宋岳忠武王廟其一

堂堂弓劍鼓風霆,
殺得中原戰血腥。
父老歡迎新帥幕,
君王甘處小朝廷。
彼天愚宋忘金恨,
終古姦秦暴鐵形。
興廢不須談往事,
忠魂千載尚留馨。

 

Tống Nhạc trung Vũ Vương miếu kỳ 1

Đường đường cung kiếm cổ phong đình,
Sát đắc trung nguyên chiến huyết tinh.
Phụ lão hoan nghênh tân suý mạc,
Quân vương cam xử tiểu triều đình.
Bỉ thiên ngu Tống vong Kim hận,
Chung cổ gian Tần bộc thiết hình.
Hưng phế bất tu đàm vãng sự,
Trung hồn thiên tải thượng lưu hinh.

 

Dịch nghĩa

Cung kiếm va chạm, trống trận ầm ầm vang động như sấm ran gió nổi,
Chém giết ở trung nguyên, tanh nồng mùi máu giặc.
Phụ lão hân hoan, mừng đón vị tướng mới cầm quân,
Mà nhà vua lại cam tâm làm một “tiểu triều đình”.
Trời xanh kia lừa vua Tống quên mối thù nhà Kim,
Tên gian Tần Cối phải chịu hình phạt phơi thân hình bằng sắt muôn thuở.
Chẳng nên bàn cãi mãi việc hưng phế đã qua,
Hồn trung trinh vẫn còn tiếng thơm mãi nghìn năm.


Nguyên dẫn: “Miếu tại Thang Âm huyện thành môn nội, thị Vương cố lý ngoại; tiền đường bích gian thạch khắc ‘Tận trung báo quốc’ tứ đại tự, hữu Tần Cối cập thê Vương Thị tịnh Trương Tuấn, (Vạn) hầu Oa, Tuấn Điêu Nhi thiết tượng ngũ quỵ phược giai hạ; miếu nội tự Vương thần tượng, lịch triều bi ký cập cổ kim đề khắc bất khả thăng số. Hậu nhất thất hựu tự Vương cập phu nhân thần tượng.” 廟在湯陰縣城門內,是王故里外。前堂璧間石刻盡忠报國四大字,有秦檜及妻王氏並張俊,﹝万﹞俟雕兒鐵像五跪縛階下;庙內祀王神像,歷朝碑記及古今題刻,不可勝數。後一室又祀王及夫人神像。 (Miếu thờ ông ở trong cửa thành huyện Thang Âm, bên ngoài làng cũ của ông. Trên tường ngôi tiền đường có tấm biển đá khắc bốn chữ lớn “Tận trung báo quốc” [Hết lòng trung báo quốc]; dưới thềm đặt tượng năm tên gian thần đúc bằng sắt là Tần Cối, cùng vợ là Vương thị, Trương Tuấn, Hạ Hầu Oa, Tuấn Điêu Nhi, bị trói quỳ bên dưới; trong miếu thờ tượng ông. Bi ký và thơ đề vịnh qua các triều đại cổ kim khắc đề không sao kể xiết. Ngôi nhà phía sau lại thờ thần tượng ông và phu nhân.)

Nhạc Trung Vũ Vương tức Nhạc Phi, trung thần nhà Nam Tống, anh hùng đánh quân Kim bảo vệ độc lập dân tộc, bị bọn bán nước đứng đầu là Tần Cối xúi giục Tống Cao Tông (1131-1162) giết hại. Đến đời Tống Hiến Tông, truy phong là Vũ Mục Vương, lập miếu thờ ở huyện thành Thang Âm, tỉnh Hà Nam ngày nay.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]