荊軻故里

荊趙從來慷慨多,
道旁故里認荊軻。
滿天殺氣江津別,
幾曲悲聲市上歌。
祇為一朝知己托,
不思萬乘奈他何。
悠悠成敗俱塵土,
易水長流東逝波。

 

Kinh Kha cố lý

Kinh Triệu tòng lai khảng khái đa,
Đạo bàng cố lý nhận Kinh Kha.
Mãn thiên sát khí giang tân biệt,
Kỷ khúc bi thanh thị thượng ca.
Chỉ vị nhất triêu tri kỷ thác,
Bất tư vạn thặng nại tha hà.
Du du thành bại câu trần thổ,
Dịch thuỷ trường lưu đông thệ ba.

 

Dịch nghĩa

Đất Kinh, đất Triệu từ xưa đến nay vốn có nhiều người khảng khái,
Xóm cũ bên đường, nhận ra đó là quê cũ Kinh Kha.
Sát khí đầy trời, từ biệt bến sông,
Mấy khúc hát buồn, ca lên giữa chợ.
Chỉ vì một sớm, nhận sự uỷ thác của người tri kỷ,
Đến nước vạn thặng cũng chẳng cần, huống nữa những thứ khác.
Cuộc thành bại đã xa vời, tất cả đã thành cát bụi,
Dòng sông Dịch, vẫn chảy dài, sóng dồn về đông.


Nguyên chú: “Tại Trực Lệ tỉnh địa bắc tam thập lý, Kinh Đường phố” 在直隸省地北三十里荊塘鋪 (Tại phố Kinh Đường, cách 30 dặm về phía bắc tỉnh Trực Lệ). Tỉnh Trực Lệ đến năm 1928 đổi thành tỉnh Hà Bắc.

Kinh Kha (? - 227 tr.CN) người Triều Ca, nước Vệ thời Chiến Quốc, là một thích khách nổi tiếng, cũng được gọi bằng các tên: Khánh Khanh, Kinh Khanh, Khánh Kha. Được Thái tử Đan nước Yên rất quý trọng. Tần thôn tính nước Yên (năm 222 tr.CN), Kinh Kha nhận sự uỷ thác của thái tử sang Tần giết Tần vương Doanh Chính báo thù. Trước khi lên đường, Thái tử Đan cùng nhiều người tiễn đến sông Dịch, cảnh huống rất bi tráng, Kinh Kha khảng khái ngâm một khúc từ cáo biệt: “Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn” (Gió se sắt, nước sông Dịch buốt lạnh, Tráng sĩ một đi không trở về). Kinh Kha vào gặp được Tần vương, nhưng cuộc hành thích không thành, bị Tần vương rút kiếm chém bị thương, sau đó bị thị vệ của Tần vương giết. Sông Dịch phát nguyên từ huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]