Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 03/07/2005 18:13 bởi
Vanachi, đã sửa 4 lần, lần cuối ngày 09/03/2008 13:25 bởi
Vanachi Mạnh Giao 孟郊 (751-814) tự Đông Dã 東野, người Vũ Khang, Hồ Châu (nay là huyện Vũ Khang, tỉnh Chiết Giang) thời Trung Đường, cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Giả Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ... Ông công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện uý Lật Dương (tỉnh Giang Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết. Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao động tay lấm chân bùn.
Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là Mạnh Đông Dã gồm 2 quyển. Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi. Ông rất thận trọng, cân nhắc trong việc lựa chọn chữ nghĩa, ý từ, làm nhiều bài thơ rất khúc chiết, sâu sắc, khó hiểu. Bài Du tử ngâm của ông là một ngoại lệ, một bài thơ hay với lời lẽ giản dị, chân thật và dễ hiểu. Hàn Dũ đã mô tả tài năng về thơ của Mạnh Giao như là con ngựa bất kham, thông suốt kim cổ.
Mạnh Giao 孟郊 (751-814) tự Đông Dã 東野, người Vũ Khang, Hồ Châu (nay là huyện Vũ Khang, tỉnh Chiết Giang) thời Trung Đường, cùng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ, Giả Đảo, Thường Kiến, Thôi Hộ... Ông công danh khá lận đận, đi thi nhiều lần không đỗ, mãi đến năm 46 tuổi mới đỗ tiến sĩ và năm 50 tuổi mới được bổ làm huyện uý Lật Dương (tỉnh Giang Tô), một chức quan nhỏ mà ông không màng tha thiết. Cảnh nhà nghèo túng quẫn, cuộc đời không lấy gì vui, nên thơ của ông thường châm biếm chê bai giới quý tộc quan liêu, lột tả nỗi niềm ta oán của giới trí thức không gặp thời như cảnh ngộ của ông, hoặc nỗi bất công của những người dân nghèo lao động tay lấm chân bùn.
Tác phẩm của ông còn lưu truyền cho hậu thế là Mạnh Đông Dã gồm 2 quyển. Thơ của ông gồm khoảng hơn bốn trăm bài nhạc phủ và cổ thi.…