上湘偶誌

玻瓈一色合瀟湘,
江景清漪列汛長。
夾岸竹班含宿淚,
橫灘雁陣帶寒霜。
三吳名與窊樽壽,
二絕文浮黑鏡光。
流水悠悠今古思,
湍聲上下吼迴塘。

 

Thượng Tương ngẫu chí

Pha lê nhất sắc hợp Tiêu Tương,
Giang cảnh thanh y liệt tấn trường.
Giáp ngạn trúc ban hàm túc lệ,
Hoành than nhạn trận đới hàn sương.
Tam Ngô danh dữ oa tôn thọ,
Nhị tuyệt văn phù hắc kính quang.
Lưu thuỷ du du kim cổ tứ,
Thoan thanh thượng hạ hống hồi đường.

 

Dịch nghĩa

Pha lê một màu hợp với dòng Tiêu Tương,
Cảnh sông trong gợn sóng, bến nước chạy dài.
Kề bờ sông, trúc lốm đốm ngậm giọt lệ cũ,
Ngang dòng thác, nhạn giăng hàng mang hạt sương lạnh.
Tên Tam Ngô cùng lưu truyền mãi mãi với cái vò rượu,
Văn “nhị tuyệt” nổi trong ánh gương đen.
Dòng sông man mác là tứ thơ xưa nay,
Tiếng thác trên dưới gầm rít lên ở quãng đê cong.


Nguyên dẫn: Sông Tương phát nguyên từ núi Hải Dương thuộc huyện Hưng Yên, chảy qua Vĩnh Châu hợp lưu với sông Tiêu. Từ Tương Nguyên đến Hành Châu là Thượng Tương, Tương Đàm là Trung Tương, Tương Âm là Hạ Tương, gọi là Tam Tương. Thượng Tương sông nông, nước trong, phong cảnh hai bên bờ hoa lệ. Tục truyền rừng trúc ở gần đó màu lốm đốm vì bà Tương phi khóc chồng là Thuấn. Bên phải sông gần ngọn núi Hồi Nhạn, Nguyên Kết người đời Đường làm Thứ sử Đạo Châu, yêu thích cảnh sơn thuỷ Kỳ Dương, bèn làm nhà ở ngay trên bờ sông và đặt tên là Ngô đình, Ngô đài, Ngô khê, khoét đá làm vò đựng rượu, nay cái vò đó hãy còn, vùng đất đó còn có tên gọi là Tam Ngô. Trên núi Nhật Sơn có tảng đá màu đen bóng có thể soi gương được nên gọi là gương đá. Nguyên Kết soạn bài Đại Đường trung hưng tụng, Nhan Chân Khanh viết lại rồi đem khắc vào gương đá, người đời gọi là “nhị tuyệt”.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]