863.77
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
439 bài thơ, 30 bài dịch
28 bình luận
26 người thích
Tạo ngày 20/01/2007 16:01 bởi Nguyễn Trọng Tạo, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 08/01/2019 20:52 bởi Vanachi
Nguyễn Trọng Tạo (25/8/1947 - 7/1/2019) là nhà thơ, nhà văn, kiêm nhạc sĩ, hoạ sĩ, sinh tại Diễn Châu, Nghệ An, đi lính năm 1969, học Đại học viết văn Nguyễn Du khoá 1, làm thơ từ năm 14 tuổi. Ông là Uỷ viên Hội đồng thơ của Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban biên tập báo Thơ (2003–2004), từng được các giải thưởng thơ của Nghệ An năm 1969, và giải thơ của các báo Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Nhân dân (1978), hai lần được Giải thưởng Văn học nghệ thuật cố đô (Huế), Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương, Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc các hội văn học nghệ thuật Việt Nam về thơ và văn xuôi. Thơ và truyện ngắn của ông dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nga, Tây Ban Nha...

Ngoài thơ, ông còn là nhạc sĩ, công tác tại Tạp chí Âm nhạc và Thời đại của Hội nhạc sĩ Việt…

 

  1. 10 bài thơ và một lời ước muốn
    4
  2. A men Nô-Em
  3. Anh không muốn mất em
  4. Bài thơ không đặt tên gửi Phan Lạc Hoa
  5. Bài thơ tình tặng người trồng cây trong thành phố
    2
  6. Bất tử
  7. Bên kia sông Hồng
  8. Bóc đi nỗi nhớ mùa
  9. Bút Như-ý
  10. Các anh chưa mất trí
  11. Cây gậy Nguyễn Quang Lập
  12. Chàng hâm ngẫu hứng
  13. Chiếc lá phong cuối cùng
  14. Chiến sĩ và vầng trăng trên điểm chốt
  15. Chủ nhật không bình yên
  16. Chuyện trong nhà hàng
  17. Chưa kết thúc
  18. Con chim đen
    1
  19. Con đê trên Bán Đảo
  20. Còn mãi một chân dung
    2
  21. Cô gái chăn bò hát trên đồng cỏ
  22. Đã chiều rồi
  23. Đảo bão
  24. Đề tặng xa khơi
  25. Đêm âm u tiếng kèn Pha-gốt
  26. Đêm sông Hồng
  27. Đến Nga nghe tiếng Việt
  28. Đi bộ cùng quá khứ
  29. Đừng đốt - thông điệp 24 hình/giây
  30. Em bé tật nguyền biểu tình trên phố
  31. Giấc mơ
  32. Giấc mơ không hoàn hảo
  33. Gửi anh Hoàng Ngọc Hiến
  34. Gửi ông Bùi Giáng
  35. Hà Nội của tôi
  36. Hà Nội kiến
    1
  37. Hàn Mặc Tử
  38. Hát ru em bé Campuchia
    1
  39. Hãy thắp nhang tưởng niệm những hàng cây
  40. Hẹn xuân
  41. Họ là ai
  42. Hoa hồng
  43. Hoa mạc trắng
  44. Hoa xanh âm thầm dưới cỏ
  45. Khi cánh đồng có thêm một dòng sông
  46. Không biết ngày mai anh thích mây hay gió
  47. Không đề
  48. Không đề 72
  49. Không đề năm mới
  50. Khúc hát những người giữ đất
  51. Làng có một ngày như thế
  52. Lê Đinh Chinh, tôi đã gặp anh
  53. Lệch đêm
  54. Lời ru của người đứng tuổi
  55. Mai giỗ Trịnh Thanh Sơn
  56. Mây mặc yếm nâu
  57. Mẹ tuổi 85
  58. Một buổi sáng bình thường
  59. Một thoáng Praha
  60. Mời Obama bia hơi Hà Nội
  61. Mùa bình thường
  62. Mùa đông có bao giờ độc thân
  63. Mùa mới
  64. Mùa thu nước Nga vàng
  65. Mưa xa
  66. Mười năm cô Tấm...
  67. Nếu ngày mai khi tiệc cưới của em
  68. Ngẫu hứng status
  69. Nghẹn nước miền Trung
  70. Ngoại tình anh
  71. Ngoảnh lại hư vô
  72. Ngọn gió
  73. Ngôi nhà không có gì
  74. Ngủ với mây
  75. Người chất máu làm mực viết thành thơ
  76. Người đàn bà xa lạ
  77. Người đàn ông trong túi đàn bà
  78. Người làm sống lại người
  79. Người ơi mùa lúa
  80. Nhà thơ thuở ấy
    1
  81. Nhân dân
  82. Nhân xem bức chân dung Tướng Giáp do Hà Vũ vẽ trong tù
  83. Nhớ Phan Lạc Hoa
  84. Nhớ rờn rợn xa
  85. Những con chữ biểu tình
  86. Những người lính đi qua thành phố
  87. Núi lớn qua...
  88. Phụ nữ
  89. Quan họ sông Thương
  90. Quên tình yêu
  91. Rét đêm
  92. Ru mẹ
  93. Rút từ sổ tay thơ
  94. Rượu Thành
  95. Sáo trúc
  96. Sen trắng
  97. Sinh nhật
  98. Tạm biệt Cần Thơ
  99. Tản mạn thời tôi sống
    2
  100. Tặng nhà thơ Hoàng Cát
  101. Tập cổ
    1
  102. Tết này nhớ mẹ
  103. Tết nhớ cha
  104. Thay đổi địa chỉ
  105. Thèm được anh viết thơ lên ngực
  106. Thơ đeo tang trắng
  107. Thơ lục bát viết ở Vinh
  108. Thơ rời lẩm nhẩm ở nhà sàn
  109. Thơ tặng Ngô Minh
  110. Thời mạt
  111. Tình điên
  112. Tổ quốc ở biên giới
    1
  113. Tôi cũng có thể là một Phạm Viết Đào
  114. Tôi đã gặp anh
  115. Tổng thống
  116. Trái tim - tình yêu và lá chắn
    1
  117. Truyền thuyết về hoa violet
  118. Tuyết hát trong đầu tôi
  119. Tuyết Moskva
  120. Tương lai có tên là Tốt
  121. Uống rượu với Nguyễn Du
  122. Viếng Phan Lạc Hoa thân yêu
  123. Viết cho em
  124. Viết cho tôi
  125. Xem tranh Đinh Cường
  126. Yêu hết mình

Bé tập nói vần

Tình yêu sáng sớm (1973)

Sóng thuỷ tinh (1988)

Đồng dao cho người lớn (1994)

Nương thân (1999)

101 bài thơ tình (2005)

  1. Sonnê buồn
    2
    1
  2. Không đề (I)
    2
  3. Đôi lời với anh
  4. Bức tranh đen
    2
    1
  5. Hoa ơi ta yêu nàng
    2
  6. Định nghĩa
    2
  7. Sonnê lá non
    2
  8. Sonnê ngọn lửa
  9. Người đẹp nhìn tôi
    2
  10. Chợt
    2
  11. Nến trắng
    2
  12. Cuối năm ngẫu hứng chợ chiều
    2
  13. Cây ánh sáng
    2
  14. Bí ẩn La Joconde
    2
  15. Cỏ và mưa
    2
  16. Đồng hồ cát
  17. Thiên An
    2
  18. Ngôi sao buồn
    2
  19. Thiên thần
    2
    2
  20. Tặng mối tình cuối của Goethe
    2
  21. Quà sinh nhật
    2
  22. Cuộc sống
  23. Sắm vai
  24. Khói cay
    2
  25. Mùa thu áo ấm
    2
  26. Rượu cần
    2
  27. Bây giờ yêu
    2
  28. Đĩa hát bốn mùa
    2
  29. Không dưng
    2
  30. Không đề (II)
  31. Cảm giác biển hồ hay là thơ bên miệng núi lửa
    2
  32. Em (I)
    1
  33. Ngã sáu chiều mưa
  34. Đợi...
  35. Không em
  36. Hoa ly vàng
  37. Chiêm cảm
    2
  38. Bạch hoa
    2
  39. Đêm cổ điển
    2
  40. Quy Nhơn không đề
    2
  41. Tạ từ
    2
  42. Ấn tượng Huế
  43. Một mình Thiên Mụ
  44. Chia
    2
    2
  45. Một mình
    2
  46. Tình yêu qua
  47. Nỗi nhớ không tên
    2
    1
  48. Nếu ngày mai
    1
  49. Thời gian 2
    2
  50. Hương Sơn
    2
  51. Quỳnh hoa
    2
  52. Gửi
    2
  53. Gửi em trong cơn mưa
  54. Cây hoa phượng tình cờ
    2
  55. Đào phai
    2
  56. Bài thơ khác
    1
  57. Bài thơ trắng
  58. Diễm xưa
    2
    1
  59. Bài hát lá chua me
  60. Cỏ xanh đêm trước
  61. Tìm hoa
    3
  62. Ý nghĩ
    2
  63. Thành phố sau đêm nói yêu em
  64. Thơ gửi người không quen
  65. Anh đã yêu như vậy
  66. Tuổi ba mươi
  67. Thơ tình người đứng tuổi
    1
  68. Tâm trạng
  69. Chỉ một mình em
  70. Câu chuyện tình yêu nghe gió trời kể lại
  71. Tết sớm gọi tuổi mình
    2
  72. Đi chợ Tết
    2
  73. Năm bài ví dụ tặng Kh.
    2
  74. Người đang yêu
    2
  75. Tôi còn mắc nợ áo dài
    2
  76. Rượu chát
    2
  77. An ủi (I)
  78. Mắc cạn
    2
  79. Nỗi buồn kiêu
    2
  80. Hình như
    2
  81. Giới thiệu
    1
  82. 2
  83. Ru hoa
    3
    1
  84. Không đề cho Đỗ Toàn
    2
  85. Khát
    2
  86. Bức tranh tình
    2
  87. Ghép lại trái tim
    2
  88. Bức tranh giêng
    2
  89. Cổ tích thơ tình
    2
  90. Qua miền gái đẹp
    2
    1
  91. Gửi H.
    2
  92. Tình rơi
    2
    1
  93. Tôi không hiểu
  94. Anh yêu em
  95. Chia xa
    3
  96. Những tấm ảnh thời thanh xuân

Thế giới không còn trăng (2006)

Con đường của những vì sao (2008) - Trường ca Đồng Lộc

Em đàn bà (2008)

Biển mặn (2015)

Tuyển tập chung

Thơ dịch tác giả khác

Andrey Voznhesenski (Nga)

Lý Bạch (Trung Quốc)

Mikhail Lermontov (Nga)

Minh Mệnh hoàng đế (Việt Nam)

Sergei Yesenin (Nga)

Trương Diệp (Trung Quốc)

 

 

Trang trong tổng số 3 trang (28 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thử "đọc vị" Nguyễn Trọng Tạo

