Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 10/03/2007 10:42 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 02/08/2007 10:55 bởi
Vanachi Truyện này do một tác giả vô danh Việt Nam dựa theo cốt truyện Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai, một cuốn luân lý tiểu thuyết của người Tàu, diễn theo thể văn lục bát của ta, cũng lấy nhan đề là Nhị độ mai, vì trong truyện có đoạn hoa mai nở hai lần, được truyền làm giai thoại. Truyện gồm có 2816 câu không kể thơ có thể tóm tắt chia ra làm 7 hồi:
I. Mai Công thăng quan:
Đời Đường Đức Tông (780-805) có Mai Bá Cao, tri huyện Lịch thành, vốn người thanh liêm trung trực. Bấy giờ trong triều có hai gian thần là Lư Kỷ, Hoàng Tung, ông vốn căm ghét, chỉ mong có dịp sẽ ra tay trừ khử. Thì bỗng có chiếu chỉ được thăng chức Lại khoa cấp sự, ông bèn nhất định cùng bọn Lư, Hoàng một còn một mất; cho vợ con về quê quán, chỉ đem một gia đinh là Mai Bạch đi theo.Khi sắp lai kinh, ông dặn dò phu nhân, công tử, các nha lại và yên ủi dân hạt Lịch thành rất là cảm động.
II. Mai Công ngộ hại:
Về đến Kinh, sau khi bệ kiến, ông qua Tướng phủ định vào chào, nhưng quan hầu đòi lễ trình, ông giận mắng, trở về, không vào nữa. Cách mấy bữa Lư Kỷ mở tiệc thọ sáu mươi, bất đắc dĩ ông phải đến mừng, nhưng lễ mừng chỉ có vài cân miến, mấy cây sáp; lúc tiếp chuyện, ông có ý chỉ trích mạt sát, Lư Kỷ căm tức, lập tâm hãm hại. Nhân có giặc Thát phạm cõi, Lư Kỷ mật tâu vu cho Mai công giao thông với giặc. Vua Đường truyền đem chém, Lư Kỷ xin đợi cho rõ tang chứng. Rồi một buổi triều, Lư tâu xin cử Phùng Lạc Thiên và Trần Đông Sơ là hai bạn của Mai Công đi đánh giặc Thát. Ông khải tâu hai văn thần không quen việc binh, vả giặc Thát không cần phải đánh, chỉ đem thóc kho phát cho dân đói và chém đầu hai gã Lư, Hoàng, để trừ kẻ gian thần làm lầm việc nước, khắc là giặc Thát qui hàng. Vì đã tin lời Lư Kỷ tâu lót trước vua Đường nổi giận, cho là Mai công vì giặc hoãn binh, bèn truyền đem hành hình và cách chức họ Trần, họ Phùng; lại ra mật lệnh truy nã cả nhà họ Mai, đều là do thủ đoạn thâm độc của Lư Kỷ.
III. Mai phu nhân cùng công tử lánh nạn:
Sau khi Mai công đã bị hành hình, gia đinh là Mai Bạch trốn về báo tin, chẳng may giữa đường mắc bệnh chết. Nhờ có Đồ Thân phi báo, Mai phu nhân cùng công tử trốn thoát. Phu nhân có em ruột làm quan ở Sơn đông, liền đến nương náu. Còn công tử Mai Lương Ngọc thì cùng đầy tớ là Vương Hỉ Đồng định đến lánh nạn ở nhà bố vợ chưa cưới là Hầu Loan, đương làm tri huyện Nghi trưng. Muốn thử bụng họ Hầu, Hỉ Đồng mặc giả làm Mai sinh, vào kể tình đầu. Hầu Loan trở mặt sai bắt, đợi giải nộp để lấy công. Đã bọc sẵn gói thuốc độc, Hỉ Đồng tự tử thay Mai sinh; chàng lẻn đắp mả Hỉ Đồng rồi lánh đi, vơ vẩn đến một cảnh chùa, nghĩ thấy cực thân, liền tự ải trên cành cây; may có nhà sư cứu sống, nuôi cho ở chùa, giúp việc trồng cảnh vun hoa.
