8954.32
Nước: Việt Nam (Hiện đại)
304 bài thơ
2 bình luận
113 người thích
Tạo ngày 10/06/2005 02:30 bởi Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 24/09/2008 09:17 bởi Vanachi
Hồ Chí Minh 胡志明 (19/5/1890 - 2/9/1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí Minh. Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.

Quê hương của Người (làng…

 

  1. ?
    1
  2. ?!
    1
  3. “Chinh phụ ngâm” mới
  4. 6.T của Mỹ Diệm
  5. Ai sang Niu Yoóc mà coi
    1
  6. Anh phóng Hoa đoàn
    2
  7. Bài ca du kích
  8. Bài ca Trần Hưng Đạo
  9. Bài sớ ứng khẩu ở Chỉ Thôn
    2
  10. Bài thơ cổ động
  11. Bán lộ đáp thuyền phó Ung
    3
  12. Bang
    3
  13. Bào Hương cẩu nhục
    3
  14. Báo tiệp
    3
  15. Bảy mươi tư tuổi vẫn không già
  16. Bất miên dạ
    2
  17. Bấy lâu mơ ngủ mãi chưa thôi
  18. Bệnh trọng
    4
  19. Ca binh lính
    1
  20. Ca đội tự vệ
  21. Ca sợi chỉ
  22. Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội
    2
  23. Cách mệnh tiên cách tâm
    2
  24. Cảm hứng
  25. Cảm ơn người tặng cam
  26. Cảnh báo (Thập nhất nguyệt thập nhị nhật)
    3
  27. Cảnh binh đảm trư đồng hành
    2
  28. Cảnh khuya
    6
  29. Cảnh rừng Pác Bó
  30. Cảnh rừng Việt Bắc
    2
  31. Cấm yên (Chỉ yên đích)
    2
  32. Cận Long Châu
    2
  33. Cháu Bác Hồ là cháu oanh liệt
  34. Chết vì ốm đòn
  35. Chiết tự
    1
  36. Chính trị bộ cấm bế thất
    2
  37. Chơi giăng
  38. Chúc than
    3
  39. Con cáo và tổ ong
    2
  40. Cô Vượng khuyên chồng
  41. Công kim
    1
  42. Công lý bi
    1
  43. Công nhân
  44. Công nhân quốc tế
  45. Công nông binh thi đua
  46. Cụ già 120 tuổi
  47. Cước áp
    3
  48. Cửu bất đệ giải
    1
  49. Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ
    2
  50. Cửu vũ
    3
  51. Dạ bán
    2
  52. Dạ bán văn khốc phu
    1
  53. Dã cảnh
    4
  54. Dạ lãnh
    4
  55. Dạ túc Long Tuyền
    2
  56. Dân cày
  57. Dương Đào bệnh trọng
    3
  58. Đã làm cách mệnh chớ lôi thôi
  59. Đảng ta
  60. Đáo Đệ tứ chiến khu Chính trị bộ
    1
  61. Đáo Liễu Châu
    1
  62. Đáo Quế Lâm
    2
  63. Đáo trưởng quan bộ
    1
  64. Đăng quang phí
    1
  65. Đăng sơn
    2
  66. Đề Ba Mông động
    3
  67. Đề Đức Môn động kỳ 1
    2
  68. Đề Đức Môn động kỳ 2
    1
  69. Đề Tống gia tướng quân miếu thi
    2
  70. Đi thuyền trên sông Đáy
    2
  71. Địa dư nước ta
  72. Điền Đông
    3
  73. Điệt lạc
    2
  74. Đổ
    2
  75. Đổ phạm
    2
  76. Độc Tưởng công huấn từ
    3
  77. Đối nguyệt
    5
  78. Đồng Chính (thập nhất nguyệt nhị nhật)
    2
  79. Được tin thắng lợi cả hai miền
    1
  80. Đường số 5 anh dũng
  81. Giải trào
    3
  82. Giải vãng Vũ Minh
    1
  83. Gửi Bộ chính trị
  84. Gửi các cháu miền Nam
  85. Gửi đồng chí Trần Canh
  86. Gửi nông dân
  87. Hạn chế
    2
  88. Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết
  89. Hầu chủ nhiệm ân tặng nhất bộ thư
    1
  90. Hít-le cầu nguyện
  91. Hoa nghênh thanh niên học quân sự
  92. Hoạ thơ Nguyễn Hải Thần
    2
  93. Hoàng hôn
    2
  94. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 1
    1
  95. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 2
    1
  96. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 3
    1
  97. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 4
    1
  98. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 5
    2
  99. Hoàng Sơn nhật ký kỳ 6
    2
  100. Học dịch kỳ
    3
  101. Hòn đá to
    1
  102. Hữu nghị Việt - Lào
  103. Hựu nhất cá
    1
  104. Kế hoạch Nava, đầu voi đuôi chó
  105. Kết luận
    3
  106. Khai quyển
    6
  107. Khán “Thiên gia thi” hữu cảm
    2
  108. Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế
  109. Không đề (I)
  110. Không đề (II)
  111. Không đề (III)
  112. Khuyên đồng bào mua báo Việt Nam độc lập
  113. Khuyên thanh niên
  114. Kiều bào yêu nước
  115. Kinh nghiệm du kích Pháp
  116. Ký Mao chủ tịch
    2
  117. Ký Nê Lỗ
    1
  118. Lạc liễu nhất chích nha
    1
  119. Lại sang
    1
  120. Lai Tân
    3
  121. Lịch sử nước ta
    3
  122. Long An - Đồng Chính
    2
  123. Long An Lưu Sở trưởng
    1
  124. Lộ thượng
    8
  125. Lời điếu cụ Nguyễn Văn Tố
  126. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  127. Lữ quán
    1
  128. Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh
    1
  129. Ly Bắc Kinh
    2
  130. Mạc ban trưởng
    1
  131. Mậu Thân xuân tiết
    5
  132. Mộ
    11
  133. Mông thượng lệnh chuẩn xuất lung hoạt động
    1
  134. Mông ưu đãi
    1
  135. Mở mang thuỷ lợi
  136. Mừng báo Quốc gia
  137. Mừng Đại hội những người sản xuất trẻ thủ đô
  138. Mừng kênh Vôn-ga Đông hoàn thành (27-7-1952)
  139. Mừng xuân nguyên đán thế nào
  140. Mười chính sách của Việt Minh
  141. Nam Ninh ngục
    2
  142. Nạn hữu chi thê thám giam
    4
  143. Nạn hữu đích chỉ bị
    4
  144. Nạn hữu Mạc mỗ
    2
  145. Nạn hữu nguyên chủ nhiệm L
    2
  146. Nạn hữu xuy địch
    9
  147. Nạp muộn
    2
  148. Ngọ
    2
  149. Ngọ hậu
    3
  150. Ngọ quá Thiên Giang
    1
  151. Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên
    1
  152. Ngục đinh thiết ngã chi sĩ-đích
