Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 25/05/2006 06:40 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 08/03/2010 18:04 bởi
hongha83 Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 (1868 - 27/12/1925) tự Đỉnh Nam 鼎南, Đỉnh Thần 鼎臣, hiệu Mai Sơn 梅山, sinh tại làng Liên Bạc, tỉnh Hà Ðông, con quan hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên. Ông rất thông minh, thuở thiếu thời đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hoá. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông lui về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hoá. Ðến năm 1892, ông lại thi Ðình và đỗ hoàng giáp, lúc đó 24 tuổi, ông được bổ làm Toản tu ở Quốc sử quán, rồi thăng Ðốc học ở Ninh Bình, Nam Ðịnh.
Xuất thân từ một gia đình phong kiến, quý tộc nhưng đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, thông cảm với nỗi điêu đứng của nhân dân, Nguyễn Thượng Hiền đã sớm có ý thức làm cách mạng. Trong thời gian ở Huế, ông tìm đọc Ðại thế thiên hạ luận của nhà sư Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều tân thư của Trung Quốc, kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Chính nhờ Nguyễn Thượng Hiền mà một số sĩ phu yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đã biết đến những tư tưởng duy tân tiến bộ của Nguyễn Lộ Trạch và nhất là những tư tưởng mới mẻ trong tân thư Trung Quốc. Từ năm 1898, qua giao tiếp với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền đã quyết chí Ðông du nhưng vì phụ thân bệnh nặng nên ông đành ở lại và tự nhận nhiệm vụ vận động cách mạng trong nước.
Năm 1907, sau khi thọ tang cha, ông bỏ quan về vườn. Mấy tháng sau, ông bí mật ra đi, không cho một ai hay, cả cụ bà cũng không biết. Ông cải trang làm đàn bà, do đường Mông Cái qua Quảng Đông tìm Tôn Thất Thuyết là nhạc gia của ông. Sau ông liên lạc với Phan Bội Châu trong Duy Tân hội rồi Việt Nam quang phục hội, qua Nhật rồi lại về Trung Quốc, cho tới khi chán ngán vì bọn “trành” mà đồng chí sa lưới gần hết, ông đầu cửa Phật ở chùa Thường Tịch Quang Lan Nhược trên núi Vân Sơn, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, rồi mất ở đó ngày 27-12-1925. Theo di chúc, thi hài ông được hoả táng, nắm tro tàn được rải xuống sông Tiền Ðường để linh hồn ông theo dòng nước ra Biển Ðông về lại với quê hương.
Nguyễn Thượng Hiền là một nhà cách mạng yêu nước. Vì độc lập của Tổ quốc, ông đã từ bỏ quan điểm Nho giáo lỗi thời, cổ vũ việc Duy Tân, sau đó lại đoạn tuyệt với chế độ quân chủ, quyết theo khuynh hướng dân chủ. Nguyễn Thượng Hiền không những là một nhà cách mạng chân chính mà còn là một nhà văn yêu nước, một thi sĩ tài hoa nổi tiếng trong giới sĩ phu đương thời. Ông đã để lại một sự nghiệp văn học đáng kể, đặc biệt ông đã dùng thơ văn để phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước.
Trước tác của Nguyễn Thượng Hiền đã được tuyển dịch lần đầu vào năm 1959 do một nhóm các nhà Hán học lão thành đồng biên soạn (Lê Thước, Vũ Đình Liên, Hà Văn Đại, Trịnh Đình Rư, Nguyễn Văn Hạp, Nguyễn Sĩ Lâm, Trần Lê Hữu). Tác phẩm do NXB Văn hoá ấn hành. Năm 2004, NXB Lao động và TT Văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây đã cho xuất bản Tuyển tập thơ văn Nguyễn Thượng Hiền do Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Đây là hai ấn phẩm tương đối đầy đủ về Nguyễn Thượng Hiền (cả thân thế lẫn sự nghiệp sáng tác).
Nguyễn Thượng Hiền 阮尚賢 (1868 - 27/12/1925) tự Đỉnh Nam 鼎南, Đỉnh Thần 鼎臣, hiệu Mai Sơn 梅山, sinh tại làng Liên Bạc, tỉnh Hà Ðông, con quan hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên. Ông rất thông minh, thuở thiếu thời đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1884, mới 16 tuổi, ông đi thi Hương lần đầu tiên và đổ cử nhân ở trường thi Thanh Hoá. Năm 1885, ông đỗ đầu kỳ thi Hội nhưng chưa kịp xướng danh thì kinh thành Huế thất thủ, ông lui về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hoá. Ðến năm 1892, ông lại thi Ðình và đỗ hoàng giáp, lúc đó 24 tuổi, ông được bổ làm Toản tu ở Quốc sử quán, rồi thăng Ðốc học ở Ninh Bình, Nam Ðịnh.
Xuất thân từ một gia đình phong kiến, quý tộc nhưng đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, thông cảm với nỗi điêu đứng của nhân dân, Nguyễn Thượng Hiền đã sớm có ý thức làm cách mạng. Trong thời gian ở Huế,…