Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 03/07/2005 19:31 bởi
Vanachi Trương Minh Ký 張明記 (23/10/1855 - 11/8/1900) hiệu Thế Tải, sinh tại Gia Định, là học trò của Trương Vĩnh Ký. Ông thông Hán và giỏi Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký trên tờ Gia Định báo, Thông loại khoá trình cũng như viết sách dạy Pháp văn.
Trương Minh Ký không được người ta chú ý nhưng vừa là môn đệ, vừa là người cộng tác thân cận với Trương Vĩnh Ký, xét qua văn nghiệp, cũng xứng đáng dành cho ông một chỗ đứng trong các nhà văn tiền phong chữ quốc ngữ. Ông hành văn cũng bình dân, mộc mạc như Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, chuyên dịch chữ Hán ra quốc ngữ và sử dụng văn vần nhiều hơn văn xuôi. Mộ ông được chôn cất trong nghĩa trang gia đình, nơi Trương gia từ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, Gò Vấp, Gia Định (gần Tổng Y Viện cộng hoà).
Ông có được ân thưởng:
- Huy chương Hàn Lâm Viện Pháp quốc (Officier d’académie)
- Kim Khánh bội tinh của Nam triều và Hoàng gia Cam Bốt
Văn nghiệp của ông gồm có:
- Phong thần bá áp khảo
- Ấu học khải phong
- Trị gia cách ngôn
- Cổ văn chơn bửu
- Pháp học tân lương (Cours gradué de Langue-Francaise) 1895
- Recueil de Brochures sur l’histoire de la littérature Annamite, relié 1891
Trương Minh Ký 張明記 (23/10/1855 - 11/8/1900) hiệu Thế Tải, sinh tại Gia Định, là học trò của Trương Vĩnh Ký. Ông thông Hán và giỏi Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký trên tờ Gia Định báo, Thông loại khoá trình cũng như viết sách dạy Pháp văn.
Trương Minh Ký không được người ta chú ý nhưng vừa là môn đệ, vừa là người cộng tác thân cận với Trương Vĩnh Ký, xét qua văn nghiệp, cũng xứng đáng dành cho ông một chỗ đứng trong các nhà văn tiền phong chữ quốc ngữ. Ông hành văn cũng bình dân, mộc mạc như Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, chuyên dịch chữ Hán ra quốc ngữ và sử dụng văn vần nhiều hơn văn xuôi. Mộ ông được chôn cất trong nghĩa trang gia đình, nơi Trương gia từ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, Gò Vấp, Gia Định (gần Tổng Y Viện cộng hoà).
Ông…
Thơ dịch tác giả khác