Trang trong tổng số 4 trang (39 bình luận)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 13:04
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 28/07/2011 08:29
Có 1 người thích
“Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản bội lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật.”
HÀN MẠC TỬ
(Tựa Thơ điên, 1938)
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Hàn Mạc Tử (1912 - 1940) là một tác giả được tôn sùng, hâm mộ. Năm 1942, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Từ ngày Hàn Mạc Tử trừ trần đến nay, mới khoảng hai năm trời mà người ta đã nói rất nhiều và viết nhiều về Hàn Mạc Tử”. Còn tính tới lần giỗ thứ 60 của thi sĩ vào cuối thế kỷ 20 này, hàng nghìn cuốn sách và bài báo trong lẫn ngoài nước đã đề cập đến tài năng yểu mệnh ấy. Riêng các tác phẩm của Hàn Mạc Tử không những được chọn đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, mà còn liên tục được ấn hành và... bán chạy. Thế nhưng, vì lắm lý do, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mạc Tử vẫn tồn tại hàng loạt “bí mật”, khiêu gợi trí tò mò đối với chúng ta. Thời gian qua, nhờ sự nổ lực tìm kiếm của một số người yêu quý nhà thơ qúa vãng, bao điều “bí mật” kia dần dần được “bật mí”. Bằng khối lượng tư liệu thu thập từ nhiều nguồn, loạt bài này hy vọng sẽ cung cấp những thông tin mà bạn đọc chưa có thể nắm được đầy đủ. TGM cộng tác viên gần xa góp phần bổ sung, hiệu đính bằng những chứng cứ xác tín về Hàn Mạc Tử để chúng ta hiểu rõ hơn, đúng hơn thân thế và sự nghiệp của một tài hoa đất Việt.
Kỳ 1: CHÍNH DANH ĐỊNH LUẬN: MẠC HAY MẶC?
Bấy lâu, phần lớn sách báo - Trong đó có giáo khoa trung học và giáo trình đại học - đều ghi bút danh chính Trần Trọng Trí là Hàn Mặc Tử. Cạnh đấy, một vài tư liệu lại đề: Hàn Mạc Tử (không có dấu ﮞ). Vậy nên thống nhất cách viết, cách đọc bút danh/ bút hiệu của nhà thơ sao cho chuẩn xác?
Về vấn đề này, thiết tưởng cần tuyệt đối tôn trọng ý muốn của chính bản thân tác giả. Sinh thời, Nguyễn Trọng Trí tự chọn bút danh thế nào thì chúng ta hãy giữ nguyên thế ấy.
Khổ nỗi, suốt cuộc đời cầm bút, Nguyễn Trọng trí ký nhiều bút danh dưới các tác phẩm của mình. Thuở mới bước vào làng thơ, chàng ký Minh Duệ Thị. Sau đổi ra Phong Trần. Rồi đổi thành Lệ Thanh. Kế tiếp là Hàn Mạc Tử. Đó là bút danh chính, ngoài ra Nguyễn Trọng Trí cón ký bút danh phụ như Lệ Giang, Sông Lệ, Foong Tchan (phiên âm chữ Phong Trần), P.T. (viết tắt chữ Phong Trần)...
Thế vì sao “Mạc” bỗng hoá nên “Mặc”?
Hãy nghe mẩu hồi ức do một bạn thân của Hàn thi sĩ là nhà thơ Quách Tấn (1910 - 1993) thuật lại trên tạp chí Lành Mạnh số 38 (Huế, 1.11.1959, tr.18), sau đăng lại trên tạp san Văn số 73 - 74 (Sài Gòn, 7.1.1967, tr.49):
“Hiệu Minh Duệ Thị ít ai biết. Tử nổi tiếng với hiệu Phong Trần, nhưng sau khi Tử đã quen thân cùng tôi, một hôm nhân vui miệng, tôi chê: “Tướng anh mảnh khảnh thế này, chịu sao nổi cảnh phong trần mà ước?”. Một bà cụ thâm nho ở Bình Định cũng bảo rằng hiệu Phong Trần không hợp với tánh tình của Tử. Bà khuyên Tử nên đổi lại hiệu khác. Tử bàn lấy chữ đầu của sanh quán (Lệ Mỹ) và chữ đầu của Chánh quán (Thanh Tân), ghép lại thành hiệu Lệ Thanh. Tử rất lấy làm vừa ý. Nhưng được ít lâu gặp Tử, tôi lại trêu: “Bộ anh ngó “dễ thương” mà cái hiệu Lệ Thanh nghe cũng “yểu điệu thục nữ” quá! Âu tôi gọi là “cô Lệ Thanh” cho thêm duyên”. Tử làm thinh. Nhưng ít lúc sau lại thấy hiệu Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc Tử là bức Rèm Lạnh. Tử cho là độc đáo, tìm đến khoe cùng tôi. Tôi cười “Kể cũng ngộ thật! Tránh kiếp phong trần lại đi làm khách hồng nhan. Sợ kiếp hồng nhan đa truân lại đi làm kiếp rèm lạnh. Tránh lờ chun vào lưới. Sao mà lẩn thẩn quá thế?”. Tử đâm khùng: “Anh này thật đa sự! không biết đặt “cái đếch” gì cho vừa lòng anh?”. Tôi đáp: “Đã có rèm thì thêm bóng trăng vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?”. Tử hội ý, cầm bút vạch “vành trăng non” lên đầu chữ A của chữ Mạc thành ra Hàn Mặc Tử. Chỉ thêm dấu á (ă) mà đổi hẳn ý nghĩa của cả khóm chữ. Chữ Hàn thì trước kia nghĩa là Lạnh. Nhưng đi kèm với chữ Mặc là Mực trở thành chữ Hàn là bút. Hàn Mặc Tử là anh chàng “Bút Mực”.
Mẩu hồi ức vừa dẫn đậm tính giai thoại, hoàn toàn chẳng có bút tích minh chứng. Trong chuyên luận Hành trang cho thơ và sự trở lại của chính mình của Hàn Mạc Tử (NXB Đà Nẵng, 1996),Vũ Hải - tức cô giáo Võ Thị Hải - đã “mạnh dạn đưa vấn đề này (vấn đề “Mạc” hay “Mặc”) thành một chương chính gần như là cốt lõi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về Hàn Mạc Tử” (tr.29). Vũ Hải tỏ ra hợp lý khi lập luận rằng “không thể chỉ dựa vào giai thoại để thẩm định bút danh cuối cùng của nhà thơ được” (tr.31).
Thực tế thì năm 1936, in tập thơ đầu tay Gái quê (NXB Đời Nay - lời tựa của Phạm Văn Ký), Nguyễn Trọng Trí ký bút danh Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên sau đấy, chậm nhất là từ năm 1939, nhiều văn bản còn lưu lại cho thấy nhà thơ lấy bút hiệu ngày trước là Hàn Mạc Tử.
Chẳng hạn như bản in lần đầu tiên năm 1939, tựa đề cho tập Tinh huyết của Bích Khê (NXB Đông Phương), Nguyễn Trọng Trí đã ghi rõ ở trang 19: Hàn Mạc Tử. Cần thêm rằng trong bản thảo thi tập Tinh hoa kế tiếp (dự định xuất bản năm 1944 nhưng không thành), Bích Khê dành hẳn cho bạn mình một bài thơ với tựa đề mang bút danh y hệt: Hàn Mạc Tử.
Đáng lưu ý là ngay trong tập thơ Một tấm lòng của Quách Tấn xuất bản lần đầu năm 1939, bìa cũng như ruột còn in rành rành: “Hàn Mạc Tử đề bạt” (ảnh). Cũng năm 1939, trong bức thư kèm theo bài thơ Ở đây thôn Vỹ Giạ viết vào tháng 11 - nghĩa là tròn một năm trước khi thi sĩ qua đời, Nguyễn Trọng Trí ký cuối thư và cuối bài thơ: Hàn Mạc Tử. Người nhận thư và thơ là này là Hoàng Thị Kim Cúc đã giữ gìn thủ bút bao năm ròng tại nhà riêng ở Huế (sẽ đăng thủ bút trong một kỳ sau).
Lý giải chuyện “Mạc” vẫn hoàn “Mạc” thế nào đây? Giả thiết rằng giai thoại mà Quách Tấn tường thuật là sự thật, thì vì lý do của tình bạn, Nguyễn Trọng Trí chỉ sử dụng bút danh Hàn Mặc Tử một thời gian ngắn rồi quay trở lại với hiệu Hàn Mạc Tử vì thấy phù hợp với mình hơn. Đặt nhà thơ vào hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ đang đau khổ vì bệnh tật, nghèo túng và cô quạnh, Nguyễn Đình Niên đã phân tích trong công trình nghiên cứu Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử (Tiểu luận cao học văn chương, Đại học văn khoa Huế, 1973): “Nếu xét theo tiếng đồng âm (Synonyn) thì lại còn có nghĩa anh chàng nghèo mạt (Nghèo mạt rệp) hoặc chết (tử) trong sự nghèo nàn (mạc) và lạnh lẽo, cô quạnh (hàn) nữa”. Bấy giờ, một bạn thân khác của Nguyễn Trọng Trí là Trần Tái Phùng ở Huế. Ông Phùng kể rằng trong bức thư Trí gởi cho mình, có đoạn viết: “Người ta thường gọi lầm tôi là Hàn Mặc Tử, phải gọi là Hàn Mạc Tử mới đúng” (Vũ Hải - Hành trang cho thơ..., tr.37).
Qua những cứ liệu vừa nêu, dẫu chưa đầy đủ, song chúng ta cũng có thể xác định rằng Hàn Mạc Tử là bút danh mà Nguyễn Trọng Trí tự cảm thấy phù hợp nhất, tâm đắc nhất. Đây là bút danh mà nhà thơ dùng để ký hầu hết tác phẩm cũng như thư từ trong giai đoạn gần mãn đời. Sở dĩ gọi là gần mãn đời, vì từ sáng 20-9-1940, khi Nguyễn Trọng Trí vào bệnh viện Quy Hoà rồi mất tại đấy chưa đầy hai tháng sau, thì chàng giấu nhẹm mọi chuyện riêng tây, chỉ ký tên thật kèm với thánh danh là Francois Trí - kể cả bản thảo cuối cùng bằng tiếng Pháp La Pureté de L’Âme (Tấm linh hồn thanh khiết) viết đêm 24 tháng 10 năm 1940 và cất trong túi áo cho đến lúc nhà thơ tắt thở vào ngày 11.11.1940.
Sau khi nhà thơ tài năng lìa trần, các văn bản được công bố ghi Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Đây cũng là những tư liệu có ý nghĩa văn học sử, rất cần tham khảo.
Báo Người mới, liên tiếp mấy số ra ngày 23-11, 30-11 và 7-12-1940 tập trung đăng bài thương tiếc Nguyễn Trọng Trí của bằng hữu khắp nơi, ắt là loạt ấn phẩm xuất hiện sớm nhất ngay sau lúc nhà thơ mất. Lục lại chồng báo ấy, GS Phan Cự Đệ xác nhận: “Báo Người mới số 23-11-1940 ghi bút danh Hàn Mạc Tử trong tất cả các bài, kể cả bài của Quách Tấn” (Thơ văn Hàn Mạc Tử - Phê bình và tưởng niệm; NXB Giáo dục, Hà Nội 1993, tr.329).
