☆☆☆☆☆ 384.26
Nước:
Pháp115 bài thơ
13 người thích: habuon7987, Tuấn Khỉ, Dra Kawatashi, Uyên Trường, Nguyen_Thuy040492, What_is_in_a_name, Telromboyog, Fuon, Noble, Duy Phi, Phương Tuấn, Phương Tiểu Di Cô Nương, nevertoheaven_ldr
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 12/10/2006 17:45 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 09/06/2008 15:01 bởi
Cammy Victor Hugo (26/2/1802 - 22/5/1885) tên đầy đủ là Victor Marie Hugo, sinh ở thành phố Besançon nước Pháp, cha ông là một tướng lĩnh quân đội. Còn nhỏ, ông theo cha cùng với mẹ và anh em sống ở đảo Corse, thủ đô Paris, rồi Tây Ban Nha; ông theo học Trường trung học Louis Đại đế ở Paris. Có năng khiếu về thơ rất sớm, 16 tuổi đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do Viện Hàn lâm Toulouse tổ chức. Năm 1822, vua Louis thứ 18 ban thưởng cho ông một khoản trợ cấp sau khi tập thơ đầu tay ra đời, cũng năm ấy ông cưới Adèle Foucher, có 5 người con. Từ 1827 viết lời tựa vở kịch Cromwell đến 1830 trình diễn vở kịch Hermani của ông, ông tự khẳng định là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn văn học. Từ 1830 đến 1840, ông viết tiểu thuyết lớn lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), một số vở kịch khác và nhất là 4 tập thơ Lá thu (1831), Khúc ca hoàng hôn (1835), Tiếng nói bên trong (1837) và Tia sáng và bóng tối (1840). Năm 1833, Juliette Drouet bước vào đời ông, mối quan hệ này kéo dài cho đến khi Juliette mất vào năm 1883, được người đời ca ngợi như một tình yêu chói sáng vượt lên mọi nỗi thăng trầm đầy đoạ. Năm 1841, ông trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm. Năm 1843, sau khi một đứa con gái của ông không may chết đuối, ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị tuy vẫn không thu hẹp hoạt động văn học.
Là Nghị sĩ từ 1848, ông phản đối cuộc đảo chính ngày 2/12/1851 định thủ tiêu nền cộng hoà thiết lập Đế chế thứ 2 của Louis Bonaparte, và phải trốn tránh và đi lưu đầy (ở Brussels, Jersey, Guernesey) cho đến cuối 1870 mới được trở về Paris. Trong gần 20 năm sống lưu vong, ông vẫn lên tiếng ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc và đòi quyền bình đẳng của người da màu. Sức sáng tác của ông càng phong phú mạnh mẽ, một số tác phẩm lớn được viết trong thời kỳ này như Trừng phạt (thơ, 1853), Chiêm ngưỡng (thơ, 1856), Truyền kỳ các thế kỷ (1859-1883), tiểu thuyết Những người khốn khổ (1862)... Ông sau đó là người chứng kiến Công xã Paris bùng nổ, tỏ thiện cảm với các chiến sĩ Công xã, khi Công xã thất bại còn kiên trì vận động đòi ân xá cho họ. Năm 1882, cả nước Pháp long trọng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông. Ông từ trần ngày 22/5/1885, Nhà nước Cộng hoà tổ chức quốc tang và đưa thi hài ông vào Điện Panthéon. Trước đó, ông cho xuất bản 2 tập thơ nữa là Năm khủng khiếp (1872) và Nghệ thuật làm ông (1877). Toàn bộ các tác phẩm của ông toát lên tinh thần nhân đạo rộng lớn, thương yêu cao cả đối với những tầng lớp xã hội nghèo khổ bất hạnh mà ông luôn luôn đứng về phía họ. Ông gần như trọn đời ủng hộ cách mạng, dân chủ, tiến bộ.
Victor Hugo (26/2/1802 - 22/5/1885) tên đầy đủ là Victor Marie Hugo, sinh ở thành phố Besançon nước Pháp, cha ông là một tướng lĩnh quân đội. Còn nhỏ, ông theo cha cùng với mẹ và anh em sống ở đảo Corse, thủ đô Paris, rồi Tây Ban Nha; ông theo học Trường trung học Louis Đại đế ở Paris. Có năng khiếu về thơ rất sớm, 16 tuổi đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do Viện Hàn lâm Toulouse tổ chức. Năm 1822, vua Louis thứ 18 ban thưởng cho ông một khoản trợ cấp sau khi tập thơ đầu tay ra đời, cũng năm ấy ông cưới Adèle Foucher, có 5 người con. Từ 1827 viết lời tựa vở kịch Cromwell đến 1830 trình diễn vở kịch Hermani của ông, ông tự khẳng định là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn văn học. Từ 1830 đến 1840, ông viết tiểu thuyết lớn lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), một số vở kịch khác và nhất…
- “Hãy yêu nữa, yêu nhau mãi mãi...” “Aimons toujours! aimons encore...”
- “Đêm ấy trời mưa, nước triều dâng cao...” “Cette nuit, il pleuvait, la marée était haute...”
- “Cô gái đã cởi giày và bỏ mũ...” “Elle était déchaussée, elle était décoiffée...”
- “Ơi nước Pháp! lúc ngươi quỳ gối...” “France! à l’heure où tu te prosternes...”
- “Anh đã hái hoa này trên đồi tặng em...” “J’ai cueilli cette fleur pour toi sur la colline...”
- “Sống cùng chốn người thương...” “Je respire où tu palpites...”
- “Bông hoa đáng thương nói với bướm trời...” “La pauvre fleur disait au papillon céleste...”
- “Thi sĩ về thôn quê...” “Le poëte s’en va dans les champs...”
- “Đàn bà trên trái đất...” “Les femmes sont sur la terre...”
- “Thơ anh rời trang giấy...” “Mes vers fuiraient, doux et frêles...”
- “Chúng tôi vào vườn hái trái anh đào...” “Nous allions au verger cueillir des bigarreaux...”
- “Đúng, tôi là người mơ mộng...” “Oui, je suis le rêveur…”
- “Vì anh đã đặt môi lên mái tóc em...” “Puisque j’ai mis ma lèvre à ta coupe encor pleine...”
- “Thuở ấy chúng tôi cùng ở...” “Quand nous habitions tous ensemble...”
- “Hãy thổi vang, thổi vang, hỡi kèn đồng tư tưởng...” “Sonnez, sonnez toujours, clairons de la pensée...”
- “Bỗng một ngày tới người nghệ sĩ hào phóng...” “Un jour vient où soudain l’artiste généreux...”
- “Tới đây nào! cây sáo vô hình...” “Viens! - une flûte invisible...”
- “Em hãy trông, cành cây kia...” “Vois, cette branche est rude...”
- 15 tháng hai 1843 15 février 1843
- Tặng Jan À Jeanne
- Gửi sự tuân thủ thụ động À l’obéissance passive
- Gửi sự tuân thủ thụ động À l’obéissance passive
- Gửi bà mẹ của em bé qua đời À la mère de l’enfant mort
- Gửi Rôxita À Rosita
- Gửi một người đàn bà A une femme
- Lời khuyên con lúc xuất giá À une jeune mariée
- Hiện hình Apparition
- Sau trận đánh Après la bataille
- Ngỏ cùng nhân dân Au peuple
- Cây ghi-ta khác Autre guitare
- Xưa, tôi đã gặp Ferdousi Autrefois, j'ai connu Ferdousi
- Bruych-xen, đêm 27 tháng Năm Bruxelles. - Nuit du 27 Mai
- Đêm C'est la nuit
- Cái chết là gì Ce que c'est que la mort
- Người đang sống (trích) Ceux qui vivent (extrait)
- Bài ca (Kẻ đi đày nay nghĩ gì đây?) (trích) Chanson (A quoi ce proscrit pense-t-il ?) (extrait)
- Bài ca (Chim mẹ đâu? đã chết rồi) Chanson (La femelle? elle est morte )
- Bài ca (Ly hương, hãy nhìn những bông hồng) Chanson (Proscrit, regarde les roses)
- Bài ca (Uy thế y chói loà lịch sử) Chanson (Sa grandeur éblouit l'histoire)
- Bài ca (Nếu không có gì cần nói) Chanson (Si vous n'avez rien à me dire)
- Chọn giữa hai kẻ qua đường Choix entre deux passants
- Sáng trăng Clair de lune
- Cuộc đối chất Confrontations
- Trong bóng tối Dans l’ombre
- Ngày mai, khi rạng đông Demain, dès l’aube
- Khoảng trời quang Éclaircie
- Viết trong thời lưu vong Écrit en exil
- Églogue
- Mộ chí Épitaphe
- Nàng Ê-va Ève
- Ngụ ngôn hay lịch sử Fable ou histoire
- Chức trách của nhà thơ (trích) Fonction du poète (extrait)
- Georges và Jeanne (trích) Georges et Jeanne (extrait)
- Homo duplex
- Tụng ca Hymne
- Trời lạnh Il fait froid
- Cảnh trong nhà Intérieur
- Jan phải phạt ăn bánh nhạt Jeanne était au pain sec
- Đời vui Joyeuse vie
- Đời vui Joyeuse vie
- Nghệ thuật với nhân dân L'art et le peuple
- Chiếc máy chém L'échafaud
- Kẻ lưu vong thoả mãn L'exilé satisfait
- Con người ấy đã cười L'homme a ri
- Mùa thu L’automne
- Em bé L’enfant
- Lương tâm La conscience
- Trăng La lune
- Người mẹ bảo vệ con thơ La mere qui defend son petit
- Giấc ngủ trưa La sieste
- Lazzara
- Bài ca của những người đi biển Le chant de ceux qui s’en vont sur mer
- Chiếc áo bào Le Manteau impérial
- Ông lão ăn mày Le mendiant
- Cây đèn biển Le phare
- Chiếc bình vỡ Le pot cassé
- Vụ xử án cách mạng Le procès à la révolution
- Những hiệp sĩ lang thang Les chevaliers errants
- Lũ trẻ tóc vàng hoe Les enfants lisent, troupe blonde
- Thư gửi người phụ nữ (trích) Lettre à une femme (extrait)
- Tự do Liberté
- Lise
- Khi bóng trẻ thơ xuất hiện Lorsque l'enfant paraît
- Tháng năm nở đầy hoa Mai tout en fleurs
- Hai con gái tôi Mes deux filles
- Nỗi khốn cùng Misère
- Tuổi thơ tôi Mon enfance
- Đêm tháng sáu Nuits de juin
- Biển đêm Oceano nox
- Ôi! khi anh ngủ Oh! quand je dors
- Vậy đâu là hạnh phúc? Où donc est le bonheur?
- Lời trong bóng tối Paroles dans l'ombre
- Pétrarque
- Vì sao các vĩ nhân đau khổ? Pourquoi les grands hommes sont malheureux?
- Những chuyến dạo chơi trên núi - Chuyến dạo chơi thứ 3 Promenades dans les rochers - Troisieme promenade
- Ra-căng Racan
- Tôn giáo Religio
- Gặp gỡ Rencontre
- Gặp một em bé lượm củi Rencontre d'une belle fagotière
- Mơ mộng của khách qua đường về một ông vua (trích) Rêverie d’un passant à propos d’un roi (extrait)
- Rôngxa Ronsard
- Chiều, mùa gieo giống Saison des semailles, le soir
- Trời tà Soleils couchants
- Trời tà Soleils couchants
- Ngôi sao Stella
- Trên chiến luỹ Sur une barricade
- Đây, thưa ngài chánh án Tenez, mon président
- Nỗi buồn của Ôlanhpiô Tristesse d’Olympio
- Lời cuối cùng (trích) Ultima verba (extrait)
- Một chiều khi tôi nhìn trời Un soir que je regardais le ciel
- Một thiếu phụ đã kể chuyện này Une femme m'a dit ceci
- Trên sườn đất... Une terre au flanc...
- Dương cúc Unité
- Tôi đã đến, đã thấy, đã sống Veni, vidi, vixi
- Mạnh hơn nam nhi Viro major