Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 19/05/2006 17:59 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 10/06/2014 14:40 bởi
hongha83 Tiết Đào 薛濤 (768-831) tự Hồng Độ 洪度, người Trường An, thân phụ làm quan tại đất Thục nên bà lưu ngụ ở đó. Bà biết làm thơ từ thuở lên tám. Phụ thân mất khi bà đến tuổi cập kê, nổi tiếng tài thơ, lại có nhan sắc, thường giao du với nhiều danh sĩ đương thời. Vi Cao, trấn thủ đất Thục, mời bà đến hầu rượu làm thơ, muốn tiến cử làm hiệu thư lang, nhưng không dược. Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Ngưu Tăng Nhụ, Lệnh Hồ Sở, Bùi Độ, Nghiêm Phụ, Trương Tịch, Lưu Vũ Tích, Đỗ Mục đều có thơ xướng hoạ với bà. Khi ở Hoãn Hoa khê, bà chế tạo một thứ giấy hoa thông, và một thứ giấy màu đỏ thẫm có vẽ năm sắc rất đẹp, gọi là Tiết Đào tiên. Lúc vãn niên, ở phường Bích Kê, bà dựng lầu Ngâm Thi. Khi mất, được Đoàn Văn Xương (tức là danh sĩ đã làm bài bia Bình Hoài Tây thứ hai, sau khi bài của Hàn Dũ bị mài bỏ) soạn mộ chí.
Thơ Tiết Đào hiện còn 91 bài. Ở Việt Nam, trước năm 75, đã có một tập thơ dịch 85 bài của thi sĩ được in tại Sài Gòn. Có thể nói đây là tập thơ giới thiệu tương đối đầy đủ các sáng tác của Tiết Đào.
Tác phẩm dịch ra tiếng Việt:
- Thơ Tiết Đào (85 bài), Ngô Tâm Lý dịch, Sài Gòn, 1958
Tiết Đào 薛濤 (768-831) tự Hồng Độ 洪度, người Trường An, thân phụ làm quan tại đất Thục nên bà lưu ngụ ở đó. Bà biết làm thơ từ thuở lên tám. Phụ thân mất khi bà đến tuổi cập kê, nổi tiếng tài thơ, lại có nhan sắc, thường giao du với nhiều danh sĩ đương thời. Vi Cao, trấn thủ đất Thục, mời bà đến hầu rượu làm thơ, muốn tiến cử làm hiệu thư lang, nhưng không dược. Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, Ngưu Tăng Nhụ, Lệnh Hồ Sở, Bùi Độ, Nghiêm Phụ, Trương Tịch, Lưu Vũ Tích, Đỗ Mục đều có thơ xướng hoạ với bà. Khi ở Hoãn Hoa khê, bà chế tạo một thứ giấy hoa thông, và một thứ giấy màu đỏ thẫm có vẽ năm sắc rất đẹp, gọi là Tiết Đào tiên. Lúc vãn niên, ở phường Bích Kê, bà dựng lầu Ngâm Thi. Khi mất, được Đoàn Văn Xương (tức là danh sĩ đã làm bài bia Bình Hoài Tây thứ hai, sau khi bài của Hàn Dũ bị mài bỏ) soạn…