Bộ sách Thi nhân Việt Nam do Hoài Thanh - Hoài Chân biên soạn năm 1941, từ bản in lần thứ nhất và lần thứ hai (Bắc Việt năm 1942) cho đến bao bản in đi in lại về sau, luôn ghi rõ Hàn Mạc Tử kèm dòng cước chú: “Hai chữ “hàn mạc” trong tự điển không có, chỉ có “Hàn Mặc” nghĩa là văn chương”.
Cùng ấn hành sớm như bộ sách trên là chuyên khảo của Trần Thanh Mại, bản in lần đầu năm 1942 tại nhà in Rạng Đông (Hà Nội) đang được nhà văn Trần Thanh Địch - em ruột của Trần Thanh Mại, hiện trú tại Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh lưu giữ với bìa và ruột đề rõ: Hàn Mạc Tử, xuất bản bởi Võ Doãn Mại, 63 Pellerin, Sài Gòn. Chúng tôi cũng có tác phẩm này, bản in lần thứ năm, do NXB Tân Việt (Sài Gòn) tái bản năm 1970 dưới nhan đề: Hàn Mạc Tử thân thế và thi văn. Chẳng rõ vì sao gần đây, một số tài liệu sao lục sách của Trần Thanh Mại lại tự tiện chữa “Mạc” thành “Mặc” cả? Tương tự như vậy, cuốn Hàn Mạc Tử, thi sĩ của đạo quân thánh giá do Võ Long Tê biên soạn, NXB Vinh Sơn (Huế) in năm 1953, về sau được in lại hoặc trích dẫn cũng xếp chữ “Mạc” thành chữ “Mặc”!
Trên bước đường nghiên cứu, với bao chứng cứ được phát hiện ngày càng đầy đặn, không ít tác giả dần thiên về cách gọi Hàn Mạc Tử. Kiên định với “chính danh” ấy, có thể kể trường hợp Phạm Xuân Tuyển - Xước danh Xirô Tuyển - một kẻ hậu sinh từng đồng bệnh với Hàn, đã điều trị ở trại phong Bến Sắn (Bình Dương), nay lành bệnh và trú tại Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Sau hơn 30 năm lò mò liên hệ nhân chứng, sưu tầm vật chứng và lặn lội khảo sát thực địa, Xirô Tuyển đã sơ bộ hoàn tất công trình Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử dày 500 trang đánh máy vào năm 1996 và hiện đang tiếp tục nhuận sắc, bổ sung. Chính anh là một trong những người nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý hiếm cho chúng tôi thực hiện loạt bài mà bạn đọc bắt đầu theo dõi.
Đề tựa công trình của Phạm Xuân Tuyển, GS. NGND. Hoàng Như Mai bày tỏ: “Tôi tán thành cái bút danh Hàn Mạc Tử”. Trong tư thế giao lưu và hội nhập văn hoá với toàn cầu, việc thống nhất bút danh chính của một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng càng cần thiết. Bởi khi chuyển ngữ, nhất là phiên dịch sang một văn tự biểu ý như tiếng hoa chẳng hạn thì “sai một ly đi một dặm”! Dẫu vậy, xét thực tiễn hiện nay, việc điều chỉnh bút danh của “một đỉnh cao loà chói trong văn học của thế kỷ, thậm chí qua các thế kỷ” (chữ dùng của Chế Lan Viên) còn vướng vô vàn khó khăn! Nói đâu xa, ngay tấm bia đá do thân quyến nhà thơ phụng lập trước mộ ở Gành Ráng/Ghềnh Ráng (Quy Nhơn) mà cũng khắc Hàn Mạc Tử nữa là! Ngoại trừ Tp. Hồ Chí Minh, các tên đường Đồng Hới (Quảng Bình) và ở Huế cũng không ghi khác! Duy những di tích cùng hiện vật đang bảo tồn trong bệnh viện Quy Hoà (Bình Định) - nơi nhà thơ đến chữa trị và trút hơi thở cuối - thì qua đợt tôn tạo gần đây điều đã được sửa đổi tất cả biển bảng cho hợp “chính danh” Hàn Mạc Tử. Đó là việc làm rất đáng hoan nghênh.
Với chiều hướng ấy, trong loạt bài này, trừ trường hợp thật sự cần thiết, chúng tôi luôn ghi bút danh chính thức của Nguyễn Trọng Trí là Hàn Mạc Tử - kể cả những đoạn trích dẫn.
Kỳ 2: NGUYỄN TRỌNG TRÍ PHẢI CHĂNG GỐC HỌ...NGUYỄN?
Vấn đề gia thế của Hàn Mạc Tử cũng tồn tại lắm ly kỳ, uẩn khúc, không dễ gì tỏ tường sớm một chiều!
Hàn thi sĩ có họ tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 - 9 - 1912 tại làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình; nay là phường Đồng Mỹ, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình; trong một gia đình Kitô giáo. Thân phụ của nhà thơ là ông Nguyễn Văn Toản, bấy giờ làm công chức ngạch thông Phán (cardre secondaire) ở đấy nên thường được mọi người gọi là “thầy thông Toản” hoặc “thầy Toản”. Thân mẫu là Nguyễn Thị Duy, một phụ nữ Huế, con gái thứ 9 của ngự y Nguyễn Long, người gốc Trà Kiệu (Quảng Nam) và ở Vạn Xuân - vùng đất thuộc mạn bắc sông Hương, nằm cạnh kinh thành Huế.
Điều đáng ngạc nhiên là tất cả chú bác của nhà thơ đều mang họ Phạm, một họ nghèo ở xứ đạo Ồ Ồ (Thanh Tân, Tân Sơn, Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Chỉ mỗi một mình ông bố đổi sang Nguyễn tộc, dù rằng trong gia phả vẫn chép họ tên ông bằng hai chữ: Phạm Toán. Vì sao? Bao giờ?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tìm gặp em ruột nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đó là ông Nguyễn Bá Tín, hiệu Thiện Nam, hiện ở trong một ngõ hẻm trên đường Kỳ Đồng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh. Chính ông từng viết mấy tập hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (Nxb Tp. Hồ Chí Minh 1991) và Hàn Mạc Tử trong riêng tư (NXB Hội nhà văn 1994) gây xôn xao một thuở. Cũng chính ông là tác giả loạt tranh sơn dầu hồi hoạ (vẽ theo trí nhớ) những cảnh sinh hoạt của anh kế mình lúc sinh thời. Loạt tranh này hiện treo trong phòng lưu niệm nhà thơ Hàn Mạc Tử ở bệnh viện Quy Hoà, Bình Định.
Ông Nguyễn Bá Tín năm nay (2000) ngoại bát tuần, mắt đã mờ, tai hơi nặng, đi đứng khó khăn, song giọng nói vẫn còn sang sảng. Tiếp chúng tôi, ông vồn vã:
- Noel năm 1788, ngay sau Hàn Mạc Tử anh tôi vừa xong bản thảo đánh máy, chưa làm thủ tục xuất bản, tôi đã biếu riêng anh một tập rồi kia mà. Trong đó tôi có viết đoạn “Một ít lịch sử dòng họ”, anh đọc xong quên ngay ư?
Đoạn ấy, chúng tôi đâu dễ quên. Nó thế này: “Từ nhỏ, không nghe ai nói đến dòng họ của cha tôi, tuy vẫn biết nội tổ là Phạm Bồi, quê ở Thanh Hoá, lập nghiệp tại làng Thanh Tân (Thừa Thiên). Cũng không ai tìm hiểu vì sao cha tôi mang họ Nguyễn mà chú tôi đều giữ họ Phạm. Mãi đến năm 1933, mới gặp bà chị thúc bá với cha tôi là Phạm Thị Nhàn (sage femme) tại Quy Nhơn và người cháu họ là Phạm Long (sergent interprète) đều cùng quê quán ở Thanh Hoá. Từ đó mới biết được tông tích dòng họ. Đến năm 1934, anh cả tôi là Nguyễn Bá Nhân tức là Mộng Châu, đem tôi đi Hà Nội tìm tộc trưởng là Phạm Thành tức là Phạm Bá Thành, tòng sự tại Sở Nội dịch toàn quyền. Theo gia phả bằng chữ Hán thì dưới thời Trịnh Kiểm soán vị, gia thần thế tử Nguyễn Uông (con cháu Nguyễn Kiểm) nổi lên chống Trịnh Kiểm vì đã ám toán thế tử Uông. Thất bại trong cuộc nổi dậy đó, một số bị giết, số còn lại phải cải tánh ra “Phạm” bị đày vào Nam, về sau lại lập nghiệp ở Thanh Hoá. Cuối triều Tự Đức, Pháp xâm lược Việt Nam, vua Hàm Nghi dời đô, hạ chiếu Cần Vương, đem binh vào Huế cứu giá, đồng thời đa số dòng họ Phạm cũng tham gia các phong trào khởi nghĩa. Phần nội tổ mang quân vào Thừa Thiên chống cự với binh Pháp cho đến khi Trương Quang Ngọc làm phản, nộp vua Hàm Nghi cho Pháp. Cụ giải tán binh sĩ, ném vũ khí xuống ao, lấp lại, xây nhà lên trên. Cụ vào giúp việc cho cố Đồng, xây dựng nhà thờ Thanh Tân và ở lại lập nghiệp ở đó. Anh Mộng Châu khi về thăm quê nội đã được trông thấy khẩu súng hoả mai của cụ đã rỉ sét. Từ đó, nội tổ mai danh ẩn tích tuyệt đối, dòng họ không ai tiết lộ, vì có lệnh truy nã cụ về tội đào nhiệm ở Thanh Hoá. Khi cha tôi đến tuổi đi học, cố Đồng giúp cho vào Tiểu chủng viện, lập thủ tục thay đổi họ tên. Cũng nhờ tổ mẫu thân thuộc với với cụ Nguyễn Hữu Bài có thế lực, nên mọi việc không gặp khó khăn. Sự im lặng về nguồn gốc bên nội cũng dễ hiểu, ví lúc bấy giờ, cả cha tôi và anh Mộng Châu đều là công chức Pháp thuộc, không muốn liên luỵ với quá khứ Cần Vương của nội tổ. Ở Chủng viện về với chức tư (tonsuré), cha tôi ra làm việc ở toà sứ Huế, về sau đổi vào Hội An, ông bỏ toà sứ qua Thương chánh...”
Chưa đủ điều kiện kiểm chứng toàn bộ về tính chính xác lịch sử, song đoạn trích trên chẳng những không giải đáp đầy đủ câu hỏi mà chúng tôi đặt ra, làm còn lại bật thêm một vài băn khoăn khác.
Chẳng hạn như họ đạo Thanh Tân thuộc giáo xứ Tân Sơn, theo tư liệu 150 năm giáo hội phận Huế 1850 - 2000 (Tổng giáo phận Huế 2000, tr.114), thì thời điểm hình thành vào năm 1867 mà linh mục đặt nền móng xây dựng là Auguste Chaiget, tên Việt là cố Soái, còn cố Đồng lại là Jean Reneeaud, cha sở đầu tiên ở giáo xứ Tân Mỹ thuộc vùng đầm phá huyện Phú Vang từ năm 1888, chứ chưa thấy ghi dấu gì với giáo xứ Tân Sơn trung du sau giai đoạn Nguyễn Quang Ngọc bắt vua Hàm Nghi (tháng 10 - 1888) cả. Vậy tác giả Nguyễn Bá Tín chép nhầm chăng?
