Bùi Bằng Đoàn 裴鵬摶 (19/9/1889 - 13/4/1955) sinh tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình Nho học. Ông nội là tiến sĩ Bùi Tuấn, hàm Thái tử thiếu bảo, từng làm giám khảo các kỳ thi hương, giữ chức Tả tham tri bộ Binh kiêm Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh. Cha là Bùi Tập từng giữ chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hoá. Mồ côi cha mẹ từ rất sớm, cả 6 anh em ông được người chú dượng là Dương Lâm đưa về nuôi dưỡng và dạy học chữ Hán. Ông đỗ cử nhân khoa thi năm 1906, từng làm Tri phủ Xuân Trường, Án sát tỉnh Bắc Ninh, Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình, Thượng thư bộ Hình. Trong mười hai năm ở kinh đô Huế, ông trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh Trung Kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kỳ đều bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra chữ Hán.
Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, vua Bảo Đại xuống chiếu thành lập Chính phủ, ông đã từ chối tham gia Chính phủ, cáo quan về quê. Tuy nhiên, Chính phủ Nam triều đã nhất quyết mời ông ở lại để giữ chức Chánh nhất Toà Thượng thẩm Hà Nội. Khi Cách mạng nổ ra, tổ chức Việt Minh đã tiếp xúc và mời ông làm hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị. Ngày 2-9-1945, ông được mời tham gia dự lễ Tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình. Tháng 1-1946, ông được cử làm trưởng Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Tháng 11-1946, ông được cử làm trưởng Ban thường trực Quốc hội. Năm 1948, ông bị bệnh nặng nên về Liên khu 3 để chữa bệnh. Khi hoà bình lập lại, ông về Hà Nội dưỡng bệnh đến khi qua đời tháng 4-1955.
Bùi Bằng Đoàn 裴鵬摶 (19/9/1889 - 13/4/1955) sinh tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội) trong một gia đình Nho học. Ông nội là tiến sĩ Bùi Tuấn, hàm Thái tử thiếu bảo, từng làm giám khảo các kỳ thi hương, giữ chức Tả tham tri bộ Binh kiêm Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh. Cha là Bùi Tập từng giữ chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hoá. Mồ côi cha mẹ từ rất sớm, cả 6 anh em ông được người chú dượng là Dương Lâm đưa về nuôi dưỡng và dạy học chữ Hán. Ông đỗ cử nhân khoa thi năm 1906, từng làm Tri phủ Xuân Trường, Án sát tỉnh Bắc Ninh, Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình, Thượng thư bộ Hình. Trong mười hai năm ở kinh đô Huế, ông trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh Trung Kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kỳ đều bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra chữ Hán.
Tháng 3-1945,…