Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 05/09/2008 21:52 bởi
Vanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 01/06/2016 18:23 bởi
hongha83 Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn 黎克謹 sinh năm 1833, khi vương triều Nguyễn đang tiến tới giai đoạn cực thịnh. Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, khi ông đậu Giải nguyên khoa thi Hương năm Ất Mão (1855) và đậu Hoàng giáp khoa thi Hội năm Nhâm Tuất (1862) thì triều đình Nguyễn đã lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên, dẫn đến một bi kịch lớn nhất của cả dân tộc: Đất nước mất quyền độc lập, dân tộc rơi vào cảnh nô lệ ngoại bang.
Là một trí thức Nho giáo tin vào Đạo, vào trách nhiệm phải gánh vác trước đất nước và dân tộc, Lê Khắc Cẩn đã có nhiều trăn trở trước tai hoạ ngoại xâm, trước nguy cơ quốc gia suy vong, có hoài bão đền ơn vua trả nợ nước. Nhưng cho đến khi mất, ông chỉ giữ các chức văn quan, lại không phải ở chỗ then máy của triều đình, nên ông đành ngụ tâm sự của mình vào những gì đã trước thuật, mặc dù trong điều kiện chuyên chế ngặt nghèo lúc ấy, việc gửi gắm tâm hồn vào câu thơ, bài văn cũng chẳng dễ dàng gì, và việc lưu giữ chút di sản tinh thần ấy cũng thực không đơn giản. Có tìm hiểu điều đó, mới thấy những Hải Hạnh văn phái, Hải Hạnh thi tập, Hải Hạnh văn tập, Hải Hạnh thi văn tập... còn lại được đến ngày nay, thực đã là điều may mắn cho ông và cho cả chúng ta, lớp hậu thế muốn thưởng thức thơ văn điêu luyện của ông, muốn lý giải một thời kỳ lịch sử bi tráng của dân tộc.
Cũng cần thấy rằng, ngay từ rất sớm, thơ văn của ông đã lọt vào mắt xanh của những công trình tuyển tập nổi tiếng như Quốc triều danh biên, Danh nhân văn tập, Hải Vân am thi tập...
Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn 黎克謹 sinh năm 1833, khi vương triều Nguyễn đang tiến tới giai đoạn cực thịnh. Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, khi ông đậu Giải nguyên khoa thi Hương năm Ất Mão (1855) và đậu Hoàng giáp khoa thi Hội năm Nhâm Tuất (1862) thì triều đình Nguyễn đã lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên, dẫn đến một bi kịch lớn nhất của cả dân tộc: Đất nước mất quyền độc lập, dân tộc rơi vào cảnh nô lệ ngoại bang.
Là một trí thức Nho giáo tin vào Đạo, vào trách nhiệm phải gánh vác trước đất nước và dân tộc, Lê Khắc Cẩn đã có nhiều trăn trở trước tai hoạ ngoại xâm, trước nguy cơ quốc gia suy vong, có hoài bão đền ơn vua trả nợ nước. Nhưng cho đến khi mất, ông chỉ giữ các chức văn quan, lại không phải ở chỗ then máy của triều đình, nên ông đành ngụ tâm sự của mình vào những gì đã trước thuật, mặc dù trong…