Ông Tín cũng nhầm khi ghi chú chức tư là Tonsuré. Nhờ quý linh mục tư vấn, chúng tôi được biết: Trước kia, đại chủng sinh đạt Tonsuré (tính từ của danh từ Tonsure) nghĩa là mới chịu phép cắt tóc, tức nghi thức gia nhập hàng giáo sĩ; còn chức tư là acolyte - chịu phép giúp lễ.
Xét trục lịch đại, nếu theo đoạn trích trên, thì riêng gia đình Hàn Mạc Tử mang họ Nguyễn chính là sự “về nguồn” đúng đắn?
Gia đình ông Phạm Thân, chú ruột của Hàn Mạc Tử, lại truyền khẩu một thông tin khác:
- Bác Toán (họ hòng vẫn gọi Toán chứ không gọi Toản) hồi nhỏ học giỏi nhất xứ Ồ Ồ. Hoàn cảnh túng bấn, bác phải vô Huế, nhận làm con nuôi nhà quan ngự y để được ăn học. Nhà quan lấy giấy tờ đổi họ cho bác, để bác dễ thăng tiến. Lại còn gả con gái cưng cho nữa!
Ông Tín cho chúng tôi biết rằng cụ thân sinh vốn tên Toán. Sau do có bạn đồng sự trùng tên nên tự ý đổi thành Toản cho dễ phân biệt.
Cũng theo ông Tín, ông Nguyễn Văn Toản (Toán) kết hôn với bà Nguyễn Thị Duy và sinh hạ được 6 anh chị em, gồm:
1 - Nguyễn Bá Nhân, còn gọi là Nhơn, tức Mộng Châu (độc thân, mất năm 1936)
2 - Nguyễn Thị Như Nghĩa, còn gọi là Ngãi (mất năm 1984)
3 - Nguyễn Thị Như Lễ (mất năm 1982, chính là nhân vật từng đi vào tác phẩm Chơi giữa mùa trăng của Hàn)
4 - Nguyễn Trọng Trí tức Hàn Mạc Tử.
5 - Nguyễn Đức Tín, sau đổi ra Nguyễn Quý Tín, rồi đổi thành Nguyễn Bá Tín để thay quyền tộc trưởng của Nguyễn Bá Nhân (?).
6 - Nguyễn Gia Hiếu, tức Nguyễn Bá Hiếu, em út cả nhà (mất năm 1991 tại Tp. Hồ Chí Minh).
Người ngoài thì có thể lẫn lộn hoặc thiếu sót. Như trường hợp Thái Văn Kiểm viết Đất Việt trời Nam (NXB Nguồn Sống, Sài Gòn 1960, tr.165) bảo rằng em út của Hàn Mạc Tử là... Nguyễn Bá Tín! Chứ người trong gia đình, lại là ruột thịt, lập danh mục ắt hẳn khó nghi ngờ về độ dung sai. Oái oăm thay! thực tế trái ngược với những điều chúng ta suy luận!
Nếu có dịp ghé chơi thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), chắc bạn sẽ dạo thăm một kiến trúc uy nghi và đặc sắc toạ lạc bên đường Thái Nguyên: nhà thờ chánh toà, tên thường gọi là nhà thờ Núi. Nơi đây lưu giữ rất nhiều bình tro xương của kito hữu quá cố do thân nhân ký gởi; được bày biện khá ngăn nắp. Trong số di cốt kia, bạn không mấy khó khăn khi tìm thấy tên tuổi Mộng Châu Nguyễn Bá Nhân - anh cả của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Bạn còn nhìn thấy cạnh đó hai di cốt khác táng chung: Nguyễn Văn Thảo (sinh năm 1922) và Nguyễn Văn Hiền (sinh năm 1923). Nào phải ai xa lạ, Thảo là em áp út, còn Hiền là em út của Hàn!
Ngày lễ các thánh năm nay, 1-11-2000, tôi đem chuyện này hỏi ông Nguyễn Bá Tín. Ông gật đầu thừa nhận:
- Anh hoàn toàn đúng. Hai đứa em tôi mất hồi 1923 - 1924, khi còn nhỏ xíu. Bởi vậy lúc viết sách, tôi đã để sót!
Chúng tôi sẽ còn mời bạn đọc quay lại nhà thờ Núi ở Nha Trang trong một kỳ sau.
Kỳ trước, nói về các bút danh của Hàn Mạc Tử, chúng tôi chưa nhắc một cái tên “độc chiêu” mà những ai mê thơ Hàn Mạc Tử có thể sẽ nghĩ rằng người thơ phong vận như thơ ấy đời nào dám ký. Bút danh gì “dữ dằn” thế nhỉ? Trật Sên. Tiếng Bắc có từ tương đương là Tuột Xích.
Vâng, chính Hàn ký bút danh Trật Sên dưới một tác phẩm “trào phúng... điếu” một nghị viên Viện Dân biểu Trung kỳ, đăng trong giai phẩm Nắng Xuân ra đầu năm Đinh Sửu 1937. Lúc ấy, Hàn Mạc Tử đang là “nhà báo trẻ Sài thành “vừa trở lại Quy Nhơn. Cùng tham gia giai phẩm, có nhiều gương mặt sau này trở nên quen thuộc với đông đảo bạn đọc: Chế Lan Viên, Hoàng Diệp, Xuân Khai (tức Yến Lan), Phú Sơn (tức Nguyễn Viết Lãm), Trọng Minh (tức Nguyễn Minh Vỹ, họ tên thật là Tôn Thất Vỹ)...
Bút danh đó dính dáng gì tới quan hệ bà con họ tộc của Hàn Mạc Tử, sao đợi kỳ này mới nêu? Có đấy. Nhân vật trọng tâm mà Trật Sên giễu cợt trong bài báo Quan nghị... gật thuở nào chính là nghị viên Nguyễn Văn Tôn. Khi vung bút, Hàn Mặc Tử hoàn toàn không ngờ rằng Nguyễn Tú - con trai nhân vật - trong tương lai sẽ là cháu rể hiếu thảo nhà mình!
Ông Nguyễn Bá Tín lấy làm cảm kích khi kể:
- Chính Nguyễn Tú là người tình nguyện đi bốc mộ anh Trí ở Quy Hoà để cải táng vào đầu năm 1959. Nên nhớ thời đó, mọi người, kể cả cậu em Bá Hiếu đều rất sợ bệnh phong!
Ông Nguyễn Tú trú tại khu Bùi Phát (Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh), trong một lần nhắc lại kỷ niệm xa xăm ấy đã triết lý:
- Đời người, đố ai học được chữ ngờ? Thì cứ lấy chuyện bác Hàn Mạc Tử mà suy, hậu thế vẫn cứ liện tục giật mình vì chưa thể nào nắm bắt được quy luật tồn tại của bao điều...bí mật!
Kỳ 3: THỜI HỌC SINH GẬP GHỀNH THƠ MỘNG
Thời học sinh của Hàn Mạc Tử trải qua 3 địa phương:Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Huế. “Lần đầu tiên Nguyễn Trọng Trí cắp sách đến trường là tại Quảng Ngãi”. Trần Thanh Mại, tác giả cuốn Hàn Mạc Tử, đã ghi nhận như vậy. Ông Bá Tín, qua hồi kí Hàn Mạc Tử anh tôi, còn kể chi tiết hơn:
“Chúng tôi rời Đồng Hới năm 1921, theo cha vào Quy Nhơn, trở ra Bồng Sơn, lại trở về Quy Nhơn năm 1924 thì đổi ra Sa Kỳ, một sở thương chánh lớn, cách thị xã Quảng Ngãi 12 km [thực địa thì hơn 20 km - chú thích trong móc vuông là của Phanxipăng]. Trong thời gian gia đình hay đổi dời dọc theo các cửa biển, việc học hành của chúng tôi đã bị gián đoạn. Về Quảng Ngãi mới vào học trường công lập anh Trí học lớp ba, tôi học lớp tư [tương đương lớp 2 bây giờ]. Khi còn ở Quy Nhơn, anh rất thích bắn ná cao su và bắn rất hay.(...). Trong những năm học ở Quảng Ngãi, anh không thèm bắn ná cao su nữa, mà lại rất thích bắn súng. Hai anh em ở trọ nhà dượng tôi, trong nhà cũng có một khẩu Flaubert, thứ súng bắn chim như của cha tôi. Anh trông thấy thèm lắm, nhưng không dám hỏi. Vì vậy, cứ thứ năm, chủ nhật, là kéo tôi cùng về Sa Kỳ, để cha tôi phát cho mỗi đứa 3 viên đạn, mà phải đi bộ 12km, phải qua một chuyến đò, băng qua một động cát dưới trời nắng chang chang. (...). Về sau, bài văn xuôi Chơi giữa mùa trăng, anh viết về chợ Chua Me [dân quanh vùng vẫn gọi Châu Me], là động cát này. Địa phương gọi là động, một vùng rộng lớn, cát trắng phau, thứ cát ánh ngời như mảnh pha lê vụn, trải dài 4 - 5km bên bờ đại dương (...). Sau khi cha tôi mất đi, tháng 7-1926, gia đình tôi dọn về Quy Nhơn ở với anh Mộng Châu. Hai chúng tôi cùng vào học trường trung Quy Nhơn [Collège de Quinhon, thành lập 1921, thực tế gồm cả tiểu và trung học, tên tiếng Việt bấy giờ là Cao đẳng tiểu học Quy Nhơn, sau thành Quốc học - Quy Nhơn, nay là trường THCS Lê Hồng Phong]. Đến lớp nhất [tương đương lớp 5 bây giờ], anh Trí ra Huế học Pellerin” (trích cảo bản đánh máy, tr. 6-8).
Như thế, hai niên khoá 1924 - 1925 và 1925 - 1926, thi sĩ tương lai đang học lớp 3 và lớp 4 trường tiểu học công lập tại thị xã Quảng Ngãi. Còn trước đó, hai anh em Trí với Tín học ở đâu mà gián đoạn? Mới đây, ngày 27-10-2000, trên mạng điện tử VietCatholic News, linh mục Trần quý Thiện cho rằng: “Bé Nguyễn Trọng Trí được khai tâm lớp vỡ lòng tại trường làng với các nữ tu Mến Thánh Giá giáo xứ Tam Toà. Năm lên 9 tuổi (1921), cậu cùng gia đình theo cha di chuyển đến Bồng Sơn...” Điều này chưa đủ bằng chứng. Vả, rất hiếm trẻ con thời ấy trước 9 tuổi đến lớp vỡ lòng.