    1
  153. Ngục trung sinh hoạt
    1
  154. Nguyên tiêu
    29
  155. Nhai thượng
    2
  156. Nhân đỗ ngã
    1
  157. Nhập lung tiền
    1
  158. Nhập Tĩnh Tây huyện ngục
    2
  159. Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
    3
  160. Nhị vật
    2
  161. Nhiều, nhanh, tốt, rẻ
  162. Nhóm lửa
    1
  163. Những câu thơ cuối các chương trong ‘’Nhật ký chìm tàu’’
  164. Những vần thơ cổ động
  165. Nông dân đoàn kết
  166. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bươi
  167. Nước ta
  168. Pác Bó hùng vĩ
  169. Phân công hợp lý
  170. Phân thuỷ
    2
  171. Phỏng Khúc Phụ
    7
  172. Phụ nữ
  173. Quả Đức ngục
    2
  174. Quá Hồ Bắc
    1
  175. Quách tiên sinh
    1
  176. Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ
  177. Quê đâu cho bằng quê nhà, nhà ta ta ở, việc ta ta làm
  178. Quế Lâm phong cảnh
    1
  179. Quốc tế ca
  180. Sáu mươi tuổi
  181. Song thập nhất
    1
  182. Song thập nhật giải vãng Thiên Bảo
    1
  183. Sơ đáo Thiên Bảo ngục
    7
  184. Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu
    2
  185. Tám điều cần thiết
    1
  186. Tảo
    4
  187. Tảo giải
    4
  188. Tảo tình
    3
  189. Tặng áo
  190. Tặng báo Xung phong
  191. Tặng Bùi công
    2
  192. Tặng các cụ phụ lão
  193. Tặng cháu Nông Thị Trưng
  194. Tặng công an nhân dân vũ trang
    1
  195. Tặng cụ Đinh Chương Dương
  196. Tặng Sư đoàn 316
  197. Tặng thống chế Pê-tanh
  198. Tặng tiểu hầu (Hải)
    1
  199. Tặng toàn quyền Đờ-cu
  200. Tặng Trần Canh đồng chí
    1
  201. Tặng Võ công
    5
  202. Tầm hữu vị ngộ
    5
  203. Tân Dương ngục trung hài
    2
  204. Tân xuất ngục học đăng sơn
    9
  205. Tập trèo núi
  206. Tẩu lộ
    5
  207. Tha tưởng đào
    1
  208. Thanh minh
    2
  209. Tháp hoả xa vãng Lai Tân
    1
  210. Thăm lại hang Pác Bó
  211. Thập tam tảo quá Trường Sa
    1
  212. Thất cửu
    8
  213. Thế lộ nan
    5
  214. Thế nạn hữu môn tả báo cáo
    1
  215. Thiên Giang ngục
    2
  216. Thính kê minh
    5
  217. Thơ chúc tết các đồng chí cán bộ đang công tác tại Pari
  218. Thơ chúc Tết năm 1942 (Nhâm Ngọ)
  219. Thơ chúc Tết năm 1943 (Quý Mùi)
  220. Thơ chúc Tết năm 1944 (Giáp Thân)
  221. Thơ chúc Tết năm 1945 (Ất Dậu)
  222. Thơ chúc Tết năm 1946 (Bính Tuất)
  223. Thơ chúc Tết năm 1947 (Đinh Hợi)
  224. Thơ chúc Tết năm 1948 (Mậu Tí)
  225. Thơ chúc Tết năm 1949 (Kỷ Sửu)
  226. Thơ chúc Tết năm 1950 (Canh Dần)
  227. Thơ chúc Tết năm 1951 (Tân Mão)
  228. Thơ chúc Tết năm 1952 (Nhâm Thìn)
  229. Thơ chúc Tết năm 1953 (Quý Tị) bài 1
  230. Thơ chúc Tết năm 1953 (Quý Tị) bài 2
  231. Thơ chúc Tết năm 1954 (Giáp Ngọ)
  232. Thơ chúc Tết năm 1956 (Bính Thân)
  233. Thơ chúc Tết năm 1959 (Kỷ Hợi)
  234. Thơ chúc Tết năm 1960 (Canh Tý)
  235. Thơ chúc Tết năm 1961 (Tân Sửu)
  236. Thơ chúc Tết năm 1962 (Nhâm Dần)
  237. Thơ chúc Tết năm 1963 (Quý Mão)
  238. Thơ chúc Tết năm 1964 (Giáp Thìn)
  239. Thơ chúc Tết năm 1965 (Ất Tị)
  240. Thơ chúc Tết năm 1966 (Bính Ngọ)
  241. Thơ chúc Tết năm 1967 (Đinh Mùi)
  242. Thơ chúc Tết năm 1968 (Mậu Thân)
  243. Thơ chúc Tết năm 1969 (Kỷ Dậu)
    2
  244. Thơ du kích
    2
  245. Thơ khen tặng hai em nhi đồng liên lạc trong bộ đội chiến khu II
  246. Thơ tặng ba cụ lão du kích ở Cao Bằng
    1
  247. Thơ tặng báo Độc lập
  248. Thơ tặng các cháu nhi đồng
  249. Thơ tặng cán bộ chiến sĩ công an nhân dân vũ trang
  250. Thơ trong nhật ký
  251. Thơ vợ gửi chồng đi làm cách mạng
  252. Thu cảm
    1
  253. Thu dạ (I)
    1
  254. Thu dạ (II)
    5
  255. Thuỵ bất trước
    5
  256. Thư gửi đồng chí Vương Đàm
  257. Thư gửi Hy Mã Nghi Bá đại nhân
  258. Thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp xuân Bính Tuất
  259. Thư trung thu 1951
  260. Thư trung thu 1952
    1
  261. Thư trung thu 1953
  262. Thư trung thu 1956
  263. Thư vợ gửi chồng
  264. Thướng sơn
    6
  265. Tích quang âm
    2
  266. Tình hình Trung Đông
  267. Tình thiên
    6
  268. Toàn dân cảo dược tiến
    1
  269. Trần khoa viên lai thám
    1
  270. Trẻ chăn trâu
    1
  271. Trẻ con
    1
  272. Triêu cảnh
    2
  273. Trồng cây
  274. Trúc lộ phu
    1
  275. Trung thu
    2
  276. Trưng binh gia quyến
    5
  277. Tù lương
    3
  278. Tuyên ngôn độc lập
    3
  279. Tứ cá nguyệt liễu
    1
  280. Tư cách một người cách mệnh
  281. Tư chiến sĩ
    3
  282. Tự miễn
    4
  283. Tức cảnh
    1
  284. Tức cảnh Pác Bó
    6
  285. Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
  286. Ức hữu
    2
  287. Vãn
    4
  288. Vãn cảnh
    3
  289. Vãng Nam Ninh
    3
  290. Văn thung mễ thanh
    5
  291. Vấn thoại
    3
  292. Việt hữu tao động (Ung báo, Xích đạo tấn thập nhất nguyệt thập tứ nhật)
    2
  293. Việt Nam độc lập
    1
  294. Việt Nam yêu cầu ca
  295. Vịnh Thái Hồ
    6
  296. Vịnh Vạn Lý Trường Thành
    2
  297. Vọng nguyệt
    12
  298. Vọng Thiên San
    2
  299. Vô đề (I)
    6
  300. Vô đề (II)
    4
  301. Vô đề (III)
    4
  302. Xuân tiết tặng đậu cấp La Quý Ba
    2
  303. Xuân tiết tặng ngư cấp Trung Quốc cố vấn đoàn
    3
  304. Xuân tiết tặng tửu cấp Trung Quốc cố vấn đoàn
    2

