☆☆☆☆☆ 374.22
Nước:
Trung Quốc (
Bắc Tống, Liêu)
174 bài thơ
19 người thích: Tiếu Ngạo, Tiêu Phong Lãn Tử, liễu nhi, Khải Dương, Errors.II, Noble, 小希, Duy Phi, ngô cẩm ly, Thuyy Anh, Hàm anh trớ hoa 含英咀華, Khoa Luu, Ngọc Kỳ Lân, Đồng Ngọc Mai, khong phai cú, phuc_9999, Phương Tiểu Di Cô Nương, Thiên Nguyên, Tưởng Mật Cầm
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 22/04/2005 17:03 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 26/09/2007 05:33 bởi
Vanachi Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, thuỵ Văn Trung 文忠, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô. Thái độ của ông rất hào sảng lạc quan, tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ. Ông là người có tài nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, gồm có Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân (cha Tô Thức), Tô Thức, Tô Triệt (em Tô Thức), Vương An Thạch và Tăng Củng), khoáng đạt nhất, tư tưởng và tính tình cũng phức tạp nhất.
Ông sinh năm 1036 (có sách nói là 1037), mất năm 1101. Hồi 10 tuổi, cha là Tô Tuân đi du học bốn phương; mẹ, họ Trình, dạy ông học. Khi nghe giảng về truyện Phạm Bàng (danh tướng đời Đông Hán, có công dẹp rợ Khương), ông khái nhiên hỏi mẹ: “Con sau này được như Phạm Bàng, mẹ có chịu không?” Bà mẹ đáp: “Con mà được như Phạm Bàng thì mẹ sao lại không làm được như mẹ Bàng?”
Mới mười lăm mười sáu tuổi ông đã thông kinh sử, rất thích đọc sách của Giả Nghị và Lục Chí). Như vậy ta thấy ông rất trọng đạo Nho và có chí giúp nước. Nhưng khi đọc sách Trang Tử, ông lại bảo: “Trước kia tôi có ý kiến, nhưng chưa diễn ra được; nay đọc sách này, hợp ý tôi quá”. Tính tình ông phức tạp, mâu thuẫn ở điểm đó; suốt đời ông chịu ảnh hưởng cả Nho, lẫn Lão và Phật nữa, nhờ vậy mà tâm hồn ông khoáng đạt, tuy trong hoạn đồ chìm nổi nhiều phen mà không có giọng ai oán như Giả Nghị, Liễu Tông Nguyên, vẫn mỉa mai ngạo đời được. Cũng nhờ vậy mà văn ông siêu thoát, có nhiều vẻ hơn các nhà khác.
Năm 21 tuổi ông đậu tiến sĩ, nhờ bài Hình thưởng trung hậu chi chí luận (bài này Âu Dương Tu rất thưởng thức, ngờ là của Tăng Củng làm nên không lấy ông khôi nguyên mà hạ xuống á nguyên). Ông lãnh chức Chủ bạ Phúc Xương rồi làm quan luôn ba chục năm, nhưng chìm nổi bất thường, một phần vì ông có giọng mỉa mai, hay làm thơ châm biếm về chính trị, nên ít người ưa; một phần vì ông đứng vào phe cựu đảng của Tư Mã Quang, nên khi tân đảng của Vương An Thạch lên cầm quyền thì ông bị biếm ra những châu quận ở ngoài.
Ông làm Thông phán ở Hàng Châu, rồi chuyển qua Mật Châu, Từ Châu, Hồ Châu, có hồi vì chê bai tân pháp mà bị giam vào ngục, rồi biếm đi Hoàng Châu, làm chức Đoàn luyện phó sứ. Ở Hoàng Châu, ông cùng các ông lão nhà quê ngao du sơn thuỷ, cất nhà ở một sườn núi phía đông (đông pha), rồi lấy hiệu là Đông Pha cư sĩ (do đó người đời sau gọi ông là Tô Đông Pha).
Năm 1085, vua Triết Tông lên ngôi, Thái hoàng thái hậu đương chính, bỏ chính sách của Vương An Thạch, dùng cựu đảng, ông được gọi về kinh, nhận chức Trung thư xá nhân, rồi chức Hàn lâm học sĩ kiêm Thị độc học sĩ, nhưng không được lâu, rồi lại bị đổi ra Hàng Châu, Dĩnh Châu, Định Châu cũng vì tính hay châm biếm.
Năm 1093, vua Triết Tông mới thực cầm quyền, lại dùng tân đảng, và hoạn đồ của ông càng trắc trở, bị biếm hai ba lần, có lần tới Quỳnh Châu (nay là đảo Hải Nam). Sống tịch mịch, già cả mà vất vả, phải cất lấy nhà mà ở, thuốc thang không có, đành viết sách để tiêu khiến. Năm 1100, vua Huy Tông lên ngôi, ông được đại xá, về lục địa, năm sau mất ở Thường Châu.