Sáng thứ bảy 11-11-2000, đúng ngày tưởng niệm 60 năm Hàn Mạc Tử, chúng tôi trực tiếp nêu câu hỏi trên với ông Nguyễn Bá Tín tại tư thất. Ông cười:
- Chỉ học vỡ lòng ở cha. Cha tôi dạy. Từ năm 1921 đến 1924, hai anh em tôi theo học lớp dạy tư của thầy Chariles. Một tu sĩ hoàn tục, ở nhà riêng nằm góc đường Gia Long - Khải [nay là đường Phan Bội Châu - Lê Lợi] tại Quy Nhơn. Anh Trí với tôi chính thức học trường công là tại Quảng Ngãi. Bây giờ, học trò 12 tuổi đã lên lớp 7. Còn hồi đó, anh Trí 12 tuổi học lớp 3 chưa phải lớn lắm đâu. Trong lớp có khối anh “già” hơn. Tôi còn nhớ thầy dậy anh Trí lớp 3 ở Quảng Ngãi: thầy trợ Giác. Thầy dữ lắm, từng dùng thước kẻ đánh anh Trí sưng vù mấy ngón tay vì tội nghịch ngợm. Nhiều người không biết thời HS, anh Trí hoang nghịch thuộc loại... thượng thặng!”
Chính thời thơ ấu ở núi Ấn sông Trà, nhờ hàng tuần về hải khẩu Sa Kỳ - nơi cha làm việc - để tắm biển, săn bắn và...đùa nghịch, Hàn Mạc Tử đã tích luỹ được bao hình ảnh cùng ấn tượng trữ tình để về sau sáng tạo nên Chơi giữa mùa trăng. Bạn hãy cùng chúng tôi đọc lại đôi đoạn trích từ tác phẩm ấy:
...Chị tôi liền chỉ tay về phía bến đò thôn Chùa Mo và bảo tôi rằng: “Thôi rồi! Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãi mà không sao thoát được, biết làm thế nào, hở Trí?” Tôi cười: “Hay là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này, rồi ta trèo lên động cát với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạn?”. Hai chị em liền giấu thuyền trong một bụi hoa lau bông vàng phơi phới, rồi cùng lạc vào một đường lối rất lạ, chân giẫm lên cát mà cứ ngỡ là bước trên phiến lụa.
...Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu tức cười,àm sao: “Có phải chị không hả chị?”. tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa!”. Ngó lại chị tôi và tôi, thì quả nhiên là trăng thiệt. Chị tôi hí hửng như xuân, chạy nhảy xênh xang, cơ hồ được dịp phát triển hết cả ngây thơ của người con gái mười lăm tuổi...
Nhân vật nữ được nêu đích danh ở đây là Madelène Nguyễn Thị Như lễ, sinh năm 1909, chị kế của Hàn Mạc Tử - Nguyễn Trọng Trí. Còn thôn Chùa Mo nằm đâu? Các sách thường in cước chú: “Một làng ở cửa biển Quảng Ngãi”. Đúng ra, phải là thôn Châu Me. Bến đò thôn ngay trước chợ thôn - điểm này hiện được xây dựng thành trường Tiểu học Bình Châu thuộc huyện Bình sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi đồ rằng trong bản thảo, Hàn viết Châu Me. Song do lỗi in ấn hoặc tam sao thất bản thế nào, Châu Me bị cải thành Chùa Mo rất đỗi buồn cười. Trong tác phẩm đang xét, nhân danh đều thật, hà cớ gì địa danh lại hư?
Không phải vô lý khi có người tin rằng con trăng Sa Kỳ huyền hoặc và quyến rũ đã khơi nguồn cảm hứng bất tận cho Hàn dệt nhiều tứ thơ đặc sắc về vầng nguyệt.
Trong tập Thơ điên, tên khác là đau thương, ở phần Hương thơm có bài Huyền ảo mà đây là khổ cuối:
Không gian đầy đặc toàn trăng cảLiên hệ áng văn Chơi giữa mùa trăng, Trần Thị Huyền Trang đã có suy tưởng lý thú khi viết trong cuốn Hàn Mạc Tử - Hương thơm và Mật đắng (NXB Hội nhà văn, HN 1997, tr.59 - 60): “Nàng có thể là một người yêu của Hàn Mạc Tử, cũng có thể chỉ là một ảo ảnh tô điểm cho thơ. Nàng nhất định không phải là chị Lễ. Song ta thử thay chữ nàng bằng chữ chị và đọc lại thì không khỏi giật mình. Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng. Tôi cũng trăng mà chị cũng trăng...”
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng
Mỗi ánh mỗi hình thêm phiếu diễu
Nàng xa tôi quá nói nghe chăng?
Bèo trôi nước dợn sóng mênh mông,Xem qua cách xử lý chữ nghĩa như trên, chắc bạn đọc sẽ hoàn toàn nhất trí với ý kiến Hoài Thanh - Hoài Chân nêu trong sách Thi nhân Việt Nam (NXB Hoa Tiên tái bản, Sài Gòn 1967, tr.205), rằng: “Cái khuôn khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn Mạc Tử”. Rất may, đúng thời điểm 1932 đó, “cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy” và nhanh chóng “bành trướng mãnh liệt” với tên gọi là Thơ Mới. Lẽ tất nhiên. Hàn cùng bạn bè mình nồng nhiệt hưởng ứng “dòng thơ mạnh nhất trong những dòng thơ đi xuyên qua thời đại”. Không những thế, rồi đây Hàn còn khơi mở một chi lưu của dòng thơ kia với nhãn hiệu đầy ấn tượng: Trường thơ Loạn.
Cỏ mọc bờ xa bóng liễu trông.
Chèo vững thiếp qua vời khổ hải,
Giữ bền chàng đến vận trung không.
Theo lần nguyệt xé mây mù mịt,
Hoạ đáp thông reo trống não nùng.
Neo thả biết đâu nơi định trước,
Bèo trôi nước dợn sóng mênh mông.
Mình không hò hẹn bước giang hồ,Vẫn thất ngôn bát cú Đường luật! Chính giai đoạn này, tại Sài Gòn, trực tiếp cọ sát trong trường văn trận bút, Hàn mới thực sự chuyển đổi phong cách: từ thơ cũ sang Thơ Mới. Lưu ý rằng năm 1935, sau hơn hai năm đấu tranh quyết liệt, Thơ Mới đã giành được ưu thế và bắt đầu “tính sổ” thơ cũ trên nhiều phương diện ngôn luận. Một sự kiện gây xôn xao văn giới là nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh (họ tên thật Nguyễn Thị Kiêm), từng lên diễn đàn tại Hội Khuyến học Sài Gòn cực lực tán dương Thơ Mới hồi tháng 7-1933 thì lần đầu năm 1935 lại tiếp tục đăng đàn diễn thuyết tại địa điểm cũ để quyết “hạ đo ván” thơ cũ. Trước và sau thời điểm đó, báo chí trong Nam và ngoài Bắc ầm ầm ủng hộ “cô gái đầu tiên lên diễn đàn” nhằm khẳng định phần thắng thuộc về Thơ Mới. Còn Quách Tấn - một “đại biểu cho lối thơ xưa, từng nằm trong thế hệ Thơ Mới hồi đó” như nhận định của Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung - NXB Sống Mới, SG 1972, tr.666) - lại phát biểu: “Hàn Mạc Tử vốn từ địa hạt thơ Đường luật bước sang địa hạt Thơ Mới, cho nên tuy vui duyên mới mà vẫn không quên hẳn tình xưa. Thỉnh thoảng Tử cũng có làm đôi bài thơ Đường luật. Theo chỗ nhận xét của tôi, thì thơ Đường luật Tử làm sau này có phần trội hơn trước, phần nghệ thuật cũng như phần tình tứ” (tập san Văn, SG 7-1-1967).
Lưu lạc quê người mới khổ cho.
Nước chảy thương thân bèo bọt nổi,
Mây bay nhớ mẹ sớm hôm chờ.
Thằng con bất hiếu đi đành đoạn,
Trời đất vô tình lại đắn đo.
Muôn dặm non Tần xa thăm thẳm,
Ý chừng chim nhạn biếng đưa thư.
Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa,Hoặc rõ rệt hơn là trong bài Sao, vàng sao - bấy nay được lưu hành dưới tiêu đề Đừng cho lòng bay xa - mà Hàn từng gửi “tiểu thư khuê các”:
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha.
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc,
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
...Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía,Sinh thời, Hoàng Thị Kim Cúc thỉnh thoảng cũng sáng tác thi ca và ký bút danh Hoàng Hoa (hoặc Hoàng Hoa thôn nữ, hoặc H.H).
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây,
Hương ân tình cho kết lại thành dây,
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu...
Túc hạ,Dưới bút danh Hoàng Hoa, Hoàng Thị Kim Cúc đã âm thầm sáng tác một số thơ, trong đó có những bài “đề tặng hương hồn anh Hàn Mạc Tử” như bài dưới đây viết vào đầu xuân Tân Tỵ 1941 - nghĩa là sau khi Hàn mất chưa đầy năm và cách nay tròn vòng hoa giáp:
Có nhận được bức ảnh bến Vỹ Giạ [sic!] lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng chữ túc hạ gửi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến người năm xưa, thế là phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy. Và mong rằng một mùa xuân nào đây sẽ gặp lại túc hạ phỉ dạ. Thăm túc hạ bình an vui vẻ.
Hàn Mạc Tử
Bao năm hoa sống nơi thôn VỹNếu chỉ đọc qua bài thơ của Hoàng Hoa thôn nữ, lại thấy nàng suốt đời độc thân và bảo lưu kỹ lưỡng thủ bút Hàn thi sĩ, mà chưa đọc thư từ Hoàng Hoa viết hoặc chưa nghe Hoàng Hoa bộc bạch niềm riêng, hẳn không ít người sẽ dễ tin chuyện tình Hàn - Hoàng từng diễn ra “ly kỳ mùi mẫn” y như sách báo và tuồng tích đã dày công... thêu dệt. Mức độ ngộ nhận càng tăng vì ngay cả người nhà cũng chẳng thấy Hoàng Thị Kim Cúc phản ứng gì trước bao đồn thổi, thị phi. Chính xác, như chúng ta đã biết, Hoàng Thị Kim Cúc có phản ứng chừng mực, đúng người, đúng lúc, song chẳng đạt kết quả như nguyện. Trên một bài viết đăng trên tuần báo Văn nghệ số ra ngày 14 - 10 - 1995, Võ Đình Cường lý giải kỹ càng. “Những người có liên hệ mật thiết với Hàn Mạc Tử mà chị [Cúc] đã cho biết sự thật, và yêu cầu họ đính chính, thì họ đã không làm, hay làm ngược lại, gây thêm hoả mù trong bối cảnh đã có nhiều sương khói làm mờ nhân ảnh. Chẳng hạn như ông Nguyễn Bá Tín, tác giả cuốn hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi xuất bản vào tháng 2 - 1991, sau bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho ông vào tháng 10 - 1987, nghĩa là sau gần 4 năm, nói rõ về tấm ảnh gửi Hàn Mạc Tử, là một tấm ảnh phong cảnh, thế mà ông Nguyễn Bá Tín lại viết: “Cho tới khi anh [Hàn] đau nặng rồi (1939), chị Cúc còn cho anh một phiến ảnh cỡ 6 x 9 [cm]: chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ...” Quan trọng hơn nữa, cái đoạn chị Kim Cúc kể chuyện chị đã không nhận thư và sách của Hàn Mạc Tử đem tặng, tác giả Hàn Mạc Tử anh tôi đã bỏ qua, không nhắc đến. Nhưng tác giả lại viết: “Nếu anh [Hàn] biết chị [Cúc] đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoả tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là mối tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục. Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!” (...) Chị Kim Cúc có buồn không, khi bị người ta vô tình hay cố ý lái cái mục đích cao quý trong sự tu hành của chị về phía tôn thờ một người khác tôn giáo mà chị chỉ có thể có cảm tình, chứ không yêu?”.