IV. Hoa mai nở hai lần:
Trong khi ở chùa Mai sinh nhận tên là Hỉ Đồng. Một hôm Trần Đông Sơ, chính là em nhà sư, sang chơi chùa, thấy vườn cảnh của nhà chùa tươi đẹp, bèn xin nhà sư đem Mai sinh về làm vườn. Hôm giỗ đầu Mai công, Trần công nhớ thương bạn cũ, sửa lễ cúng ở ngoài vườn, khấn thầm: nếu họ Mai còn có dòng dõi nên người thì hoa mai nở bội thường. Không ngờ đêm ấy mưa to gió lớn, hoa mai rụng hết. Trần công chán nản cuộc đời, định theo anh xuất gia đầu phật. Con gái là Hạnh Nguyên can không được, nàng xin cầu khấn cho hoa mai nở hai lần. Ba hôm sau, hoa mai lại nở, so với lần trước có phần mỹ mãn hơn. Trần công mừng, truyền làm tiệc thưởng mai vịnh thơ. Bỗng thấy trên vách hoa đình đã có thơ đề, hỏi ra thì là của Hỉ Đồng, mọi người cứ theo đó hoạ vần; từ đấy Hỉ Đồng được biệt đãi. Sau vì có sự tò mò của một đứa ở gái, mới rõ Hỉ Đồng chính là Mai công tử. Ông bà Trần Đông Sơ bàn nhau gả Hạnh Nguyên cho Mai Lương Ngọc, nhưng còn giữ kín, “bảng vàng rõ mặt, đuốc hoa định ngày”.
V. Nhà họ Trần tan nát:
Trần công tuy đã bị cách quan, Lư Kỷ vẫn còn căm ghét, vì là phe trung trực. Bấy giờ có nước Sa đà động binh, Lư tâu bắt con gái Trần công là Hạnh Nguyên đi cống. Đi đến Lạc nhạn đài, Hạnh Nguyên gieo mình tự tận, trôi giạt vào nhà Châu Bá Phù, được nhận làm con gái nuôi, cùng ở với Châu tiểu thư là Vân Anh. Về phần Trần công, sau khi Hạnh Nguyên đi cống Hồ, thì ông bị bắt giam, lại bị truy nã cả gia quyến. Mai sinh cùng Xuân sinh, con trai Trần công, đi tiễn Hạnh Nguyên, được tin chạy trốn, giữa đường gặp cướp, hai người lạc nhau.
VI. Cuộc gặp gỡ của Mai Sinh, Xuân Sinh:
Mai sinh bị cướp bóc lột, ngồi ở bờ sông, bỗng có quan thuyền trẩy qua bị bắt xuống xét hỏi. Thì ra là Phục Lạc Thiên về Kinh phục chức. Mai sinh không dám nói thực, liền khai tên là Mục Vinh. Sau được Phùng công đề cử theo giúp việc quan Tuần án Hà nam là Châu Bá Phù. Châu thấy Mục Vinh có tài văn chương, mới cho chàng về quê học tập để đi thi, viết thư kín cho phu nhân, định sẽ gả Vân Anh cho chàng. Nhân thế Mai sinh được gặp Hạnh Nguyên ở nhà họ Châu, mới xảy ra những chuyện mất thoa và ốm tương tư rắc rối buồn cười. Còn Xuân sinh, sau khi bị cướp, lạc bạn lẻ loi, đã liều đâm đầu xuống sông tự tận. Nhờ được Ngư bà cứu đem về nuôi và hứa gả con gái là Ngọc Thư. Sau bỗng vì sự kiện cáo, tình cờ gặp Khâu Đề đốc mới mạo tên là Khâu Khôi lại đính hôn với Khâu tiểu thư Vân Tiên.
VII. Lư, Hoàng phải tội; Mai, Trần hiển vinh:
Hai người đi thi, Mục Vinh tức Mai sinh đỗ Trạng nguyên, Khâu Khôi tức Xuân sinh đỗ Bảng nhãn. Lư Kỷ ép gả con gái cho Khâu Khôi, chàng từ chối đã có vợ không chịu lấy; Lư Kỷ giận bắt bỏ ngục, định sẽ vu tấu để tội. Tin ấy làm cho các cống sỹ khích phẫn, họp nhau cứu Bảng nhãn. Nhân buổi sáng sớm, Lư Kỷ, Hoàng Tung vào chầu, chúng đón ngang đường đánh xé. Khi được triệu vào đối chất, bọn cống sỹ tâu rõ sự lộng quyền ức hiếp của Lư, Hoàng. Vua Đường giao toà Tam pháp xét xử. Kết cuộc hai gian thần bị xử chém, Trần Đông Sơ được tha ra khỏi ngục và được thăng trật. Mục Vinh, Khâu Khôi được phục họ tên và ban chức.
Mai sinh được đi tuần thú thay vua, nhân tiện rước linh cữu, đón mẫu thân, viếng mả Hỉ Đồng, cất Đồ Thân lên chức Huyện quan, trị tội Hầu Loan, cách chức Sử công là phe đảng gian thần. Báo ân báo oán xong, mới làm lễ thành hôn với Hạnh Nguyên và Vân Anh. Xuân sinh cũng làm lễ thành hôn cùng Vân Tiên và Ngọc Thư, hai nhà sum họp trúc mai, càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông!
Trong 7 hồi trên này, có thể chia làm 65 đoạn:
1/ Mở đầu.
2/ Mai bá Cao cùng con: Lương Ngọc.