Tuyển tập chung

 

 

Ảnh đại diện

Lời truyền miệng nhân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia - kinh nghiệm điền dã

Đây là một thể nghiệm tri thức bất ngờ của tôi trong khi đi công tác điền dã ở đồng bằng Bắc bộ trong mấy năm qua.

Bất ngờ, vì tôi không dự kiến trước và cũng không định nhằm vào đó khi đi điền dã (thường trước / trong mỗi công cuộc điền dã, tôi thường hoạch định - ít nhất là trong đầu óc - một dự tính tìm tòi nào đó, về khảo cổ, lịch sử hay là folklore....).

Bất ngờ, vì trong phạm vi sách vở mà tôi đọc được ở Việt Nam, tôi chưa thấy ai viết về vấn đề này trong tiểu sử của các vị trí thức nho gia của Việt Nam mà tôi sẽ kể ra dưới đây.

Tôi không khẳng định rằng những điều tôi viết ra dưới đây là những sự thực lịch sử (vérités historiques) - theo cái nghĩa là vì chúng đã không được ghi lại trong một tài liệu nào đó ở đương thời hay ở một thời kỳ tương đối muộn hơn, trong chính sử, dã sử hay là địa phương chí....

Đây là những lời truyền miệng nhân gian, cho nên cùng lắm, chúng chỉ có thể coi là những giai thoại (anecdote) mà, nếu không khó tính lắm, ta cũng có thể gọi là những giai thoại lịch sử.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu Dân gian học (Folkloriste), chứ không phải là một nhà sử học trong trường hợp này, tôi có quyền coi chúng là những đối tượng sưu tập và nghiên cứu của mình hay đó cái “sở tri” (object de connaissance) của tôi, với tư cách một chủ thể “năng tri” (subject connaissant).

Nó có thể có ích trong việc nghiên cứu Folklore Việt Nam hay trong việc tìm hiểu Tâm Thức Dân Gian (Popular Mentality) Việt Nam hiện vẫn còn sống động.

Nói theo kiểu Pháp, những điều tôi cố gắng ghi lại một cách trung thực qua công tác điền dã dưới đây là THẬT mà không chắc là THỰC (vrai mais pas nécessaire réel). Ngồi rỗi ở Cornell thì viết chơi, vậy thôi.....

