Ngô Thì Nhậm 吳時壬 (có sách viết 吳時任, 25/10/1746 - 9/3/1803) hay Ngô Thời Nhiệm, tự Hy Doãn 希尹, hiệu Đạt Hiên 達軒, là danh sĩ đời hậu Lê - Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử, đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê - Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778, làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.

Sau vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ…

 

Bút hải tùng đàm - 筆海叢談

Cẩm đường nhàn thoại - 錦堂閒話

Cúc thu bách vịnh - 菊秋百詠

Hoàng hoa đồ phả - 皇華圖譜

  1. Lạng Sơn đạo trung kỳ 1
    2
  2. Lạng Sơn đạo trung kỳ 2
    2
  3. Đăng Mẫu Tử sơn
    1
  4. Quá quan lưu tặng Phan ngự sử, Vũ Công bộ, Ngô hiệp trấn kỳ 1
    2
  5. Quá quan lưu tặng Phan ngự sử, Vũ Công bộ, Ngô hiệp trấn kỳ 2
  6. Thụ Hàng thành
    3
  7. Ninh Minh giang ký kiến
    1
  8. Trường đoản cú ngâm
    1
  9. Thư thị bạn tống Lý Hiến Kiều
  10. Lệ giang nhàn vịnh
    2
  11. Lệ giang vãn diểu
    2
  12. Thái Bình nhàn vịnh
    2
  13. Tân Ninh ký kiến
    1
  14. Sa châu
    1
  15. Phục Ba miếu
  16. Nam Ninh ký kiến
    1
  17. Dạ hành
    1
  18. Thuỷ thanh
    2
  19. Nghi Cửu Nghi
    1
  20. Quan “Dị thuyết phản Đường” truyện
    1
  21. Lạc Dung đạo trung
    1
  22. Vũ hành
    1
  23. Sơn hành
    1
  24. Quế Lâm tỉnh thành
    1
  25. Ngôn hoài
    4
  26. Ngẫu ngâm
    1
  27. Hàn than đãi phiếm kỳ 1
    1
  28. Hàn than đãi phiếm kỳ 2
  29. Toàn Châu ký kiến
    1
  30. Tương giang chu thứ
    2
  31. Ly giang thu phiếm
    1
  32. Vĩnh Châu dạ phát
    1
  33. Vạn Tùng sơn
    3
  34. Dạ độ Hùng Bi lĩnh
    1
  35. Hành Dương nhàn thuật
    1
  36. Gia Cát Vũ Hầu miếu
    2
  37. Phân Mao lĩnh
    1
  38. Quá Trường Sa ức Giả Nghị
    3
  39. Tương giang hiểu phát
    1
  40. Quá Tương Âm
  41. Tương Âm dịch đình dạ túc
  42. Phú tứ nguyệt sơn hoa
    1
  43. Tương Âm dạ phát
    1
  44. Điếu Sở Tam Lư đại phu
    1
  45. Ba Lăng đạo trung
    2
  46. Quá Tống trạng nguyên Phùng Kinh cố trạch
    1
  47. Sơn pha quy mã
    2
  48. Chu trung vọng Hoàng Hạc lâu
    2
  49. Quá Tử Cống từ
    1
  50. Liễu mạch
    1
  51. Quá Yển Thành ức Nhạc Vũ Mục
  52. Quan Âu Dương công thần đạo
    1
  53. Hạo Thành
    2
  54. Lực tật thư hoài
    3
  55. Khẩn hành thuỵ nan
    3
  56. Khẩn hành thực nan
    1
  57. Yên Sơn
    2
  58. Kinh đường tễ nhật
    8
  59. Hành cung tống giá
    1
  60. Viên Minh viên
    2
  61. Hồi trình hỷ phú
    2
  62. Bệnh thuật
    2

Ngộ tập

Kim mã hành dư - 金馬行餘

Ngọc Đường xuân khiếu - 玉棠春嘯

Thu cận dương ngôn - 秋覲颺言

Thuỷ vân nhàn vịnh - 水雲閒詠

 

 

Ảnh đại diện

Đối đáp với Đặng Trần Thường

Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác.” Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường. Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Có thuyết nói rằng, nguyên câu đối lại của Ngô Thì Nhậm là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế
hoặc là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế
Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói “thế đành theo thế” (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông.

Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau:
Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến xử đường
Vị Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường

(Thương thay Đặng Trần Thường,
Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi.
Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương,
Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó.)
Tạm dịch:
Thương thay Đặng Trần Thường
Tổ yến nhà xử đường
Vị Ương cung chuyện cũ
Tránh sao kiếp tai ương?
Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử.

tửu tận tình do tại
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều vua Lê Chiêu Thống

Các bài viết tiểu sử của Ngô Thì Nhậm thường bỏ qua giai đoạn từ 1786 đến 1788. Vào giai đoạn này, Ngô Thì Nhậm được vua Chiêu Thống bổ nhiệm làm chức Hộ bộ Đô cấp sự trung, sau thăng lên làm Hiệu thư kiêm toản tu quốc sử. Có mấy bài thơ văn Ngô Thì Nhậm sáng tác ở thời kỳ này, chép trong tập Ngọc đường xuân khiếu, như là Hạ ngự sử Nguyễn Bút Phong, Ngũ Vân lâu công hà ký tịnh ngữ (cũng theo lời dẫn bài này thì Ngô Thì Nhậm làm giám khảo cho khoa thi năm Đinh Mùi).

Chưa có đánh giá nào