Thầm giữ trong lòng một ý thơ
Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm
Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ
Một mình một với trời mây
Với cả đau thương với hận này
Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ
Tiếng vang muôn thuở vẫn còn đây
Hồn anh lẫn khuất ở đâu xa
Hoa biết cùng ai thổ lộ ra
Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt
Tình ai ai vẫn cứ đậm đà!
Cả năm chỉ có một lần xuânTham quan những thắng tích ở Phan Thiết như Mũi Né, lầu ông Hoàng, chùa Ông, Bia Đài - Những điểm xưa kia Hàn và Mộng từng lưu dấu, chúng tôi sực nhớ hình ảnh so sánh do nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra khi đề cập về những mối tình của Hàn: “Người này cho anh ân nghĩa, người kia cho anh vết thương, và chính từ vết thương mà con trai đáy bể làm ra viên ngọc” (trích lời tựa tuyển tập Thơ Hàn Mạc Tử do Sở Văn hoá - Thông tin Nghĩa Bình xuất bản năm 1987). Bao chuỗi - ngọc - thơ lấp lánh của Hàn đã kết tinh từ vết - thương - tình mang tên Mộng Cầm:
Nhưng với lòng em xuân mỗi tuần
Thơ thấm tâm hồn hoa nở nhuỵ
Cạn dòng tâm sự được bao lần.
Em cứ tưởng rằng em với anh
Như hình với bóng dưới màn đêm
Hoàng hôn đã khóc niềm chung thuỷ
Đau đớn tình anh khăng khít thêm
Cho nên không thể nói không yêu
Mà nói rằng yêu, yêu rất nhiều
Trời đất ngập tràn thơ vĩnh biệt
Lòng em chan chứa biết bao nhiêu.
Họ đã xa rồi khôn níu lạiKỳ 10: TIÊN NỮ VU SƠN
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hoá dại khờ
(Những giọt lệ)
...Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu SơnMai Đình có họ tên thật là Lê Thị Mai, sinh năm Đinh Tỵ 1917 (cùng tuổi với Mộng Cầm) tại quê nhà - xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá - trong một gia đình quan lại. Nàng còn có một bút danh khác là Ngọc Mai. Trần Thanh Mại qua chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd), đã ghi nhận: “Mai có học, viết quốc ngữ thông, nói tiếng Pháp được, làm thơ hay, có nhiều bài đăng báo”. Còn trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), Nguyễn Bá Tín viết: “Khác với những mối tình âm thầm kín đáo hoặc dè dặt của Hoàng Hoa, của Mộng Cầm, chị Mai Đình là nhiều yêu thơ cũng như yêu con người phung cùi đó [Hàn] một cách ồn ào và sôi nổi nhất. Thơ của chị cảm ứng với Hàn Mạc Tử rất nhiều.”
Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt
Nàng! Ôm nàng! Hai tay tra ghì chặt
Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!
Ta là người uống muôn hận sầu cay
Nàng là mật của muôn tuần trăng mật
Ôi khoái chá thấm dần vô the chất
Hồn trong xương, ảnh hưởng đến mê tơi!
Quý như vàng, trọng như ngọc trên đời
Mai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế...
Nụ hôn em đã sẵn sàngTìm hiểu cuộc đời “nhiều nỗi truân chuyên” của Mai Đình, chúng tôi càng ngạc nhiên trước một số phận lạ kỳ của một phụ nữ đầy cá tính. Riêng mối quan hệ Hàn - Mai, vì nhiều lý do, không ít sách báo lâu nay đã dựng lên lắm chi tiết mâu thuẫn, sai thực tế. Và cũng có hàng loạt chi tiết mà đến giờ hầu như rất kẻ am tường, ngay cả bản thân của bà.
Hôn anh cho thật nồng nàn say sưa
Bao nhiêu tháng đợi năm chờ
Nụ hôn hẹn đến bao giờ anh ơi?
Bệnh anh ngày một thêm bồi
Yêu em không nỡ để đời em lây
Ngày qua ngày lại qua ngày
Hôn anh, em gửi gió mây hôn giùm.
Chửa gặp nhau mà đã biệt lyMai Đình khẳng định:
Hồn anh theo dõi bóng em đi
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió
Lưu luyến bên em chẳng nói gì...
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 16:49
Có 2 người thích
Mai Đình thực ra không phải là một nàng thơ, cũng không phải là người tình của Hàn Mặc Tử... Đúng nghĩa, nàng là một người bạn văn chương của chàng. Nàng gặp Hàn Mặc Tử khi chàng đã lâm trọng bệnh, xa lánh tất cả mọi người để về ẩn mình trong một cái chòi tranh ở Gò Bồi, cách thành Quy Nhơn 15 cây số.
Mai Đình xuất thân trong một gia đình khá giả, nhưng mang trong mình dòng máu lãng mạn, nàng theo tiếng gọi bốn phương cất bước ra đi. Nhờ có nghề dạy nữ công gia chánh cho những gia đình giàu có nên Mai Đình kiếm kế sinh nhai khá dễ dàng. Nàng đã đặt chân đến nhiều vùng đất xa xôi, có khi qua tận Nam Vang. Năm 1937, Mai Đình đến Quy Nhơn. Trước đó nàng đã nghe danh Hàn Mặc Tử từ lâu. Là một người có cá tính mạnh mẽ, nàng không câu nệ, tìm cách giáp mặt chàng. Lần đầu tiên, Hàn Mặc Tử vì tự ti bệnh tật nên không chịu tiếp. Nàng bèn vào Nha Trang, thông qua Quách Tấn để “tiếp cận” chàng. Trong hồi ký của mình, Quách Tấn nhớ lại: “Gặp tôi, nàng không chút e lệ, ngồi nói chuyện như người quen biết đã lâu”. Phê bình bài thơ Gái quê xong, nàng tỏ thật nỗi lòng đối với Tử: “Biết Tử mang bệnh ngặt nghèo, lòng tôi hết sức thương cảm. Tôi mong sao chia sớt được nỗi đau khổ của Tử một đôi phần”. Rồi nàng trách Mộng Cầm sao đành lòng bỏ Tử.
Nàng gửi cho Quách Tấn bài thơ Biết anh để tặng Hàn Mặc Tử với những câu thơ thật mạnh dạn: “Còn anh em đã gặp anh đâu!/Chỉ cảm vần thơ có những câu/Âu yếm say sưa đầy cả mộng/Xui lòng tư tưởng lúc đêm thâu”. Đây là bài thơ đầu tiên mở ra một tình bạn văn chương thú vị giữa hai người. Hàn Mặc Tử nhận được thơ, liền hồi âm nhưng Mai Đình đã đi khỏi Nha Trang. Chàng buồn rầu sáng tác bài Lưu luyến: “Chửa gặp nhau mà đã biệt ly/Hồn anh theo dõi bóng em đi/Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió/Lưu luyến bên em chẳng nói gì”.
Điều đặc biệt nhất trong mối quan hệ Mai Đình - Hàn Mặc Tử là nàng đã hành xử rất đúng với tinh thần văn chương: Tứ hải giai huynh đệ. Theo tài liệu của Trần Thanh Mại thì mùa hè năm 1938, Mai Đình từ biệt Quy Nhơn để vào Sài Gòn thu xếp công việc. Khi trở ra, Mai Đình đưa Hàn Mặc Tử một món tiền để lo thuốc thang và nói ý định của mình: sẽ ở lại trong cái chòi tranh cùng với chàng. Hàn Mặc Tử từ chối nhưng nàng mặc kệ, cứ ở đấy đi chợ nấu ăn, sắc thuốc cho chàng. Mai Đình không hề ngần ngại bệnh tật cũng như dư luận người đời.
Hàn Mặc Tử từ chỗ không muốn gặp mặt đến xúc động trước việc làm của Mai Đình nên đã có nhiều câu thơ tặng nàng: “Đây Mai Đình tiên nữ ở Vu Sơn/Đêm muộn xuống gieo vào muôn sóng mắt/Nàng, ôm nàng hai tay ta ghì chặt/Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!”. Ngoài lo việc cơm nước thuốc thang cho chàng, thời gian còn lại, nàng cùng chàng ngâm thơ vịnh cảnh. Hai tâm hồn thi sĩ sống bềnh bồng với những vần thơ như thế suốt một thời gian dài. Nhưng số tiền Mai Đình mang theo cũng đã hết. Nàng khuyên chàng vào Bệnh viện phong Quy Hoà để điều trị, nàng sẽ đi theo và ở luôn trong ấy để chăm sóc cho chàng. Nhưng Hàn Mặc Tử từ chối. Cuối cùng hai người phải từ giã nhau. Nàng lại cất bước giang hồ bốn phương. Lâu lâu, chàng lại nhận được cánh thư của nàng từ phương trời xa nào đó. Trong một lần ngồi buồn, chàng đem những từ ngữ trong bức thư nàng gửi xếp lại thành bài thơ. Đó là bài Thao thức với những câu thơ da diết: “Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy/Cho nên muôn dặm ở ngoài kia/Em đang mong mỏi, em đang nhớ/Bứt rứt lòng em muốn trở về”.
Mối tình thơ kỳ lạ giữa Mai Đình và Hàn Mặc Tử cùng với việc Mai Đình chăm sóc cho Hàn Mặc Tử được Trần Thanh Mại công bố vào năm 1942, một năm sau ngày Hàn Mặc Tử mãi mãi ra đi. Nhưng câu chuyện trên đây không được gia đình Hàn Mặc Tử thừa nhận và Quách Tấn thì cho rằng Trần Thanh Mại đã hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên, những tài liệu của Trần Thanh Mại công bố đã thuyết phục được không ít người. Có người cho rằng, trước đây giữa nhà thơ Quách Tấn và nhà phê bình Trần Thanh Mại xảy ra vụ kiện bản quyền thơ Hàn Mặc Tử, liên quan trực tiếp đến cuốn sách Hàn Mặc Tử mà Trần Thanh Mại xuất bản năm 1942, xuất phát từ mâu thuẫn này mà nhà thơ Quách Tấn đã nói như vậy chăng?
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:14
Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, tên thánh Francois, sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử có duyên với 4 chữ Bình: sinh tại Quảng Bình, làm báo Tân Bình, có người yêu ở Bình Thuận và mất tại Bình Định. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hoá. Ông cố là Phạm Chương vì liên quan quốc sự gia đình bị truy nã, nên người con trai là Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi họ Nguyễn theo mẫu tánh. Sinh ra ông Nguyễn Văn Toản, ông Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy (con của cụ Nguyễn Long, ngự y có danh vào thời vua Tự Đức), sinh hạ được 8 người con: 1- Nguyễn Bá Nhân (tức Nhà thơ Mộng Châu) cũng là người dìu dắt Hàn Mặc Tử trên con đường thơ văn. 2- Nguyễn Thị Như Lễ. 3- Nguyễn Thị Như Nghĩa. 4- Nguyễn Trọng Trí (tức Nhà thơ Hàn Mặc Tử). 5- Nguyễn Bá Tín (người dời mộ Hàn Mặc Tử từ Quy Hoà về Ghềnh Ráng vào ngày 13-02-1959). 6- Nguyễn Bá Hiếu; 2 người em út: Nguyễn Văn Hiền và Nguyễn Văn Thảo.