[...]
***

Từ trực giác nguyên sơ (original intuition), qua những kinh nghiệm tự thân trong công tác điền dã, qua cả những tri thức kiến văn nữa, lâu dần hình như ở trong tôi sẽ có cái có thể gọi là trực giác kinh nghiệm (experienced intuition), từ đó có thể khai mở những cái bị che đậy.

Những tiếng Âu Tây giành cho sự khám phá khoa học: Discovery - Découverte - thì, theo tôi hiểu, đều bao hàm động tác dis-cover, dé-couvrir, ngụ ý mở cái nắp đậy cái sự thực, cái cần biết ở bên trong, mà bình thường vì một tư dục, tư ý nào đó mà nó bị che lấp.

Tôi đã mở (đầu) bài kinh nghiệm điền dã Folklore này của mình bằng câu chuyện một vị tiến sĩ vô danh, nghĩa là không còn tên tuổi, để dẫn dắt đến câu chuyện của những người có tên tuổi.

Đến đây tôi sẽ “khép” (lại) bài kể lể khá dài dòng của mình bằng câu chuyện một người tuy có tên tuổi nhưng không lấy gì làm nổi tiếng lắm, hay đúng hơn, đã trở nên có tên tuổi nhờ gắn bó máu thịt với một người tên tuổi (nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện của tôi đều nói về các nhà Nho - các vị thái học sinh, tiến sĩ, bảng nhãn hay là phó bảng cả).

Đó là câu chuyện về cụ thân sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy.

Phó bảng là một học vị tiến sĩ, chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn (1830-1831).

Trong một lá đơn bằng tiếng Pháp gửi bô. Thuộc địa Pháp, Nguyễn Tất Thành (sau là Hồ Chí Minh) đã khéo dịch tên học vị của phụ thân mình là Sous-Docteur, như ngày nay ta gọi là Phó Tiến Sĩ.

Quê hương cụ, là làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nhưng đậu phó bảng rồi, cụ đã làm thừa biện bô. Lễ ở Huế rồi tri huyện ở Bình Khê (Bình Định). Rồi bỏ quan (hay bị cách chức quan), cụ phiêu dạt vô Sàigòn, ngồi bắt mạch kê đơn ở tiệm thuốc bắc Hoa kiều, để có chút tiền cơm rượu.... Lại phiêu lãng nữa, tới miền Tây Nam bộ, và cuối cùng mất ở Cao Lãnh (Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Mộ cụ phó bảng được xây lại cuối năm 1954 sau sự kiện Genève tạm thời chia đôi đất nước Việt Nam.

Người ta làm thế là vì cụ Hồ. Cũng như mộ bà Hoàng Thị Loan, vợ cụ, và là thân mẫu Hồ Chí Minh mới được dời xây lại vài năm nay ở Nam Đàn, Nghệ An. Người ta làm thế cũng là vì cụ Hồ. Hai ngôi mộ này, cũng như bản thân Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng Ba Đình, Hà Nội đều hiện hữu ngoài ý thức chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hồ vốn được xem là người giản dị, khiêm nhường!

Cũng đã có dăm cuốn sách nói về gia thế cụ Hồ Chí Minh, nhưng câu chuyện tôi sắp kể dưới đây thì chưa từng ai viết.

Chỉ là lời truyền miệng dân gian, ở Kim Liên, Nam Đàn, ở một số người gốc Nghệ hiện sống tại Hà Nội và nhiều nơi khác trên mảnh đất Việt Nam. Nếu trong Folklore, có hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là “lan truyền” (de transfest folklorique) thì từ lâu câu chuyện này cũng đã lan truyền từ làng Kim Liên ra khắp huyện Nam Đàn rồi khắp tỉnh Nghệ Anh rồi rộng ra hơn nữa... Nhưng phạm vi lan truyền và số người biết câu chuyện này phải nói là hạn hẹp. Vì người ta sợ động chạm đến cụ Hồ. Một cái sợ vô nghĩa (insignifiant) nhưng người ta cứ gán cho nó cái ý nghĩa chính trị giả tạo. Vì như bà Trịnh Khắc Niệm viết trong cuốn trong cuốn tiểu truyện bằng tiếng Anh “Life and Death in Shanghai, đã được phiên dịch ra tiếng Việt, ở xã hội “xã hội chủ nghĩa”, cuộc đời của các lãnh tụ cộng sản được coi là “bí mật quốc gia”.

Nhưng đây không phải là chuyện cụ Hồ, tuy cũng có dính dáng đến cụ Hồ. Mà vì đây là chuyện cụ thân sinh ra cụ Hồ, cụ Nguyễn Sinh Huy, mà cũng là chuyện truyền miệng thôi, nghĩa là thuộc phạm trù giai thoại, Folklore, chứ không thuộc phạm trù lịch sử, như tôi đã nói từ đầu bài này.

Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy không phải là thuộc dòng máu mủ của họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: ông đồ nho - cử nhân - Hồ Sĩ Tạo.

Cử nhân Hồ Sĩ Tạo thuộc dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (đây là quê gốc của Hồ Quý Ly, nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, đây cũng là quê gốc của anh em Tây Sơn thế kỷ XVIII, vốn họ Hồ ở xứ Nghệ, đây cũng là quê hương Hoàng Văn Hoan, người đồng chí thân cận một thời của cụ Hồ Chí Minh, được cụ Hồ giao phụ trách công tác đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phu? Việt Nam dân chủ cộng hoà thời kháng chiến chống Pháp và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên ở Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa, hiện sống lưu vong ở Trung Hoa, có viết một tài liệu lịch sử làng Quỳnh Đôi, quê ông. Bà vợ nhà văn lớn Đặng Thái Mai - người một thời làm Viện trưởng viện Văn Học - là Hồ Thị Toan, cũng thuộc dòng họ Hồ này ở làng Quỳnh Đôi). Khoản đầu những năm 60 của thế kỷ trước (thế kỷ XIX) cử nhân Hồ Sĩ Tạo có thời gian ngồi dạy học ở một nhà họ Hà, người làng Sài, cùng một xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, với làng Sen (Kim Liên). Đó là một nhà nghệ nhân dân gian, trong nhà có “phường hát ả đào”.

Nhà họ Hà có cô con gái tên là Hà Thị Hy, tài hoa, nhan sắc, đàn ngọt, hát hay, múa khéo, đặc biệt là múa Đèn (đội đèn trên đầu, để đèn trên hai cánh tay, vừa hát vừa múa mà dầu trong đĩa không sánh ra ngoài) nên người làng thường gọi là cô Đèn. Người ta thường bả: má hồng thì mệnh bạc (như Đặng Trần Côn viết mở đầu khúc Chinh Phụ Ngâm “hồng nhan đa truân” - gái má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Hay như Nguyễn Du than thở dùm người đẹp tài hoa trong truyện Kiều “chữ tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”, “rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”). Vả ở thời ấy, dưới chế độ quân chủ nho giáo, lấy Tứ Dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) làm gốc, người ta vẫn xem thường nghề ca xướng và con nhà ca xướng (“xướng ca vô loài”). Cô Đèn Hà Thị Hy tài hoa nhan sắc là thế mà rồi ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được chồng. Mà trong nhà thì lại luôn có bậc văn nhân: ông cư? Hồ Sĩ Tạo. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” là lẽ thường theo tâm lý dân gian, huống chi là giữa văn nhân - tài tử - giai nhân. “Trai tài gái sắc” mà! Và cô Hà Thị Hy bỗng dưng “không chồng mà chửa”. Mà ông cư? Tạo thì đã có vợ, có con rồi! Lệ làng ngày trước phạt vạ rất nặng nề, sỉ nhục hạng gái “chửa hoang”, hạng “gian phu dâm phụ”. Để tránh nỗi nhục cho con gái mình và cho cả ông cư? Tạo đang làm “thầy đồ” được hết sức kính trọng trong nhà mình, họ Hà phải bù đầu suy tính...

Lúc bấy giờ ở làng Sen cùng xã có ông Nguyễn Sinh Nhậm, dân cày, tuổi cao mà goá vợ (bà vợ trước đã có một con trai - Nguyễn Sinh Thuyết - và người con trai này cũng đã có vợ). Nhà họ Hà bèn cho gọi ông Nguyễn Sinh Nhậm đến điều đình, “cho không” cô Hy làm vợ kế ông này - như một người con gái xướng ca, quá lứa, lỡ thì, lấy ông già goá vợ - mong ém nhém việc cô gái đã “to bụng”.

Công việc rồi cũng xong. Cô Hy ôm bụng về nhà chồng, có cưới, có cheo cẩn thận. Việc phạt vạ của làng không thể xảy ra. Nhưng cô gái tài hoa nhan sắc thì bao đêm khóc thầm vì bẻ bàng, hờn duyên tủi phận. Và ông lão nông dốt nát tuy được không cô gái đẹp nhưng cũng buồn vì đâu có đẹp đôi, lại cắn răng chịu đựng cái tiếng ăn “của thừa”, “người ăn ốc (ông cư? Tạo), kẻ đổ vỏ (cụ lão nông Nhậm)”. “Miệng tiếng thế gian xì xầm”, ai mà bịt miệng nổi dân làng. Mà trước hết là lời “nói ra, nói vào”, lời chì chiết của nàng dâu - vợ anh Thuyết - vốn nổi tiếng ngoa ngoắt, lắm điều. Ông Nhậm đành cho con trai và vợ anh ta ra ở riêng, và mình ở riêng với bà vợ kế.

Chỉ ít tháng sau, bà vợ kế này đã sinh nở một mụn con trai, được ông đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc, lấy họ ông mặc dù ông biết rõ hơn ai hết đó không phải là con ông, con nhà họ Nguyễn Sinh này. Nàng dâu ông càng “tiếng bấc, tiếng chì” hơn trước, vì ngoài việc bố chồng “rước của tội, của nợ”, “lấy đĩ làm vợ” thì nay còn nỗi lo”: người con trai này - được ông nhận làm con - lớn lên sẽ được quyền chia xẻ cái gia tài vốn cũng chẳng nhiều nhặn gì của một gia đình nông phu thôn dã. Việc ấy xảy ra vào năm Quý Hợi, đời vua Tự Đức thứ 16 (1863).

Vì trọng tuổi, lại vì lo phiền, vài năm sau cụ Nhậm qua đời và cũng chỉ ít lâu sau đó, bà Hy cũng mất. Nguyễn Sinh Sắc trở thành đứa trẻ mồ côi. Lên bốn, về ở với người anh gọi là “cùng cha khác mẹ” mà thật ra là “khác cả cha lẫn mẹ”, cùng với bà chị dâu ngoa ngoắt, khó tính, lúc nào cũng chỉ muốn tống cổ cái thằng “em hờ” của chồng này đi cho “rảnh nợ”.

Không cần nói, ta cũng hiểu Nguyễn Sinh Sắc khổ tâm về tinh thần, khổ cực về vật chất như thế nào trong cái cảnh nhà Nguyễn Sinh như vậy. Ta cảm thấy vô cùng thương xót một đứa trẻ mồ côi sớm chịu cảnh ngang trái của cuộc đời. Bên ngoại thì ông bà đều đã mất, họ Hà chẳng còn ai chịu cưu mang đứa trẻ có số kiếp hẩm hiu này.