Tôi gặp gỡ nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo lần đầu tiên tại một quán rượu trên đường Bưởi. Cái cảm giác trước khi được gặp gỡ một người nổi tiếng, một nhà thơ lớn với rất nhiều bài thơ mà tôi thuộc nằm lòng từ lâu là sự hồi hộp xen lẫn chút ngại ngùng. Nhưng anh đã xoá tan đi cái cảm giác ban đầu đó của tôi bằng cái bắt tay đầy thiện cảm và chân thành. Thế là trong suốt cuộc rượu hôm đó, tôi chỉ ngồi rót rượu và nghe anh cùng với nhà thơ Lê Huy Mậu (Vũng Tàu) và nhà văn Nguyễn Đức Thiện (Tây Ninh) đàm đạo về chuyện văn chương, nhân tình thế thái. Tôi chú ý đến cái cách anh châm thuốc lá và nhả khói, điệu đàng và nghệ sỹ lắm. Những vạt khói lơ lửng như những nàng Tiên đùa giỡn người hút cũng như người xung quanh một lúc lâu rồi mới chịu tan biến vào không gian. Người hút thuốc được như vậy cũng là một tay chơi sành sỏi, tôi thầm nghĩ như vậy. Dù không biết hút thuốc và thực sự cũng không thích nó, tôi vẫn “phê” cách hút và châm thuốc của Nguyễn Trọng Tạo. Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người bên cạnh (thực tế đã có những quốc gia cấm công dân nước mình hút thuốc lá ở nơi công cộng) nhưng tôi vẫn thấy những lời cảnh báo kia là vô nghĩa khi người hút thuốc đối diện tôi là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Tôi đã từng nghĩ rằng một ngày có 24 tiếng, đời người giỏi lắm thì sống được khoảng 70 đến 80 năm (cá biệt thì trên 100 năm), rất ngắn ngủi. Vì thế, con người ta phải cố gắng hết sức để làm việc mới mong đạt được một thành tựu gì đó trước khi giã từ cuộc đời này, hướng tới một lý tưởng “Phải có danh gì với núi sông” của cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa đã từng tâm niệm. Do vậy khi được biết Nguyễn Trọng Tạo ngất ngưởng uống rượu thâm đêm thâm ngày, có những cuộc kéo dài tới 25 tiếng (đến nay chưa ai phá được kỷ lục), mà lại viết được những “Tản mạn thời tôi sống”, “Tin thì tin không tin thì thôi”, “Đồng dao cho người lớn”, “Gửi người không quen”, “Thế giới không còn trăng”, “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê”, “Đôi mắt đò ngang”, “Con dế buồn”, “Xa quê nghe tiếng mẹ”,… rồi vẽ bìa, vẽ tranh, làm báo, làm sách, biên tập thơ,…mê đắm bao nhiêu con tim Việt Nam ở trong và ngoài nước thì thực tình tôi không thể tin được. Uống rượu suốt ngày thế thì lấy đâu ra thời gian để làm những việc đó? Tại sao lại như thế nhỉ? Những câu hỏi này đã theo tôi suốt một thời gian, cho đến khi được đọc những bài bút ký của nhà văn hoá Hoàng Phủ Ngọc Tường, một Người Ham Chơi đương thời, hiện đang sống ở Huế. Hãy nghe Hoàng Phủ lý giải về cái sự Ham Chơi này: “Trong mỗi người Việt chúng ta có một Người Làm (homo fabien), một Người Nghĩ (homo sapien) và có thêm một Người Ham Chơi (homo ludus). Người Ham Chơi này Tây rất thèm nhưng không đạt nổi. Ham Chơi ở đây không phải là lười biếng. Ham Chơi là cách sống đạt đạo của con người đã nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người.”
Thì ra là vậy, câu hỏi đeo đẳng tôi bấy lâu đã có lời giải đáp. Có lẽ trong thời gian ở Huế, Nguyễn Trọng Tạo đã tự tạo cho mình một sân Chơi, sân Chơi mà ở đó anh tự trải chiếu hoa cho riêng mình, để trở thành một Người Ham Chơi đích thực, và hướng dẫn người khác cũng Ham Chơi giống mình. Tuy vậy, để đạt được cái danh hiệu Người Ham Chơi như anh thì không hề dễ chút nào. Có thể có người sẽ tin hay không tin vào những điều tôi vừa nói, thế nên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ đi làm một cái việc, có lẽ quá sức đối với tôi, một người không phải là dân văn chương. Đó là thử “đọc vị” Nguyễn Trọng Tạo, để xem anh Ham Chơi đến mức nào.
Đầu tiên là sự Chơi Thơ. Nếu như thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thơ của nỗi buồn (có nhà phê bình gọi ông là nhà thơ của nỗi buồn) thì thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa, đúng như nhận xét của nhà thơ Lê Huy Mậu. Tài hoa ở đây là những bài thơ của anh có ý tứ lạ, độc đáo, nhiều khi đi thẳng vào sự vật, hiện tượng cần diễn tả mà vẫn gợi cho người đọc nhiều điều liên tưởng về cuộc sống, về con người bình thường nhưng mang đầy chất triết lý. Anh tiếp cận những vấn đề đó có cảm giác như rất dễ dàng, như là Chơi vậy. Có thể có người đọc thơ anh xong thì nhăn mặt và nói lẩm bẩm một mình: “Cái đó mà hắn cũng viết ra được”. Có gì là khó hiểu đâu, vì những điều anh nói, anh trăn trở trong thơ chính là Sự thật, cái mà nhân loại luôn hướng đến nhưng có lẽ chưa bao giờ được toại nguyện tuyệt đối cả. Vì thế, anh tỏ ra rất ác cảm, khó chịu với “khối người như chiếc bóng…”.
Thực ra, rất khó có thể phân loại thơ của Nguyễn Trọng Tạo thuộc dòng thơ nào trong nền thơ ca Việt Nam, vì ở giai đoạn nào anh cũng có những thành tựu đáng kể. Chẳng hạn như, ở thời kỳ thơ chống Mỹ, anh nổi tiếng với trường ca “Con đường của những vì sao” ca ngợi chiến công của mười cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc. Đến trước những năm trước Đổi mới, anh gây chấn động thi đàn với bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” đăng trên báo Văn nghệ. Bài thơ này đã nêu lên được những thực trạng của thời kỳ bao cấp, bao nhiêu bức xúc, bao nhiêu trăn trở, kìm nén với những câu thơ rất hay, khái quát được cả một thời kỳ:
Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật không dễ dàng chi!
Thơ Nguyễn Trọng Tạo được người đọc nhớ đến nhiều, có lẽ bởi vì thơ anh rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính và cũng mới nữa. Tôi trộm nghĩ, người viết được như thế phải có một tâm hồn rất trẻ, và quan trọng hơn là phải theo kịp được thời đại vốn đầy những biến động, luôn cuồn cuộn như những dòng sông đổ ra biển lớn. Gần đây (2008), anh mới xuất bản tập thơ “Em đàn bà”, gồm 32 bài thơ tình. Hãy tưởng tượng nếu như chưa biết mặt tác giả hoặc giả dụ không có tấm ảnh bìa, khi đọc tập thơ này, tôi chắc quí vị sẽ hình dung ra một chàng trai mới đôi mươi, tràn trề nhựa sống, viết thơ tình cho người mình yêu. Trong tập thơ này, có nhiều bài hay, thơ sex viết bạo liệt, mạnh mẽ nhưng cũng rất thật, rất chân thành của những người đang yêu như: “Đà Lạt và hoa”, “Tập đếm”, “Ru trắng”, “Anh ném em lên trời”, “Em đàn bà”, “Tìm hoa”, “Ta đã yêu nhau từ kiếp trước”,…
Đã nhiều lần, tôi thử nhắm mắt và cố hình dung về một Nguyễn Trọng Tạo trong hành trình thơ ca của anh. Từ một cậu bé chăn trâu cắt cỏ trên bờ sông Bùng (Diễn Châu), bỗng dưng “đọc trộm” thơ của Hàn Mặc Tử rồi mắc “bệnh thi sĩ” và trở thành một chàng lãng tử trong thi ca. Chàng lãng tử này là một người hành hương trong hành trình đi tìm Đạo. Trên chặng đường đi đầy chông gai và vực thẳm đó, người hành hương gặp được những người bạn tri kỷ, những người bạn mà “Túi đầy thơ tặng túi đầy trăng”, “Trái tim bạn giữ cho ta đây/ Niềm vui bạn giữ cho ta đây...“.  Chàng còn gặp những bông Hoa đẹp trong những vườn thơm cỏ lạ, đúng như tâm sự của chàng “Vẽ tôi thấy Đẹp là mê”. Vì yêu Hoa, yêu cái Đẹp da diết mà chàng rất sợ khi nhìn thấy nó tan biến khỏi cuộc sống này, giống như ”Mùa xuân thương ai tươi ròng muôn sắc/ Cả một trời hoa sương nhoà nước mắt..“ hay “Hoa đào vương kiếp đào hoa/ Thắm tươi một thuở phôi pha một ngày“,...
Cũng trên chặng đường này, chàng mới nhận thấy cuộc sống thật trống trải, cô đơn và thời gian đối với một đời người là ngắn ngủi. Đó là nỗi Cô đơn nguyên thuỷ, thường trực của con người trong hành trình tiến hoá của mình. Vì thế, Nỗi buồn như là một người bạn sẻ chia mà chàng không hề chối bỏ, có khi chàng còn van nài nó “Buồn ơi Buồn có thương tôi/ Đừng làm tôi phải mồ côi Nỗi buồn…”. Và vì thời gian với chàng là ngắn ngủi, là “Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi” nên rất nhiều lần, chàng tỏ ý tiếc nuối thời gian, mong cho thời gian trôi chậm lại để chàng nhanh chóng tìm được Đạo, tìm được cái Đẹp vĩnh hằng. Do vậy mà chàng đã nâng niu, xả thân và bảo vệ hết mình cho cái Đẹp trong hành trình của mình.
Đối với chàng, dù có đi cùng trời cuối bể, dù có Ham Chơi rong ruổi cả đời thì hình ảnh quê hương vẫn ngự trị trong tâm trí. Nương thân ở chốn thị thành nhưng chàng vẫn thèm được nghe một khúc dân ca xứ Nghệ, thèm được ăn một miếng cơm nắm quê nhà, thèm được trở về tắm ở con sông Bùng, thèm được ngủ trong vòng tay người mẹ yêu kính... Hình như đó là cái day dứt, cái trăn trở muôn thuở của loài thi sĩ (chữ của Hàn Mặc Tử), những người được Thượng đế trao cho sứ mệnh đi tìm Đạo cho loài người?  
Về sự Chơi Nhạc, Nguyễn Trọng Tạo sáng tác không nhiều (so với thơ), tuy vậy anh cũng kịp để lại dấu ấn của mình với nền âm nhạc nước nhà. Theo tôi, ba tác phẩm nổi tiếng nhất của anh là “Làng quan họ quê tôi”, “Khúc hát sông quê” và “Đôi mắt đò ngang”. “Làng quan họ quê tôi” thì đã nổi tiếng từ lâu, nay trở thành “tỉnh ca” của tỉnh Bắc Ninh. “Khúc hát sông quê”, sáng tác năm 2002, thì càng ngày càng nổi tiếng, đến nỗi uống rượu mà không ngân nga vài câu hát xem chừng mất vui, cuộc rượu đó xem chừng hơi nhạt. Tôi đã nhiều lần thử lý giải xem tại sao bài hát này lại có sức hút ghê gớm đến vậy, từ ông Bộ trưởng đến những người dân bình thường nhất đều yêu thích nó, trong khi có rất nhiều bài hát khác viết về dòng sông lại không có được diễm phúc đó.   
Chúng ta đều biết văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, vì thế mà dòng sông có một tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người. Có thể nói không ngoa rằng, tất cả những phong tục, tập quán, tín ngưỡng cho đến công việc sản xuất, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt đều ít nhiều gắn bó với dòng sông. Do đó, dòng sông quê là hồn vía của người Việt. Nó vừa gần gũi, vừa linh thiêng đối với mỗi chúng ta. Chính vì vậy, đây là một trong những đề tài xuyên suốt của văn hoá nghệ thuật Việt Nam, trong đó có âm nhạc. Đã có bao nhiêu nhạc sỹ viết về nó với rất nhiều tâm huyết, nhiều kỳ vọng nhưng đã mấy ai “chạm” được vào cái sâu thẳm của dòng sông quê, tức là cái hồn của nó. Nguyễn Trọng Tạo đã làm được điều này, khi anh đã “bắt” được cái hồn đó trong trường ca “Thời gian khắc khoải” của nhà thơ Lê Huy Mậu. Đúng như tên gọi, cả trường ca này là một sự day dứt, nhớ thương của người lữ thứ khi trở về, đứng trước dòng sông quê mình. Không day dứt, không nhớ thương sao được khi “Quá nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê”, rồi cùng với dòng sông hồi tưởng về những ngày thơ bé “Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”, sau đó nhớ lại những ngày tháng thanh bình, yên ả và để khắc khoải trước cái vô hạn của dòng sông “Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng…” với cái hữu hạn của số kiếp con người. Tôi được biết, khi phổ nhạc bài hát này, Nguyễn Trọng Tạo chỉ mất khoảng 30 phút. Nếu không phải anh đã Làm với tư tưởng Chơi, sao lại sáng tạo được nhạc phẩm này?
Nguyễn Trọng Tạo còn một bài hát rất hay nữa, tuy không nổi tiếng bằng hai bài kia, đó là “Đôi mắt đò ngang”. Bài hát lấy bối cảnh một chuyến đò ngang qua dòng sông Lam. Ta cũng thấy dòng sông quê, nhưng sông quê ở đây chỉ làm nền cho hai nhân vật then chốt: người khách sang sông và cô gái xứ Nghệ. Người khách vì “kết” đôi mắt biếc với nụ cười lúng liếng, lẳng lơ của người đẹp nên đã cất công đi khắp chợ đông, khắp dòng sông Lam chỉ để tìm nàng. Đem lòng yêu người đẹp, người khách đa tình kia đã phải lòng cả đất trời, cả con người vùng sông nước ấy. Đến khi đã say, đã ngấm cái men tình kia rồi, thì chàng ta đâu có xá gì, kể cả đến lúc phải “liều”: “Chợ đông ai sợ đò đầy/ Chìm trong đôi mắt ấy/ Đò đầy, đò đầy anh cứ sang“. Cái hay, cái chất trữ tình, tự nhiên pha chút ỡm ờ của bài hát này là ở chỗ ấy. Nghe bài hát này nhiều lần, tôi thường hay liên tưởng đến bài thơ viết về “đặc sản Huế” (chữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường) của Người Ham Chơi Nguyễn Công Trứ thuở nào.
Thứ ba là sự Chơi Hoạ. Nguyễn Trọng Tạo vẽ rất nhiều tranh và bìa sách, trong đó có những tác phẩm còn đạt cả giải thưởng nữa. Điều đó không ai phủ nhận. Với anh, Hoạ cũng là một sự Chơi. Anh làm công việc Vẽ với tâm thế Chơi. Tôi vốn không rành về hội hoạ, vậy mà khi xem lại các bức ảnh chụp với các văn nghệ sỹ của anh, vẫn thấy ấn tượng nhất với bức ảnh khi anh vẽ chân dung nhà thơ Phan Hồng Khánh trong một cuộc rượu. Một người với hàm râu quai nón đang cười sảng khoái còn người kia thì đang “đè ra” để vẽ những nét chân dung cuối cùng. Thấy chưa, vẽ với kiểu cách như vậy thì mới có tác phẩm hay, mới là thể hiện hết phong cách Chơi, nhưng thử hỏi có mấy ai bắt chước được thế?
Thứ tư là sự Chơi Rượu. Về sự Chơi này, ít ai bì kịp Nguyễn Trọng Tạo. Anh có cách uống thầm thì, chậm rãi, vừa uống vừa nói, vừa cười theo kiểu “Rượu ngon nhắm với nói cười”. Cũng nhờ có rượu mà anh để lại câu thơ tuyệt hay về Huế trong một lần ngất ngưởng với bè bạn: “Sông Hương hoá rượu ta đến uống/ Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say”. Uống rượu với anh là một thú vui, một sự Chơi vì anh uống cốt để giao lưu, gặp gỡ bạn bè khắp nơi, để đàm đạo văn chương, thế sự, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống với họ dù rằng cũng có lúc anh phải than “Ngày ba cuộc rượu còn gì là thân”. Nhưng biết làm sao được, vì nếu không có anh thì những cuộc rượu kia chắc kém phần hào hứng lắm. Tôi cũng đoán biết rằng, rượu có một vai trò đặc biệt trong quá trình sáng tạo, đi tìm cảm hứng của anh, vì nếu không có nó thì bạn bè anh sẽ thiếu đi một Thi Tửu và chúng ta sẽ không thấy được một Nguyễn-Trọng-Tạo như ngày hôm nay.
Nguyễn Trọng Tạo có lần nói với tôi: “Thơ anh nhất định những người trí thức sẽ thích”. Đó không phải là một lời nói huyênh hoang, khoác lác của một kẻ hợm mình, mà là sự tự tin đáng trọng của một người nghệ sỹ chân chính, người nghệ sỹ luôn thắp sáng tâm hồn mình và đồng loại bằng một trái tim cao cả - trái tim Đan Kô.
Thi sĩ Nguyễn Bính khi viết về văn nghệ, có viết đại ý như sau: “Làm văn nghệ khó lắm vì có nhiều ý, nhiều chữ quá tuyệt mà người khác đã viết trước mình. Mình chỉ nhại lại thôi". Khi viết những dòng cảm nhận này, một kẻ hậu sinh với vốn học thức ít ỏi, nông cạn như tôi cũng chỉ “nhại lại” những từ ngữ của những bậc tiền bối để bày tỏ sự kính trọng của mình với một người nghệ sỹ tài hoa - Nguyễn Trọng Tạo. Cầu chúc cho anh có một sức khoẻ dồi dào để tiếp tục cuộc hành trình với thơ ca Việt, và cũng để uống rượu với bè bạn, những người tri kỷ của anh. Tôi vẫn tin trong sâu thẳm tâm hồn mình, Nguyễn Trọng Tạo, người mà cả đời chỉ biết “Chia cho em một đời Thơ” ấy vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, một khát vọng đối với thơ Việt. Đó là một nền Thơ đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng hướng tới cái mới, cái tiến bộ, phù hợp với xu hướng Thơ của thế giới, vì người nghệ sỹ đó hiểu rằng: Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa…

Hà Nội, 07/12/2008
TRỊNH QUỐC DŨNG


Trịnh Quốc Dũng
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Về một "Tạo" của Nguyễn Trọng Tạo

