Nguyễn Hữu Tiến (5/3/1901 - 28/8/1941) tên thật là Trương Xuân Trinh, còn gọi là Thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, là xứ uỷ viên Nam Kỳ, một nhà cách mạng và là Đảng viên cộng sản Việt Nam. Ông được cho là là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam.
Ông sinh tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên (nay là phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1931, ông bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị khác là Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ vượt ngục trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sỹ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940.
Tuy nhiên, khi chưa kịp nhìn thấy lá cờ của mình tung bay, ngày 30-7-1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam (cùng với Nguyễn Thị Minh Khai). Khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại, đàn áp đẫm máu và bị khủng bố rất tàn bạo. Thực dân Pháp đưa ông và nhiều yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập,... xử bắn ngày 28-8-1941.
Lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến đã lan rộng ra và trở thành cờ hiệu của phong trào Việt Minh. Tại Hội nghị Tân Trào chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Quốc dân đại hội đã nhất trí chọn lá cờ của Nguyễn Hữu Tiến làm Quốc kỳ của đất nước Việt Nam độc lập.
Nguyễn Hữu Tiến (5/3/1901 - 28/8/1941) tên thật là Trương Xuân Trinh, còn gọi là Thầy giáo Hoài hay Hai Bắc Kỳ, là xứ uỷ viên Nam Kỳ, một nhà cách mạng và là Đảng viên cộng sản Việt Nam. Ông được cho là là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam.
Ông sinh tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên (nay là phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Năm 1927, ông tham gia tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1931, ông bị bắt và bị đưa ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1935, ông cùng một số tù chính trị khác là Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ vượt ngục trở về đất liền, hoạt động cách mạng tại Nam Bộ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ hiệu để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã…