Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 09/12/2018 10:47 bởi
Vanachi Huỳnh Tịnh Của (1830-1908) hay Huình Tịnh Của hay còn gọi là Paulus Của (Paulus ở đây đọc là Phao-lô), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hoá học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ.
Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia. Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn.
Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, đa số các tác phẩm của ông được viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp. Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bản báo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận.
Tiếp nhận ảnh hưởng văn hoá phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hoá phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.
Ông là một trong số ít người Tây học đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hoá phương Đông cổ truyền. Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có công xây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở Nam Kỳ. Ông mất năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa.
Huỳnh Tịnh Của sáng tác cả thảy khoảng 17 tác phẩm. Có thể xếp chúng thành hai loại: loại biên khảo và loại phiên âm.
Loại biên khảo có nội dung phổ biến kiến thức hoặc sưu tầm phóng tác các tác phẩm đời trước, bao gồm:
- Chuyện giải buồn, 2 tập, 112 truyện (in năm 1880 và 1885)
- Maximes et proverbes (1882)
- Gia lễ (1886)
- Bác học sơ giai (1887)
- Quan chế (1888)
- Ðại Nam quấc âm tự vị, 2 cuốn (1895 và 1896)
- Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1897)
- Câu hát góp (1904)
- Ca trù thể cách (1907)
Loại phiên âm, chuyển sang quốc ngữ những chuyện Nôm xưa của các tác gia đời trước, bao gồm:
- Quan âm diễn ca (in năm 1903)
- Trần Sanh diễn ca (1905)
- Chiêu Quân cống Hồ truyện (1906)
- Bạch Viên Tôn Các truyện (1906)
- Văn Doanh diễn ca (1906)
- Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện (1906)
- Thơ mẹ dạy con (1907)
- Tống Tử Vưu truyện (1907)
Đa số các sách trên đều đã thất truyền, chỉ còn tìm lại được ba cuốn là Ðại Nam quốc âm tự vị, Chuyện giải buồn và Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.
Huỳnh Tịnh Của (1830-1908) hay Huình Tịnh Của hay còn gọi là Paulus Của (Paulus ở đây đọc là Phao-lô), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hoá học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ.
Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia. Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Ngoài công việc của một viên chức chính phủ, ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký…