Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 16/12/2009 19:34 bởi
hongha83, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 19/12/2009 23:05 bởi
Vanachi Phạm Hy Lượng 范熙亮 (1834-1886) tự Hối Thúc 晦叔, hiệu Ngư Đường, quê xã Nam Ngư, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nay là phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Năm Mậu Ngọ 1858, ông đỗ cử nhân. Năm Nhâm Tuất 1862, ông đỗ phó bảng lúc 28 tuổi. Ông nổi tiếng văn chương, từng làm Biện lý, rồi đổi làm Bố chánh tỉnh Nghệ An, sau bị cách chức chuyển bổ Án sát tỉnh Ninh Bình rồi quyền Tuần phủ. Năm Canh Ngọ 1870, ông làm Phó sứ sang Trung Quốc. Năm 1872 sau khi đi sứ về, ông có soạn bộ sử và có lúc làm Tiêu duyệt kiểm (kiểm tra, duyệt xét lại) góp phần hoàn chỉnh bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Năm 1873 được cử giữ chức Bố chánh tỉnh Nghệ An, sau khi thành Nghệ bị nghĩa quân Trần Tấn, Đặng Như Mai tấn công, ông không đàn áp nghĩa quân nên bị triều đình luận tội phạt đánh 100 trượng, đồ 3 năm. Đến năm 1883 được phục chức lãnh án sát Ninh Bình, quyền Tuần vũ rồi xin về trí sĩ năm 1884. Sau khi về hưu, ông mở trường dạy học tại quê nhà, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trong số ấy có Chu Mạnh Trinh, sau này là rể ông. Ngày 16 tháng giêng năm Bính Tuất 1886, ông mất, hưởng dương 52 tuổi.
Tác phẩm:
- An Dương Vương từ bi ký (Bài văn bia ở đền thờ An Dương Vương)
- Phạm Ngư Đường Bắc sà nhật ký (Nhật kí đi sứ phương Bắc của Phạm Ngư Đường) tức Sứ trình ký.
- Bắc Minh sồ vũ ngẫu lục (thơ)
Năm 1997 NXB Văn hoá thông tin đã cho ra mắt tác phẩm Phạm Hy Lượng, cuộc đời và thơ văn bao gồm tất cả các tác phẩm nói trên và đều được trích dịch sang tiếng Việt.
Phạm Hy Lượng 范熙亮 (1834-1886) tự Hối Thúc 晦叔, hiệu Ngư Đường, quê xã Nam Ngư, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nay là phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Năm Mậu Ngọ 1858, ông đỗ cử nhân. Năm Nhâm Tuất 1862, ông đỗ phó bảng lúc 28 tuổi. Ông nổi tiếng văn chương, từng làm Biện lý, rồi đổi làm Bố chánh tỉnh Nghệ An, sau bị cách chức chuyển bổ Án sát tỉnh Ninh Bình rồi quyền Tuần phủ. Năm Canh Ngọ 1870, ông làm Phó sứ sang Trung Quốc. Năm 1872 sau khi đi sứ về, ông có soạn bộ sử và có lúc làm Tiêu duyệt kiểm (kiểm tra, duyệt xét lại) góp phần hoàn chỉnh bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Năm 1873 được cử giữ chức Bố chánh tỉnh Nghệ An, sau khi thành Nghệ bị nghĩa quân Trần Tấn, Đặng Như Mai tấn công, ông không đàn áp nghĩa quân nên bị triều đình luận tội phạt đánh 100 trượng, đồ 3…