May có ông tú đồ nho Hoàng Xuân Đường, người làng Chùa (Hoàng Trù) gần đó, xót thương đứa trẻ, dù sao cũng là hòn máu rơi của một nhà nho khác, lại có vẻ sáng dạ, nên đã đón về làm con nuôi, cho ăn học. Và đến khi Nguyễn Sinh Sắc 18 tuổi, ông bà đồ họ Hoàng lại gả cho cô con gái đầu lòng - Hoàng Thị Loan - mới 13 tuổi đầu, cho làm vợ, lại làm cho căn nhà tranh ba gian ở ngay làng Chùa, để vợ chồng Nguyễn Sinh Sắc ở riêng.

Ta dễ hiểu vì sao Nguyễn Sinh Sắc gắn bó với họ hàng làng quê bên vợ - làng Chùa - hơn là với làng Sơn “quê nội”, quê cha “hờ”. Con cái ông, từ người con gái đầu Nguyễn Thị Thanh, qua người con trai đầu Nguyễn Sinh Khiêm (tục gọi ông cả Đạt) đến người con trai thứ Nguyễn Sinh Côn (hay Nguyễn Tất Thành - sau này là Nguyễn Ái Quốc rồi Hồ Chí Minh) đều được sinh ra và bước đầu lớn lên ở làng Chùa bên quê Mẹ hay là quê “ngoại”. Khi cụ tú Hoàng (Hoàng Xuân Đường) mất, vợ chồng con cái Nguyễn Sinh Sắc lại về ăn ở chung với bà đồ (tú) Hoàng. Các cháu đều quấn quít quanh bà ngoại.

Qua giỗ đầu cụ tú Hoàng, Nguyễn Sinh Sắc đi thi Hương khoa Giáp Ngọ và đậu cử nhân (1894). Ông được nhận ruộng “học điền”, ruộng công của làng Chùa chia cho những người có học (nhằm khuyến khích việc học) để học thêm - chứ không phải nhận ruộng học của làng Sen. Khoa thi Hội Ất Mùi (1895), ông thi trượt.

Nhờ sự vận động gửi gấm của ông Hồ Sĩ Tạo - người cha thực của Nguyễn Sinh Sắc - với các quan lại đồng liêu quen biết ở triều đình Huế, Nguyễn Sinh Sắc được coi như ấm sinh, để được nhận vào học Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế. (Ai cũng biết: để được nhận vào học Quốc Tử Giám và làm Giám sinh phải là con cháu của những gia đình có thế lực, gọi là “danh gia tử đệ”. Nếu không có sự “can thiệp” của ông Hồ Sĩ Tạo là bậc khoa bảng cao quan thì làm sao Nguyễn Sinh Sắc được nhận? Thế là dù sao Hồ Sĩ Tạo vẫn còn có một “cử chỉ đẹp” với đứa con mà mình không dám nhận). Nguyễn Sinh Sắc - đổi tên là Nguyễn Sinh Huy - đem vợ và hai con trai vào Huế và đi học Quốc Tử Giám. Khoa thi Hội Mậu Tuất (1898), ông lại trượt.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tý (10-2-1901) bà Hoàng Thị Loan ốm mất ở kinh đô Huế, sau khi sinh đứa con trai út (đứa con trai này ít ngày sau cũng chết). Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày nay) trở thành con trai út.

Nguyễn Sinh Huy đem hai con trai về làng Chùa gửi mẹ vợ nuôi nấng chăm sóc dùm rồi trở vào Kinh thi Hội. Khoa Tân Sửu (1901) này, ông đậu phó bảng và được “vinh quy bái tổ” về làng.

Theo thể thức triều đình, lễ vinh quy này phải diễn ra ở quê nội - dù là quê nội danh nghĩa - tức là làng Sen - Kim Liên. Hội đồng Hương lý và dân xã đã dựng nhà tranh năm gian (chứ không phải nhà ngói) trên một khoảnh đất vườn làng Sen, để đón quan phó bảng tân khoa Nguyễn Sinh Huy về làng.

Thế là buộc lòng ông phải về “quê nội”. Ông cũng đón hai con trai về ở cùng ông. Lần đầu tiên Nguyễn Sinh Côn - Hồ Chí Minh ngày sau - về ở quê nội nhưng thân ông, lòng ông vẫn hướng về quê ngoại là cái gì “đích thực” và gắn bó với tuổi tho ông. Ông phó bảng có đến thăm cụ Hồ Sĩ Tạo.

Nhưng gia đình ông phó bảng cùng hai con trai cũng không ở lâu tại Kim Liên. Chưa đầy ba năm! Sau khi mẹ vợ mất, ông vào kinh đô Huế nhận chức quan (1904) ở bô. Lễ, đem theo hai con trai vào Huế học. Năm 1907, ông bị đổi đi tri huyện Bình Khê... Rồi sau khi bỏ quan (hay mất quan), khoảng 1910, ông phiêu bạt vô Sàigòn rồi lục tỉnh Nam Kỳ. Không bao giờ ông về làng Sen trở lại nữa...

Ở làng Sen sau này, chỉ có bà Thanh và ông Cả Đạt (Khiêm), cả hai đều không lập gia đình riêng.