Ông ở trong phái thủ cựu, không ưa những cải cách mạnh bạo của Vương An Thạch, khi luận về chính trị thường giữ đạo trung hoà, không cầu gấp thành công, cứ bình tĩnh đợi sự tình biến đổi mà đối phó. Ông viết những bài Tần Thuỷ Hoàng luận, Thương Ưởng luận, mượn cổ mà chê kim, có ý so sánh chính sách của Vương An Thạch với chính sách của Tần Thuỷ Hoàng, của Thương Ưởng, bảo chính sách đó dùng ít thì hại ít, càng dùng nhiều càng hại nhiều.
Tuy nhiên ông không phải là cổ hủ, rất lo đến kinh tế, võ bị, lập một kế hoạch di dân, đề nghị nuôi binh ở trong dân (thời bình thì là nông dân, nhưng luyện tập quân sự để thời loạn thì thành lính), ông lại thực hiện được công việc khơi sông ở Từ Châu, công việc đắp đê ở Hàng Châu, làm lợi cho nông dân rất nhiều. Đê đó mang tên ông (Tô đê), trồng đào liễu ở hai bên, rất ngoạn mục.
Ông sáng tác được 4000 bài thơ, 300 bài từ, tản văn rất nhiều bày hay (như Phóng Hạc đình ký, Tiền Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, v.v...). Tác phẩm ông lưu lại có bộ Đông Pha văn tập 60 quyển, bộ Đông Pha thi tập 25 quyển, bộ Đông Pha từ 1 quyển, bộ Cửu Trì bút ký 2 quyển, bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển. Ngoài ra, vâng lời dặn dò của cha lúc lâm chung, ông viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn.
Ông vì chịu ảnh hưởng của Lão, Trang, nên văn ông như hành vân lưu thuỷ, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buột nào cả (như bài Siêu nhiên đình ký, Phóng Hạc đình kí và nhất là bài Tiền Xích Bích phú).
Chẳng những văn ông hay, thơ ông tuyệt mà vẽ cũng khéo, viết chữ cũng tài, ông lại thông cả âm nhạc nữa. Thực là một thiên tài trác việt. Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa hiện nay, rất trọng ông, cho rằng văn ông càng về già càng bình dị, sâu sắc, viết một cuốn kể đời ông, tức cuốn The gay genius - Life and times of Su Tungpo.
Tô Thức 蘇軾 (1037-1101) tự Tử Chiêm 子瞻, Hoà Trọng 和仲, hiệu Đông Pha cư sĩ 東坡居士, người đời thường gọi là Tô Đông Pha 蘇東坡, thuỵ Văn Trung 文忠, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thông phán, Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta gọi là Tam Tô. Thái độ của ông rất hào sảng lạc quan, tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, song ông không để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ. Ông là người có tài nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, gồm có Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên đời Đường, Âu Dương Tu, Tô Tuân (cha Tô Thức), Tô Thức, Tô Triệt (em Tô Thức), Vương An Thạch và Tăng Củng), khoáng đạt nhất,…
- Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ kỳ 1
- Ẩm hồ thượng sơ tình hậu vũ kỳ 2
- Bách bộ hồng
- Bát nguyệt thập ngũ nhật khán triều ngũ tuyệt kỳ 4
- Bát nguyệt thất nhật sơ nhập Cám quá Hoàng Khủng than
- Bát thanh Cam Châu - Ký Sâm Liêu tử
- Bệnh trung du Tổ Tháp viện
- Biệt tuế
- Bốc toán tử
- Bốc vận toán nguyên - Cảm cựu
- Cát Tường tự hoa tương lạc nhi Trần Thuật Cổ kỳ bất chí
- Cát Tường tự tăng cầu các danh
- Cấp giang tiên trà
- Chiêu Quân oán
- Chính nguyệt chấp nhật dữ Phan, Quách nhị sinh xuất giao tầm xuân, hốt ký khứ niên thị nhật đồng chí Nữ Vương thành tác thi, nãi hoạ tiền vận
- Chính nguyệt nhị thập nhất nhật bệnh hậu Thuật Cổ yêu vãng thành ngoại tầm xuân
- Cửu nguyệt nhị thập nhật vi tuyết hoài Tử Do đệ kỳ 1
- Cửu nguyệt nhị thập nhật vi tuyết hoài Tử Do đệ kỳ 2
- Dạ chí Vĩnh Lạc Văn trưởng lão viện, Văn thì ngoạ bệnh thoái viện
- Dĩ ngọc đới thi nguyên trưởng lão, nguyên dĩ nạp quần tương báo thứ vận kỳ 1
- Du Kim Sơn tự
- Du La Phù sơn nhất thủ thị nhi tử quá
- Du Tây Bồ Đề tự
- Dương Quan khúc - Lý Công Trạch
- Dương Quan khúc - Quân trung
- Dương Quan khúc - Trung thu tác
- Đào Nguyên ức cố nhân - Mộ xuân
- Đề Tây Lâm bích
- Đề Thẩm quân cầm
- Điệp luyến hoa - Xuân tình
- Điệt An Tiết viễn lai dạ toạ kỳ 1
- Điệt An Tiết viễn lai dạ toạ kỳ 2
- Điếu Thiên Trúc Hải Nguyệt biện sư kỳ 2
- Định phong ba - Nam Hải quy tặng Vương Định Quốc thị nhân ngụ nương
- Định phong ba (Mạc thính xuyên lâm đả diệp thanh)
- Độc Mạnh Giao thi kỳ 1
- Độc Mạnh Giao thi kỳ 2
- Đông chí nhật độc du Cát Tường tự
- Đông Pha bát thủ kỳ 1
- Đông Pha bát thủ kỳ 2
- Đông Pha bát thủ kỳ 3
- Đông Pha bát thủ kỳ 4
- Đông Pha bát thủ kỳ 5
- Đông Pha bát thủ kỳ 6
- Đông Pha bát thủ kỳ 7
- Đông Pha bát thủ kỳ 8
- Đông Pha tuyệt cú
- Động tiên ca
- Đơn vịnh dược mã Đàn Khê sự
- Giá cô thiên
- Giang thành tử - Ất Mão chính nguyệt nhị thập nhật dạ ký mộng
- Giang thành tử - Biệt Từ Châu
- Giang thành tử - Mật châu xuất liệp
- Giang thượng khán sơn
- Hạ tân lang - Hạ cảnh
- Hải đường
- Hậu thập dư nhật phục chí
- Hậu Xích Bích phú
- Hí thư Ngô giang tam hiền hoạ tượng kỳ 2 - Trương Hàn
- Hiệt thử phú
- Hiểu chí Ba Hà khẩu nghinh Tử Do
- Hoa ảnh
- Hoạ Hà trưởng quan lục ngôn
- Hoà thuật cổ đông nhật mẫu đơn tứ thủ kỳ 1
- Hoạ Tử Do “Hàn thực”
- Hoạ Tử Do “Mãnh Trì hoài cựu”
- Hoạ Tử Do “Tống xuân”
- Hoài thượng tảo phát
- Hoán khê sa (Nhuyễn thảo bình sa quá vũ tân)
- Hoán khê sa (Sơn hạ lan nha đoản tẩm khê)
- Hoán khê sa (Tuyền mạt hồng trang khan sứ quân)
- Huệ Sùng “Xuân giang vãn cảnh” kỳ 1
- Huệ Sùng “Xuân giang vãn cảnh” kỳ 2
- Hữu Mỹ đường bạo vũ
- Khuất Nguyên tháp
- Kiền Châu bát cảnh đồ
- Lạp nhật du Cô sơn phỏng Huệ Cần, Huệ Tư nhị tăng
- Lâm giang tiên - Dạ quy Lâm Cao
- Lệ chi thán
- Long Trung
- Lục nguyệt nhị thập nhật dạ độ hải
- Lục nguyệt nhị thập thất nhật Vọng Hồ lâu tuý thư kỳ 1
- Lục nguyệt nhị thập thất nhật Vọng Hồ lâu tuý thư kỳ 2
- Lư sơn yên vũ, Chiết giang triều
- Lưu biệt Thích Ca viện mẫu đơn trình Triệu Thối
- Lý Tư Huấn hoạ “Trường Giang tuyệt đảo đồ”
- Mai hoa kỳ 1
- Mai hoa kỳ 2
- Mãn giang hồng
- Mãn giang hồng - Hoài Tử Do tác
- Mãn giang hồng - Lưu tặng Chu Thọ Xương
- Minh nhật trùng cửu diệc dĩ bệnh bất phó Thuật Cổ hội tái dụng tiền vận
- My Ổ
- Nam kha tử
- Ngô trung điền phụ thán
- Ngụ cư Định Tuệ viện chi đông tạp hoa mãn sơn hữu hải đường
- Ngu mỹ nhân - Hữu Mỹ đường tặng Thuật Cổ