Tôi đang chìm trong một chiều thu Sacramento (thủ phủ California) thật là điển hình, ở vườn một người bạn “bọ” yêu nghệ thuật hiếm hoi. Mùa thu mà khi nào cây nào cũng gợi tới câu thơ của B. Pasternac "Em cởi áo như cánh rừng trút lá" và lá nào cũng rực lên như chực cháy trong Van Gogh. Cái màu không thể nguôi ngoai khiến anh thon thót một cái gì đó. Mất gì đây và được gì đây?
Tôi không có gì đáp lại chủ nhân của những chai rượu vang BV Cabernet Sauvignon mà “bọ” thường dấu đâu đó rất kĩ trong cái vườn bề bộn nửa Mỹ nửa Nhật này. Tôi bèn nẩy ra đọc bài thơ “Cu đái” của Nguyễn Trọng Tạo. Và món quà quê hương bất ngờ này đã có sức nặng: “Bọ” cười như chưa được cười bao giờ, anh khoái chí thò nốt chai rượu còn lại! Khi mà : “nó đứng trên cao cười tít / đái qua đầu bạn đầu tôi / hoa hậu ngước nhìn vẫy vẫy.../ vòi nước cứ tuôn không ngừng /  những bàn tay tranh nhau hứng / nước trời nước thánh rưng rưng” và rồi “mỗi năm một ngày cu đái / đái toàn bia Bỉ đắt tiền” thì anh đã ôm bụng, một ngày lo toan kiếm ăn, cùng với ánh mắt chằng chịt rễ tre dường như biến mất...
Làm một bài thơ để cười được đó là một trong những “Tạo” của Nguyễn Trọng Tạo. Làm một câu thơ để cho nhiều sinh viên khoa văn một thủa ngâm nga chép vào sổ tay như: “điều CÓ THỂ đã hoá thành KHÔNG THỂ / biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi” hay “sông Hương hoá ruợu ta đến uống/ ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say” không phải là dễ. Rồi làm hàng trăm bài thơ kiểu như Thế giới không còn trăng hay Chiều thứ tư của không gian, v.v… là thành quả của cả một một núi vỏ bia đam mê. “Tạo” của những hoá thân khác như một sinh thể đực tìm cách quyến rũ đối tượng của nó từ tất cả những gì khả thể...
Đó cũng là một hình thái mà các nhà thơ hiện đại sống một cách chuyên nghiệp nhất. Thơ là một thử thách từ một cơ thể mềm mại nhất, ấm áp nhất, thơm tho trinh khiết nhất, sinh động nhất của một bông hoa mười tám tuổi. Nhưng thơ lại đồng thời đến từ một thử thách khác nghiệt ngã hơn, sần sùi hơn từ những cơ thể cống rãnh toang hoác khổng lồ hôi hám của cuộc sống mà nhà thơ chuyên nghiệp phải đương đầu. Tôi có 3 năm kinh nghiệm , khi tôi làm “counselor” cho trẻ phạm tội vị thành niên, nói nôm na như ở Việt nam là làm quản giáo cho trẻ hoặc là bụi đời hoặc là phạm tội. Suốt ngày tôi giường như muốn đập cái đầu mình vào chỗ nào đó cho nó đỡ bớt tiếng o o trong tai vì luôn luôn phải chuẩn bị đối phó với một trò bậy bạ tệ hại nào đó của phạm nhân, chứ đừng nói làm thơ. Tôi chỉ có 3 nãm, nhưng Franz Wright có những 20 năm, vừa làm việc như tôi, sau đó ông lại đóng đô cùng với vợ mình làm trong bệnh viện tâm thần. Vậy mà anh vẫn có thơ hay rồi đoạt giải Pulitzer (2004). Nguyễn Trọng Tạo không làm counselor, điều trị đạo đức công dân (?) như tôi hay điều trị cho bệnh nhân thần kinh như Wright, nhưng anh và một số nhà thơ khác người cố gắng làm điều trị viên thơ trong cái bệnh mãn tính thơ Việt Nam (giả thơ, víu bám vào thơ, làng nhàng thơ, cũ rích thơ...) bằng cái cách ngoài làm thơ đủ kiểu còn làm báo THƠ, vẽ bìa thơ, rồi vẽ và giương ngọn cờ thơ! Vậy thì những “Tạo” mà anh có trong Nguyễn Trọng Tạo là vô cùng tương thích và thậm chí còn chuyên nghiệp hơn Wright!
Tuy thế, cái mà tôi viết những chữ này về anh lại không phải là cái đó. Một năm chỉ có một đêm Hallowen trẻ em có thể mang trang phục ma quỷ, còn 364 đêm kia chúng nó lại hiện nguyên hình học trò - người. Và đâu là “Tạo” thật trong vô số “Tạo” thì lại khác, lại đến từ chỗ chẳng hề bất ngờ chút nào nhất: lãng mạn, tha thiết, nhạy cảm, giản dị và...Nghệ.
Con gái tôi, tôi vẫn thường gọi là Ấu như ấu thơ Việt Nam, cái tên vô cùng âu yếm thương yêu của tôi nhưng lại vô cùng khó gọi với người ngoại quốc. Ấu đã lên 9, nhưng cao lớn hơn các bạn Mỹ cùng lớp vì Ấu học ballet từ lúc lên 3 rồi chuyển sang học figure skating (trượt băng nghệ thuật, rất gần với ballet) cho tới bây giờ. Mỗi thứ 7 thăm Ấu và dẫn Ấu đi hiệu sách hay đi chợ, Ấu đều nũng nịu "Bố, cõng". Và mỗi lần như vậy tôi đều bảo “Con lớn thế còn bắt bố cõng không sợ người ta cười cho à?” và Ấu đều trả lời “Thì sao nào” (Tạm diễn dịch:Bố cõng con như mọi người bố châu Á truyền thống cõng con, thì sao nào?). Đây cũng là câu trả lời cho phần thơ quan trọng nhất của Nguyễn Trọng Tạo, phần thơ mà anh là Tạo chứ không phải là "Tạo lẫn" như Thanh Thảo gọi. Hơn hai mươi năm trước anh đã vẽ một bức tranh thật đẹp thật lãng mạn của đôi lứa quê hương khi người lính đứng tuổi sau bao nhiêu năm ra trận trở về ru con: “ru mà lại sợ con nghe / mẹ con về nép bờ tre mỉm cười” và ru bằng “những gì cha ngỡ lãng quên / nhớ về gian khổ lại tìm được ngay”. Và bây giờ trong Thế giới không còn trăng này anh lại “người thành phố kẻ nhà quê/ mời nhau cơm nắm thơm về xưa xa” (Món quê). Và anh nói với vợ anh chứ anh không làm thơ với chị, một cách thành tâm, lặng lẽ “anh có thêm em, em có thêm con / cây bưởi đơm hoa cây cà đậu quả” (Cổ tích thơ tình)...
Thì sao nào, nếu sức công phá lỗ nhĩ bởi sự đại ngôn tự thân của Hú Gào (Howl- Allen Ginsberg) làm độc giả căng thẳng thì nhiều lúc Ginsberg lại trở nên rất mềm mại với một “Khoảnh khắc trở lại Warsaw” hay “Ðêm cuối Calcutta”. Thì sao nào, nếu chúng ta đã đọc những núi đùi vú đồi “ngực em bày chật một ô buồn” của Hoàng Hưng rồi lại trở lại đọc những gì thân thuộc một câu thơ như một oán thán của liền chị quan họ “ngày buồn ăn cả vào ðêm / em ngồi như núi lặng im mà buồn” của chính anh. Xoay đến mỏi tay với: Khối vuông ru bích của Thanh Thảo rồi chợt một lần nghe anh bàng hoàng “Con đứng lặng như cây dừa/ chẳng hiểu sao mình đậu quả”  thì chúng ta có cảm giác gì? Tôi sẽ hát lẩm nhẩm suốt cả ngày cái melody chủ đề của dàn đồng ca chim trong chương 1 của Thánh Lễ Mùa Xuân của Stravinsky nếu như sáng đó tôi mở mắt ra và “lỡ” nghe nó. Thế nhưng tôi cũng sẽ đau đớn đến quằn quại nếu đúng tối đó lại nghe “Concerto Violin” của Beethoven. Hai thái cực tín hiệu cổ điển và hiện đại của âm nhạc không hề loại trừ nhau trong cùng một máy nhận, người thưởng thức.
Thì sao nào, nếu con tu hú xưa của Bằng Việt cứ “sao không ở cùng bà /kêu chi hoài trên cánh đồng xa”, cứ kêu như trái tim da diết đau đáu, đâu cần phải làm dáng làm điệu, tán gái kiểu “Gió không phải là roi mà vách đá phải mòn / Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím” - cái kiểu rất thịnh hành của thơ ca từng ngự trị trong từng giai đoạn của từng nhà thơ Việt Nam, và của cả một nền thơ. Thơ bản chất là chân thành. Chân thành tuyệt đối. Chân thành từ Nguyễn Trãi nhà thơ cổ điển Việt Nam thế kỉ 14, một nhà thơ nhưng là một ông quan đầu triều mà thốt rất giản dị: “Nghèo ốm ta thương bạn/ Ngông cuồng bạn giống ta/ Cùng phiêu nơi lữ thứ/ Cùng ðọc sách dăm ba/ Nông nổi dùng chi được/ Nhởn nhơ thạo quá mà/ Nhuỵ Khuê năm khác hẹn/ Nón chụp cuốc xuân nhà”, đến hơn 500 năm sau Robert Frost nhà thơ hiện đại Mỹ “Tốt rào làm tốt láng giềng” (good fences make good neighbors). Chân thành là bài học vỡ lòng của nhà thơ. Còn hiện đại hay cổ điển đó gần như là số mệnh của lịch sử nói chung và số phận của từng cá thể nhà thơ nói riêng. Ðọc Nguyễn Trọng Tạo tôi biết anh không thể nào thoát khỏi cái gánh nặng yêu thương của “Lèn Hai Vai” của “Rú Cài” ... mặc dầu anh biết “áo quần chẳng  rách  như xưa” thì Nguyễn Trọng Tạo vẫn là con chim “vừa bay vừa hát” (một hình tượng rất đẹp và trong trẻo hiếm hoi), hát cả quan họ đò đưa pôp rock bằng cái giọng ngũ âm của xứ Nghệ quê nhà.
Dù Nguyễn Trọng Tạo có thả trăng thả gió ngàn lần trên sông Hương xứ Huế, thì cũng chẳng thể nào thoát được cái ánh mắt của liếp tre chái nhà tranh ven sông Bùng quê anh. Nguyễn Trọng Tạo có uống cạn cả nhà máy bia Trúc Bạch thì cũng chẳng thể nào say mê say mẩn như năm nao rượu cuốc lủi Vinh “chua và thơm và cay như  rượu gạo” với các bạn văn nghệ Phan Hồng Khánh, Thạch Quỳ, Tiêu Cao Sơn, Việt Hùng và Trần Khánh...; say rồi ... ngủ như một khoái cảm nghệ thuật trên cỏ vườn nhà bạn.
Với anh, dù có lang thang tận chốn “người của người mà quê của người ta”, thì mãi  mãi vẫn cứ còn một “Tạo” day dứt không nguôi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo mà thôi!
   
Sacramento. Thu 2005


Nguyễn Đỗ
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Làng Quan Họ quê tôi - Mối liên hệ thơ và nhạc

Bài thơ Làng Quan họ của nhà thơ Phan Hách được sáng tác năm 1969 đầu tiên in trên báo Văn nghệ, đó là tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời xuyên suốt đó là một không gian văn hoá Quan họ hiện lên trên từng lời thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc năm 1978 thành bài hát Làng Quan họ quê tôi - một trong những bài hát đặc sắc và tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của âm nhạc bác học đến dân ca.

Sự tác động của dân ca Quan họ đến thơ là một tất yếu, bởi trong dân ca Quan họ có những mạch ngầm cảm xúc phù hợp với mạch cảm xúc của thi ca và đó cũng là mạch cảm xúc của con người Việt Nam. Chính giá trị nghệ thuật đó là nguồn thi hứng, nguồn chất liệu dồi dào để nhà thơ viết lên những vần thơ đậm chất Quan họ. Nguyễn Phan Hách sinh ra, lớn lên trên vùng quê Quan họ, là người say mê và am hiểu Quan họ. Chính tình yêu và tâm hồn đồng điệu với những làn điệu Quan họ đã khơi nguồn cảm xúc để nhà thơ viết bài Làng Quan họ, bài thơ đã tái hiện được những nét văn hoá cổ truyền của Quan họ với những:
Tháng giêng mùa hát hội
Áo nâu ướp hương trầm
Nón thúng quai thao rủ
Buông dài nếp xống thâm

Đối với người dân vùng Kinh Bắc mùa xuân tháng giêng là mùa của lễ hội, tình yêu đôi lứa. Bài thơ nhắc đến những hình ảnh quen thuộc của Quan họ ở đấy là những câu ca, nón thúng quai thao, áo nâu, cửa đình, rồi đến hình ảnh chị cả tựa mạn thuyền, Quan họ về trao duyên... tất cả cho thấy một không gian văn hoá của người Kinh Bắc hiện lên trên trang thơ đầy ắp chất Quan họ.

Bên cạnh đó Làng Quan họ còn là những vần thơ miêu tả về không khí chiến đấu chống Mỹ của dân tộc, lời ca Quan họ theo người chiến sỹ lên đường ra trận, người phụ nữ đưa chồng, tiễn người yêu cũng bằng câu hát:
Em tiễn anh lên đường
Đứng bên bờ em hát
Muốn gửi đi theo anh
Cả dòng sông trong mát.

Với người Kinh Bắc câu ca Quan họ giờ đây không chỉ là câu hát đơn thuần trong những ngày lễ hội, nó còn là những tâm tư nguyện vọng, là tình cảm quê hương, là tình yêu đôi lứa và hơn hết được lồng vào tình yêu đất nước.

Từ sáng tác của thi ca đến âm nhạc bác học là một quá trình sáng tạo và biến đổi. Đến năm 1978 bài thơ Làng Quan họ được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc và có tên là Làng Quan họ quê tôi. Như vậy sau mười năm bài thơ tồn tại theo đúng nghĩa của một bài thơ, Làng Quan họ đã được chắp lời ca tiếng hát từ đó tồn tại trong một loại hình nghệ thuật mới. Ở đây phải kể đến vai trò của người nhạc sĩ là rất quan trọng, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi vào bài thơ một sức sống mới, một tâm hồn đồng điệu giữa thi ca và âm nhạc, từ đó tạo ra sự hài hoà cân đối và sâu lắng. Khi trở thành một tác phẩm âm nhạc, bài hát Làng Quan họ quê tôi đã có một sức sống mới, có sự biến đổi để phù hợp trong môi trường tồn tại của mình. Đối chiếu giữa hai văn bản của thơ ca và âm nhạc chúng ta rất dễ dàng nhận ra điều đó. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã bắt được cái hồn của bài thơ, ông không lấy nguyên mẫu từng câu từng chữ trong Làng Quan họ, mà sử dụng những câu, những đoạn phù hợp với ý tưởng của mình.

Cho đến nay bài hát Làng Quan họ quê tôi từ một tác phẩm âm nhạc bác học trở thành một bài hát dân ca, chính xác hơn là lẫn vào dân ca và tồn tại như một bài dân ca Quan họ, đây thật sự là một trường hợp hy hữu và rất đặc biệt. Có được điều này bởi trong Làng Quan họ quê tôi chứa đựng những yếu tố của Quan họ, từ lời ca đến nhạc điệu đều đạt đến chuẩn mực của một bài Quan họ với những câu thơ sâu lắng, duyên dáng và nhạc điệu nhẹ nhàng, tình tứ. Nhà thơ và người nhạc sĩ đã có sự đồng cảm, gắn tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi, gắn truyền thống với hiện tại.

Từ Làng Quan họ đến Làng Quan họ quê tôi biểu hiện sự ảnh hưởng của Quan họ đối với thi ca, thi ca đối với âm nhạc bác học và âm nhạc bác học đối với dân ca (âm nhạc dân gian). Có thể nói đây là hiện tượng tiêu biểu cho ảnh hưởng của văn nghệ dân gian đến những sáng tác hiện đại và ngược lại. Hiếm có một loại hình nghệ thuật dân gian nào lại có được sự ảnh hưởng đến văn chương mạnh mẽ như Quan họ và cũng hiếm có một bài thơ nào lại được sáng tác và trở thành một bài dân ca Quan họ hay đến vậy. Bài hát Làng Quan họ quê tôi đã tồn tại trong những môi trường như thế.

(Theo BBN)

Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Quanh bàn tròn: Vinh dự nhưng...

Tác giả: Xuân Hương


(Phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)

Hiện đang là mùa kết nạp hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) như thông lệ hàng năm. Và, cứ như “mùa Thu thì có lá rụng”, dư luận lại xôn xao, bàn tán.

Nhiều cây đa, cây đề trong làng văn vào cuộc với nhiều cách tiếp cận vấn đề, nhiều cách lý giải, nhiều quan điểm khác nhau…khiến cho những người “ngoài làng” cũng tò mò muốn biết “điều gì đang diễn ra?”. Để có thêm một góc nhìn, chúng tôi mời bạn đọc cùng tham gia cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, người đã nói một cách chắc nịch rằng “Được vào hội Nhà Văn Việt Nam là một vinh dự lớn. Nhưng, không nhất thiết!”     

Phóng viên (PV): Thưa ông, tôi thích hai câu thơ này: “Em mười chín tuổi nghìn năm trước. Sao đến bây giờ mới hai mươi…” Nếu không nhầm, thì đó là thơ ông?

Nhà thơ (NT) Nguyễn Trọng Tạo: Đúng! Đó là hai câu thơ trong bài thơ “Thiên thần” tôi viết lâu lắm rồi, có rất nhiều người thuộc, mà họ cũng không biết tác giả là ai, giống như chị vậy.
     
PV: Chủ quan mà nhận, thì ông cho rằng, mình có bao nhiêu câu thơ “đóng đinh” vào tâm khảm người đọc kiểu như thế? Hay nói theo kiểu “liêu trai” một tý thì có bao nhiêu câu thơ của ông “hay” đến mức ám ảnh người ta?

NT Nguyễn Trọng Tạo: Không thể nói được số lượng người ta thuộc thơ mình. Nhưng mà đi đến đâu,tôi cũng gặp người thuộc và đọc thơ tôi, cả những bài tôi đã quên, và họ đọc cho tôi chép lại. Đây là niềm hạnh phúc mà không nhiều nhà thơ Việt Nam có được.
     
PV: Bởi thế, nghiễm nhiên Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ hạng nặng, “có thương hiệu”, vậy ông đã là hội viên HNVVN chưa?

NT Nguyễn Trọng Tạo: Gần ba mươi năm thì phải. Tôi nhớ, sau “bảy nhăm” (năm 1975), hội NVVN công bố danh sách “Các nhà thơ Việt Nam”.Không thấy tên tôi, nhiều người gặp và thắc mắc, và tôi hiểu hoá ra, nếu không vào Hội thì không được gọi là nhà thơ Việt Nam. Thế là tôi viết đơn vào Hội
     
PV: Gần 30 năm là hội viên Hội NVVN, ông có thấy vì thế mà thơ ông hay hơn lúc ông chưa vào hội?
   
NT  Nguyễn Trọng Tạo: Nó chỉ hay hơn một cái, là đi đâu cũng được giới thiệu là nhà thơ một cách đàng hoàng. Trước đây, khi chưa vào Hội thì chỉ được gọi là người làm thơ. Vào Hội tôi thấy oai hơn!
     
PV: Vậy ông và nhiều người nổi tiếng như ông (dù không vào Hội cũng nổi tiếng lắm rồi) thì vào hội để làm gì?

NT Nguyễn Trọng Tạo: Để giải quyết khâu oai. Có người nhận được thẻ hội viên HNVVN đã mở tiệc khao cả làng. Có anh khao bạn bè, và trước mặt mọi người anh ta hôn lên tấm thẻ, còn “bắt” mọi người cũng phải hôn lên tấm thẻ đó! (cười rất vui)
     
PV:  Nói vậy chứ: có vào, có quy chế, có xét duyệt nghiêm ngặt, chắc chắn là phải có quyền lợi nhiều nhiều?
  
NT  Nguyễn Trọng Tạo: Thời bao cấp, chia thẻ nhà văn ra khi mua vé tàu xe thì được ưu tiên. Tiêu chuẩn tem phiếu đường thịt được tăng đôi chút. Mỗi năm được nghỉ thêm một tháng ngoài phép, gọi là thời gian để sáng tác. Thời đổi mới, nếu là hội viên thì được biếu không một tờ báo Văn nghệ, một tờ tạp chí Hội Nhà Văn và một cuốn tạp chí Văn học nước ngoài. Đó gọi là hỗ trợ tài liệu phục vụ sáng tác. Một bộ phận hội viên được đi trại sáng tác, có chỗ ngủ chỗ ăn để ngồi viết. Có người được hỗ trợ tiền từ một đến mười triệu để viết…Tuy nhiên, đây không phải là tất cả, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố…  
     
PV: Nói nôm na thì nhà văn trong hội NVVN tỷ như doanh nghiệp nhà nước, còn nhà văn ngoài hội tỷ như doanh nghiệp tư nhân. Có không việc các nhà văn “trong” hội được “bảo hộ”? (Bản thân danh nghĩa hội viên hội NVVN như một tấm thẻ bài đưa ta lên đài vinh quang của văn đàn!)
 
NT Nguyễn Trọng Tạo: Trước đây, các nhà văn thực sự có tài mới nghĩ đến việc vào Hội. Kinh tế thị trường xuất hiện khiến mọi sự mở ra, cho nên có nhiều nhà văn có tài cũng không muốn vào Hội. Viết văn là công việc độc lập, nếu vào Hội mà nhầm lẫn mục tiêu thì cá tính sáng tạo sẽ thui chột. Nhà nước đang tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Việc này mà làm tốt thì cũng thức tỉnh nhiều nhà văn Hội viên nhận thức lại công việc sáng tác của mình. Anh viết tác phẩm hay, được người mua “OK!” thì anh sẽ nhiều tiền. Hiện nay, nhiều người bỏ tiền túi ra in sách lắm! Xong rồi chiêu đãi, tặng tùm lum…vô cùng tốn kém tiền của vợ con.  
     
