Thông báo, tin tức mới nhất

  • Bỏ quy định thêm số thứ tự với các tác giả trùng tên, bài thơ trùng tiêu đề (20/12/2024 01:04)

    Trước đây, để phân biệt các tác giả trùng tên, hoặc các bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện có yêu cầu thêm số thứ tự (I), (II),... vào sau tên hoặc tiêu đề. Tuy nhiên, từ nay Thi Viện bỏ quy định này nhằm giúp hiển thị tên tác giả và tiêu đề các bài thơ đúng như nguyên gốc vốn có. Việc bỏ quy định này áp dụng cho cả mục thư viện thơ và mục thơ thành viên. Phần số thứ tự đã được thêm vào các tác giả và bài thơ trước đây cũng đã được lược bỏ.

    Sau khi bỏ quy định đã nên, mỗi tác giả trùng tên hoặc bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện sẽ hiển thị thông báo gợi ý về các mục trùng. Việc này được thực hiện tự động, giúp việc quản lý trở nên thuận tiện hơn đối với cả người gửi và quản trị viên.
  • Cho phép hiển thị nhiều phiên bản bài thơ (01/10/2024 08:37)

    Nhiều bài thơ sau khi sáng tác có thể được tác giả tự sửa trong các lần in hoặc công bố khác nhau, hoặc cũng có những bài thơ cổ mà bản gốc đã bị thất truyền và chỉ còn lại các bản sao chép lại,... nên có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Trước đây, Thi Viện đã cho phép hiển thị các dị bản ở phần chú thích kèm theo đánh dấu các đoạn sai khác. Tuy nhiên, cách làm này nhiều trường hợp không thuận tiện cho việc so sánh và theo dõi nội dung các phiên bản, đặc biệt là với các bài thơ dài.

    Thi Viện đã bổ sung tính năng cho phép hiển thị nhiều phiên bản để có thể dễ dàng đối sánh hơn (ví dụ bài Nhân nguyệt vấn đáp), bên cạnh cách làm cũ vẫn được tiếp tục được duy trì.
  • Bỏ chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook (02/06/2024 08:27)

  • Cho phép một bài thơ có thể thuộc nhiều tác giả đồng thời (11/03/2024 18:07)

  • Thêm mục kỷ niệm ngày sinh, mất (21/02/2024 17:45)

Thơ mới: Bệnh trung dạ khởi (Nguyễn Hữu Cương)

Bệnh trung dạ khởi

Cô đăng lễ lễ chiếu hàn khâm
Hoán khởi kê thanh dục vũ tâm
Phong trước tùng đoan vô ná trọng
Nguyệt khuy song tế bất thăng thâm
Hoa hương bách hợp nan khu biện
Mộng cảnh đa khiên nại tĩnh tầm
Hoàn ức tri giao các thiên viễn
Kỷ hồi liên tháp tả u tâm

 

Trong lúc ốm đêm dậy làm thơ (Người dịch: Trần Lê Văn)

Quạnh quẽ đèn khuya chăn lạnh lẽo
Tiếng gà sôi động rộn lòng nhau
Cành thông gió thổi hiu hiu nhẹ
Cửa sổ trăng nhòm thăm thẳm sâu
Hương hợp trăm hoa, khôn tách bạch
Chiêm bao lắm nỗi, gắng truy cầu
Phương trời mong nhớ người tri kỷ
Bao độ tâm tư với bạn bầu


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Đáy mắt trời xanh (Mio)

Rồi ta lại nghĩ về những ngày biển động
Khiến thuyền ta thao thức những lông bông
Đá ngầm kia làm rỉ máu trong lòng
Em với tôi, biết bao giờ nắm được

Tay nhau
Dưới màu xanh của biển

Xin em hãy trao tôi một mối tình
Rạng rỡ màu của những ánh bình minh
Mặc kệ ngoài kia, những tiếng gầm của sóng
của biển khơi, của chơi vơi, lềnh bềnh...

Biển sóng, thét gào
Vỗ bến bờ những nhịp chiêm bao
Mang trong mơ anh, mùi hương em - biển cả Những tình ta xao xuyến, mặn khi nào?

Như mặt trời khắc tịch dương chiếu rọi
Tinh cầu lạnh cũng chợt ấm trong tâm
Tình yêu em như tay dài sải rộng
của cổ thụ, siết những hồi, trong tim

Xin em hãy trao tôi
Những mộng mơ giữa trời
Hồn em đó
Những mờ mờ, ảnh trăng soi

Tình treo mấy trăm năm rồi
Lòng anh vẫn nhớ, đoái hoài không thôi

Một khoảng trời nằm yên trong đáy mắt
Biển xanh, trời rộng, nắng lên cao
Em đi qua, đời anh, tự khi nào?
Như sóng gợn, khiến lòng anh ảo não

Khi dịu êm như những ngày biển lặng
Lúc thất khống lồng lộng gió lao đao

Rồi khi em ngã vào hồn anh
Vào ánh mắt, vì em, đã si tình
Xin em hãy trao lấy
Khoảng lòng anh, những màu ánh bình minh

Biển, em - tôi

Trích diễm

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều,

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,

Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...

–– “Vì sao” (Xuân Diệu)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Hoàng Bá Chuân (1892-1974) hiệu Minh Sơn, quê huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một nhà nho có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là dòng dõi của Mạc Đĩnh Chi và Mạc Đăng Dung, và có bảy người con trai.
Chu Thu Hằng vốn là một cây bút của hội bút Hương đầu mùa, báo Hoa học trò cũ, có nhiều truyện ngắn. Hiện chị là tổng biên tập báo Văn hoá, và là một nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ, nhà biên kịch phim truyền hình.
Đỗ Trung Quân sinh ngày 19-1-1955 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh, là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

Đỗ Trung Quân tham gia Thanh niên…
Roger Parsemain sinh năm 1944, là nhà thơ, sinh tại Mactinic trong vùng biển Caribê, Trung Mỹ. Dạy học và viết văn.

Tác phẩm:
- Những lời cầu nguyện ấm nồng (1982)
- Cuộc đời nhiệt cảm của tôi (1984)
Thơ tiêu biểu: Sớm mai

Đoàn Lê Đoàn Thị Lê, Hạ Thảo

Đoàn Lê
Đoàn Lê (15/4/1943 - 6/11/2017) còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà văn, hoạ sĩ, diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hoá nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Bà là nguyên mẫu bài thơ Cho một ngày sinh của em gái bà là nhà thơ…
Thơ tiêu biểu: Bói hoa
Đoàn Thêm (27/9/1916 - 8/8/2005) sinh tại làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, xuất thân gia đình nhà Nho, học cử nhân luật và tốt nghiệp Luật học Đông Dương tại Trường Đại học Hà Nội năm 1940. Sau khi ra trường, ông làm hành chính, di cư vào Nam tháng 7-1954, và sang định cư tại Canada năm 1983.

Ông có tập thơ Loạn ly, Taj Mahal, Từ Thức, và có thơ đăng trên các báo Công dân, Văn hoá.
Nguyễn Phan An là một chí sĩ trong phong trào thanh niên Việt Nam quốc dân đảng, nguyên quán Quảng Nam. Sau khi phong trào bị đàn áp, chứng kiến các chí sĩ còn lại bị phân hoá, ông mắc bệnh loạn trí, phải điều chị tại nhà thương điên ở Biên Hoà (1967).

Thuý Bắc Nguyễn Thị Thuý Bắc

Thuý Bắc (2/12/1937 - 12/9/1996) tên thật là Nguyễn Thị Thuý Bắc. Các bút danh: Thuý Bắc, Thuỷ Dương, Hồng Chung. Thể loại sáng tác: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.

Các tác phẩm:
- Tiếng trầm (1967)
- Người ươm hạt (1975)
- Hoa trắng (1977)
- Nỗi đau không lành (1990)
-…
Nguyễn Mộng Trang 阮夢莊 không rõ năm sinh năm mất, quê làng Viên Khê, xã Đông Anh, Đông Sơn, Thanh
Hoá. Đời Trần Giản Định Đế (1407-1409) ông làm Nội mật viện sứ chống giặc Minh, cứu nước. Nguyễn Mộng Trang chỉ còn bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Thơ tiêu biểu: Đề Tây Đô thành

Hữu Việt Trần Hữu Việt

Hữu Việt
Hữu Việt tên thật là Trần Hữu Việt, sinh năm 1963, là nhà thơ, nhà báo, một thời gian dài công tác tại báo Tiền phong cuối tuần. Hiện là Phó TBT báo Phụ nữ Thủ đô. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007 với tác phẩm dịch thơ Khúc hát trái tim của tác giả Mattie J.T Stepanek.