Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 25/08/2013 16:08 bởi
hongha83, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 26/06/2014 14:10 bởi
hongha83 Xuân Hoàng (15/11/1925 - 1/2004) tên thật là Nguyễn Đức Hoàng, quê gốc Phước Hoà, Tuy Phước, Bình Định, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Quảng Bình gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc và tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.
Ông học chữ Hán từ lúc tuổi vỡ lòng, học bậc tiểu học ở Đồng Hới, rồi vào Huế học tiếp trung học. Học hết bậc trung học năm 1945, ông theo cách mạng làm nghề dạy học, làm cán bộ văn hoá, làm báo, hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV, phó chủ tịch Hội Sáng tác Văn nghệ Liên Khu 4. Từ sau 1954, ông là trưởng Phòng Văn nghệ Ty văn hoá Quảng Bình. Từ năm 1956, ông chuyển sang chuyên sâu sáng tác và làm công tác quản lý văn nghệ. Ông cũng là một trong số những nhà văn, nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam từ Đại hội lần thứ nhất (1957). Từ 1959, ông là biên tập viên, trưởng Phòng Văn học Việt Nam của NXB Văn Học. Năm 1963, ông trở về địa phương, làm Hội trưởng Hội văn nghệ Quảng Bình. Sau 1965, ông làm phó chủ tịch, rồi chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị Thiên.
Tác phẩm:
- Tiếng hát quê hương (tập thơ, 1959)
- Du kích sông Loan (trường ca, 1963)
- Miền Trung (tập thơ, 1967)
- Hương đất biển (tập thơ, 1971)
- Biển và bờ (tập thơ, 1975)
- Dải đất vùng trời (tuyển thơ, 1976)
- Về một mùa gió thổi (tập thơ, 1983)
- Từ tiếng võng làng sen (trường ca, 1984)
- Quãng cách lặng im (tập thơ, 1984)
- Thơ tình Xuân Hoàng (NXB Thuận Hoá, 1991)
Xuân Hoàng (15/11/1925 - 1/2004) tên thật là Nguyễn Đức Hoàng, quê gốc Phước Hoà, Tuy Phước, Bình Định, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957, giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Quảng Bình gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc và tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.
Ông học chữ Hán từ lúc tuổi vỡ lòng, học bậc tiểu học ở Đồng Hới, rồi vào Huế học tiếp trung học. Học hết bậc trung học năm 1945, ông theo cách mạng làm nghề dạy học, làm cán bộ văn hoá, làm báo, hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV, phó chủ tịch Hội Sáng tác Văn nghệ Liên Khu 4. Từ sau 1954, ông là trưởng Phòng Văn nghệ Ty văn hoá Quảng Bình. Từ năm 1956, ông chuyển sang chuyên sâu sáng tác và làm công tác quản lý văn nghệ. Ông cũng là một trong số những nhà…