Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong) (Lý Thương Ẩn)
- Tuỳ cung (Tử tuyền cung điện toả yên hà) (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề tứ thủ kỳ 1 (Lai thị không ngôn khứ tuyệt tung) (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề tứ thủ kỳ 2 (Táp táp đông phong tế vũ lai) (Lý Thương Ẩn)
- Trù Bút dịch (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề (Tương kiến thì nan biệt diệc nan) (Lý Thương Ẩn)
- Xuân vũ (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề (Phụng vĩ hương la bạc kỷ trùng) (Lý Thương Ẩn)
- Vô đề (Trùng duy thâm há Mạc Sầu đường) (Lý Thương Ẩn)
- Tống Nguỵ Vạn chi kinh (Lý Kỳ)
- Thục tướng (Đỗ Phủ)
- Khách chí (Đỗ Phủ)
- Dã vọng (Tây sơn bạch tuyết Tam Thành thú) (Đỗ Phủ)
- Văn quan quân thu Hà Nam, Hà Bắc (Đỗ Phủ)
- Đăng cao (Đỗ Phủ)
- Đăng lâu (Đỗ Phủ)
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 5 - Vũ Hầu miếu (Đỗ Phủ)
- Túc phủ (Đỗ Phủ)
- Các dạ (Đỗ Phủ)
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 1 - Dữu Tín gia (Đỗ Phủ)
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 2 - Tống Ngọc gia (Đỗ Phủ)
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 3 - Vịnh Chiêu Quân (Đỗ Phủ)
- Vịnh hoài cổ tích kỳ 4 - Vĩnh An cung, Tiên Chủ miếu (Đỗ Phủ)
- Đăng Liễu Châu thành lâu, ký Chương, Đinh, Phong, Liên tứ châu thứ sử (Liễu Tông Nguyên)
- Xuân tứ (Hoàng Phủ Nhiễm)
- Ký Lý Đảm, Nguyên Tích (Vi Ứng Vật)
- Vọng Kế Môn (Tổ Vịnh)
- Bần nữ (Tần Thao Ngọc)
- Tống Lý thiếu phủ biếm Giáp Trung, Vương thiếu phủ biếm Trường Sa (Cao Thích)
- Cửu nhật đăng Vọng Tiên đài, trình Lưu Minh Phủ Dung (Thôi Thự)
- Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
- Hành kinh Hoa Âm (Thôi Hiệu)
- Lợi châu nam độ (Ôn Đình Quân)
- Tô Vũ miếu (Ôn Đình Quân)
- Giang Châu trùng biệt Tiết lục, Liễu bát nhị viên ngoại (Lưu Trường Khanh)
- Trường Sa quá Giả Nghị trạch (Lưu Trường Khanh)
- Tự Hạ Khẩu chí Anh Vũ châu tịch vọng Nhạc Dương ký Nguyên trung thừa (Lưu Trường Khanh)
- Tây Tái sơn hoài cổ (Lưu Vũ Tích)
- Vãn thứ Ngạc Châu (Lư Luân)
- Tặng khuyết hạ Bùi xá nhân (Tiền Khởi)
- Cung từ (Tiết Phùng)
- Đồng đề Tiên Du quán (Hàn Hoằng)