PV: Vì có những đặc quyền đặc lợi (cũng giống như cánh làm kinh tế vậy) nên mới có chuyện mà Việt Nam Net gọi là “lobby” (vận động hành lang) để được vào Hội. Theo ông, có bao nhiêu phần trăm sự thật về những ì xèo ấy?

NT Nguyễn Trọng Tạo: 99% sự thật! Tôi có tham gia Hội đồng thơ để bỏ phiếu cho việc kết nạp hội viên thì cứ đến thời gian chuẩn bị mùa kết nạp thì rất nhiều người gọi điện thoại. Người nói khéo. Người mặc cả. Người doạ dẫm. Có nhà báo nói: “người ta đồn rằng, ông là người khó mua nhất!?” “Thực ra nhiều năm ngồi Hội đồng, tôi chưa thấy ai mua tôi cả, cho nên không hiểu khó dễ là thế nào!” Tôi đã cay đắng trả lời như vậy.  
     
PV: Sẽ không còn lobby, sẽ không còn ì xèo này khác nếu như (lại nếu) không còn cơ chế đặc quyền. Hội chỉ đơn thuần là nơi đóng lệ phí để sinh hoạt và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, nếu theo cách hoạt động này, tôi đoan chắc Hội còn phải vận động mỏi mồm mới có người vào (cho xôm trò). Ông có nghĩ khác?
  
NT  Nguyễn Trọng Tạo: Nếu có một chính sách tự do lập hội nghề nghiệp, trong đó có hội cho những người làm văn chương thì chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà văn tự nguyện tham gia. Như thế, mới tránh được những giá trị giả.
   
PV: Giả sử, có một Hội Nhà Văn hoạt động như chúng ta vừa phác hoạ, thì lúc ấy, theo ông ai sẽ là Hội trưởng? Nếu được cử, ông có làm không?

NT Nguyễn Trọng Tạo: Cần có một nhà văn có đầu óc quản lý và làm ăn giỏi, tôn trọng văn chương và tôn trọng nghề nghiệp. Những người như thế bây giờ cũng không hiếm, ví dụ như: Hoàng Trần Cương, Nguyễn Thuỵ Kha, Võ Thị hảo, Lê Minh Quốc…và, lúc ấy, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ tự nguyện đứng bên cạnh các nhà văn như là những mạnh thường quân. Riêng tôi, không thích làm Hội Trưởng. Tôi thích là một nghệ sỹ tự do.
     
PV: Xin hỏi ông, hội NVVN được bao nhiêu tuổi rồi?
 
NT Nguyễn Trọng Tạo: Gần sáu mươi! Sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi (cười lớn). Đùa chút cho vui thôi chị à. Văn chương không có tuổi!
     
PV: Thưa nhà thơ, chúng tôi ngước lên Hội Nhà văn với ánh mắt ngưỡng mộ lắm, vì đấy là nơi tập trung những tinh hoa văn học- tư tưởng của nước nhà. Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ, nếu các bậc tiền bối như cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Khuyến, cụ Cao Bá Quát và gần đây hơn là cụ Tản Đà…mà trỗi dậy, liệu các bậc đại trí đại nhân ấy có được kết nạp vào hội không nhỉ?

NT Nguyễn Trọng Tạo: Chắc khó! Mấy ông tự do và ngang ngang như thế, lại còn dùng bút phê phán gay gắt này kia, thế thì Hội sẽ không bỏ phiếu kết nạp đâu!
     
PV: Còn tôi, yêu văn chương. Trong sáng và không vụ lợi. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể sản xuất ra một cái gì na ná văn chương thôi, liệu tôi có thể xin vào Hội không?
 
NT Nguyễn Trọng Tạo: Hiện giờ có khá nhiều người na ná văn chương  đã ngồi trong Hội. Nếu chị viết đơn và biết cách “tiếp thị” bản thân, chị có quyền hy vọng.
   
PV:  Câu hỏi cuối cùng: Theo ông, có ai quan tâm đến vấn đề chúng ta đang bàn? Hay chỉ là chuyện, các nhà văn buồn quá (không có việc gì mà làm) thì nghĩ ra chuyện nói cho đỡ tẻ, để rồi tất cả lại “Như từng viên đá cuội, rớt vào lòng biển khơi”

NT Nguyễn Trọng Tạo: Vấn đề này đã được đặt ngay ngắn trên bàn những người có trách nhiệm và trên nhiều báo chí. Chắc chắn nó có tác động nhất định đến suy nghĩ của toàn xã hội (và đặc biệt là với những người có khát vọng theo đuổi nghiệp văn chương chân chính) về đời sống văn chương và vị trí đích thực của nhà văn.
     
Vâng! Xin chân thành cảm ơn nhà thơ.

Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Đọc Tuyển tập Văn Thơ Nhạc tuổi thơ của Nguyễn Trọng Tạo

Tác giả: Hoàng Hoa


Nguyễn Trọng Tạo là một nghệ sĩ đa tài. Ông là một nhà thơ, nhà phê bình, nhạc sĩ nổi tiếng trong làng văn nghệ Việt Nam với các tác phẩm  Tản mạn thời tôi sống, Đồng dao cho người lớn, Văn chương cảm và luận, Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê,v.v... Ông cũng là tác giả của lá Cờ Thơ và là người sáng lập tờ báo Thơ của Hội Nhà Văn VN. Nhưng Nguyễn Trọng Tạo còn là một tác giả viết về thiếu nhi rất phong phú và đa dạng trong cả ba loại thể Văn, Thơ và Âm nhạc. Tuyển tập Văn-Thơ-Nhạc tuổi thơ của ông được nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành năm 2004 như là một lựa chọn cho tình yêu tuổi thơ vô cùng tươi đẹp mà ông đã theo đuổi gần suốt cả đời mình.
       
Đọc trên 300 trang sách Nguyễn Trọng Tạo viết cho thiếu nhi, ta nhận thấy một tâm hồn thật trẻ trung, yêu đời, yêu làng quê, yêu tuổi thơ hồn nhiên và say đắm. Thơ, văn và nhạc của ông giàu hình ảnh, giàu tưởng tượng và giàu trí thông minh, vừa gần gũi với tuổi nhỏ lại vừa mở rộng biên độ suy cảm mà người lớn vẫn có thể tìm thấy ở đấy những chia sẻ thú vị, bất ngờ. “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha/ Trưa về trời rộng bao la/ Áo xanh sông mặc như là mới may...”. Từ quan sát tinh tế về sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo ánh sáng thời gian mà tác giả đã liên tưởng tới tứ thơ thật lạ: Dòng sông mặc áo. Áo của sông luôn thay đổi màu sắc, nhưng cuối cùng, tác giả lại kết thúc bài thơ bằng hình ảnh áo có hương thơm thì qủa là một kết thúc đầy gợi mở:  “Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ/ Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa/ Ngước lên bỗng gặp la đà/ Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai!”.  Những bất ngờ thú vị như vậy luôn lan toả trong cả văn và nhạc của ông. Hai tập văn xuôi Miền quê thơ ấu và Ca sĩ mùa hè là hai tác phẩm  giàu chất thơ, rất hợp với trí liên tưởng của tuổi nhỏ. Văn xuôi ông thật trong sáng, thật đẹp. Hãy đọc một đoạn văn ông viêt về mùa thu chốn làng quê:
     
“Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, và ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
      
Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc từ bao giờ...”.
       
Tập Miền quê thơ ấu có thể nói là một tập sách mãu mực về văn xuôi của ông, nó vừa sinh động mới mẻ lại vừa thấp thoáng chất cổ điển sang trọng. Có nhà phê bình đã coi nó như một tập thơ văn xuôi giá trị về làng quê, giàu tính giáo khoa thư cho tuổi thơ (Phạm Phú Phong). Có lẽ vì thế mà Miền quê thơ ấu đã được bạn đọc tuổi nhỏ ưa thích, được tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố Đô và được nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào “Tủ sách vàng” và cho tái bản nhiều lần. Cũng với giọng điệu văn chương giàu chất thơ ấy, nhưng kết hợp với khả năng kể chuyện đầy hấp dẫn, Nguyễn Trọng Tạo đã viết nên tập truyện Ca sĩ mua hè, thâu gọn cuộc đời của những nghệ sĩ ve trong gần 100 trang sách. Những nghệ sĩ ve kiêp trước là sâu đất, nhờ rèn luyện 18 năm liền trong lòng đất Mẹ mà trở thành ve, bò lên mặt đất, bay lên cành cây thành lập Ban ca sĩ mùa hè, hát cho đời vui. Trong hoạt động nghệ thuật của mình, mỗi nghệ sĩ ve đều có những số phận riêng. Tình bạn, lòng đố kỵ, cuộc sống thanh bình và chiến tranh, tình yêu của con người... đã khiến cho các nghệ sĩ tự nhận ra mình, tự nhận ra sứ mạng của mình là phải cống hiến hết mình, cống hiến đến kiệt sức cho thế gian tươi đẹp, dù cuộc đời ngắn ngủi. Tác giả lấy một câu “Mỗi người đến, hát bài hát của mình, rồi đi” của Makxim Gorki làm đề từ cho thiên truyện, đấy cũng là thông điệp mà Nguyễn Trọng Tạo muốn gửi tới tất cả bạn đọc Ca sĩ mùa hè.
         
Đọc những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Trọng Tạo, những bạn nhỏ luôn tìm thấy ở đấy những tình cảm mới mẻ, những ý hướng đẹp đẽ, những áng văn lấp lánh mê hồn. Ngược lại, những bạn đọc lớn tuổi lại gặp gỡ ở đây biết bao ký ức tuổi thơ tươi rói đã bị thời gian và lãng quên khoả lấp. Có lẽ vì vậy mà nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Thuỵ Kha đã lắng lại trong một nhận xét ngắn: “Đọc văn xuôi và thơ Nguyễn Trọng Tạo, hát những giai điệu Nguyễn Trọng Tạo, ta như chơi với cậu bé nhà quê một cuộc thả diều ngoạn mục trên đỉnh một di sản văn hoá của một thời mang tên Nhà Tập Thể. Trên cái di sản đã bị long lở, rêu mốc một quá vãng tưởng không thể bay lên nổi, thì vẫn bay lên tít tắp những cánh diều không chút nhàu nhữa nào. Chỉ thấy những trong trẻo, chỉ thấy những hồn nhiên lấp loáng trong ánh sáng Tự Do...”.

Hoàng Hoa

Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Thổi lên ngọn lửa ấm

Tác giả: Nguyên Anh


Nhà thơ nhà báo Nguyễn Trọng Tạo (*) đối thoại cùng SVVN.
Nhà báo Nguyên Anh thực hiện.

+ Thưa anh, hiện tại một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ, những bạn đọc của thơ và không ngoại trừ các nhà thơ, đang phải đối mặt với một cuộc sống phức tạp, không ít cám dỗ và sa ngã. Người ta đều mong muốn con em mình, bạn bè mình tránh xa những sa ngã ấy, nhưng rõ ràng điều đó là không đơn giản. Tránh xa, hay là đối mặt ? đâu là sứ mệnh của văn chương ?
- Mỗi thời đại vận động, các quy chuẩn đạo đức cũng thay đổi. Đối với giới trẻ, mà ta gọi là giấy trắng, thì viết cái gì lên tâm hồn của mình ? Có lẽ đầu tiên là quan sát những gì chung quanh mình, quan sát để mà sống đấy là lẽ tự nhiên. Tuổi trẻ càng tò mò, hiếu kỳ. Vấn đề là quan sát, không chỉ là lẽ tự nhiên mà còn phải dựa trên sự giáo dục. Anh cần phải có những nền tảng kiến thức để anh soi chiếu với những gì anh nhìn thấy. Vì thế, văn hóa đọc rất quan trọng. Khi anh sinh ra đã có một kho sách khổng lồ của nhân loại rồi. Người ngày xưa cũng chưa chắc đã đọc hết sách thời của họ, và người thời nay cũng thế, tóm lại là chưa chắc ai đọc nhiều hơn ai. Vấn đề văn hóa đọc quan trọng ở vấn đề lựa chọn để mà đọc. Đọc cái gì. Sách thì nhiều. Ví dụ ngày xưa thì đọc thì nghe cổ tích, có ông Bụt, ông Tiên, những người hiền, kẻ ác là mụ phù thủy. Ông Bụt, ông Tiên sẽ nâng đỡ con người. Bây giờ còn ông Bụt ông Tiên không ? chắc là vẫn còn.
+  Những nghiện hút, bia ôm, thuốc lắc, hang động đã tiến sát vào đến ngõ, đến sát trường học, nhà xuất bản.
- Chính thời bây giờ tiếp xúc với thời đại văn minh công nghiệp và tin học, đây là một xu thế mang tính thời đại, nhưng nói về tâm lý con người, cái gì đã đầy ắp thì con người sẽ chán. Ví dụ hiện tượng trở về với các cuốn nhật ký của người lính gần đây chẳng hạn. Những cuốn nhật ký ấy là tốt. Tôi là người cùng thế hệ với các tác giả mấy cuốn nhật ký ấy, họ cùng tâm trạng với chúng tôi thời chiến tranh chống Mỹ. Yêu đời, yêu nước. Yêu nước là một phong trào, một dòng chảy lớn nhất, mạnh nhất. Đấy là tâm lý rất tự giác. Đấy là vẻ đẹp của sự hy sinh. Hy sinh cả cuộc sống và tâm hồn. Bây giờ nhìn lại thì kể có những lúc cũng ngây thơ, nhưng cái ngây thơ ấy cũng nằm trong sự tự giác kia. Bây giờ thì khác, mỗi quan niệm đều có tính lịch sử. Văn hóa đọc đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm, đôi khi sưởi ấm cho con người. Như văn học cổ điển, chúng ta không sống thời ấy, nhưng chúng ta tìm được những hằng số quan trọng thuộc về con người. Thời chúng tôi đọc những văn chương hay, đẹp, đọc xong chảy nước mắt. Những tác phẩm giàu tính lãng mạn.
+ Với thiên bẩm của một nhà văn, chắc rằng anh sẽ đọc và trang bị cho mình một hành trang khác với những người như  bác sĩ Thùy Trâm tác giả cuốn nhật ký đang gây xôn xao tranh luận. Cái văn hóa đọc của một nhà văn thường là phải phong phú và nhạy cảm hơn nhiều.
- Người làm văn chương bao giờ cũng hay tò mò. Các tác phẩm Nô Ben lúc ấy chủ yếu người được giải là Phương Tây, mình ít dịch, chủ yếu là phê phán hoặc chẳng thông tin gì. Nhưng người yêu văn chương như chúng tôi thì bằng cách này bằng cách khác cũng biết được ít nhiều thông tin, và cũng có tiếp cận được phần nào. Thường, thấy họ phê phán thì tò mò, bắt gặp thì đọc ngay, lại rất thích. Như đọc cuốn “Một thời để yêu một thời để nhớ” của Rơ-mác, tôi rất ấn tượng. Viết về chiến tranh như không ! người lính đi lạc, một mình như thế, qua khắp nơi này nơi khác, đến nơi nào cũng chỉ thèm một bữa ăn. Họ nói về một phía khác của chiến tranh, của con người. Thế đấy, cứ đọc những cái người ta phê phán thì hóa ra lại đọc được những cuốn sách hay. Người sáng tạo thường không hoàn toàn bị động, họ khám phá và tự rút ra được kết luận cho mình.
+ Như vậy, văn hóa đọc mở ra, không chỉ là tính theo đầu sách và số lượng, mà còn mở ra nhiều cách đọc.
- Sách của nước nào cũng vậy, cũng có sách hay, sách dở. Vấn đề thế hệ chúng tôi ngoại ngữ rất kém, chỉ học tiếng Nga, tiếng Trung. Hồi ấy lớp mười, và đại học, trình độ ngoại ngữ thực ra không tốt lắm, để đọc được sách văn học không nhiều. Mà sách dịch lại ít, không đầy đủ. Thậm chí nhiều người phê phán mà chẳng có sách để đọc. Cũng may là nền văn học Nga dù sao cũng là một nền văn học lớn, đọc họ vẫn thấy thích. Những nhà thơ tài năng thì họ cũng vượt qua được những giới hạn của lịch sử.
+   Thế hệ bây giờ rõ ràng được đào tạo tốt hơn, có tính tự lập cao hơn trong nhận thức, và tình cảm. Nhưng điều đó cũng không hoàn toàn có nghĩa là những vấn đề về cái gọi là văn hóa đọc đã xuôi chèo mát mái.
- Tôi thấy rất nhiều em nhỏ đọc thuộc Đô Rê Mon chẳng khác gì chúng tôi thuộc cổ tích trước đây. Văn chương mở ra nhiều đề tài, như văn chương viết về đồng tính, viết về ma. Vấn đề ở chỗ là viết về những đề tài đó như thế nào. Không phải chỉ mô tả thế giới của ma quỷ mà phải tỏa ra được vẻ đẹp của ngòi bút của anh. Nhiều nhà văn chỉ giỏi trong khuôn khổ cuốn sách của mình, không có sức vang xa, không để lại nhiều dư âm cho độc giả. Đọc thì hay, hấp dẫn, nhưng gấp sách lại thì chẳng còn gì. Thực ra sức mạnh văn chương là sức mạnh siêu vật chất.
+  Người đọc văn chương rút cục có rất ít kinh nghiệm sống trong cuộc đời, bởi vì họ rất ít khi được truyền đạt cái kinh nghiệm ấy. Những tác phẩm văn học lớn thì bổ ích hơn.
- Không ít người cứ đọc hết cuốn này thì đọc tiếp cuốn khác, cứ thế, mãi mãi. Sách đọc xong rồi thì chẳng còn tác dụng gì hơn là giấy vệ sinh. Văn học chẳng lẽ lại chỉ có tác dụng như thế ! Cứ dùng xong là vứt.
+  Không ít nhà văn nhà thơ xuất hiện với tần suất khá cao trên báo chí, nhưng họ lại viết ra những tác phẩm vô bổ đến mức con cái của họ đọc cũng  thấy chẳng giải quyết được gì về mặt con người. Và nhà văn cũng phải chịu trách nhiệm về công việc của họ.
- Bây giờ ít lĩnh vực húy kỵ hơn trước, nhà văn có thể múa bút vào nhiều đề tài, nhiều vấn đề. Nhiều đề tài trước đây dấu đi, bây giờ văn chương có thể khai thác. Ví dụ như cuộc sống cô đơn. Vấn đề tính dục. Tính dục là một đề tài muôn thủa, ngay cả Tây Du Ký cũng giàu tính dục, vẫn có ông Trư Bát Giới, gái yêu tinh thì mê Đường Tăng, mà Đường Tăng thì cố gồng lên để giữ mình. Điều đấy đã làm cho tiểu thuyết thần tiên lại hóa ra rất gần với con người, rất đời. Phương Tây có những nhà thơ chuyên viết về đề tài tính dục mà được xưng tụng và đề cao, chứ không phải cứ dùng một cách hiểu nào đó mà ngăn họ lại. Còn ở chúng ta, tôi nghĩ chẳng có ai muốn viết ra những tác phẩm nhạt nhẽo, họ cũng không nghĩ họ viết nhạt nhẽo, chỉ vì họ viết ra nó nhạt nhẽo. Những người cố tình viết những tác phẩm nhạt nhẽo là kẻ cơ hội, họ không cầu văn chương mà cầu những điều khác.
+  Anh là tác giả lá cờ thơ trong ngày hội thơ, và từng chủ trì tờ báo  Thơ được đánh giá rất cao để lại dấu ấn đáng nhớ trong mấy năm vừa rồi – những năm tháng mà đời sống văn học cứ đều đều như thế. Anh có thể nói đôi chút về công việc của anh.
- Tôi là mẫu người sáng tác không thích sự nhạt nhẽo và tôi không có ý định sẽ làm ra thêm một tờ báo nhạt nhẽo nữa đem đến cho bạn đọc. Tôi đã quá chán với các tờ báo nhạt nhẽo. Tôi chấp nhận mọi sự sáng tạo. Điều đó không phải dễ đối với người sáng tác. Tôi chấp nhận tất cả, nếu trong đó chứa một điều gì đó, một mầm mống của sự mới mẻ.
+ Đó là một thái độ làm báo với tinh thần dân chủ và văn minh.
-  Rất nhiều tờ báo không có gu. Họ chỉ làm báo theo cái gu của người trên họ, mặc dù, họ cũng chẳng biết thực ra cái gu của người trên họ là gì, đôi khi họ cũng tự hỏi có phải gu của trên họ có thế không. Họ hoài nghi cả trên họ và cả chính họ. Thế là ngày càng nhạt nhẽo. Họ bảo, trên thích là được. Nhưng tôi gặp những người trên họ thì lại thấy người trên họ chê. Nhưng mà dù sao, không bị phạt với họ đã là một thắng lợi, một thứ thước đo ! ( cười). Với tôi, thì không phạt mới chỉ là một thắng lợi mà thôi, phải làm sao đừng cơ hội, không nên cơ hội với trên cũng không nên cơ hội với độc giả.
+   Nhưng rút cục thì anh cũng không trụ được ở báo Thơ, và đã đi tìm việc khác, anh có phải cũng là người cũng … cơ hội tí chút không ?
- Có người bảo tôi bỏ báo Thơ là có tội, nhưng nếu nói thế thì những người không tạo điều kiện cho tôi tiếp tục làm ở báo Thơ còn có tội hơn nhiều. Thực ra tôi cũng có kế hoạch của bản thân, và tôi còn tiếp tục viết, tiếp tục làm báo văn chương nữa chứ.
+ Anh là một người lạc quan.
- Tôi nghĩ rằng người Việt Nam có truyền thống yêu thơ ca, yêu cái đẹp. Vấn đề là báo chí và văn chương có thổi lên được ngọn lửa ấm áp trong lòng bạn đọc hay không từ những viên than âm ỉ cháy ấy. Nó được ủ bằng truyền thống. Hai năm làm báo thơ tôi nhận ra điều đó.  


