Xưa ấy có tên Vương Sanh cũng là con nhà thế gia, từ nhỏ mộ đạo, nghe núi Lao Sơn có tiên nhiều, bèn đội níp qua đó. Trèo lên chót núi thấy có am tự vắng vẻ, ở trong có một thầy đạo sĩ ngồi chiếu lát, diện mạo đẹp đẽ; hỏi chuyện thì thầy đạo sĩ nói nhiều lẽ cao xa, Vương Sanh bèn xin làm học trò.

Thầy đạo sĩ nói e nhà ngươi chịu khó không đặng. Vương Sanh quả quyết nói chuyện chi khó nhọc cũng làm đặng. Đến chiều tối học trò về đông, Vương Sanh thấy đều xá mỗi một trò, rồi ở lại đó. Trời vừa rựng sáng thầy đạo sĩ kêu Vương Sanh trao cho một cái búa, biểu đi theo học trò mà đốn củi.

Vương Sanh vâng lãnh búa đi hái củi hơn một tháng, tay chơn sưng trầy khốn cực chịu không đặng, trong ý muốn trở về. Đêm kia đi lấy củi về, thấy có hai người tới uống rượu cùng thầy, trời tối trong nhà chưa thắp đèn, thầy lấy một tấm giấy cắt làm mặt kính dán vào trong vách, giây phút mặt trăng mọc lên sáng sốt chiếu cả nhà, các học trò nhảy nhót hầu hạ xung quanh.

Một người khách nói: “Trăng thanh đêm toại, chẳng lẽ vui một mình”, liền vói lên trên ghế lấy một bầu rượu, biểu học trò chia nhau mà uống cho say. Vương Sanh nói trong mình cái hồ nhỏ mà phân chia sao cho đủ.

Khi ấy mỗi trò đều kiếm chén, lật đật giành nhau mà rót, sợ hết rượu đi, té ra rót hoài cũng có hoài, đều lấy làm lạ với nhau.

Rồi đó người khách thưa hai nói nhờ ơn cho mặ trăng soi sáng, lẽ phải đòi nàng Hằng Nga xuống mới vui. Nói rồi liền lấy một chiếc đũa quăng vào trong mặt trăng, xảy thấy một gái xinh tốt ở trong mặt trăng đi ra, hồi mới ra không đầy một hước, xuống vừa tới đất thì cao bằng người ta, lưng eo, cổ nhỏ, múa hát dịu dàng, rồi nhảy lên trên ghế, ai nấy lấy làm lạ, bỗng chúc hườn lại chiếc đũa, ba ông đều cả cười.

Một ôn lại rằng: “Đêm nay vui vẻ cũng nên vào cung trăng mà yến ẩm cùng nhau.”

Nói rồi ba ông đều vào trong mặt trăng, học trò đều thấy ba ông ngồi uống rượu như hình trong kiếng. Cách một hồi mặt trăng lờ, học trò thắp đèn đem ra, thì còn có một mình thầy đạo sĩ, hai người kia đi đâu mất, thấy trên ghế còn đồ ăn, trên vách thì có một miếng giấy tròn như hình mặt kính mà thôi.

Ông đạo sĩ hỏi học trò uống có vừa không? Học trò đều thưa uống no đủ. Ông đạo sĩ nói: “Uống no đủ thì phải đi ngủ cho sớm, đến mai còn phải đi hái củi.”

Các học trò lui ra, Vương Sanh mầng thầm không còn nghĩ tới sự về.

Ngày kia Vương Sanh thấy công việc một ngày một khổ, mà thầy cũng chẳng truyền nghề gì cho, tính đợi chờ cũng mỏi, mới từ giã mà rằng: “Kẻ môn đệ ở xa xuôi, tìm tới thầy mà học phép tiên, dầu chẳng đặng phép trường sanh, miễn là học đặng nghề chi nhỏ mọn cũng thoả tấm lòng; nay theo thầy đã hơn ba tháng, chẳng qua là học mọt nghề làm củi, sớm đi tối về, thiệt ở nhà tôi cả đời chưa tầng chịu cựa như vậy.”

Thầy đạo sĩ cười mà nói rằng: “Ấy ta nói nhà ngươi chịu cực không đặng, quả có như vậy, thôi đợi sáng ngày ta cho nhà ngươi về.”

Vương Sanh rằng: “Tôi lên làm việc vàn cũng đã lâu ngày, xin thầy nghĩ lại mà cho tôi một chút phép chi cho khỏi sự luống công vô ích.”

Thầy đạo sĩ hỏi: “Nhà ngươi muốn phép gì?”

Vương Sanh thưa rằng: “Tôi thấy thầy muốn đi đâu thì đi, phên vách cũng không ngăn trở được, như cho tôi được phép ấy thì cũng đã đủ.”

Thầy đạo sĩ cười, chịu cho, bèn truyền mấy câu chú, biểu Vương Sanh đọc lấy một mình. Thầy hô vào, Vương Sanh trở mặt vào vách mà không dám vào. Thầy hô: “Vào thử coi”. Vương Sanh bước chậm rãi đi vào tới vách dội lại. Thầy hô cúi đầu chạy xông vào đừng giục dặc.

Vương Sanh lui ra ít bước chạy sấn vào tới vách, sướt qua như không có vách, ngó lại thấy quả mình ở bên kia vách, mầng lắm vào tạ thầy mà về. Thầy dạy về phải giữ mình thanh tịnh, bằng không thì không hiệu đó; rồi đó thầy đem tiền gạo cấp cho Vương Sanh về đường.

Vương Sanh về tới nhà khoe khoang với vợ, nói: “Tao học đặng phép tiên hay quá, dầu là vách đá, tao cũng đi xuyên qua thong thả.”

Vợ không tin, Vương Sanh làm thử cho vợ coi, bèn lui ra ít bước, chạy đâm sầm vào vách; té ra đụng vách té ngửa ra, bất tỉnh nhơn sự, vợ đỡ dậy thì trán u lên một cục bằng cái trấng vịt. Vợ cười nói là phép mọc sừng, Vương Sanh mất cở chửi lão đạo sĩ dạy bậy.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]