Người ta bảo lúc sau khi cụ Hồ Sĩ Tạo đã qua đời, năm nào bà Thanh cũng qua Quỳnh Đôi góp giỗ cụ Hồ Sĩ Tạo. Thế nghĩa là cái “bí mật” về cội nguồn của cụ phó bảng Huy, trong số các con cụ, ít nhất có bà con gái đầu biết. Người ta bảo: ông Cả Đạt cũng biết, tuy không bao giờ ông sang Quỳnh Đôi nhận họ.

Còn Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành - có biết không? Từ khoảng 11 đến 14 tuổi, ông ở làng Sen, có nhẽ nào không ai nói cho ông biết? Hay là trước đó nữa, khi ông ở làng Chùa quê ngoại gần gụi với làng Sen! Hay là sau đó nữa chả nhẽ không khi nào cụ phó bảng hay bà Thanh hay ông Cả Đạt lại không kể với ông về “bí mật” của gốc tích phụ thân mình?

Không có chứng cớ gì về việc ông Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - biết hay không biết chuyện này...

Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông còn mang nhiều tên khác nữa....

Nhưng đến đầu thập kỷ 40 của thế kỷ này, thì người ta thấy ông mang tên Hồ Chí Minh.

Sau cách mạng tháng tám 1945, khi tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành công khai thì cũng bắt đầu từ đó dân gian Việt Nam - từ trí thức đến người dân quê - lại âm thầm bàn tán: vì sao Nguyễn Ái Quốc lại đổi tên là Hồ Chí Minh? Và tên này cụ giữ mãi cho tới khi “về với Các Mác, Lê-nin” năm 1969.

Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! Và biết làm sao được khi cụ Hồ - tôi nói lại một lần nữa theo cảm thức của người Ấn Độ - đã trở thành “huyền thoại” (myth). Huyền thoại Hồ Chí Minh được hình thanh trong vô thức dân gian (popular inconscience) mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần (partly) được hình thành một cách hữu thức, bở một số cán bộ gần cận cụ Hồ. Nghĩa là một phần cuộc đời cụ Hồ đã được huyền thoại hoá (mystified).

Ngay sau cách mạng tháng Tám, người ta còn in cả cuốn sách (mỏng thôi!) về Sấm Trạng Trình có những câu vận vào cụ Hồ và sự nghiệp cách mạng tháng Tám. Và Sấm Trạng Trình vẫn được vận vào cụ Hồ còn lâu về sau nữa, ở miền Nam Việt Nam và hiện nay ở một số người Việt lưu vong, dù là với hậu ý (arrière-pensée) không ưa gì cụ Hồ...

Nhưng đó lại không phải là chủ đề của bài viết này.

Trở lại với cái tên Hồ Chí Minh, lời truyền miệng dân gian bảo rằng: Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải cụ Nguyễn Sinh Nhậm.

Và dân làng Sen cũng bảo: Thì cứ xem, lần đầu tiên về thăm quê hương, sau cách mạng, sau mấy chục năm xa quê (15-6-1957), từ thị xã Vinh - tỉnh ly. Nghệ An - cu Hồ đã về làng Chùa trước, rồi sau mới sang làng Sen “quê nội”.

Riêng tôi nghĩ, thì cũng phải thôi. Vì như ở trên ta đã thấy, cả một thời thơ ấu của cụ Hồ là gắn bó với quê ngoại làng Chùa, nơi cụ sinh ra và bước đầu lớn lên. Chứ đâu phải làng Sen, là nơi cụ chỉ ở có vài năm, lại là khi đã bắt đầu khôn lớn?

Tôi không muốn có bất cứ kết luận “khoa học” gì về bài viết này. Vì nó không phải là một luận văn khoa học. Đây chỉ là việc ghi lại một số lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh hay là cái khổ tâm, hay là cái “mặc cảm” của một số nhà trí thức Nho gia từ đầu thế kỷ XIV (Trương Hán Siêu, Chu Văn An) đến đầu thế kỷ XX (Nguyễn Sinh Huy) đối với làng quê.

Còn viết lách, thì bao giờ chẳng là chuyện: “thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”.


Tháng 1-1991, Trần Quốc Vượng.
(Trích cuốn Trong cõi của tác giả)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
124.67
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thơ chúc tết của Bác - Sức mạnh tiềm tàng trong tâm hồn rộng mở

Bác ơi!
          Tết đến.
                   Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân...
(Tố Hữu)
Dẫu rằng ước mong đó giờ đây chỉ còn trong tâm khảm, nhưng cứ mỗi độ xuân về, tấm lòng mỗi người con nước Việt lại bùi ngùi khôn xiết. Những vần thơ chan chứa ân tình, tình của núi non sông nước, tình của một tấm lòng cao cả chở che.

Đã thành thông lệ, có lẽ ngàn đời về sau, lời chúc tết của vị Chủ tịch nước gửi tới toàn thể đồng bào trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài sẽ mãi mãi trường tồn. Xuân sang, chúng con khôn nguôi nỗi nhớ Người, vóc dáng hình hài cùng những vần thơ sắt son chất thép. Sự kết tinh của chủ nghĩa anh hùng cao cả trong một tấm lòng bình dị đã lan toả khắp không gian và thời gian, cuộn mình chảy với dòng máu Lạc Hồng.

22 bài thơ chúc Tết của Người là 22 lời kêu gọi sức mạnh đoàn kết và lý tưởng cách mạng cao cả. Ẩn sâu trong những khúc ca hào sảng ấy là một tấm lòng vì nước vì dân. Lần cuối cùng đón xuân cùng nhân dân cả nước ở cõi dương gian này, trái tim Người vẫn không ngừng trào sôi ngọn lửa đấu tranh:
Nǎm qua thắng lợi vẻ vang,
Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
(Thơ chúc tết xuân Kỷ Dậu – 1969)
Thật tự nhiên, những vần thơ ấy đã đi vào lòng người và âm thầm chảy mãi. Khắc giao hoà của đất trời đã hoà chung cùng ước vọng thiêng liêng của cả dân tộc. Ánh trong chất thép rắn chắc ấy là sự dung dị của tứ thơ, của lý tưởng cộng sản vững bền không gì lay chuyển nổi.