3/ Thăng quan lai Kinh, Mai công dặn vợ con.
4/ Mai công dặn nha lại.
5/ Tình cảnh nhà họ Mai trước khi tương biệt.
6/ Dân Lịch thành ái mộ Mai công.
7/ Kẻ ở người đi.
8/ Phong cảnh dọc đường, từ Lịch thành đến Kinh sư.
9/ Quang cảnh nơi kinh đô.
10/ Mai công vào chầu và qua tướng phủ.
11/ Mai công đến thăm Phùng Đô sát.
12/ Mai công đến mừng tiệc thọ Lư Kỷ.
13/ Lư Kỷ hãm hại Mai công.
14/ Gia quyến nhà họ Mai lánh nạn.
15/ Nông nỗi Mai sinh trong khi lánh nạn.
16/ Mai sinh tự ải, được nhà sư cứu sống.
17/ Cuộc gặp gỡ giữa Mai sinh với họ Trần.
18/ Cảm tưởng của Mai sinh trong khi ở Trần phủ.
19/ Mối tình của Mai sinh khi trông thấy Hạnh nguyên.
20/ Thăm vườn mai, Trần công nhớ bạn.
21/ Mai hai độ nở.
22/ Bị lộ chân tướng, Mai sinh thú thực.
23/ Trần công bàn gả Hạnh Nguyên cho Mai sinh.
24/ Trước khi đi cống Hồ, Hạnh Nguyên từ giã gia quyến.
25/ Mai sinh và Xuân sinh đi tiễn Hạnh Nguyên.
26/ Hạnh Nguyên cùng Mai sinh tự tình trên trùng đài.
27/ Hạnh Nguyên cải trang.
28/ Lúc chia rẽ mỗi người mỗi ngả.
29/ Hạnh Nguyên yết đền Tô Vũ.
30/ Hạnh Nguyên yết miếu Chiêu Quân.
31/ Đến Lạc nhạn đài, Hạnh Nguyên gieo mình.
32/ Hạnh Nguyên được đưa về nhà Châu Bá Phù.
33/ Hạnh Nguyên trần tình với Châu phu nhân.
34/ Cùng đi lánh nạn, Mai sinh và Xuân sinh lạc nhau.
35/ Mai sinh gặp Phùng Lạc Thiên.
36/ Mang tên Mục Vinh, Mai sinh về giúp Châu Bá Phù.
37/ Tình cảnh Xuân sinh sau khi lạc bạn.
38/ Xuân sinh được ngư bà cứu sống.
39/ Ngư bà hứa gả con gái nuôi cho Xuân sinh.
40/ Cướp gái đẹp, Giang Khôi bị phạt.
41/ Xuân sinh gặp gỡ Khâu Đề đốc,
42/ Tình cảnh Mục Vinh khi về ở Châu phủ.
43/ Mai sinh tưởng nhớ Hạnh Nguyên.
44/ Hạnh Nguyên tưởng nhớ Mai sinh.
45/ Trong khi ốm nặng, hai người cùng dặn Châu phu nhân.
46/ Sau khi rõ tình, hai người cùng khỏi bệnh.
47/ Mai sinh và Hạnh Nguyên nhận nhau ở Châu phủ.
48/ Châu công về thăm nhà, bàn gả Vân Anh cho Mai sinh.
49/ Mai sinh đi thi đội tên Mục Vinh.
50/ Xuân sinh đi thi đội tên Khâu Khôi.
51/ Mục Vinh đõ Trạng nguyên, Khâu Khôi đỗ Bảng nhãn.
52/ Bảng nhãn Khâu Khôi bị Lư Kỷ ép gả con gái.
53/ Khâu Khôi từ hôn bị bắt giam.
54/ Các cống sỹ mưu cứu Khâu Khôi.
55/ Lư Kỷ, Hoàng Tung bị đón đánh.
56/ Lư, Hoàng bị giao Tam pháp xét.
57/ Lư, Hoàng bị chính pháp bêu đầu.
58/ Trần Đông Sơ được tha ra khỏi Thiên lao.
59/ Mai Bá Cao được quốc tế
60/ Mai Trạng nguyên được ân ban.
61/ Mai Trạng nguyên báo ân báo oán.
62/ Sau khi đi tuần thú, Trạng nguyên trở về Kinh.
63/ Hai đám cưới long trọng.
64/ Hạnh phúc gia đình của họ Mai, họ Trần.
65/ Tổng kết.
Truyện này do một tác giả vô danh Việt Nam dựa theo cốt truyện Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai, một cuốn luân lý tiểu thuyết của người Tàu, diễn theo thể văn lục bát của ta, cũng lấy nhan đề là Nhị độ mai, vì trong truyện có đoạn hoa mai nở hai lần, được truyền làm giai thoại. Truyện gồm có 2816 câu không kể thơ có thể tóm tắt chia ra làm 7 hồi:
I. Mai Công thăng quan:
Đời Đường Đức Tông (780-805) có Mai Bá Cao, tri huyện Lịch thành, vốn người thanh liêm trung trực. Bấy giờ trong triều có hai gian thần là Lư Kỷ, Hoàng Tung, ông vốn căm ghét, chỉ mong có dịp sẽ ra tay trừ khử. Thì bỗng có chiếu chỉ được thăng chức Lại khoa cấp sự, ông bèn nhất định cùng bọn Lư, Hoàng một còn một mất; cho vợ con về quê quán, chỉ đem một gia đinh là Mai Bạch đi theo.Khi sắp lai kinh, ông dặn…
- Mở đầu
- Mai Bá Cao cùng con: Lương Ngọc
- Thăng quan lai kinh; Mai Công dặn vợ con
- Mai Công dặn nha lại
- Tình cảnh nhà họ Mai trước khi tương biệt
- Dân Lịch thành ái mộ Mai Công
- Kẻ ở người đi
- Phong cảnh dọc đường, từ Lịch thành đến Kinh sư
- Quang cảnh nơi kinh đô
- Mai công vào chầu và qua tướng phủ
- Mai công đến thăm Phùng Đô sát
- Mai công dến mừng tiệc thọ Lư Kỷ
- Lư Kỷ hãm hại Mai công
- Gia quyến nhà họ Mai lánh nạn
- Nông nỗi Mai sinh trong khi lánh nạn
- Mai sinh tự ải, được nhà sư cứu sống
- Cuộc gặp gỡ giữa Mai sinh với họ Trần
- Cảm tưởng của Mai sinh trong khi ở Trần phủ
- Mối tình của Mai sinh, khi trông thấy Hạnh Nguyên
- Thăm vườn mai, Trần công nhớ bạn
- Mai hai độ nở
- Bị lộ chân tướng, Mai sinh thú thực
- Trần công bàn gả Hạnh Nguyên cho Mai sinh
- Trước khi đi cống Hồ, Hạnh Nguyên từ giã gia quyến
- Mai sinh và Xuân sinh đi tiễn Hạnh Nguyên
- Hạnh Nguyên cùng Mai sinh tự tình trên trùng đài
- Hạnh Nguyên cải trang
- Lúc chia rẽ mỗi người mỗi ngả
- Hạnh Nguyên yết đền Tô Vũ
- Hạnh Nguyên yết miếu Chiêu Quân
- Đến Lạc Nhạn đài, Hạnh Nguyên gieo mình
- Hạnh Nguyên được đưa về nhà Châu bá Phù
- Hạnh Nguyên trần tình với Châu phu nhân
- Cùng đi lánh nạn, Mai sinh và Xuân sinh lạc nhau
- Mai Sinh gặp Phùng lạc Thiên
- Mang tên Mục Vinh, Mai sinh về giúp Châu bá Phù
- Tình cảnh Xuân sinh sau khi lạc bạn
- Xuân sinh trẫm mình được ngư bà cứu sống
- Ngư bà hứa gả con gái nuôi cho Xuân sinh
- Cướp gái đẹp Giang Khôi bị phạt
- Xuân sinh gặp gỡ Khâu đề đốc
- Tình cảnh Mục Vinh khi về ở Châu phủ
- Mai sinh tưởng nhớ Hạnh Nguyên
- Hạnh Nguyên tưởng nhớ Mai sinh
- Trong khi ốm nặng hai người cùng dặn Châu phu nhân
- Sau khi rõ tình, hai người cùng khỏi bệnh
- Mai sinh và Hạnh Nguyên nhận nhau ở Châu phủ
- Châu công về thăm nhà bàn gả Vân Anh cho Mai sinh
- Mai sinh đi thi đội tên Mục Vinh
- Xuân sinh đi thi đội tên Khâu Khôi
- Mục Vinh đỗ Trạng nguyên Khâu Khôi đỗ Bảng nhãn
- Bảng nhãn Khâu Khôi bị Lư Kỷ ép gả con gái
- Khâu Khôn từ hôn bị bắt giam
- Các Cống sĩ mưu cứu Khâu Khôi
- Lư Kỷ, Hoàng Tung bị đón đánh
- Lư, Hoàng bị giao tam pháp xét
- Lư Kỷ, HoàngTung bị chính pháp bêu đầu
- Trần Đông Sơ được tha ra khỏi thiên lao
- Mai Bá Cao được quốc tế
- Mai Trạng nguyên được ân ban
- Mai Trạng nguyên báo ân báo oán
- Sau khi đi tuần thú, Trạng nguyên trở về kinh
- Hai đám cưới long trọng
- Hạnh phúc gia đình của hai họ Mai, Trần
- Đoạn kết