Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tâm Tịnh thiền sư 心淨 禪師 (1868-1928) thế danh là Nguyễn Hữu Vinh, sinh năm Tự Đức 21 tại Thừa Thiên Huế. Sư thuộc thế hệ thứ 41 dòng Lâm Tế, tổ thứ 7 của thiền phái Lâm Tế Liễu Quán và là đệ tử nối pháp thứ 5 của Hoà thượng Hải Thuận - Liễu Giác. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) tại Đại giới đàn được tổ chức tại tổ đình Bảo Quốc, Ngài được Hoà thượng Diệu Giác thế độ và phú pháp cho. Sau khi đắc pháp, Ngài kế vị Hoà thượng Huệ Đăng làm trụ trì chùa Từ Hiếu ở Huế trong nhiều năm. Ngài một mặt trau dồi Tam học (Giới - Định - Tuệ), một mặt hoằng dương đạo pháp, chấn hưng trùng tu ngôi Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng) Từ Hiếu, trở thành một tổ đình nguy nga, tráng lệ. Năm 1904, Ngài bàn giao lại cho đệ tử trông coi chùa Từ Hiếu và lên núi Ngự Bình ở Huế cất một am cỏ ở phía tây nam gọi là am Thiếu Lâm, sau này trở thành chùa Tây Thiên, cũng là một tổ đình nổi tiếng ở miền Trung. Trong thời gian khai sơn chùa Tây Thiên, Ngài tiếp tục truyền thụ tâm ấn cho các đệ tử kế tục truyền thống của Bổn sư có 9 vị đệ tử là "Cửu Tâm", còn Ngài thì đào luyện 9 vị đệ tử mang chữ Giác thành "Cửu Giác", trong đó có hoà thượng Giác Tiên khai sơn chùa Trúc Lâm. Năm 1928, thiền sư Tâm tịnh viên tịch, trụ thế 60 tuổi, hạ lạp 32 năm. Thiền sư có để lại nhiều bài kệ.
Tâm Tịnh thiền sư 心淨 禪師 (1868-1928) thế danh là Nguyễn Hữu Vinh, sinh năm Tự Đức 21 tại Thừa Thiên Huế. Sư thuộc thế hệ thứ 41 dòng Lâm Tế, tổ thứ 7 của thiền phái Lâm Tế Liễu Quán và là đệ tử nối pháp thứ 5 của Hoà thượng Hải Thuận - Liễu Giác. Năm Thành Thái thứ 6 (1894) tại Đại giới đàn được tổ chức tại tổ đình Bảo Quốc, Ngài được Hoà thượng Diệu Giác thế độ và phú pháp cho. Sau khi đắc pháp, Ngài kế vị Hoà thượng Huệ Đăng làm trụ trì chùa Từ Hiếu ở Huế trong nhiều năm. Ngài một mặt trau dồi Tam học (Giới - Định - Tuệ), một mặt hoằng dương đạo pháp, chấn hưng trùng tu ngôi Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng) Từ Hiếu, trở thành một tổ đình nguy nga, tráng lệ. Năm 1904, Ngài bàn giao lại cho đệ tử trông coi chùa Từ Hiếu và lên núi Ngự Bình ở Huế cất một am cỏ ở phía tây nam gọi là am Thiếu Lâm, sau…