Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 29/07/2018 14:58 bởi
Vanachi Bùi Nguyễn Trường Kiên tên thật là Nguyễn Hữu Hà, quê xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ học tại Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, cử nhân báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng là giảng viên Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông của Đại học Văn Lang (TP Hồ Chí Minh), nay đã nghỉ hưu. Ông từng cộng tác tại các báo Tuổi trẻ, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Vietnamnet, Logistics Vietnam, Người làm báo. Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn, thơ từ 1979 và đăng trên các báo Tuyến đầu, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Tiền phong, Sài Gòn giải phóng, Người lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ.
Tác phẩm:
- Cơn giông chiều mùa hạ (truyện dài, NXB Trẻ, 1991)
- Mưa ngâu tháng bảy (truyện dài, NXB Trẻ, 1991)
- Cuộc gặp gỡ lúc không giờ (tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 1995)
- Sau lưng ảo ảnh (thơ, NXB Trẻ, 1995)
- 1001 tình huống (tập sách tư vấn tâm lý, 2 tập, NXB TP Hồ Chí Minh, 1996)
- Gửi lời cho gió mang đi (thơ, NXB Trẻ, 1997)
- Quê nhà nỗi nhớ (thơ, NXB Trẻ, 2002)
- Phù sa tháng ba (trường ca, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2010)
- Ru cho một thuở (thơ, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015)
- Cỏ ơi (thơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017)
Giải thưởng:
- Đã nhận 11 giải thưởng báo chí
- 4 giải thưởng văn học (truyện ngắn, thơ)
Bùi Nguyễn Trường Kiên tên thật là Nguyễn Hữu Hà, quê xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, tốt nghiệp cử nhân ngôn ngữ học tại Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, cử nhân báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng là giảng viên Khoa Quan hệ công chúng và truyền thông của Đại học Văn Lang (TP Hồ Chí Minh), nay đã nghỉ hưu. Ông từng cộng tác tại các báo Tuổi trẻ, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Vietnamnet, Logistics Vietnam, Người làm báo. Ông bắt đầu sáng tác truyện ngắn, thơ từ 1979 và đăng trên các báo Tuyến đầu, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Tiền phong, Sài Gòn giải phóng, Người lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ.
Tác phẩm:
- Cơn giông chiều…