----------------------------------
NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO, Bút danh: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Bảo Chi, Tào Ngu Tử... Sinh năm 1947 tại Nghệ An. Tác giả các tập :  Gửi người không quen, Đồng dao cho người lớn, Thư trên máy chữ và tản mạn thời tôi sống, Thơ trữ tình, Con đường của những vì sao, Khoảnh khắc thời bình,  Miền quê thơ ấu,  Ca sĩ mùa hè, Văn chương cảm và luận.  Tác giả ca khúc Làng Quan Họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang.... Giải thưởng Thơ Hội Văn Nghệ Nghệ An (1969), Báo Văn Nghệ, Nhân Dân, Văn Nghệ Quân Đội (1978), Hội Văn Nghệ Thừa Thiên Huế, 2 giải thưởng VHNT Cố Đô (1989-1999), giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương (1997-2002), giải thưởng UB Toàn Quốc LHVHNTVN, 2giải thưởng bìa sách và 8 giải thưởng Âm nhạc.

Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Thế giới không còn trăng - Sự giễu nhại và nỗi đau buồn sâu thẳm

Tác giả: Trịnh Thanh Sơn


Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn khi bị ung thư thực quản vào giai đoạn cuối, anh đã thông qua “phương án” ra đi của mình. Ảnh thờ đã được đóng khung, phần mộ đã được vẽ… Trong những ngày như thế, anh vẫn làm thơ và viết phê bình. “Thế giới không còn trăng…” là bài phê bình cuối cùng của anh viết trên giường bệnh.

THẾ GIỚI KHÔNG CÒN TRĂNG
Tiếng cười - Sự giễu nhại và nỗi đau buồn sâu thẳm!


Có thể coi tập thơ Thế giới không còn trăng là đỉnh cao của phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo, mà khởi thuỷ là từ những năm tám mươi của Thế kỷ trước, với bài thơ mang tính Tuyên ngôn nổi tiếng Tản mạn thời tôi sống.

Thượng Đế là Đấng Toàn năng, vĩ đại vô cùng. Thượng đế vĩ đại nhờ bởi hai phẩm chất chính trong tính cách, đó là cực đoan và khôi hài. Sau khi nông nổi sinh ra một loài động vật có tên là Con Người, trong cơn say sinh nở và bản tính khôi hài, Thượng đế bốc nhầm ba vị thuốc cho Con Người sơ sinh uống, đó là Ngu Dốt, Tham Lam và Độc Ác, rồi đẩy tất tần tật xuống trần gian. Đến khi tỉnh rượu, Thượng Đế mới ghé mắt nhìn xuống hạ giới thì hỡi ôi, cái lũ Người mà Thượng Đế sinh ra đang gầm ghè vì miếng ăn, vì cái ghế ngồi mà chém giết nhau túi bụi. Tại sao chúng lại phải chém giết nhau như thế nhỉ? Ta sinh ra chúng đẹp lắm kia mà, nhân hậu, nhường nhịn lắm kia mà ? Thôi rồi, ta say, ta lỡ bốc nhầm thuốc rồi, có khổ không? Trong đầu, trong ngực lũ người kia ta chỉ nhồi nhét toàn là những Ngu dốt, Tham lam và Độc ác, hèn chi chúng cứ lao vào mà chém giết, mà ăn thịt lẫn nhau như hùm beo. Phải sửa chữa sai lầm này ngay. Thế là Thượng Đế hăm hở sinh ra một nhúm người khác, mặt mũi xanh xao vàng vọt, tay chân lẻo khoẻo trói gà không chặt, nhưng lại được Thượng Đế thổi vào đầu và ngực hai phẩm chất của chính mình, đó là Cực Đoan và Khôi Hài. Thượng đế suy nghĩ hồi lâu, rồi tặc lưỡi đặt tên cho nhúm người xanh xao vàng vọt đó một cái tên cũng rất khôi hài: Nhà Thơ! Trước khi đẩy nhúm người ngơ ngác, cực đoan và khôi hài ấy xuống trần gian, Thượng Đế chỉ dặn một câu gọn thon lỏn: Các ngươi xuống mà cứu đồng loại của các ngươi dưới đó, ta mệt lắm rồi!
           
Lũ người xanh xao vàng vọt ốm o kia khênh vác sứ mệnh to lớn trên vai, lục tục xuống trần, chia nhau ra sinh sống cùng đồng loại trên cả 6 lục địa có sẵn, nhung nhúc những người da trắng da đen da vàng da nâu đủ cả….Hành trang và vũ khí duy nhất của lũ người ngơ ngẩn ấy chỉ là cây bút với tính cách cực đoan và khôi hài được thừa hưởng một cách miễn cưỡng, nghĩa là không tự giác và càng không trọn vẹn từ Thượng Đế - Người Cha đáng kính -mà thôi! Trong lũ người ấy ta dễ dàng nhận ra bóng dáng thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo, với mái tóc xoăn luôn đi ở hàng đầu trong đoàn người ốm o đi cứu đồng loại ra khỏi căn bệnh trầm kha Ngu dốt, Tham lam và Độc ác. Lũ người ấy nảy ra một dự định kinh hoàng là bắn rụng mặt trăng đi, để thế giới không còn trăng nữa, cái vầng trăng vốn là biểu tượng của Cái Đẹp sẽ bị bắn hạ và cùng với vầng trăng, chúng cho tiêu luôn cả Chân và Thiện nữa! Thế là cái lý tưởng của loài người, cái cốt tử của Văn học, Nghệ thuật là Chân- Thiện- Mỹ sẽ đi đời nhà ma! Khi ấy, thế giới loài người sẽ còn lại gì nhỉ, sẽ ra sao nhỉ?

Và khi ấy, một giọng giễu nhại vang lên:

Thế giới không còn trăng! Tin nghe rùng rợn quá
Chú cuội cây đa tan xác giữa thiên hà
không còn Tết Trung thu, không còn đêm phá cỗ
không còn ánh trăng ngà cho thi sĩ làm thơ…
           
Hàn* đã quen có trăng như người tình muôn thuở
Ta đã quen có em như trăng khuyết trăng tròn
Exenhin uống trăng tan đầu ngọn cỏ
Lý Bạch đuổi theo trăng xuống tận đáy sông trong…

Trong những câu thơ ấy ta thấy cả tiếng cười và nước mắt, thấy cả tính cách cực đoan và khôi hài của loài thi sĩ. Giễu nhại là một bản lĩnh, giễu nhại khác với chê bai và giễu cợt. Người biết giễu nhại là người biết khôi hài và tự khôi hài, thường đứng cách xa loài người tầm thường một khoảng đủ rộng dài cho quan sát và chiêm nghiệm, cao hơn một khoảng để nhìn xuống mà khái quát.Và đó sẽ là một khái quát đớn đau:

Ta rờn rợn nghĩ tới lò Hoàn Vũ
một ngày kia hoả táng cả trăng vàng
đừng tưởng giết một tinh cầu giá lạnh
mà ngỡ mình vô tội với tình trăng…

Từ tiếng cười, sự giễu nhại của một bài thơ, dẫn đến tiếng cười và sự giễu nhại của cả một tập thơ là bước đi có chủ định của Nguyễn Trọng Tạo. Có thể coi tập thơ Thế giới không còn trăng là đỉnh cao của phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo, mà khởi thuỷ là từ những năm tám mươi của Thế kỷ trước, với bài thơ mang tính Tuyên ngôn nổi tiếng Tản mạn thời tôi sống.

Khi Nguyễn Trọng Tạo nói : Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa/ Như thời đã đi qua như thời rồi sẽ đến!, tức là Tạo nói theo cái cách tưng tửng của Nguyễn Trãi ngày xưa, rằng: Kim cổ vô cùng giang mạc mạc / Anh hùng hữu hận diệc tiêu tiêu! Qui luật của vạn vật là vậy, qui luật của cuộc đời là vậy, một khi con người bừng thức trong một giác ngộ nào đó sẽ bừng dậy một sám hối chân thành và đớn đau! Cái ta ngỡ là thế này, đinh ninh là thế này bây giờ lại hoá ra thế khác. Bao nhiêu năm ta đổ máu và đổ cả niềm tin cho một giá trị ảo, giờ chợt nhận ra thì thật đáng cười, đáng giễu nhại và đau buồn làm sao! Trong hành trình thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng ta nhận rõ có hai thời kỳ mà cái bản lề của sự khép mở kia chính là từ thời điểm anh viết bài thơ Tản mạn thời tôi sống. Với bài thơ hết sức quan trọng này trong hành trình thơ của anh, Nguyễn Trọng Tạo như tuyên bố và khẳng định rằng: Từ thời điểm này, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã là một con người khác, một công dân khác và một thi sĩ khác! Cái khác ấy hiện hình nhanh chóng và tự khẳng định một cách đầy tự tin và thuyết phục qua hai tập thơ Đồng dao cho người lớn và Nương thân. Đó là sự hình thành một cách đầy ý thức và quyết liệt cho giọng điệu và phong cách giễu nhại đau buồn trong thơ anh.
           
Mọi cái trong đời đối với thi nhân bây giờ không còn nghiêm trang nữa, hay nếu còn khoác bộ áo xống trang nghiêm thì cũng chỉ mang đầy vẻ khôi hài, giả dối, thớ lợ, cũng trở thành đối tượng trực tiếp cho sự giễu nhại mà thôi. Ngay cả đến từng ý nghĩ của tôi, những ý nghĩ thầm kín trong đầu cũng phải bày ra trước bàn kiểm duyệt, liệu bây giờ tôi còn dám tin tôi? Những câu thơ mang âm hưởng tự trào mà buồn đau thấm thía:

Thế là tôi kiểm duyệt tôi trước khi anh kiếm duyệt. Những người chết không biết nói. Tiếng quạ kêu nhắc nhớ mấy chiến trường. Tiếng chim sơn ca trong lồng hót theo ý chủ. Nay tế nhị, mai nhạy cảm mốt tinh ý tinh vi tinh tường tinh tướng. Còn nhiều nữa những cản từ ngụy biện. Thế là bao che thế là trừng phạt. Thế là ta mà chẳng phải ta…( Phác hoạ).

Thơ Nguyễn Trọng Tạo ở chặng hai này đã đạt tới một vẻ đẹp cổ điển trong sự tung tẩy và tự làm mới. Cái mới không nệ vào hình thức tân kỳ, câu chữ tân kỳ mà cái mới ở đây là những tư tưởng mới, giọng điệu mới, tâm thế mới, nhạc điệu và tiết tấu mới, phức màu, phức nhịp… nên từng bài thơ trở nên đa thanh và phức điệu. Tôi nói những điều trên là có cơ sở tự cái nguồn âm nhạc luôn tuôn chảy, cái màu sắc và đường nét của hội hoạ luôn long lanh trong tâm hồn nhà thơ đa tài, đa cảm, đa tình này. Và đây là một ví dụ ngẫu nhiên, minh chứng cho bức tranh tình muôn sắc ấy:

không vẽ mắt không vẽ môi không vẽ dáng hình
tôi vẽ hơi thở em thơm tho lộc biếc
căng cứng vú đồi
và chiếc gương trời
ai vừa đánh rơi xuống mặt hồ trong vắt…
…không vẽ người đàn bà hồi xuân
tôi vẽ mùa xuân vĩnh hằng trên toan trắng
em!
bức tranh tình không năm tháng
em!
Mùa xuân chiếm hữu sắc màu tôi!
(Bức tranh tình)

Chẳng hiểu sao, đọc những câu thơ ấy, tôi lại chợt nhớ những câu thơ lục bát của Bùi Giáng đã bám quanh quất trong trí nhớ tự hồi nào:

Em về mấy thế kỷ sau
Ngó trăng còn thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi gửi lại đôi dòng
Lá rơi có dội lại trong sương mù?

Về ngữ nghĩa, về ngữ cảnh, về tình huống, chẳng có gì liên quan giữa những vần thơ ấy, vậy mà chúng lại gợi cho người ta liên tưởng về một mối tình xuyên tháng xuyên năm, một mối tình vĩnh cửu chỉ có được trong tâm tưởng thi nhân. Chao ơi, cái kỳ diệu của Thơ là ở đấy. Em về mấy thế kỷ sau…thì cũng chính là mùa xuân vĩnh hằng trên toan trắng chứ sao!
           
Nhưng cái giọng trữ tình thuần khiết và trong sáng ấy chẳng ở được bao lâu, thì sự cợt đùa, giễu nhại kinh niên lại đột ngột ùa về, làm cho bức tranh tình không năm tháng, cái mùa xuân chiếm hữu sắc màu tôi lại hoá ra thế này:

Anh làm vua không ngai em vẫn là hoàng hậu
Nàng công chúa khóc nhè chàng hoàng tử hờn dai
chợt thương quan không dân chợt thương ngai không chủ
thương những đời người chung thân trong áo mão cân đai…
(Cổ tích thơ tình)

Nói thương người cũng là nói thương mình, thương cái ông vua không ngai ở tít trên tầng sáu ngôi nhà có sân thượng đầy cỏ may kia, cái thứ cỏ gợi nhớ một miền quê, một tuổi thơ nghèo khó, trong trẻo và thanh khiết. Bài thơ lục bát này Nguyễn Trọng Tạo viết trong một đêm say cô đơn, chỉ đợi trời sáng là đọc cho tôi nghe qua điện thoại. Và tôi đã nghe cho tới bây giờ như nghe nỗi lòng buồn bã của chính tôi:

Cỏ may khâu áo làng quê
cớ chi gió thổi bay về trời cao
ta lên sân thượng chạm vào
cỏ may. Ta cúi xuống chào …cỏ may!

…Cỏ may không hẹn mà xanh
Tìm ta khâu vá cho lành nhớ thương
Ngang trời hoa cỏ đẫm sương
Loanh quanh sân thượng mà thương cánh đồng…

Và tôi gọi đó là những câu thơ buồn đau thăm thẳm sau giễu nhại và cười cợt một đời!

Như trên đã nói, thơ Nguyễn Trọng Tạo hôm nay đa thanh và phức điệu, trước hết là nhờ ở phẩm chất công dân mạnh mẽ và nhất quán, ý thức trách nhiệm của một kẻ sĩ trước ngòi bút, trước hiện thực và chân lý khách quan, trước bạn đọc và trước thời gian, vị Quan Toà nghiêm khắc nhất đối với tất cả những ai  muốn theo đuổi cái chí của Nguyễn Công Trứ tiên sinh: “Làm trai sống ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông!”
           
Có một chút danh gì với núi sông, đối với những kẻ lập ngôn, thực khó vô chừng! Ảo tưởng thì nhiều mà thực tâm, thực tài lại quá mỏng, lũ người háo danh cứ nhắm mắt mà bước loạng choạng trong một niềm say mê bệnh hoạn ngỡ mình đang bay lên đỉnh Thi Sơn! Trong lũ người kia, ta không thấy bóng dáng thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo, bởi lúc đó, anh còn đang bận trò chuyện với tượng Thằng Cu Đái ở tận Brucxen bên nước Bỉ! Bài thơ cười cợt và giễu nhại mà sâu sắc vô cùng về triết lý nhân sinh, về lẽ trời, lẽ đời, lẽ người, lẽ sống , lẽ buồn vui…Mà không vui sao được khi chứng kiến một cảnh tượng như thế này:

Đến Bỉ thăm thằng Cu Đái
nhỏ con mà nghịch quá trời
nó đứng trên cao cười tít
đái qua đầu bạn, đầu tôi…

… ở đâu con người thiếu nước
đến đây cầu ước phúc lành
ở đâu con người bất hạnh
đến đây cầu lộc cầu vinh…

..Mỗi năm một ngày Cu Đái
đái toàn bia Bỉ đắt tiền
mùi bia làm say thế giới
sâu bia sâu rượu ngả nghiêng

…chụp ảnh với thằng cu Đái
thật vui không phải trả tiền!

…cu Đái to, cu Đái nhỏ
nghìn năm chẳng chịu mặc quần
cu Đái đã thành biểu tượng
vĩnh hằng sự sống trần gian…
( Tượng thằng Cu Đái)

Cái giọng giễu nhại như là bẩm sinh của những nhà thơ Xứ Nghệ càng đậm đặc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo khi anh đã lựa chọn được thể đồng dao đắc địa cho phong cách và giọng điệu thơ mình. Chọn xong đồng dao, Nguyễn Trọng Tạo đã chọn xong cho mình một vương quốc, mà ở đó, anh tuỳ nghi tung hoành, cười cợt, giễu nhại và mặc sức buồn đau! Không hiểu sao, cứ vấp vào một bài đồng dao hiện đại của Nguyễn Trọng Tạo, tôi lại luôn liên tưởng tới bài đồng dao tôi thuộc từ thuở ấu thơ, khi cùng các chị, các anh tôi, chơi Thả đỉa ba ba ở cái sân gạch rộng mênh mông nơi quê nhà. Nguyên văn bài đồng dao ấy thế này, chắc nhiều người còn nhớ: Thả đỉa ba ba/ Chớ bắt liền bà/ Phải tội liền ông/ Cơm trắng như bông/ Gạo thuyền như nước/ Đổ mắm đổ muối/ đổ chuối hạt tiêu/ Đổ niêu cứt gà/ Đổ phải nhà nào/ Nhà ấy phải chịu!
           
Ngày nhỏ, nhập tâm thế thì cứ thế mà nghêu ngao, đâu có hiểu lý lẽ gì trong những câu đồng dao kia, hiểu gì đến chuyện chớ bắt liền bà phải tội liền ông, biết gì cái chuyện đổ niêu cứt gà, đổ vào nhà nào, nhà ấy phải chịu?! Lớn lên, đọc sách mới thấy cái triết lý dân giã kia sao mà trùng khớp với những câu thơ đầy màu sắc triết học của Nguyễn Gia Thiều tiên sinh:
                                   
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!
Ta là cái gì trong cái thế giới mờ mờ nhân ảnh này, hỡi thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo? Và dường như Nguyễn Trọng Tạo cũng có thường trực một câu hỏi lớn trên đây, khi Đồng dao cho người lớn bỗng vắt sang Thế giới không còn trăng, nó đã thế này:
                                  
Anh Rock một đêm về mềm thân xác
nhớ bài đồng dao thuở nào em hát
                                   
anh Rock một đời hoa thành quả đắng
từng giọt chiến tranh chảy dòng máu trắng

ai đem rao bán vinh quang rẻ tiền
anh mua giá đắt một mùa lãng quên.
(Đồng dao cho bạn)

Ôi, cái mùa lãng quên kia, ta đã từng phải mua bằng máu, những dòng máu xanh chảy dọc thân hình châu thổ (Nguyễn Thụy Kha), vậy mà bây giờ, phải đem rao bán với giá rẻ ư? Có rẻ như chiếc lá này không?

Tiếng lá rơi nặng như một xác người…
…Lá không phải là anh
Lá không phải là tôi
Lá đã hát
Đã đau
Đã khóc
Lá đông vui đơn độc
Và lá rơi nặng như một xác người
Tôi khâm liệm trong tấm khăn mây xám
rồi chôn lá vào hồn tôi thăm thẳm…
(Lá)

Thế đấy, với thi sĩ mang trong mình dòng máu trực hệ của Thượng Đế thì từ cười cợt, giễu nhại đến buồn đau thăm thẳm chỉ cách nhau một sợi tóc mà thôi! Và thi sĩ đinh ninh, với thứ vũ khí mong manh ấy, những câu thơ nhẹ như bấc, nặng như chì ấy, chàng có thể cứu được vầng trăng kia, cứu được vẻ đẹp kia, để nhân loại vĩnh viễn không rơi vào tăm tối!
           
Thật là một ý tưởng điên rồ! Đáng khâm phục và kính trọng thay!
           
May thay, nhân loại chưa tuyệt chủng loài Donkihote!

Trên giường bệnh, tháng 5-2007


Bài đã in trên tạp chí THƠ.
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Tôi biết thêm một nỗi buồn Nguyễn Trọng Tạo - nỗi buồn kiêu

Tác giả: Vũ Thị Minh Nguyệt


Nỗi buồn kiêu
Nguyễn Trọng Tạo

Một ngày người bán rẻ ta
Ta thành đồ vật giữa nhà người dưng
Một ngày người đến rưng rưng
Mua gì vô giá xin đừng mua ta.

Tôi biết một Nguyễn Trọng Tạo trán cao miệng rộng lúc nào cũng cười vui rạng rỡ bên bạn bè. Có anh ở đâu ở đó có cuộc vui vậy mà sau khi đóng lại cánh cửa nhà mình anh lại một mình với nỗi buồn cô đơn đằng đẵng. Nỗi buồn cố hữu của một thi nhân. Thì trong cuộc đời ai chả có lúc buồn lúc vui, cứ gì Nguyễn Trọng Tạo nhưng đọc bài thơ này mới biết mỗi người có nhưng nỗi buồn rất khác nhau. Tôi biết thêm một nỗi buồn Nguyễn Trọng Tạo - nỗi buồn kiêu.

Một bài thơ lục bát, ngôn từ như văn nói vậy mà tôi đọc một lần, đọc lần nữa rồi buồn bã cả buổi chiều. Định cầm bút viết một cái gì đó lại thôi. Nỗi buồn của anh đã lây sang tôi khiến người ta chỉ biết chùng và chùng xuống. Nỗi buồn tận đáy nỗi buồn.

Một ngày người “bán rẻ” ta, để ta thành “đồ vật” vô tri vô giác ở “giữa nhà người dưng” thì còn gì để mà buồn hơn được nữa. Nỗi buồn ở đây không có nước mắt, nỗi buồn ngơ ngác lặn vào tim. Đã thành đồ vật mà còn ở “giữa nhà người dưng” thì tôi ơi, còn gì là tôi nữa đây?


Một ngày người đến rưng rưng
Mua gì vô giá xin đừng mua ta.


Rồi có một ngày người trở lại. Chỉ có một cặp từ “rưng rưng” thôi mà ta biết rằng người “ bán rẻ ta” đã hối hận, đã quay về và muốn bằng mọi giá để có được ta. Đáng lẽ phải giận dữ, đáng lẽ phải đập phá, hận thù thì Nguyễn Trọng Tạo chỉ “ xin đừng mua ta”. Vậy là trái tim anh đã đủ tha thứ, đã đủ bao dung cho người “ bán rẻ” mình nhưng chỉ xin người đừng đụng vào tôi thêm một lần nữa, đừng đụng vào nỗi buồn của tôi. Nỗi buồn lớn quá đè nặng suốt cả cuộc đời mà chỉ cần chạm nhẹ sẽ vỡ oà ra đau đớn.

Tôi như đọc được trong từng câu chữ nghẹn ngào nén xuống một thông điệp :" Người ơi, nỗi đau của tôi đã lớn quá rồi, tôi không muốn bị “bán rẻ “ thêm một lần nào nữa. Tôi đã bị người rẻ rúng, đến mức chẳng còn gì để mà kiêu hãnh nữa chỉ còn lại nỗi buồn kiêu xin người đừng lấy nốt của tôi".


Chỉ có bốn câu lục bát mà sao tôi không gấp nổi bài thơ lại, vì nếu ai có một lần bị “bán rẻ” thì quá hiểu điều này.  Tôi cũng không thể nói lời sẻ chia vì nỗi buồn của anh quá lớn với tôi. Ngôn từ của bài thơ rất dung dị, chỉ có cách dùng hai cặp từ “ bán rẻ” và “ rưng rưng” quá tài hoa để chuyển tải một nỗi buồn nhân thế tê tái mà cao sang. Nỗi buồn đẹp và kiêu – nỗi buồn Nguyễn Trọng Tạo.


Nguyễn Trọng Tạo thường viết thơ tình theo thể thơ hiện đại và mới nhưng khi viết về nỗi buồn anh lại trở về với dòng thơ lục bát cổ truyền. Rất  dễ nhận thấy điều này ở những bài lục bát khác của anh như:
Sonnê buồn


xin gọi tên Em là Buồn
Buồn ơi buồn hỡi ngọn nguồn Buồn đâu
Buồn mồ côi đã từ lâu
đời ta rồi cũng bạc đầu vì thương

là khi tỉnh giấc trong đêm
một mình ta thấy ngồi bên: Nỗi Buồn
là khi cạn một ly tràn
đáy ly ta lại thấy làn mi xanh

mi xanh Buồn cứ long lanh
gặp long lanh thấy mong manh là Buồn
buồn đừng đi! Buồn đừng tan!
mất Buồn còn lại tro tàn mà thôi

Buồn ơi Buồn có thương tôi
đừng làm tôi phải mồ côi Nỗi Buồn!...

1989

Ngôi sao buồn

chấm buồn dưới mắt buồn em
ngôi sao buồn cuối trời đêm mơ buồn
đèo mù sương biển mù sương
ngôi sao buồn ấy vẫn thường hiện lên

anh nghèo anh giữ làm tin
ai mua chẳng bán ai xin dễ nào
giật mình tưởng mất ngôi sao
cô đơn thoáng chốc đã hao hao gầy

sao buồn mắt vẫn buồn đây
sau mưa cây lá ngưng đầy chiêm bao
trời lên cao gió lên cao
ngôi sao khẽ chớp khép vào mi thanh

niềm vui rồi dễ phai nhanh
cuộc đời lắng lại long lanh nỗi buồn
em mù sương anh mù sương
ngôi sao buồn ấy vẫn thường hiện lên...

24.3.1989
Thi nhân đã hơn một lần tự vẽ chân dung của mình cũng bằng thơ lục bát:
Tự hoạ

vẽ tôi mực rượu giấy trời
nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau

vẽ tôi thơ viết nửa câu
nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về

vẽ tôi thấy đẹp là mê
thấy ghen là sợ thấy quê là nhà

vẽ tôi lặng nhớ mưa xa
tiếu lâm đời thực khóc òa chiêm bao

vẽ tôi xê dịch ba đào
bốn mươi chín ký thấp cao chân mình

vẽ tôi con Lợn cầm tinh
con Gà cầm tháng con Tình cầm tay

vẽ tôi mưa nắng béo gầy
thu đông xuân hạ tháng ngày nhớ quên...

Còn tôi và bạn bè mỗi người nhìn nhận anh ở những góc độ khác nhau. Khép lại bài viết này tôi xin tặng anh bài thơ tôi viết về anh nhân ngày Sinh nhật lần thứ 60 trùng với ngày sinh của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

VẼ TÔI
Kính tặng nhà thơ, nhạc sỹ, hoạ sỹ Nguyễn Trọng Tạo

Vẽ tôi một nét tài hoa
Cầm kỳ thi hoạ, hát ca ... bậc thầy

Vẽ tôi một nét đắm say
Uống sông Hương cạn chẳng say...chẳng về.

Vẽ tôi một nét đam mê
Vẳng nghe Khúc hát sông quê ...đượm tình

Xa quê nghe tiếng mẹ mình
Và Em là Bức tranh tình...dở dang.

Vẽ tôi cái nết đa đoan
Cô đơn lẻ bóng, bạn vàng...thì đông

Vẽ tôi bên cạnh bóng hồng
Làm sao sắc sắc không không…ơn trời !



Vẽ tôi nghệ sỹ cuộc đời
Vẽ tôi yêu ghét, khóc cười...vẽ tôi!

* Các chữ in đậm trong bài thơ Vẽ tôi là tên các tác phẩm của NTT.

Trong cuộc đời một nhạc sỹ đa tài như anh những gì còn và mất. Niềm vui ồn ào rồi qua đi rất nhanh chỉ có nỗi buồn lắng xuống mỗi ngày. Vẫn thấy anh ào ạt giữa bạn bè, vẫn yêu vẫn sống vẫn đa đoan và có lẽ cũng vẫn buồn. Người phụ nữ nào yêu anh chắc cũng khó có thể san lấp được nỗi buồn kiêu đắng đót đi theo anh suốt cuộc đời. Trong mắt tôi anh là người đoàng hoàng trong cả cái " tài" và cái " tật" của mình. Và trong chiều cuối năm này tôi một mình ngồi đây với nỗi buồn của anh - nỗi buồn kiêu - nỗi buồn mang tên Nguyễn Trọng Tạo.


31-12-2008
Nếu một mai kiệt sức quỵ bên đường
Em sẽ mang theo gương mặt anh rạng rỡ
Mùa Thu reo chấm nắng vàng sớt lửa
Pha bột màu thương nhớ vẽ trời yêu!
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Nguyễn Trọng Tạo, có thể bạn chưa biết

Tác giả: Ngô Minh


Nguyễn Trọng Tạo là một thương hiệu đa năng hấp dẫn suốt mấy chục năm nay. Đó là thương hiệu thơ với hàng chục tập thơ ấn tượng, có rất nhiều câu thơ tài hoa ai cũng nhớ: Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi… Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ/ Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió… Sông Hương hoá rượu ta đến uống / Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say… Bạn bè ở Huế thương nhau thiệt/ Một đứa vợ la chục đứa kinh…Tin thì tin không tin thì thôi… Thương hiệu nhạc với những bài hát nổi tiếng cả nước: Làng quan họ quê tôi. Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang… mà không ít nhạc sĩ thèm thuồng. Thương hiệu hoạ với hàng trăm cái bìa sách lạ lùng, hiện đại, trong đó có mấy cái được giải bìa sách đẹp. Thương hiệu “tửu” với những cuộc uống thâm đêm thâm ngày. Nhạc sĩ Ngọc Đại từng chứng kiến Tạo uống có cuộc 25 tiếng đồng hồ. Uống đến mức Gặp nhau là nhớ mùi rượu Hiếu/ Mưa nắng sá gì dốc Phú Cam... Đã có nhiều học giả, nhà văn nổi tiếng viết về Nguyễn Trọng Tạo như Hoàng Cầm, Vũ Cao, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Tôi chỉ xin lan man đôi chuyện đời thường đằng sau cái thương hiệu Nguyễn Trọng Tạo để bạn đọc hiểu thêm về con người tài hoa mà gần gũi này. Những câu chuyện đã kết thành hạt trong lòng tôi…
            
Năm 1978, báo Nhân Dân tổ chức chọn thơ hay viết sau ngày giải phóng miền Nam. Kết quả có 16 bài thơ của 16 tác giả được tặng thưởng trong đó có bài thơ “Làng có một ngày như thế” của Nguyễn Trọng Tạo và bài “ Nón bài thơ và hương đất cao nguyên” của tôi.  Tôi quen biết Nguyễn Trọng tạo từ đó. Mùa đông năm 1985, Nguyễn Trọng Tạo vô Huế chơi. Anh ở trọ tại nhà tôi ở lưng chừng dốc Bến Ngự. Vợ tôi  phát hiện ra cái áo pi-ra-két anh lâu ngày không dặt, cứ bốc mùi “thơm” khắp nhà. Hình như suốt mùa rét chưa được giặt thì phải. Thế là vợ tôi bắt Tạo thay quần áo để ngâm giặt. Một bộ quần áo mà Minh Tâm giặt hết cả một bánh xà phòng loại 72% của Liên Xô rất cứng thuở đó, mà vắt vẫn ra nước đục. Khiếp thật. Những ngày đó tôi và Tạo đạp xe chở nhau đi uống rượu đàm đạo thi ca suốt ngày với  bạn bè. Trong một cuộc rượu tại nhà Mai Văn Hoan, Nguyễn Trọng Tạo đã “dính” một cô giáo Huế và đã sống ở Huế hơn 10 năm, sinh được hai đứa con thông minh, kháu khỉnh và viết được rất nhiều  bài thơ, bản nhạc hay.  
          