- Ngu mỹ nhân (Trì bôi dao khuyến thiên biên nguyệt)
- Ngục trung ký Tử Do nhị thủ kỳ 1
- Ngục trung ký Tử Do nhị thủ kỳ 2
- Nhất hộc châu
- Niệm nô kiều - Trung thu
- Niệm nô kiều - Xích Bích hoài cổ
- Pháp Huệ tự Hoành Thuý các
- Phóng Hạc đình ký
- Phù Châu đắc sơn hồ thứ Tử Do vận
- Phục Ba tướng quân miếu bi
- Quá Vĩnh Lạc Văn trưởng lão dĩ tốt
- Quy Nghi Hưng lưu đề Trúc Tây tự tam thủ kỳ 3
- Quy triều hoan
- Quỹ tuế
- Sằn lão tập Thiên Khánh quán tiểu viên hữu đình bắc hướng đạo sĩ Sơn Tông thuyết khất danh dữ thi
- Song Hà Diệp - Hồ châu Giả Vân lão tiểu kỹ danh Song Hà Diệp
- Sơ đáo Hàng Châu ký Tử Do nhị tuyệt kỳ 1
- Sơ đáo Hoàng Châu
- Sơ nhập Lư sơn kỳ 1
- Sơ phát Gia Châu
- Sơ tự Kính Sơn quy Thuật Cổ triệu ẩm Giới Đình dĩ bệnh tiên khởi
- Sơn thôn kỳ 2
- Sơn thôn kỳ 3
- Sơn thôn kỳ 4
- Tặng Đông Lâm tổng trường lão
- Tặng Lĩnh Thượng mai
- Tặng Lưu Cảnh Văn
- Tần Mục Công mộ
- Tân Sửu thập nhất nguyệt thập cửu nhật ký dữ Tử Do biệt ư Trịnh Châu tây môn chi ngoại mã thượng phú thi nhất thiên kí chi
- Tân Thành đạo trung
- Tây giang nguyệt - Bình Sơn đường
- Tây giang nguyệt kỳ 1
- Tây giang nguyệt kỳ 2 - Trùng cửu
- Tây giang nguyệt kỳ 3
- Tẩy nhi hí tác
- Tây Sơn thi hoạ giả tam thập dư nhân, tái dụng tiền vận vi tạ
- Thái tang tử
- Thấm viên xuân
- Thập nguyệt nhị nhật sơ đáo Huệ Châu
- Thập nhị nguyệt thập tứ nhật dạ vi tuyết minh nhật tảo vãng Nam khê tiểu chước chí vãn
- Thiên cư Lâm Cao đình
- Thiên Trúc tự
- Thiệu Bá đại chung minh
- Thiếu niên du
- Thính Hiền sư cầm
- Thụ kinh đài
- Thuỷ điệu ca đầu - Hoàng Châu Khoái Tai đình tặng Trương Ác Thuyên
- Thuỷ điệu ca đầu - Trung thu
- Thuỷ long ngâm - Thứ vận Chương Chất Phu “Dương hoa từ”
- Thứ vận Khổng Nghị Phủ “Cửu hạn dĩ nhi thậm vũ” kỳ 1
- Thứ vận Khổng Nghị Phủ “Cửu hạn dĩ nhi thậm vũ” kỳ 2
- Thứ vận Khổng Nghị Phủ “Cửu hạn dĩ nhi thậm vũ” kỳ 3
- Thứ vận tăng Tiềm kiến tặng
- Thực lệ chi
- Thượng nguyên quá Tường Phù tăng Khả Cửu phòng, tiêu nhiên vô đăng hoả
- Thượng nguyên thị yến
- Tịch thượng đại nhân tặng biệt kỳ 1
- Tịch thượng đại nhân tặng biệt kỳ 2
- Tịch thượng đại nhân tặng biệt kỳ 3
- Tiền Xích Bích phú
- Tống Tử Do sứ Khiết Đan
- Trần châu
- Trần Lệnh Cử ai từ
- Trần Quý Thường sở súc Chu Trần thôn giá thú đồ
- Trúc diệp tửu
- Tú Châu Báo Bản thiền viện hương tăng Văn trưởng lão phương trượng
- Túc Châu thứ vận Lưu Kinh
- Tự đề Kim Sơn hoạ tượng
- Tự Thanh Bình trấn du Lâu Quán, Ngũ Quận, Đại Tần, Diên Sinh, Tiên Du, vãng phản tứ nhật đắc thập nhất thi ký xá đệ Tử Do đồng tác - Lâu Quán
- Ư Tiềm tăng Lục Quân hiên
- Vĩnh ngộ lạc - Bành Thành dạ túc Yến Tử lâu, mộng Miến Miến, nhân tác thử từ
- Vọng Giang Nam - Siêu Nhiên đài tác
- Vũ tình hậu, bộ chí Tứ Vọng đình hạ ngư trì thượng, toại tự Càn Minh tự tiền đông cương thượng quy kỳ 1
- Vũ tình hậu, bộ chí Tứ Vọng đình hạ ngư trì thượng, toại tự Càn Minh tự tiền đông cương thượng quy kỳ 2
- Vương Phục tú tài sở cư song cối nhị thủ kỳ 1
- Xuân tiêu
- Xuất đô lai Trần, sở thừa thuyền thượng hữu đề kỳ 1