☆☆☆☆☆ 184.67
Nước:
Trung Quốc (
Cận đại)
81 bài thơ,
2 bài dịch
12 người thích: PHƯƠNG, 1235, What_is_in_a_name, Hoa Sơn Dã, Duy Phi, Trang.enji.1112, ngô cẩm ly, vothicamgiang222, qualechamchi, Phương Tiểu Di Cô Nương, Oneshot Vat, Kính Hoa Thuỷ Nguyệt
Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 04/06/2008 01:42 bởi
hongha83, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 17/03/2009 21:30 bởi
hongha83 Lỗ Tấn 鲁迅 (1881-1936), danh nhân văn hoá thế giới, tên thật là Chu Thụ Nhân 周树人, tự Dự Tài 豫才, quê huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Lỗ Tấn sinh trong một gia đình quan lại đã sa sút. Cha của ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thuỵ. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua vệc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ. Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thuỷ sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc. Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường Đại học Tiên Đài. Năm 1906, ông thôi học và bắt đầu hoạt động văn nghệ bằng việc dịch và viết một số tiểu luận giới thiệu các tác phẩm văn học châu Âu như thơ Puskin, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Jules Verne. Năm 1909, vì hoàn cảnh gia đình, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông dạy ở trường trung học Thiệu Hưng và có làm hiệu trưởng trường sư phạm Thiệu Hưng một thời gian. Từ 1920 đến 1925, Lỗ Tấn làm việc tại các trường Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm Bắc Kinh và Đại học nữ Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1926, ông tới Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và làm việc tại trường Đại học Hạ Môn. Đầu năm 1927, Lỗ Tấn đến Quảng Châu, làm trưởng phòng giáo vụ kiêm chủ nhiệm khoa văn của trường Đại học Trung Sơn. Tháng 10 năm 1927, ông rời Quảng Châu tới Thượng Hải và ở lại đây đến lúc qua đời (1936).
Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được đông đảo bạn đọc đón nhận và hầu hết các tác phẩm chủ yếu của ông đã được dịch ra tiếng Việt (truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn). Riêng về thơ, toàn bộ 75 bài của ông cũng đã được giới thiệu và dịch ở Việt Nam.
Tác phẩm:
- Gào thét (truyện ngắn)
- Bàng hoàng (truyện ngắn)
- AQ chính truyện (truyện ngắn)
- Cỏ dại (thơ văn xuôi, NXB Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 2006)
- Thơ Lỗ Tấn (Phí Trọng Hậu, Phan Văn Các giới thiệu, dịch và chú giải)
- Chuyện cũ viết lại (tạp văn)
- Tạp văn Lỗ Tấn
Lỗ Tấn 鲁迅 (1881-1936), danh nhân văn hoá thế giới, tên thật là Chu Thụ Nhân 周树人, tự Dự Tài 豫才, quê huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Lỗ Tấn sinh trong một gia đình quan lại đã sa sút. Cha của ông là Chu Bá Nghi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ của ông là Lỗ Thuỵ. Bà đã sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn qua vệc bà kể cho ông nghe nhiều truyện cổ dân gian. Lỗ Tấn là bút danh ông lấy từ họ mẹ. Năm 1899, ông đến Nam Kinh theo học ở Thuỷ sư học đường (trường đào tạo nhân viên hàng hải). Hai năm sau, ông thi vào trường Khoáng lộ học đường (đào tạo kỹ sư mỏ địa chất). Năm 1902, Lỗ Tấn du học Nhật Bản, tại đây ông tham gia Quang Phục hội, một tổ chức yêu nước của người Trung Quốc. Sau hai năm học tiếng Nhật, năm 1904, ông chính thức vào học ngành y ở trường…
Thơ dịch tác giả khác