Vì cha Hàn Mặc Tử lúc đó làm chủ sự thương chánh nên công tác nhiều nơi (chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp nên Hàn Mặc Tử theo gia đình đi nhiều nơi từ lúc nhỏ).
- 1920 di chuyển theo gia đình học Tiểu học Sa Kỳ.
- 1921 - 1923 học Quy Nhơn, Bồng Sơn.
- 1924 chuyển Sa Kỳ.
- 1926 thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh rồi mất tại Huế.
Chính vì điều kiện đó mẹ đưa các con vào Quy Nhơn để lập nghiệp.
- 1927 bài thơ đầu tiên được ra đời “Vội vàng chi lắm” hoạ lại của nhà thơ Mộng Châu.
- 1928 ra Huế học trường Trung học Pellerin.
- 1930 thôi học về Quy Nhơn, đạt giải nhất thơ trong cuộc thi thơ Thi xã tổ chức.
- 1931 thơ văn nổi danh với bút hiệu Phong Trần, được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi xã Mộ Du hoạ thơ và đề cao. Được Hội nhà Tây Du giới thiệu du học nước ngoài. Nhưng vì bọn mật thám biết Hàn Mặc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch tên trong danh sách du học.
- 1932 bước vào đời làm việc đầu tiên ở Sở Đạc điền Quy Nhơn - và cũng vào năm ấy yêu người đầu tiên là Hoàng Thị Kim Cúc, người gốc Huế sinh năm 1913 (vì Hàn Mặc Tử tính tình nhút nhát rụt rè nên chỉ dám tỏ bày qua thơ).
Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/8/1988. Nằm Bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm. Đưa về Huế và mất vào ngày 03/02/1989. Có thể nói đám tang của bà lớn nhất ở Huế từ xưa tới nay, bởi vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam.
- 1935 vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang văn thơ báo Công luận và Tân thời. Yêu người yêu thứ hai là Mộng Cầm, người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917 khi đó đang sống ở Phan Thiết. Những năm làm báo ở Sài Gòn thường ra Phan Thiết và đi chơi cùng Mộng Cầm ở Mũi Né cách TP. Phan Thiết 22km về hướng đông.
- Cuối năm 1936 Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên chia tay Mộng Cầm, trở về Quy Nhơn chữa trị. (Hiện nay Mộng Cầm còn sống ở tuổi 88 (1917 - 2005) với một người con gái ở Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh và người con gái ở Phan Thiết).
- 1936 ra tập thơ Gái quê.
- 1937 Mai Đình (gốc Thanh Hoá, sinh năm 1919) đọc tập thơ Gái Quê và đem lòng yêu người. Năm 1939 trong lúc Tử bệnh tật, Mai Đình có ra Quy Nhơn thăm nuôi.
Năm 1940 Hàn Mặc Tử mất và Mai Đình lại ra Quy Nhơn thăm mộ HTM lần đầu năm 1941. Năm 1995 ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn Mặc Tử lần cuối cùng. Ra tập thơ Đôi hồn hoạ các bài thơ Hàn Mặc Tử. Mai Đình mất 1999 tại TP.HCM, thọ 80 tuổi.
- Cùng thời gian này Hàn Mặc Tử còn quen Ngọc Sương, sinh 1914 - Quảng Ngãi, là dì ruột của Mộng Cầm và là chị ruột nhà thơ Bích Khê. Nhưng 2 mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi sâu vào lòng Tử như tình yêu Tử dành trọn cho Mộng Cầm. (Ngọc Sương mất năm 2002 tại TP. HCM, thọ 89 tuổi).
- Vào cuối cuộc đời, bệnh tình Tử càng ngày càng nặng. Những người yêu chia xa, Tử bị đau khổ về mặt tinh thần lẫn thể xác. Vì vậy nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho Hàn Mặc Tử một người yêu thơ Hàn. Nàng tên Trần Thương Thương, sinh năm 1924 người Huế, là cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú ruột. Những bức thư tình của Thương Thương gửi Hàn Mặc Tử hoàn toàn do Trần Thanh Địch tự phác hoạ ra. Hàn Mặc Tử cứ ngỡ mình đang có người yêu thực sự. Từ đó khoái cảm về mặt tinh thần mà sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng là Cẩm Châu Duyên và kịch Quần Tiên Hội.
- Ngày 20/9/1940 bệnh tình Tử ngày càng nặng. Vì vậy người anh rể, chồng chị Nguyễn Thị Như Lễ, lúc đó làm y tá Bệnh viện Quy Nhơn, đưa vào Bệnh viện phong Quy Hoà. Sau 52 ngày đêm chữa trị thì qua đời vào ngày 11/11/1940 vì bệnh kiết lỵ. Khi Tử mất không gặp được những người thân, chỉ được các soeur, các bác sĩ và một người anh em đồng bệnh là Nguyễn Văn Xê chăm sóc và an táng tại Quy Hoà. Những năm tháng cuối đời của Hàn Mặc Tử tại Quy Hoà ông có sáng tác một bài văn xuôi “Sự trong sạch tâm hồn” bằng tiếng Pháp, đó là bài thơ cuối cùng của nhà thơ để cảm tạ những vị đã chăm sóc và chữa trị ông tại Quy Hoà.
Để tưởng nhớ một nhà thơ lớn của Việt Nam, nơi an táng đầu tiên tại Quy Hoà, hiện nay được ca sĩ Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và một số văn nghệ sĩ TP.HCM dựng đài tưởng niệm (hình tượng là một cây viết, quyển sách) để thương tiếc và tưởng nhớ nhà thơ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Đồng thời tại phòng nằm chữa trị tại Quy Hoà của Hàn Mặc Tử nay cũng được làm Phòng lưu niệm nhà thơ.
- Năm 1959 bạn thân Hàn Mặc Tử là nhà thơ Quách Tấn cùng với gia đình Tử cải táng mộ về Ghềnh Ráng, Quy Nhơn. Ngôi mộ Hàn hiện nay đang nằm trên đỉnh cao Ghềnh Ráng, chung quanh núi non hùng vĩ, biển trời xanh ngát xa xa nhìn về TP Quy Nhơn chạy dài theo bãi cát vàng giữa trăm màu thuỷ thọ thật thích hợp với hồn thơ. Hàn Mặc Tử ra đi với lứa tuổi thanh xuân (28 tuổi), nửa đời người chưa qua hết, nhưng Hàn Mặc Tử đã làm tròn sứ mệnh của mình là để lại cho nền Văn học Việt Nam chúng ta một đời thơ rất giá trị, có những bài được đưa vào chương trình văn học như: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín. Hiện tư liệu bài Đây thôn Vỹ Dạ nay được nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyển nghiên cứu có chữ viết Hàn Mặc Tử gửi tại nhà Hoàng Thị Kim Cúc. Nguyên bản gốc Ở đây thôn Vỹ Dạ có đăng báo Thừa Thiên Huế năm 2000 có kèm theo tư liệu. Ngoài ra đặc biệt Hàn Mặc Tử có 2 bài thơ thuận nghịch đọc là: Cửa sổ đêm khuya, Đi thuyền.
Các bạn yêu thơ Hàn thân mến, bản thân tôi cũng như hàng triệu trái tim yêu thơ Hàn khác. Nhưng thực tế hơn, tôi đã viết thơ Hàn bằng cây bút lửa của mình để truyền bá:
- Lo những ngày sinh nhật và giỗ đã hơn 20 năm nay. Gặp các người thân - các người yêu để tìm hiểu - Đọc và nghiên cứu nhiều sách báo viết về Hàn.
Cùng với các vị có trách nhiệm, bản thân tôi đã tham gia làm Phòng lưu niệm tại Quy Hoà (1998) và Nhà lưu niệm tại Ghềnh Ráng, Quy Nhơn (2000) để phục vụ du khách đến viếng Hàn Mặc Tử - Và là người trực tiếp tiếp xúc các bạn yêu thơ từ mọi miền về thăm Hàn Mặc Tử. Nên tôi sưu tâm một số tư liệu, hình ảnh, thơ văn những người có liên quan để tặng các bạn tham khảo tốt hơn, một phần nào giúp các bạn hiểu thêm Hàn Mặc Tử. Dĩ nhiên với sự tìm hiểu, hiểu biết có giới hạn nên sẽ còn nhiều điều thiếu sót, mong các bạn, anh chị em mến mộ Hàn lượng thứ, rất cảm ơn các bạn.
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 05/03/2006 02:57
Có 1 người thích
Chính tên là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 ở Lệ Mỹ (Đồng Hới), mất ngày 11-11-1940. Trú ngụ ở Quy Nhơn từ nhỏ. Nhà nghèo, cha mất sớm. Học trường Quy Nhơn đến năm thứ ba. Làm sở Đạc Điền một thời gian, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Quy Nhơn. Kế đó mắc bệnh hủi, đưa vào nhà thương Quy Hoà rồi mất ở đó.
Làm thơ từ ngày mười sáu tuổi (lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh). Đến năm 1936, khi chủ trương tờ phụ chương văn báo Sài Gòn mới đổi tên là Hàn Mạc Tử.(1)
Đã làm thơ: Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, Trong khuê phòng, Đông Dương tuần báo, Người mới.
Đã xuất bản: Gái quê (1936).
Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mạc Tử nhiều lắm. Có người bảo: “Hàn Mạc Tử? Thơ với thẩn gì! Chỉ toàn là nói nhảm”. Có người còn nghiêm khắc hơn nữa: “Thơ gì mà rắc rối thế, mình tưởng có ý nghĩa uẩn khúc, cứ đọc đi đọc lại hoài, thì ra là nó lừa mình!” Xuân Diệu có lẽ cũng nghĩ đến Hàn Mạc Tử khi viết đoạn này: “Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái độ của những nhà chân thi sĩ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân tay vừa nhảy, miệng vừa kêu: tôi điên đây! tôi điên đây! - Điên cũng không dễ làm như người ta tưởng đâu. Nếu không biết điên thì tốt hơn là cứ tỉnh táo như thường mà yên lặng sống.” (2)
Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mạc Tử. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mạc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mạc Tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết. Mà thuộc hết thơ Hàn Mạc Tử đâu có phải chuyện dễ, đã khúc mắt mà lại nhiều: tất cả đến sáu bảy tập. Họ thuộc hết và chọn những lúc đêm khuya thanh vắng, họ sẽ cao giọng, ngâm một mình. Bài thơ đã biến thành bài kinh và người thơ đã trở nên như một vị giáo chủ. Chế Lan Viên nói quả quết: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử” (3).
Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mạc Tử (4). Tôi đã theo Hàn Mạc Tử từ lối thơ Đường đến vở kịch bằng thơ Quần tiên hội, và tôi đã mệt lả. Chính như lời Hàn Mạc Tử nói trong tựa bài Thơ điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh.
Bây giờ đã ra khỏi cái thế giới kỳ dị ấy và đã trở về với cuộc đời tầm thường mà ý nhị, tôi thử xếp đặt lại những cảm tưởng hỗn độn của tôi.
Thơ Đường luật: theo Ông Quách Tấn(5), Phan Sào Nam hồi trước xem Thơ Đường luật của Hàn Mạc Tử có viết trên báo đại khái nói: “Từ về nước đến nay, tôi được xem thơ quốc âm cũng khá nhiều, song chưa gặp bài nào hay đến thế...(6). Ôi hồng nam nhạn bắc, ao ước có ngày gặp gỡ để bắt tay nhau cười lên một tiếng lớn là thoả hồn thơ đó”. Thơ Đường luật Hàn Mạc Tử làm ra nhiều nhưng bị thất lạc gần hết, tôi không được xem mấy bài. Song trong những bài được xem tôi cũng đã gặp ít câu hay, chẳng hạn như:
Nằm gắng đã không thành mộng được,Dầu sao tôi vẫn nghĩ cái khuôn khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ dào dạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn Mạc Tử.
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi.
Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủLên chơi trăng có câu:
Đầy mình lốm đốm những hào quang.
Ta bay lên! Ta bay lên!Đọc những câu ấy có cái thú vị ở xứ lạ gặp người quen, vì đó là những cảm giác ta có thể có. Lại có khi những cảm giác ở ta rất thường mà trong trí Hàn Mạc Tử rất dễ sợ. Một đám mây in hình dưới bóng nước thành ra:
Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm.
Ta ở cõi cao nhìn trở xuống:
Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm.
Mây chết đuối trong lòng sông vắng lặngCái ý muốn mượn lời thơ để tả tâm sự mình cũng trở nên điên cuồng và đau đớn dị thường:
Trôi thây về xa tận cõi vô biên.
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút;Tôi chỉ trích ra vài đoạn thơ có thể thích được. Còn bao nhiêu đoạn nữa tuy ta không thích vì nó không có gì hợp với lòng ta, nhưng ta cũng biết rằng với Hàn Mạc Tử hẳn là những câu tuyệt diệu. Nó đã tả đúng tâm trạng của tác giả. Lời thơ có vẻ thành thực tha thiết lắm.
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt,
Như mê man chết điếng cả làn da.
Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết,
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh;
Đừng nắm lại niềm thơ ta đang siết;
Cả lòng ta trong nhớ chữ rung rinh.
Đường thơ bay sáng láng như sao saHình như trong các thi phẩm xưa nay có tính cách tôn giáo không có gì giống như vậy. Hàn Mạc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du khách bỡ ngỡ không thể cùng quỳ lạy với thi nhân. Nhưng trong lòng tôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp cái vẻ huy hoàng, trang trọng, linh lung, huyền ảo của lâu đài kia? Có đâu những đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng. Xuân như ý rõ ràng là tập thơ hay nhất của Hàn Mạc Tử.
Trên lụa trắng mười hai hàng chữ ngọc
Thêu như thêu rồng phượng kết tinh hoa
Đã mê rồi! Tư Mã chàng ơi!Song những phút mơ khoái lạc ấy có được là bao. Tỉnh dậy, người thấy:
Người thiếp lao đao sượng cả người.
Ôi! ôi! hãm bớt cung cầm lại,
Lòng say đôi má cũng say thôi.
Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả?Ta tưởng nghe lời than của Huy Cận.
Trơ vơ buồn mà không biết kêu ai!
Bức thư kia sao chẳng viết cho dài,
Cho khăng khít nồng nàn thêm chút nữa.
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối,Cho đến Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý và các tập khác, lời thơ thường vẩn đục.
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:19
Có 1 người thích
Cách đây 60 năm, một nhà thơ đã đến chữa bệnh tại trại phong Quy Hoà, mang theo hành trang là tập thơ Đau thương (1937). Trên giường bệnh, anh đã làm thêm 2 tập thơ nữa là Xuân như ý (1939) và Thượng thanh khí (1940). Những tập thơ này là một trong những đỉnh cao thi ca Việt Nam. Sau này Chế Lan Viên đã không tiếc lời “Tử là một đỉnh cao, loà chói trong văn học thế kỷ, thậm chí các thế kỷ”.
Hàn Mặc Tử, theo lời kể lại, thời ấy thường ngồi dưới mái nhà tranh ở Ghềnh Ráng (biển Quy Nhơn) qua tàn phượng vỹ, ngắm chiếc cầu nhỏ xinh xinh bắc qua suối Tiên.
Năm 1958, mộ Hàn Mặc Tử đã được cải táng trên một ngọn đồi nhìn xuống biển xanh và bên trái là cây cầu, suối Tiên… đúng như nhà thơ mơ ước.
Một mai kia ở bên khe nước ngọcTừ đó đến nay, hàng vạn người đã ghé Quy Nhơn thăm Hàn Mặc Tử.
Với sao sương, anh nằm chết như trăng.
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:20
Có 1 người thích
Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và mầu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc, hình ảnh và âm nhạc - nhất là âm nhạc, vì chỉ có âm nhạc mới diễn tả nổi những cái sâu xa, thầm kín, những cái tế nhị, u ẩn của một tâm hồn.
Nhiều khi Tử phải bỏ nghĩa thông thường của chữ, bỏ cả văn phạm của câu, để cho thanh âm tiết tấu phù hợp với những biến chuyển, những rung động, những xao xuyến của tâm hồn - một tâm hồn mênh mông và đối với chúng ta có phần xa lạ - mà văn tự chính xác nhiều khi không diễn tả được thấu đáo, không diễn đạt đúng ý muốn của người thơ. Cho nên xem thơ Hàn Mặc Tử, nhiều khi không nên chấp ở chữ mà hại lời, không nên chấp ở lời mà hại ý. Và muốn nhận thức tình ý trong thơ được đầy đủ, thì phải thưởng thức nhạc thơ trước nhất, vì trong thơ Tử, nhạc đi trước mà ý theo sau, và có khi ý không ở trong lời mà ở trong nhạc.
Trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo. Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là “Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Như bài Thánh nữ đồng trinh là một.
Bài này là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi “ơn phước cả”, mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong “cơn lâm luỵ”. Trong bài có những chữ “Từ Bi”, “ba ngàn thế giới”, là chữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái:
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹnHai chữ “Từ bi”, còn thấy dùng trong nhiều bài khác:
Giàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới
Thơ tôi thường huyền diệu
Mọc lên đạo từ bi
(Cao hứng)
Trời từ bi cảm động ứa sương mờNhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như “hằng hà sa số” “mười phương” cũng thường gặp trong thơ Tử:
Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
(Hãy nhập hồn em)
Mây vẽ hằng hà sa số lệ
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn
(Cuối thu)
Đóng cửa mười phương lại
Dồn ánh sáng vào đây
(Điềm lạ)
Trời như hớp phải hơi men ngan ngátNhưng đó chỉ là những dấu tích bên ngoài. Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo:
Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương
(Nguồn thơm)
Bay từ Đao Ly đến trời Đâu Suất,
Và lùa theo không biết mấy là hương.
(Phan Thiết)
Trở lại trời tu luyện với muôn đêm,Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như “thành chánh quả”, “sông Hằng”, Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng (Phan Thiết). Ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời “Đao Lỵ”, trời “Đâu Suất” - những cõi Phật xa xăm, đầy nhạc, đầy hương, đầy ánh trăng - chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hoá một cách tài tình:con chim Phụng Hoàng vì Sân Si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian, “nơi đã khóc đã yêu đương da diết” để mà “chôn hận nghìn thu” và “sầu muộn ngất ngư”.
Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả.
(Phan Thiết)
Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao,Và cõi đời này -mà Phan Thiết là tượng trưng - là nơi đau khổ, là nơi “chôn hận nghìn thu”, là nơi “sầu muộn ngất ngư”. Vì nhận biết cõi đời là giả tạo, là nơi khổ luỵ, Tử đi tìm nơi giải thoát và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà.
Trăng tan tành rơi xuống một cù lao
Hoá đai điện đã rất nên tráng lệ
(Phan Thiết)
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền
(Ngoài vũ trụ)
Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc
Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác
Rất phương phi trên hết cả anh hoa
(Ra đời)
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho,Những “ánh sáng vô cùng” “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng “nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác” những “cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc”, ở trong Tử là vang bóng của “vô lượng quang” của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực Lạc mà Tử đã nhìn qua kinh A Di Đà.
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo
(Đêm xuân cầu nguyện)
Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ;Thật chẳng khác nào đứng nói cùng một người ngang hàng ngang lứa hoặc Nàng Thơ! Thậm chí trong khi cầu nguyện lúc đêm xuân, mà chàng vẫn để tứ thơ ngang tàng theo hứng:
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua
Ta chắp tay lạy quỳ hoan hảo,Nghĩ đến những gì “giàu sang hơn Thượng Đế”, Tử biết là một tội lỗi lớn, nên tiếp đó chàng van lơn thầm nguyện:
Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian,
Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế
(Đêm xuân cầu nguyện)
Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa GiêsuLời xưng tội vẫn không thật nghiêm trang thành kính! Trong khi viết những lời tạ tội, Tử đã nghĩ đến thơ nhiều hơn nghĩ đến Chúa, mặc dù Tử luôn luôn thờ Chúa trên thơ.
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:21
Có 1 người thích
Trần Xuân Toàn
Không kể những tập thơ của Hàn in lúc sinh thời và những cuốn sách về đời thơ của ông do các nhà phê bình, nghiên cứu xuất bản trước đây, chỉ kể những tập sách về Hàn Mặc Tử xuất bản sau khi đánh giá lại các hiện tượng văn học nói chung, về Hàn Mặc Tử nói riêng, cũng thấy được tầm vóc cùng sự quan tâm của giới văn nghệ đến Hàn. Chúng ta đã có Tuyển tập Hàn Mặc Tử (Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, 1987), Thơ Hàn Mặc Tử (Quách Tấn, Chế Lan Viên giới thiệu, Hà Giao, Quách Giao, Trần Thi Huyền Trang sưu tầm, tuyển chọn - Sở VHTT Nghĩa Bình xuất bản 1987, tái bản 1988), Hàn Mặc Tử - Hương thơm và Mật đắng (Trần Thị Huyền Trang sưu tầm, biên soạn, NXB Hội Nhà văn, 1991), Hàn Mặc Tử - anh tôi (Thiệu Nam Nguyễn Bá Tín - NXB Tin, Paris, 1990, do Đỗ Mạnh Trí giới thiệu, Phạm Đán Bình sưu tầm, chú thích), Hàn Mặc Tử - thơ và đời (Lữ Huy Nguyên sưu tầm, tuyển chọn - NXB Văn Học, 1993) và cuốn Thơ văn Hàn Mặc Tử - phê bình và tưởng niệm của GS Phan Cự Đệ biên soạn (NXB Giáo Dục, 1993) tuyển cả thơ văn của Hàn cùng rất nhiều bài viết có giá trị của gia đình, thân hữu, các nhà nghiên cứu về Hàn.
