Đăng bởi Vanachi vào 03/11/2018 16:39
Nhà thơ Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 tại phường Phú Cát, thành phố Huế, lớn lên ở Hà Tây, học phổ thông tại Hà Nội. Năm 1961 được cử đi học luật tại Matxcơva (Liên Xô). Từng làm việc ở Hội Luật học, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội.
Đã in các tập thơ: Hương cây - Bếp lửa (chung với Lưu Quang Vũ, 1968), Những gương mặt - Những khoảng trời, Đất sau mưa (1977), Khoảng cách giữa lời, Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió, Thơ trữ tình (2002)...
Những năm giữa thập kỷ sáu mươi, công chúng văn học đã chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút mới mà chỉ ít lâu sau đã trở thành chủ lực của thi đàn. Đó là Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Bế Kiến Quốc, Vương Anh, Phan Thị Thanh Nhàn... Vài năm sau lại là Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Anh Ngọc... Trong đội ngũ đông đúc này, Bằng Việt là một gương mặt riêng, có một chất riêng, không bị khuất lẫn, “mất hút” trong một dàn đồng ca. Cái chất riêng ấy là gì? Nhiều người từng biểu dương phần “trí tuệ”, phần suy tưởng mà vẫn sinh động, gần gũi với cuộc sống của một cây bút trí thức sớm bộc lộ từ phần Bếp lửa in chung với Lưu Quang Vũ. Thật ra Bằng Việt chỉ thật sự khẳng định được mình ở tập thơ thứ hai: tập Những gương mặt - Những khoảng trời (1973). Đây có thể coi là kết quả của chuyến “đi thực tế” nhớ đời của nhà thơ trẻ vốn được số phận ưu đãi này. Cả tập thơ là một sự ngạc nhiên lớn, một sự cảm động chân thành của người trí thức trẻ khi tham gia trực tiếp vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nước, trước hết là với cái tập thể trẻ trung, dũng cảm ở Trường Sơn. Thơ Trường Sơn của Bằng Việt khác với những nhà thơ lính vô danh đã đành, cũng rất khác với thơ của “ông vua” thơ Trường Sơn là Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là một người lính thực sự đã sống đủ, sống kỹ cái đời sống Trường Sơn, từ đó cất lên tiếng thơ độc đáo không thể trộn lẫn. Bằng Việt là người của hậu phương đến với Trường Sơn. Anh không thể hiểu cảnh và người Trường Sơn bằng những người lính làm thơ, nhưng anh có những lợi thế của người mới đến, các giác quan chưa bị mòn nhẵn, trơ lì. Khoảng cách giữa “người hậu phương” và người Trường Sơn không xa như giữa các nhà thơ tiền chiến và người lính chống Pháp nhưng dù sao vẫn là khoảng cách. Khoảng cách này cắt nghĩa vì sao Bằng Việt hay dùng giọng bình luận, thuyết minh trong nhiều bài thơ, chẳng hạn “Có gì cảm động đơn sơ lắm: Cái ngủ thời nào vẫn ngủ trưa nay!” (Nhà giữ trẻ); hoặc “Thế đấy, cuộc đời/ Có những phút bất thần thành hạnh phúc!” (Trước cửa ngõ chiến trường)... Bằng Việt bình luận, thuyết minh, thuyết phục ai? Cho những “người hậu phương” như anh, nhiều khi là cho chính anh, một Bằng Việt của mơ mộng, của thi ca, sách vở “ngày xưa”, đôi khi chưa là một với một Bằng Việt hôm nay đang hào hứng, quyết tâm đi vào cuộc sống chiến đấu của hàng triệu, hàng triệu người. Khi hai con người ấy hoà làm một, Bằng Việt đã có bài thơ Mẹ (1972), một trong những bài thơ hay nhất của anh và cũng là một bài thơ xứng đáng trong mọi tuyển tập thơ về giai đoạn ấy. Khác với giọng kể lể đôi khi dài dòng ở một số bài mang tính “triết luận” vu khoát, mông lung, ở bài Mẹ, Bằng Việt khá gọn gàng, mực thước. Tình cảm chân thật khiến anh không cần nhiều lời mà giọng thơ vẫn thấm thía, lay động lòng người:
Con bị đau, nằm lại một mùa mưaHình bóng mong manh của người mẹ nghèo, tuổi già, bản vắng, đường xa, chiến tranh, cuộc gặp gỡ tình cờ... đặt giữa khung cảnh Trường Sơn khắc nghiệt khiến đứa con - tác giả - tiên liệu trước cuộc từ biệt cũng là vĩnh biệt. Sự biết ơn trước tấm lòng cao cả của nhân dân trong chiến tranh không cần nói ra người đọc vẫn cảm nhận được đầy đủ. Bài thơ đạt đến độ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua...
Tất cả thế xong rồiVà Pauxtôpxky đã chết! Nhưng cả bài thơ tỏ ra rằng, tác giả sẽ còn luyến nhớ lâu lắm, có lẽ là mãi mãi, “cái thời lãng mạn” ấy.
Ta đã lớn.