Tập thơ "Thoát Hiên vịnh sử thi tập"
☆☆☆☆☆ 25.00
28 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 01/02/2017 17:38 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 01/02/2017 18:04 bởi
hongha83 VỊNH SỬ THI TẬP TỰ (Bài tựa tập thơ vịnh sử)
Làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý khen chê. Đề tài thường lấy tên người, tên đất hoặc lấy núi sông hoặc lấy những người tôn thất, những văn nhân tài tử cổ kim, đặc biệt những người thực hành điều nghĩa thì càng được chú trọng. Trời Nam từ thuở dựng nước đến nay, các bậc đế vương, hậu phi, công hầu, tướng võ, tướng văn, kẻ sĩ và phụ nữ được ghi chép trong sử sách không phải là không có nhiều nhưng được đời sau đề vịnh thì mười chỉ mới có một hai. Khoảng niên hiệu Hồng Thuận, ta vào giữ chức vụ ở Sử quán từng có ý thuật cổ. Hiềm vì những thư tịch tàng trữ ở bí thư, trải bao phen binh lửa thành ra sách vở bị tàn khuyết khá nhiều. Được thấy toàn tập chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt điện u linh tập lục của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp mà thôi. Dưới sự ghi chép của những tác phẩm ấy, mở ra mà duyệt đọc, tàng trữ mà khảo cứu và dựa theo đó mà ca vịnh, ngày qua tháng lại tích luỹ được một số bài góp thành toàn tập, chia thành ba quyển. Nhân đây ta đặt cho nó một số phàm lệ rồi ghi một số việc vào đó để tiện xem xét. Tự biết mình tuổi già tài kém, chức vụ thấp, học vấn nông, bình luận phải trái nếu có sai lầm nhất định sẽ bị các bậc quân tử kiến thức cao minh hiểu biết sâu rộng chê cười. Nhưng đối với việc truyền thụ và học tập của gia đình, về tư liệu sử học chưa hẳn là không có phần nào bổ ích.
Ngày lành, mùa xuân, niên hiệu Quang Thiệu năm thứ năm (1520), Lễ bộ Thượng thư kiêm sử quán Đô tổng tài tri Chiêu văn quán, Tú lâm cục là Đặng Minh Khiêm hiệu Thoát Hiên, tự Trình Dự, người huyện Sơn Vi, viết bài tựa này
VỊNH SỬ THI TẬP TỰ (Bài tựa tập thơ vịnh sử)
Làm thơ vịnh sử chủ yếu là để gửi gắm cái ý khen chê. Đề tài thường lấy tên người, tên đất hoặc lấy núi sông hoặc lấy những người tôn thất, những văn nhân tài tử cổ kim, đặc biệt những người thực hành điều nghĩa thì càng được chú trọng. Trời Nam từ thuở dựng nước đến nay, các bậc đế vương, hậu phi, công hầu, tướng võ, tướng văn, kẻ sĩ và phụ nữ được ghi chép trong sử sách không phải là không có nhiều nhưng được đời sau đề vịnh thì mười chỉ mới có một hai. Khoảng niên hiệu Hồng Thuận, ta vào giữ chức vụ ở Sử quán từng có ý thuật cổ. Hiềm vì những thư tịch tàng trữ ở bí thư, trải bao phen binh lửa thành ra sách vở bị tàn khuyết khá nhiều. Được thấy toàn tập chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan…