Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 27/05/2006 03:45 bởi
Vanachi Hồ Tông Thốc 胡宗鷟 (có nơi chép 胡宗簇), chưa rõ năm sinh và năm mất, là nhà khoa bảng, danh sĩ đời Trần Duệ Tông, sống vào thế kỷ XIV. Quê ông ở xã Kẻ Cuồi, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong khoảng những năm Thiệu Khánh đời Trần Nghệ Tông (1370-1372), Hồ Tông Thốc thi đậu Trạng nguyên khi 17 tuổi, làm quan đến chức Hàn lâm học sĩ. Ông cũng từng làm An phủ sứ và đã có lần đi sứ Trung Quốc. Ông là nhà khoa bảng nổi tiếng và là nhà văn hoá có nhiều đóng góp làm giàu thêm vốn văn hoá của dân tộc Việt Nam, là “Tam đại trạng nguyên” (trạng nguyên của ba triều) Trần, Hồ, Hậu Lê. Vào những năm cuối niên hiệu Xương Phù đời Trần Phế Đế (1377-1388), Hồ Tông Thốc được thăng nhiều lần, đến chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, rồi Trung thư lệnh. Khi nhà Hồ (1400-1407) lên nắm quyền, Hồ Tông Thốc về hưu và mất ở nhà, thọ hơn 80 tuổi.
Tác phẩm: Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Hồ Tông Thốc có soạn các tác phẩm sau đây: Việt sử cương mục, Thảo nhàn hiệu tần tập, Việt Nam thế chí, Phú học chỉ nam, Thảo nhân hiệu tấn thi tập. Ngoài ra, ông còn hiệu đính Hình thế địa mạch ca do Trần Quốc Kiệt biên soạn. Nhưng những tác phẩm nói trên của ông đều bị thất lạc, cho đến nay mới chỉ tìm thấy 1 bài thơ và 2 bài văn xuôi.
Hai chữ “Việt Nam” trong niên hiệu theo các sử gia đã xuất hiện đầu tiên trong tiêu đề cuốn Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, ghi chép về các đời ở nước ta.
Hồ Tông Thốc 胡宗鷟 (có nơi chép 胡宗簇), chưa rõ năm sinh và năm mất, là nhà khoa bảng, danh sĩ đời Trần Duệ Tông, sống vào thế kỷ XIV. Quê ông ở xã Kẻ Cuồi, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong khoảng những năm Thiệu Khánh đời Trần Nghệ Tông (1370-1372), Hồ Tông Thốc thi đậu Trạng nguyên khi 17 tuổi, làm quan đến chức Hàn lâm học sĩ. Ông cũng từng làm An phủ sứ và đã có lần đi sứ Trung Quốc. Ông là nhà khoa bảng nổi tiếng và là nhà văn hoá có nhiều đóng góp làm giàu thêm vốn văn hoá của dân tộc Việt Nam, là “Tam đại trạng nguyên” (trạng nguyên của ba triều) Trần, Hồ, Hậu Lê. Vào những năm cuối niên hiệu Xương Phù đời Trần Phế Đế (1377-1388), Hồ Tông Thốc được thăng nhiều lần, đến chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, rồi Trung thư lệnh. Khi nhà Hồ (1400-1407)…