Những năm Tạo ở Huế, buổi sáng bao giờ cũng chén  một tô cơm nguội đầy ụ có con cá nục kho gác ngang và một tô canh rau. Trông như ăn để đi cày. Tôi  hỏi sao không ăn phở, bún, cháo, nghĩa là những thứ “nóng nóng nước nước” theo cách gọi của Phùng Quán. Tạo bảo ăn cơm cho chắc bụng để nhỡ phải uống cả ngày, đề phòng say. Tôi ngồi viết ở nhà, khoảng mười giờ sáng nghe tiếng xe máy Simsơn vè vè lên dốc, biết ngay Tạo chưa uống ở đâu. Thế là lục tủ lấy chai quốc lủi, rồi điện gọi Hoàng Phủ hay Mai Văn Hoan… Thế là cuộc nhậu kéo đến chiều, vợ tôi lại phải mua thêm rượu, tiếp thêm đồ mồi. Uống với Tạo tốn thời gian lắm. Ai muốn chuồn trước cũng rất khó. Nhưng Tạo ra Hà Nội rồi thì lại nhớ, lại thèm những cuộc say sang mùa…
          
Uống rượu thơ phú ngất ngưỡng cả ngày, nhưng Tạo là người chăm lo gia đình  lắm. Hồi đi Đại hội Hội Nhà văn lần V, khi  Đại hội xong , Tạo ở lại Hà Nội uống rượu tiếp, gửi tôi mang về cho vợ một thùng quà nặng. Tôi ì ạch khuân lên xe, khuân xuống xe mà không biết thứ gì trong ấy. Khi vợ anh mở ra mới hay một thùng đầy bát, đĩa, tô sứ Trung Quốc và quần áo đủ kiểu. Đó là món hàng rất mốt thời ấy. Trời đất ơi, cái lão này tưởng lơ ngơ say xỉn hoá ra lo lắng chuyện gia đình giỏi thiệt. “Lão” làm được cái việc mà vợ tôi nhắc mấy lần  tôi đều quên. Là người lính nên Nguyễn Trọng Tạo nấu ăn rất sành điệu (Chỉ có pha tiết canh  lợn là phải điện thoại nhờ Ngô Minh). Tạo băm chặt, xào nấu, pha nước  chấm, dọn mâm… như một người nội trợ thực thụ.  Loáng một cái đã có mâm đồ mồi thịnh soạn bưng lên cho bạn bè nhậu. Ở một mình trên tầng 6 khu chung cư ở Hà Nội, có khách, Tạo cũng xách đồ từ chợ về nấu nướng, ít khi  đãi khách ở quán cơm ngoài phố vì như thế không thân tình. Vì chợ sát nhà nên các  bà bán thực phẩm dưới  phố ai cũng quen biết Tạo. Tôi ra Hà Nội, đến  khu chung cư chưa cần hỏi thăm, mọi người đã chỉ dẫn lối lên nhà Nguyễn Trọng Tạo rất tận tình. Hồi ở Huế có phong trào nuôi cá trê phi, Tạo xây một cái bể lớn, thả ngàn con cá không để làm “kinh tế” mà để nhậu. Nhưng mới hai tháng rưỡi, cá chưa kịp lớn Tạo đã câu để làm mồi đãi bạn. Câu nhiều quá, cá nó sợ không dám lớn, không dám cắn câu nữa. Bạn nhậu đã đến mà cá chưa câu được con nào. Lão tức khí trổ lù cho nước thoát để bắt cá. Mới mấy tháng mà hết sạch bể trê phi!...
         
Tạo nuôi con gái lớn học đại học ở Hà Nội. Con học xong  lo việc làm cho con, rồi lo cưới chồng cho nó, góp tiền cho vợ chồng con mua nhà chung cư. Hai đứa nhỏ ở Huế đứa nào cũng có laptop, vi tính từ bé. Lo cho con như Tạo không phải ông bố nào cũng  làm được. Mẹ vợ mất ở Huế, vợ đang công tác ở Trung Quốc chưa về kịp, dù ở Hà Nội, Tạo cũng “chỉ đạo” bạn bè, người thì lo thông báo các cơ quan, người thì lo chạy dịch vụ áo quan, khâm liệm. Nhờ thế Tạo đã lo đám  tang cho bà rất chu đáo . Đối với bạn bè, Tạo cũng thật chí tình. Ai nhờ vẽ bìa sách, đọc bản thảo, viết giới thiệu sách, hay viết lời tựa cho các tập thơ, Tạo cũng giúp rất  nhiệt tình. Tạo thức cả đêm để viết lời tựa cho người này người khác. Nhất là đối với các nhà thơ trẻ hay những người mới viết. Nhà thơ Văn Cầm Hải khi còn tuổi hai mươi, in tập thơ đầu “Người đi chăn sóng biển”, Nguyễn Trọng tạo đã chăm chú đọc, viết lời tựa, vẽ bìa rồi liên hệ với Nhà xuất bản Trẻ cho tập thơ ra mắt công chúng.  Riêng tôi, trong số 18 đầu sách đã xuất bản thì Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, viết lời bạt hết 6 cuốn. Có mấy cuốn thơ, tiểu luận, tôi từ Huế email  bản thảo ra nhờ giúp, thế là Nguyễn Trọng Tạo lui cui đi xin giấy phép, vẽ bìa, đưa đến nhà in, chấm mo-rát, rồi lại lo gửi sách vô Huế cho bạn. Có khi phải thêm tiền  vào cho đủ để lấy sách ra. Không chỉ riêng tôi, mà Tạo giúp rất nhiều người như vậy. Hồi ở Huế, Nguyễn Trọng Tạo tuyển “Hai thập kỷ thơ Huế”, tôi còn nhớ một hình ảnh rất cảm động. Vì tập tuyển có in ảnh từng tác giả, mà nhà thơ Thanh Hải đã quá cổ không có ảnh lưu ở Hội, Nguyễn Trọng Tạo phải tìm đến nhà chị Thanh Tâm đơm hoa quả, thắp nhang vái anh Thanh Hải  mới đưa được cái ảnh thờ xuống để chụp lại. Đó là nét văn hoá tâm linh rất chỉnh chu.
         
Nguyễn Trọng Tạo là người thích quảng giao. Bạn bè anh đông đảo từ trong nước đến  hải ngoại. Bạn bè và các tổ chức mời anh đi ngao du nhiều chuyến ở Ba Lan, Châu Âu, Trung Quốc, Canada… để bàn luận, trao đổi văn chương, học thuật. Trong một chuyến  thăm Bỉ, Nguyễn Trọng Tạo có bài thơ Cu đái khẩu khí, rất đời : nó đứng trên cao cười tít / đái qua đầu bạn đầu tôi / hoa hậu ngước nhìn vẫy vẫy.../ vòi nước cứ tuôn không ngừng /  những bàn tay tranh nhau hứng / nước trời nước thánh rưng rưng”. Bảng  danh sách điện thoại của anh có cả ngàn tên người. Người mến mộ anh khắp cả nước không đếm xuể. Một đêm, đi ngang Tam Điệp, anh ghé vào thị xã, ông chủ tịch đi vắng. Nghe cán bộ điện báo tin có nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ghé thăm, ông chủ tịch thị xã đang ở cách xa 30 cây số cũng phóng xe về chỉ để ôm hôn anh Tạo và xin được bài hát “Khúc hát sông quê” trước mặt tác giả.  Tạo chơi thân từ ông Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh, huyện cho đến  chủ  một cây xăng, một người đạp xích lô. Tạo không câu nệ ông này sang, ông này không sang. Sẵn sàng gõ đũa hát Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê theo yêu cầu của bạn. Tạo có giọng hát vang và ấm. Hình như rượu càng sương thì Tạo hát càng bốc, càng hay. Mỗi lần về Huế, Tạo thường tổ chức tại nhà những cuộc “nhậu mặt trận”. Gọi là “nhậu mặt trận” là vì đủ thành phần tham dự: ông lãnh đạo tỉnh, ông giám đốc công an Huế, bạn bè nhà thơ, nhà báo, ông chủ một doanh nghiệp, nhà thơ đạp xích lô… Đám văn chương Huế thân với Nguyễn Trọng Tạo có tôi, Nguyễn Khắc Thạch, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Văn Dũng (Dũng karate), Hồ Thế Hà, Mai văn Hoan, Văn Cầm Hải, Nguyễn Thanh Tú, nậu sách Trương Đức Thành, rồi Đại tá công an Đặng Quang, kiến trúc sư Thái Doãn Long, giám đốc điều tra rừng Mai Xuân Bách… Đó là những người  gọi là “bạn ruột”, hợp với Tạo. Khi say lên, thấy có gì không phải là Tạo mắng mỏ không nể ai. Ném vỡ tan cả con “dế” xịn của ông bạn vừa mới nhậm chức đầu tỉnh… Mỗi lần như thế tôi thường say theo Tạo và nằm đến hôm sau chưa tỉnh. Thế mà Tạo lại đi nhậu tiếp cuộc khác, rồi về nhà ngồi làm thơ, post bài lên blog tới khuya lơ mới ngủ. Có lần 2 giờ sáng, Tạo điện cho tôi thức dậy để nghe Tạo đọc 9 bài thơ vừa mới làm xong. Hồi đó tôi chưa có di động nên phải ra bàn cầm máy nghe. Tôi đứng trong đêm tối nghe thơ và chịu trận muỗi đốt tơi bời.  .    
         
Có lần Nguyễn Trọng Tạo kể với tôi: “Mình họ Ngô ông ạ. Cụ Tổ  mình tên là Ngô Đình Du, nhưng bà cô ruột lấy chồng họ Nguyễn không có con nên đưa cháu về làm con nuôi họ Nguyễn, và đổi họ thành Nguyễn Trọng Du”. Tôi thích quá liền đùa: “Họ Ngô mới có người tài giỏi thế chứ!”. Nguyễn Trọng Tạo là người có tài thiên bẩm. Anh kể với tôi nhiều chuyện oái oăm của cuộc đời anh. Tạo đa tài giỏi giang nhiều lĩnh vực thế, nhưng lại không có bất cứ một tấm bằng cấp nào trong chuyện học hành. Học cấp 3 Tạo là học sinh xuất sắc, giỏi cả văn cả toán từng thi học sinh giỏi toàn Quốc, nhưng khi đi thi tốt nghiệp do làm bài hộ cho bạn, thế là bị đánh hỏng. Sau đó  thì đi bộ đội dài dài. Nguyễn Trọng Tạo được quân đội cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du khoá I, học đến năm cuối thì công bố bài thơ “Tản mạn thời tôi sống” nên phải rời trường, rời khỏi Văn nghệ Quân đội về lại Quân Khu Bốn. Điều kỳ lạ là con người đa tài làm ra rất nhiều bài hát hay ấy lại không học ở Nhạc viện ngày nào mà chỉ học vài lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong quân đội. Có người bảo Nguyễn Trọng Tạo là nhạc sĩ duy nhất ở nước ta không biết chơi đàn (trừ đàn bà). Sống với Tạo mười năm ở Huế, tôi chỉ thấy anh mỗi khi sáng tác thì cầm ghi-ta để bấm “gam”  và gõ nhịp, chứ chưa bao giờ thấy anh ôm đàn vừa hát vừa đệm như những tay sành điệu khác. Hẳn nhiên là biết chơi đàn và biết kỹ thuật để sáng tác nhạc là điều hoàn toàn khác nhau, nhưng phải nhận rằng nhạc sĩ mà không  thèm chơi đàn cũng là chuyện lạ lùng “xưa nay hiếm”.  
   
Có chuyện lạ nữa là một người nổi tiếng tài hoa cầm kỳ thi họa như Nguyễn Trọng Tạo, lại không có nhà ở. Trong khi có quan chiếm dụng mấy nhà của nhà nước, thì Tạo phải đi ở nhờ  nhà bố mẹ vợ. 10 năm ở Huế, đóng góp nhiều cho Huế nhưng anh không được cấp nhà như những người khác. Anh cứ ước ao có một căn hộ (căn hộ chung cư cũng được) để gọi là “nhà mình”. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lúc đó là Phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ đã phê  vào đơn xin nhà của anh “đề nghị giải quyết” rồi, nhưng cơ quan này đổ cho cơ quan khác, chạy năm lần bảy lượt không được, đành phải “bỏ của chạy lấy người” ra “nương thân” ở Hà Nội. Nhờ bạn bè mỗi người một tay vun vào, Tạo mua được căn hộ 62 mét vuông ở tầng 6 khu chung cư. Ở trên cao ấy, lại không có cầu thang máy, mỗi lần say rượu lên xuống như đi trong mây. Tạo ra Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị tai biến nằm một chỗ, thế là cái “Chi hội nhà văn Bến Ngự” của chúng tôi tan rã. Ngày Tạo còn ở Huế, ông Tường còn lành, chiều nào ba chúng tôi cũng ngồi với nhau ở một quán cóc nào đấy để nghe “Tường nói”, và nghe Tạo “cảm và luận”.

Nhắc đến Tường lại nhớ chuyện Tạo làm báo. Tạo là người có chính kiến mạnh, có tài phát hiện và rút tỉa vấn đề đưa lên báo những điều bạn đọc rất quan tâm. Đến nay Tạo đã từng trực tiếp làm bốn tờ báo là tạp chí Cửa Việt, Tạp chí Âm nhạc, báo Thơ (chuyên san của báo Văn Nghệ) và tạp chí Sao Việt. Tạo làm Cửa Việt cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Quang Lập nổi đình nổi đám, nức lòng văn nghệ cả nước, nhưng được 17 số thì bị cấm. Làm Tạp chí Âm nhạc thì đẩy 3 tháng/kỳ lên 2 tháng/kỳ, rồi lên tháng/kỳ, chất lượng và hình thức đều được cải tiến mạnh mẽ, nhiều người thích, nhưng đến khi Tạo nghỉ thì nó lại trở về mốc cũ. Tạo làm báo Thơ từ A đến Z như tổ chức bài vở, biên tập, làm mi báo, trình duyệt bài, rồi ký bản đưa in… Báo Thơ ra được 18 số thì Tạo bỏ vì không chịu làm khác ý mình. Tạo nhận làm Tổng giám đốc VVT cũng là để làm báo, đưa ra tạp chí Sao Việt được 4 số đầy hy vọng, nhưng, vừa được chú ý đã bị “xem lại giấy phép” và không bao giờ thấy tạp chí Sao Việt nữa. Phải nói thật tình rằng đó là những tờ báo hay, gợi lên được nhiều vấn đề về học thuật và dân chủ, được độc giả trí thức và bạn đọc cả nước tìm đọc, vì số nào cũng có những vấn đề nóng bỏng. Ví dụ trên báo Thơ có bài viết  rất xác đáng về vấn đề “thơ tình dục”, hay những bài phỏng vấn đối thoại nảy lửa nghề nghiệp với các nhà thơ nổi tiếng… Trong tủ sách nhà tôi, 17 số Cửa Việt thời Tường - Tạo - Lập, 18 số báo Thơ và 4 số Sao Việt là ba loại báo duy nhất được đóng thành tập để lưu trữ làm tài liệu tham khảo lâu dài. Tạo vẫn khen “bọn lãnh đạo giỏi” ấy là thời Nguyễn Khoa Điềm (dưới bí thư, trên phó bí thư) mời Tạo làm phó Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nhưng ông bí thư phán xanh rờn: “Huế hết người tài sao phải mời Nghệ An? Tay Tạo mà làm để hắng đưa Sông Hương sang Mỹ à?”. Thế là ông Điềm biết thân biết phận ngay.
            
Nhưng hình như Nguyễn Trọng Tạo không làm báo không sống được. Anh viết bài đã đành, nhưng anh phải “làm báo”. Rời các cơ quan báo chí nhà nước, Tạo về mở ba bốn cái blog, và tuyên bố “tôi muốn biến blog thành báo điện tử của riêng tôi”. Tạo là người hăng hái cổ võ nhiều người chơi Blog, góp phần hình thành nhiều Câu lạc bộ Blog ở các địa phương và được cử làm chủ tịch Hội Blogger Hà Nội của Vnweblogs. Anh dựng mấy chục blog cho bạn bè: Ngô Minh, Phạm Dạ Thuỷ, Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Mai Văn Hoan, Hoàng Cát, Nguyễn Quang Lập, v.v… Ai không tự  post bài, ảnh lên blog được thì cứ mail bài, ảnh cho Tạo. Anh giúp tất cả mọi người. Cái tình ấy không ai quên! Riêng một mình Tạo có ba cái blog: Nguyễn Trọng Tạo, Hội ngộ văn chương, Sao Việt, cái nào cũng thuộc loại “blog sôi nổi nhất”. Blog Hội Ngộ Văn chương hay Nguyễn Trọng Tạo như là hai tờ báo văn chương mạng rất hấp dẫn độc giả. Rồi anh kết hợp với bạn văn hải ngọai lập website Hội Luận Văn Học Việt Nam nhằm hợp lưu các dòng văn học Việt. Nghĩa là Tạo vẫn không chịu bỏ báo. Anh dùng báo để nói những nỗi niềm tâm huyết của mình về văn chương và cuộc đời. Âu đó cũng là cái duyên cái nghiệp của anh.
        
Cho đến bây giờ, đã gần ba mươi năm bài thơ Tản mạn thời tôi sống của Tạo ra đời, nhưng “thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi . Câu trả lời thật không dễ dàng chi” như vẫn vận vào xã hội, vận vào người nghệ sĩ tài hoa này…


Bài đã in trên báo Văn Nghệ CA
Chưa có đánh giá nào
Ảnh đại diện

Khúc đồng dao của những khát vọng

Tác giả: Tuyết Nga (Nga Linh Nga)


Hà Nội những năm đầu sau đạn bom tràn ngập những người lính trở về. Họ không còn trẻ nữa nhưng đầy hào hứng và tự tin trước cuộc sống mà nếu không có chiến tranh họ đã được sống ở tuổi hai mươi. Trong số những người lính ấy có một chàng sĩ quan trẻ. Anh làm những người yêu thơ phải ngạc nhiên vì cú “hattrick” đầy ấn tượng trên thi đàn vào năm 1978. Những người yêu nhạc cũng đã phải ngỡ ngàng về anh, vì chỉ với kiến thức âm nhạc tự học, ngay từ sáng tác đầu tay anh đã được đón nhận vào hàng những nhạc sĩ chuyên nghiệp.
      
Phong cách nghệ thuật độc đáo, cá tính sống gai góc, thái độ nhiệt thành và mẫn cảm, đôi chút cực đoan, trước các xu hướng “nóng” trong đời sống văn nghệ đất nước đã làm anh thực sự là một tên tuổi đầy ấn tượng.

“NHỮNG LÈN ĐÁ MARATHON CÂU HỎI”

Sông Hương hoá rượu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say…
      
Đó là “một tay giang hồ chí cốt, nhìn đời như một khu vườn hoan lạc, nơi đó gã sa đà theo những cuộc vui với một tâm thức cóc cần nhẹ nhõm” và rồi trở thành “hiện thân của ý thức lưu lạc” (nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường). Đó là con người “ngỡ là từng trải, từng trải qua chiến trường, qua cả tình trường mà không hề chai sạn, cứ run rẩy như thuở mới vào đời” (nhà thơ Trịnh Thanh Sơn). Một người “ngả nghiêng với những khát vọng cách tân nghệ thuật… ứa nghẹn những bức bách đời thường” (nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha) hay “ngậm đau mà nói ra bằng con chữ” (nhà thơ Hoàng Cầm). Một con  người “thỉnh thoảng tung ra một vì sao để soi rạng cõi người” (nhà báo Pháp - Thuỵ Khuê)…
       
Người ấy tự trích ngang:
                 
…một đời say
                                một cây si
                                                  với
                                                          một cây bồ đề
                     …một đời thơ
                                       một lênh đênh
                                                       một dại khờ
                                                                       một Tôi
                                                                          (Chia)

Trong những cuộc chơi, cùng với rượu, giữa những người bạn là doanh nhân, trí thức, cả các quan chức nữa… anh là một người thật quyến rũ.

Những câu chuyện tiếu lâm văn nghệ đôi khi hàm chứa những minh triết của anh là một thứ thức nhắm nhiều dư vị. Giọng hát anh sâu lắng. Sau những xã giao, chúc tụng, chia sẻ rủi may của một cuộc hội ngộ, khi rượu bắt đầu làm chùng xuống những tâm hồn ngỡ như đã được lập trình chỉn chu, những bài thơ, những ca khúc của anh lập tức được nhớ tới. Có anh, họ năn nỉ van nài anh đọc hoặc hát. Vắng anh, họ tự đọc, tự hát với nhau rồi mở điện thoại di động bắt anh lắng nghe… “Bạn bè ơi nếu mà không các bạn / ta như chai rượu đã cạn rồi”.

Trong những cuộc ngồi, cũng với rượu, giữa những đồng nghiệp bạn bè văn nghệ, anh là một người đầy cá tính.

Bản lĩnh quyết liệt, sự sòng phẳng không nhân nhượng, ý thức coi sự trung thực lớn hơn sự lịch duyệt thông thường trong ứng xử nơi các ý kiến của anh đối với những sự kịên - nhân vật của đời sống văn nghệ, thường làm giật mình những người yếu bóng vía. Có anh, họ tranh luận, chia sẻ, tán thưởng hoặc phản bác. Không anh, họ nhắc để tán đồng, để ngẫm ngợi, có người để chê bai… “Bạn bè ơi nếu mà không các bạn / những lúc lang thang ta về đâu ?”

Còn trong ngôi nhà của mình, anh là người đàn ông gương mặt phong trần, cái nhìn trầm buồn, lặng lẽ. Chiếc máy tính được mở sẵn với bức hoạ bìa sách đang dở dang; phòng khách ngổn ngang bản thảo cộng tác viên gửi tới những tờ báo anh đang làm, bản thảo bạn bè nhờ anh đọc; bàn làm việc bề bộn những trang viết chưa được sắp đặt lại của chính anh; rồi cuộc điện thoại ngắn với người vợ còn đang phải ở xa, bữa cơm chờ cậu con trai đi học muộn về…
                   
Một ly nhỏ whisky
một thơm thầm hoa huệ
một chút thiền khép đôi cánh đam mê
Một trẻ nhỏ trong ta cầm đèn giấy
đêm chân trần quanh năm mặt hồ thu
một con thú bị thương về hang ổ
liếm vết thương bằng âm nhạc sương mù
(Một mình)

Đó là người đàn ông có tiếng yêu nhiều, chơi nhiều, nhưng lại là người chồng phải đằng đẵng sáu bảy năm trời ly thân đầy dằn vặt mới có thể chia tay người vợ đã làm đảo lộn đường đi của cuộc đời mình; là người anh vào thời khốn khó của những năm đầu thập kỷ 80, đã lặn lội vào tận Tây Nguyên nói chuyện thơ kiếm tiền để cứu đứa em gái bị bệnh hiểm nghèo ở đấy đưa ra tận Hà Nội chạy chữa. Một người đàn ông suốt đời chu toàn các bổn phận của mình bằng đồng tiền duy nhất kiếm được từ việc làm thơ, sáng tác nhạc, viết tiểu luận và vẽ bìa sách.
Anh ào tới các cuộc nhậu để uống để hát đến tràn đêm, đôi khi không phải vì thích, vì vui mà chỉ giản đơn vì muốn khỏi phải nghĩ ngợi. Một người luôn có khả năng và sẵn sàng ngay lập tức gọi tới một nụ cười, đơn giản chỉ để không phải một mình khi chiều xuống, để thấy mình còn trẻ… hay đôi khi chỉ để quên, để khỏi nặng lòng với một đôi mắt khác.

Đó là một con người đa mệnh, đa tài, đa hệ luỵ, con người có cái tên Nguyễn Trọng Tạo. Thơ anh có câu: “Tin thì tin không tin thì thôi”.

“ĐỪNG GỬI TÔI CHO TRĂNG RẰM”

Nguyễn Trọng Tạo sinh ra và lớn lên ở làng Tràng Khê, Diễn Hoa, Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình bị quy sai ngày cải cách ruộng đất, khi được minh oan thì tài sản mấy đời căm cụi đã chẳng còn gì. Cha anh là một ông đồ thạo chữ Nho, chữ Pháp nhưng lại làm đủ nghề từ cày ruộng, thợ mộc, thợ xây.

Không biết anh đã lớn lên ra sao trong cái không gian của đất của lúa, của làng, của con đường mòn và những cái quạt mo đã trở thành người bạn duy nhất chứng kiến những nỗi niềm của người cha thân yêu, chỉ biết rằng cái miền quê thơ ấu ấy đã thành một thứ “mộ Tổ”. Nó, cùng với những khát khao không cùng về đời sống, về kiếp người, đã sớm làm nên một cõi ảo mờ nhiều vơi vai trong tâm thức của anh, làm một kẻ ngang tàng kiêu bạc như anh đôi khi phải “ngơ ngác rơi giọt nước mắt cuối năm không rõ buồn vui / xe bỗng chậm lại trên đường không rõ sẽ về nơi chốn nào ”.
       
Vào thời hậu chiến, không khí văn chương thật sôi động. Nguyễn Trọng Tạo đã xuất hiện như một hiện tượng trên văn đàn. Gần như cùng một lúc anh được ba tờ báo lớn nhất nước ta lúc bấy gìơ là Nhân dân, Văn nghệ và Văn nghệ quân đội tặng giải thưởng thơ hay của năm 1978. Rồi anh sáng tác nhạc, bốn lần dự thi âm nhạc cả bốn lần đều đoạt  giải. Những bài hát của anh như Làng quan họ quê tôi, Con dế buồn, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang… là những bài hát thuộc nằm lòng của nhiều người yêu nhạc. Năm 1981 hai tác phẩm thơ Tản mạn thời tôi sống & Thơ tình của ngưòi đứng tuổi đã đưa Nguyễn Trọng Tạo lên hàng những tác giả được ngưỡng mộ nhất đương thời, nhưng cũng đem đến cho anh một thách thức rớm máu.
        
“Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi, câu trả lời không dễ dàng chi”. Đó là điệp khúc xoáy vào lòng người đọc trong bài thơ Tản mạn thời tôi sống. Một không gian nghệ thuật đa chiều lấm láp chất đời thường(điều hiếm trong thơ lúc bấy giờ) bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút Nguyễn Trọng Tạo. Từng mảnh nhỏ hiện thực xù xì và tương phản… như ẩn chứa một thái độ đòi phản biện. Và như vậy là anh đã ít nhiều “đụng tới những thứ nguỵ tín dầm dề của một thời” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Cái gì sẽ đến đã đến, con người khát khao học hỏi và tràn ngập nhiệt huyết sáng tạo đã ngay lập tức bị buộc phải rời khỏi trung tâm văn hoá lớn nhất đất nước để về lại vùng đồi miền Trung heo hút.

Trong ký ức bạn bè thuở thiếu thời, Nguyễn Trọng Tạo là một gương mặt không thể nào quên được. Anh sớm bộc lộ là người có cá tính mạnh, nhiều tài năng. Biết vẽ, biết làm thơ từ khi còn nhỏ, từng vẽ tranh cùng bạn đem bán lấy tiền và từng tự mình làm ra hẳn một cây đàn violon để kéo chơi. Lên 10 tuổi đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ bị hành hạ trong oan ức. Suốt thời kỳ học phổ thông luôn đứng đầu lớp, thi tốt nghiệp đạt điểm rất cao nhưng không được cấp bằng (và vì thế không được vào đại học) chỉ vì đã chép bài cho bạn. Hai lần đi thi học sinh giỏi toàn quốc nhưng không đoạt giải. Năm 1969 nhập ngũ, khi đã bước vào tuổi 30, anh mới được bước chân vào trường đại học, nhưng sau gần 4 năm học, chuẩn bị tốt nghiệp thì lại bị Quân đội buộc thôi học “đi nhận nhiệm vụ mới”.
Cứ như là những sự lật mình của số phận vậy. Ngọn nguồn của ý thức riết ráo, của tâm thế không yên, của những phá cách ngang tàng, pha chút gây hấn… đựơc khởi thuỷ từ đây chăng ? Nhưng kết cục “những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa”.

NHỮNG “VẾT NỨT CỦA BỨC TƯỜNG NGÔN NGỮ”

Nguyễn Trọng Tạo tuyên bố: “Tôi không sợ phải công khai những bí mật của hồn mình”. Quả thật, những bí mật của anh lộ thiên lớp lớp đằng sau những “vết nứt của bức tường ngôn ngữ”.
Bí mật một người lính:

Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ
Như con chiên sùng đạo chợt bàng hoàng
Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá
(Tản mạn thời tôi sống)

Trong giấc ngủ ta thấy ta lang thang thế giới
mặt nạ bày bán khắp nơi
trên sân bay trên xe con trên bàn tròn bàn vuông bàn chữ U chữ nhật
trên đạn bom trên lợi nhuận
trên âm mưu mong cứu rỗi con người
(Mộng du)

Có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời
có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
(Đồng dao cho người lớn)

Bí mật một thi nhân:

Không có số đo chuẩn mực cho tình yêu buồn thương thù hận
anh viết văn làm thơ theo chuẩn mực nào đây
nàng sẽ để tuột anh nếu tay nàng năm ngón
(Cái đẹp sáu ngón)

Ta khao khát một điều gì xa lắm
xa hơn cả tương lai
xa hơn quá khứ Người
(Chiều thứ tư của không gian)

Một khối đá câm
tạc thành ngôn ngữ
một đối thoại câm
thốt ra con chữ
(Người phiên dịch chính mình)

Mai kia tôi chết trong thơ
Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi
(Không đề)

Bí mật một người tình:

Em mười chín tuổi nghìn năm trước
Sao đến bây giờ mới hai mươi
Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết
Anh là đá tảng cũng tan thôi
(Thiên thần)

Em dần mão thân mùi hay tuất hợi
Tử vi em không tuổi giữa hồn anh
Ngày không mùa người không tuổi tình không tên
(Không tuổi)

Ta không sống khi yêu
Ta chết khi yêu
(Tội đồ của thời gian)

Đằng sau vẻ tưng tửng, ngang tàng, đôi chút bông lơn; đằng sau nét ngả nghiêng, lãng đãng, đôi chút ma mị… là người lính với khát vọng đã trở nên nhức nhối về niềm tin, về chân  lý, về sự thật; là thi nhân với những xác tín nội tâm rạn vỡ và những quả quyết, bất cần; là người tình bạo liệt, đam mê đến… mắc nợ. Anh viết: “Điệu rock hồn tôi rùng rùng bão cát”, “chẳng chết đi chẳng bất tử chẳng hư vô / tình ướp trong biển mặn” và cuối cùng: “ Buồn đừng đi Buồn đừng tan / mất Buồn còn lại tro tàn mà thôi”!

“KHÔNG THỂ KHÔNG TIN GÌ MÀ VIẾT”

“Ngôn ngữ Hàn Mặc Tử đã làm bàng hoàng tư duy thơ ca của tôi”. ”Với tôi thơ là những ám ảnh tâm hồn”, “Thơ là một chớp sáng”, “Thơ được làm bằng máu, thơ gần với nước mắt hơn là tiếng cười”.

“Nếu thơ thoả hiệp với những thành tựu của quá khứ cũng có nghĩa là nó không có gì để tồn tại”.  “Những nhà thơ lớn bao giờ cũng tạo được một từ trường cực mạnh, họ hút các nhà thơ bé như nam châm hút sắt. Anh muốn trở thành nhà thơ lớn ư ? Trước hết, anh hãy tìm cách thoát khỏi từ trường của kẻ khác”.

“Tôi chấp nhận mọi trường phái, phong cách… nhưng tôi thích những gì làm cho tôi bàng hoàng và bừng thức”. “Muốn con đường văn học mở ra, phải để cho cách tân trình thị”. “Muốn cho văn học khỏi nhợt nhạt, chỉ có con đường không né tránh sự thật”.

“Tôi núp dưới cái bóng của tên tôi”. “Tôi làm báo để sống, làm thơ để chết, làm nhạc, vẽ bìa sách, uống rượu… để vui”. “Tôi sẽ đề nghị dựng tượng người phát minh ra Rượu bên cạnh tượng Nàng Thơ và người phát minh ra nguyên tử”…
        
Hà Nội một ngày cuối đông. Cái rét đã nhạt. Anh nói: “Chẳng có gì quan trọng !” và tôi thấy như cả một chân trời vừa chìm xuống.
       
Kiếp người dẫu chẳng phải cuộc chơi, chẳng có những trò con trẻ, thì hồn ta vẫn cần những khúc đồng dao, để làm gì bạn biết không ? để có thể tiếp tục, để không bị đứt quãng…
                                                               
Hà Nội, 2004.

Chưa có đánh giá nào

Trang trong tổng số 3 trang (28 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối