Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 31/10/2018 23:18 bởi
Vanachi Trúc Khê (22/5/1901 - 26/8/1947) tên thật là Ngô Văn Triện, các bút danh khác Cấm Khê, Kim Phượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Việt Nam, xuất thân trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Năm lên 6 tuổi, ông học chữ Hán với một ông đồ ở trong làng. Năm 11 tuổi, ông học quốc ngữ ở trường Pháp-Việt, tự học thêm tiếng Pháp, đồng thời vẫn tiếp tục học chữ Hán, dù sau này triều đình Huế đã bỏ thi khoa cử. Vừa học, vừa đi chăn trâu, đến năm 16-17 tuổi, ông đi làm thợ đan đăng ten rồi sang làm thợ đóng sách ở nhà in Thực Nghiệp, Hà Nội.
Năm 19 tuổi, bài viết đầu tay của ông, Cải lương hương tục, được đăng trên tờ Trung Bắc tân văn năm 1920. Năm 1926, ông vào làm trong ban biên tập của Thực nghiệp dân báo. Khoảng năm 1927, ông dự định tìm người đồng chí hướng thành lập đảng Tân Dân, chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng khi gặp Phạm Tuấn Tài, ông theo nhóm Nam Đồng thư xã; rồi sau nữa, khi Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, ông theo đảng phái này.
Năm 1928, Trúc Khê mở Trúc Khê thư cục ở trên gác nhà số 196 phố Hàng Bông, Hà Nội, để tự xuất bản sách của mình. Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hoả Lò, Hà Nội, nhận án 2 năm tù treo và 5 năm quản thúc. Ra tù, ông theo hẳn nghề báo. Năm 1933, ông làm chủ bút báo Bắc Hà. Năm 1934, ông làm chủ bút báo Thương mại. Từ 1935, ông chuyên viết cho các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn... Từ năm 1941, ông còn viết cho các báo Tri tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích hữu, Dân báo, Khuyến học, Tri tân, Quốc gia, Truyền bá, Đông phương nhật báo, v.v... Mặt khác, từ năm 1937 đến 1945, ông còn trước tác, dịch thuật và biên khảo khoảng 60 cuốn sách. Năm 1941 đến 1945, ông tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ tại Hà Nội.
Năm 1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình lên ở Trại Ro, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ở đây, ông giao liên đưa lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng chưa kịp đi thì lâm bệnh nặng rồi mất tại nơi đó. Trong hơn 20 năm cầm bút Trúc Khê đã để lại gần 60 tác phẩm, không kể các bài bình luận, biên khảo đăng rải rác trên các báo. Năm 2005, UBND Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, nối đường Nguyễn Chí Thanh với phố Vũ Ngọc Phan.
Trúc Khê (22/5/1901 - 26/8/1947) tên thật là Ngô Văn Triện, các bút danh khác Cấm Khê, Kim Phượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Việt Nam, xuất thân trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Năm lên 6 tuổi, ông học chữ Hán với một ông đồ ở trong làng. Năm 11 tuổi, ông học quốc ngữ ở trường Pháp-Việt, tự học thêm tiếng Pháp, đồng thời vẫn tiếp tục học chữ Hán, dù sau này triều đình Huế đã bỏ thi khoa cử. Vừa học, vừa đi chăn trâu, đến năm 16-17 tuổi, ông đi làm thợ đan đăng ten rồi sang làm thợ đóng sách ở nhà in Thực Nghiệp, Hà Nội.
Năm 19 tuổi, bài viết đầu tay của ông, Cải lương hương tục, được…
Thơ dịch tác giả khác