Trong quá khứ, mảnh đất này đã là nơi thấm đầy máu và nước mắt của cõi người, với biết bao nỗi thống khổ giữa sự sống và cái chết, giữa gặp gỡ và chia ly. Dòng sông Gianh hiền hoà đã có lúc như một lằn roi quất ngang chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn, cũng chính nó chứng kiến biết bao sự hy sinh của một lớp người bên này bờ Bắc, phía bên kia của bờ Nam. Lòng quật cường của ông cha biết bao đời nay đều hướng tới để xoá bỏ sự cắt chia ác nghiệt đó. 22 lời ca chúc Tết của Bác Hồ là 22 niềm khắc khoải về một ngày thống nhất Bắc – Nam.
Bắc Nam như cội với cành,
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng.
Rồi đây thống nhất thành công,
Bắc Nam ta lại vui chung một nhà.
Mấy lời thân ái nôm na,
Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.
(Thơ chúc tết xuân Giáp Thìn – 1964)
Những vần thơ ấm tình dân tộc, hồn cốt và khí phách ấy đong đầy trong từng câu, từng chữ. Nhịp thơ 6/8 mà Bác Hồ sử dụng thật đắc địa. Trong dáng vẻ hiền hoà của dải đất hình chữ S, trong cõi lòng êm ả của mỗi người mượt mà cùng thời thơ ấu của những lời ru. Ngọn lửa đấu tranh vẫn bừng bừng soi tỏ, hắt sáng lên từng góc cạnh của những tay cày, tay súng xả thân vì đất nước thân yêu.
Xuân về xin có một bài ca,
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi,
Tin mừng thắng trận nở như hoa!
(Thơ chúc tết xuân Đinh Mùi - 1967)
Mãn Giác Thiền Sư (thời Lý) từng có hai câu thơ mà người đời mệnh danh là tuyệt bút:
Những tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Sức sống tiềm tàng của cõi nhân gian được gói gọn trong chỉ có một từ - “XUÂN”. Dẫu rằng mùa xuân đã qua, nhưng hơi ấm cùng vòng xoay vô tận của nó đã đủ sức níu kéo sự sống, níu kéo màu xanh của cỏ cây và điểm tô thế giới bằng những điểm màu của biết bao cánh hoa khoe sắc.

Khoảng cách về thời đại không xoá bỏ niềm rung cảm của mỗi thi nhân. Ngót 1000 năm sau, Bác Hồ “tạo tác” vẻ đẹp của mùa xuân bằng một hình ảnh tịnh tiến:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!
  Toàn thắng ắt về ta!
(Thơ chúc tết xuân Mậu Thân – 1968)
Chất thép trong thơ của Hồ Chủ Tịch đã tạo dáng cho mùa xuân của thời đại một nét quyến rũ rất riêng. Vẻ đẹp ấy không lẻ loi, cô tịch như phần lớn tác phẩm của những tao nhân mặc khách thời kỳ trước; vẻ đẹp ấy khoẻ khoắn, ấm nồng sức trẻ, niềm chung vui chiến thắng của những người chiến sĩ cùng chảy trong mình dòng máu của lý tưởng cộng sản, cùng gánh vai để giải phóng Tổ quốc thân yêu.

Nhìn từ giác độ lý luận, thơ là sự giải toả cảm xúc của các thi nhân. Thơ cũng có những dòng chảy và phân chia nhánh một cách rõ ràng. Ngày trước, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ miêu tả khung cảnh chất phác nơi thôn dã, trong đó dồn nén đến mức cô đặc tâm trạng và tư tưởng của một nhà nho yêu nước. Về sau, Tố Hữu được biết đến trong dòng thơ hiện đại bằng một thuật ngữ: “Nhà thơ trữ tình chính trị”. Và Bác Hồ, với tập thơ “Ngục trung nhật ký” cùng những bài thơ chữ Hán của Người đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trong sự trân trọng của bạn bè khắp năm châu.

Có lẽ, chỉ với những người con nước Việt mới hiểu và cảm được một cách trọn vẹn cả ý, cả tình trong những vần thơ chúc tết của Bác. Tư tưởng và hoài bão của Người là hiện thân của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Thời khắc thiêng liêng của sự giao hoà trong thế giới tự nhiên một lần nữa được nhân lên trong cõi lòng mỗi người đang mang trong mình niềm tin tất thắng.
Kháng chiến lại thêm một nǎm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần,
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.

  Người người thi đua.
  Ngành ngành thi đua.
  Ngày ngày thi đua.
  Ta nhất định thắng.
  Địch nhất định thua.
(Thơ chúc tết xuân Kỷ Sửu – 1949)
Giá trị trường tồn trong những vần thơ của Bác không phải là hiện thân của một vị lãnh tụ. Giá trị ấy ẩn trong một con người bình dị như biết bao những con người đang cầm súng, cầm cày trên khắp đất nước Việt Nam. Ấy là tiếng lòng của những người sống trong lao khổ và đồng lòng đứng lên để thoát khỏi nơi lao khổ.

Xuân sang, chúng con nhớ tới Người, thành kính dâng lên Người vẫn bằng những tấm lòng bình dị:
...Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Bác ơi - Tố Hữu)


Hải Triều
94.11
Chia sẻ trên Facebook