Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 29/08/2005 18:27 bởi
Vanachi Tống Chi Vấn 宋之問 (khoảng 656-710), còn có tên là Thiếu Liên 少連, tự Diên Thanh 延清, quê quán ở Hà Nam. Tuy không có tài liệu nào cho biết rõ năm sinh nhưng ông mất năm 710, và do đó được xếp vào những nhà thơ của Sơ Ðường. Không rõ cuộc đời sĩ tử của ông ra sao nhưng hoạn lộ của ông bắt đầu rất sớm. Mới hai mươi tuổi đã được Võ Tắc Thiên vời ra làm quan tại Tập hiền quán, sau đó không lâu lại được thăng làm Khảo công viên ngoại lang, rồi Thượng phương giám thừa.
Sau khi Ðịch Nhân Kiệt qua đời, vì Võ Tắc Thiên rất tin dùng hai viên quan là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, nên hai người này quyền hành rất lớn, hống hách ngang ngược nổi tiếng một thời. Tống Chi Vấn cùng với Thẩm Thuyên Kỳ theo về với nhóm này. Ông cũng là một trong những quan viên cực lực đề bạt em của Trương Dịch Chi làm Trưởng sử trước Võ hậu, vốn là đầu mối dẫn đến vụ án oan của tể tướng Nguỵ Nguyên Trung và Trương Duyệt sau này. Năm 705, lợi dụng cơ hội Võ hậu bị bệnh nặng, tể tướng Trương Giản Chi làm một cuộc binh biến giết chết nhóm Võ Tam Tư, Trương Dịch Chi. Tống Chi Vấn bị biếm đi làm Tham quân ở Lũng Châu. Khi Ðường Trung Tông lên ngôi, ông được phục chức trở về Trường An, thăng dần lên đến đại học sĩ ở Tu văn quán rồi mất không lâu sau đó.
Các nhà nghiên cứu Ðường thi thường xếp Tống Chi Vấn chung với Thẩm Thuyên Kỳ và gọi chung họ là Tống-Thẩm vì về mặt văn học cả hai đều là bậc thầy của thể thơ cung đình, ứng chế. Thể thơ này do Thượng Quan Nghi khởi xướng và được Thượng Quan Uyển Nhi (cháu nội của Thượng Quan Nghi) tiếp tục đề xướng trong nội cung dưới thời Võ hậu. Thơ cung đình (cung thể thi) hết sức chú trọng đến mặt đối ngẫu, nhạc tính và thanh điệu và có lẽ vì vậy mà thường nghèo nàn về ý tứ. Ðề tài của nó cũng thường eo hẹp, quanh quẩn trong chuyện ca ngợi công đức của vua chúa hoặc thù ứng trong những bữa tiệc của hoàng gia. Nhưng cũng chính vì phải theo một quy luật gò bó như vậy nên hậu nhân đã đánh giá rằng công lao lớn nhất của Tống-Thẩm là họ đã đóng góp một phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh và kiện toàn hình thức của luật thi.
Khi không bị gò bó trong cung thể thi, thơ Tống Chi Vấn có những ý tứ rất bất ngờ.
Tống Chi Vấn 宋之問 (khoảng 656-710), còn có tên là Thiếu Liên 少連, tự Diên Thanh 延清, quê quán ở Hà Nam. Tuy không có tài liệu nào cho biết rõ năm sinh nhưng ông mất năm 710, và do đó được xếp vào những nhà thơ của Sơ Ðường. Không rõ cuộc đời sĩ tử của ông ra sao nhưng hoạn lộ của ông bắt đầu rất sớm. Mới hai mươi tuổi đã được Võ Tắc Thiên vời ra làm quan tại Tập hiền quán, sau đó không lâu lại được thăng làm Khảo công viên ngoại lang, rồi Thượng phương giám thừa.
Sau khi Ðịch Nhân Kiệt qua đời, vì Võ Tắc Thiên rất tin dùng hai viên quan là Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, nên hai người này quyền hành rất lớn, hống hách ngang ngược nổi tiếng một thời. Tống Chi Vấn cùng với Thẩm Thuyên Kỳ theo về với nhóm này. Ông cũng là một trong những quan viên cực lực đề bạt em của Trương Dịch Chi làm…