Song song với những tập sách, từ nhiều năm nay, thơ văn Hàn Mặc Tử còn được giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học. Một số sinh viên và nghiên cứu sinh đã chọn Hàn Mặc Tử làm luận án nghiên cứu của mình. Điều đó cho thấy không phải đến bây giờ người ta mới thấy được chân giá trị của những vần thơ, trang văn của Hàn. Mấy mươi năm trước người ta đã nói gì về Hàn? Hàn Mặc Tử là hiện tượng độc đáo trong làng thơ Việt Nam, ắt hẳn phải có những nét đặc trưng và đặc biệt trong tư duy thơ, trong quan niệm thẩm mỹ, trong thế giới nghệ thuật và trong cá tính sáng tạo của thi sĩ.
Thơ Hàn Mặc Tử từ Lệ Thanh thi tập qua Gái quê rồi từ Gái quê qua Thơ Điên (Đau thương), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên... đã đi qua một chặng đường dài từ cổ điển qua lãng mạn rồi từ lãng mạn chuyển nhanh sang tượng trưng, siêu thực. Chỉ hơn 10 năm hoạt động trên thi đàn, Hàn đã góp phần vào hiện đại hoá thi ca Việt Nam. Chỉ riêng điều đó, Hàn đã tài lắm rồi. Trần Tái Phùng trên Người Mới số 7-12-1940 đã viết: "Nghệ thuật chàng tựa một con sông dài đi xuyên qua thế kỷ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đẽ đến say ngợp, đến tê liệt cả lòng người."
Điều ấy thể hiện trong quan niệm thơ của Hàn. Do quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, nên vũ trụ thơ ca của Hàn là sự hoà hợp giữa bốn yếu tố "Trăng, Hoa, Nhạc, Hương":
Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ
Của hương hoa trong trăng lờn lợt bẩy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không, em hỡi hiểu gì không?
(Trường tương tư)
Và trong tản văn Chơi giữa mùa trăng, Hàn đã viết: "Trăng là ánh sáng? Nhất là trăng giữa mùa thu, ánh trăng càng thêm kỳ ảo, thơm thơm và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung, sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xé rách lả tả".
Đọc những vần thơ của Hàn, ta thấy ông luôn hướng đến cõi vô cùng, vĩnh viễn, vĩnh hằng. Điều đó thật dễ hiểu với một con bệnh cô đơn giữa cuộc đời nầy. Hàn quan niệm về thơ: "Thơ là một tiếng kêu thương thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao trở lại trời, là nơi đã sống ngàn kiếp vô thuỷ, vô chung, với những hạnh phúc bất tuyệt". Còn Bùi Xuân Báo trong bài Thi ảnh khẩu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử có lý khi lý giải: "Những gì tươi đẹp nhất trong vũ trụ, quý hoá nhất trong tâm linh, huyền bí nhất trong tôn giáo, Hàn Mặc Tử đều đồng hoá với thơ. Trăng vằng vặc, mùa xuân mát dịu và tươi sáng, lòng thương yêu của Chúa trời và Mẹ Đồng trinh đều là những biến thể của chất thơ man mác".
Như vậy, thơ là lẽ sống, là hơi thở của Hàn, nhất là lúc Hàn nhuốm bệnh và nằm viện, biết mình sắp lìa xa cõi đời nầy.
Nói Hàn vị nghệ thuật, nói thơ Hàn nhuốm màu tôn giáo, chất Đạo, có ngờ đâu cái phần chất Đời trong thơ Hàn "vừa riêng biệt tưởng không hình dung nổi lại vừa rất chung, rất thực, có thể sờ mó lên được" như Yến Lan phân tích. Chế Lan Viên cho rằng: "Bài Ave Maria viết cho Đức Mẹ trên trời, có thể viết hay như thế không, nếu không có bà mẹ ở dưới đất?". Những người thân thuộc của Hàn chính là Đức tối cao trong thơ Hàn. Hàn đã viết: "Chị Lễ ơi, chị là trăng mà em đây cũng là trăng nữa, tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt, uy nghi như pho tượng Đức Bà Maria, là bực tinh truyền chí thánh" (Chơi giữa mùa trăng).
Có thế ta mới giải thích, mới yêu Hàn hơn như Phan Bội Châu đã yêu mến Hàn qua tấm lòng yêu nước qua ba bài thơ: Chùa hoang, Gái ở chùa, Thức khuya của Hàn.
Mà thôi, người ta đã nói về Hàn nhiều rồi. Hàn đã đến với Trăng, Hoa, Nhạc, Hương và với niềm tin của mình rồi.
Một chút gì còn lại ở Hàn mà hôm nay, những tấm lòng thơ ngưỡng mộ, về đây đốt nén hương tưởng nhớ đến Hàn. Ấy là ta nhớ đến con chim phượng hoàng đang sải cánh trên bầu trời thơ nước Việt của thế kỷ và nhiều thế kỷ.
Nhớ khi xưa ta là chim phượng hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất
(Phan Thiết! Phan Thiết!)
Hàn ơi! Với vũ trụ thơ, Người vẫn là con chim Phượng Hoàng...
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay
(Trường thọ)
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:22
Có 1 người thích
Tôi gặp Hàn Mặc Tử trong một hoàn cảnh tình cờ. Hồi ấy trong sinh hoạt văn học cuộc bút chiến giữa nhóm Tự Lực văn đoàn và nhà văn Nguyễn Công Hoan. Lúc đó đã xuất bản tập truyện ngắn Kép Tư Bền. Cuộc bút chiến kết thúc phần thắng lợi nghiêng về Nguyễn Công Hoan. Đa số tán thành và ủng hộ tác giả Kép Tư Bền. Sau đó để đáp lòng hâm mộ của bạn đọc các địa phương miền Trung. Ông đến Quy Nhơn. Bạn đọc nô nức đến chào đón và xin chữ ký. Tất nhiên trong đó có Tử. Vì là tác giả, và từng đứng về phía bênh vực nên Tử sớm thành tri âm tri ngộ của Nguyễn Công Hoan. Không biết Tử dẫn ông đi đến những đâu, chỉ biết là sáng hôm ấy, hai người vào viếng Chùa Ông ở Bình Định. Chùa Ông lúc ấy còn có dải tường cao bao quanh cả mặt trước, ngăn cách điện tẩm, xa hẳn con đường số 1 chạy ngang. Cửa chính đóng kín, bên trong là cả một thế giới hoa cảnh mát tươi, đi vào phải thông qua cái cửa ngách. Tôi còn nhớ khi cả hai nhà văn vào sân trước, điểm trước tiên là Tử chạy đến trước cụm hoè hoa đang nở vàng chói, với tay bẻ một cành đưa cho Nguyễn Công Hoan, và họ cùng tiến lên bậc cấp của cánh cửa hông mở vào chính điện. Tôi ở nhà nghĩa tự và đang làm thơ. Ông cụ thân sinh tôi vốn là từ thừa ở đó, lên hướng dẫn hai người, sau cùng mời hai người vào xơi nước nơi nhà nghĩa tự. Tử thấy tôi cứ ngồi mặc nhiên viết, và hình như có liếc nhìn trang giấy, liền rất nhã nhặn lại ngồi bên:
- Xin quấy rầy đôi chút nhé, cậu em. À, mà cậu em đang làm thơ à?
Tôi bẽn lẽn, nhưng không mất vẻ tự hào:
- Vâng, tôi đang tập tành.
- Cậu có bài đăng báo chưa.
- Có một bài trong tập Bến My Lăng.
Bỗng nhiên Tử lộ vẻ hân hoan:
- Thế thì tôi biết: Cậu là Xuân Khai. Là Yến Lan.
Rồi Tử vỗ vai tôi, nói tiếp luôn:
- Tôi là Phong Trần, là Lệ Thanh.
- Thế là rất hân hạnh được biết. Tôi đọc anh đã lâu ở báo lời thắm xuất bản ở Lòng Sông và những bài thơ anh hướng hoạ cùng cụ Phan Sào Nam từ năm xửa năm xưa.
Tử quay sang giới thiệu tôi với Nguyễn Công Hoan. Thế là câu chuyện quay vào cuộc bút chiến vừa qua, vào tin tức văn học, tin tức sách báo ở Hà Nội, ở Sài Gòn. Khi từ biệt, Tử không quên dặn tôi khi nào đi Quy Nhơn thì ghé lại nhà chơi, và anh để lại mảnh giấy ghi địa chỉ.
Đó là một tạng người nhã nhặn lịch thiệp. Tôi không ngờ cái bộ ngoài của một người ăn vận sang trọng, chỉnh tề: com lê tussor. D.liguon Phú Phong, mũ Panama màu trắng lụa với cavát thắt ngang cổ áo như một ông “má chín”, lại là một nhà thơ viết ra Gái quê với cả một tấm “tình quê” bâng khuâng nồng đợm cũng bốc lên màu rạ vàng, sắc mạ xanh tươi.
Từ đó cứ mỗi bận có dịp đi Quy Nhơn thì tôi kết hợp đi thăm anh. Có khi kèm với Chế Lan Viên, có khi đi một mình, nhất là giai đoạn anh lâm bệnh. Anh thường tiếp chúng tôi ở số nhà 20 Khải Định. Tôi còn nhớ đây là một ngôi nhà xây để ở chứ không phải theo quy cách nhà có thể mở ra làm cửa hàng buôn bán. Nó dựng trên một khoảng đất chéo, nên hàng ba bước vào phòng chính không quay mặt ra đường. Có cổng và tường ngăn. Phòng khách bày biện ít đồ đạc. Cái tôi nhớ nhất là cái đồng hồ treo gõ kỳ cạch suốt năm tháng của nó, giữa cơn đau ốm, như người lễ sinh đứng đó không xướng lên lễ thức mà chỉ đếm thời gian, từng giọt, từng giọt, nhắc với Tử, bằng cách gây nên những xáo trộn tâm tư, có khi thầm thì báo hiệu cái cô đơn đang vây phủ xung quanh anh. Cái thứ hai là bộ ghế bành lùn, rộng và khoẻ bằng ruột mây đan. Mỗi lần chúng tôi đến, ở phòng trong ra, anh đến bắt tay từng người. Đó là lúc bệnh anh mới sơ phát, còn ở dạng nghi ngờ. Về sau thì anh chỉ chấp tay vào và khẽ khàng ngồi xuống chiếc ghế kê sát nách cửa vào phòng. Lòng ghế lót bằng một tấm vải cũ gấp lại.
Anh đọc thơ cho chúng tôi nghe, không giải thích, rồi anh ngâm. Nếu ai đã có lần nghe anh ngâm thơ thì mới cảm thấy hết cái cảm giác kỳ lạ lần đầu bắt gặp: nôn nao, nôn nao... và cộng với lời thơ gây nên một không khí mông lung. Chúng tôi như bị dồn vào thế giới nào có suối, có đồi, có bóng dáng những cuộc hành hương, và nhạc điệu cung văn, đồng bóng. Trông anh như cành liễu mùa đông đang bị cơn gió lạnh tuân về day trở. Giọng nói của anh thì ngọt và mát như dòng sông Nhật Lệ quê anh từ thuở ấu thơ; nó đã được tiếng khen là nuôi dài tất cả những mái tóc để tăng thêm vẻ yêu kiều của lớp người sông Luỹ Thầy. Trường Dục nhưng trong giọng ngâm, anh đã biến thành những chuỗi dài đau khổ, cao thấp cheo nhau như từng tia lửa bung lên, như mảnh lụa tươi vàng bị xé vụn. Anh đã lấy xác thịt minh hoạ cho lời thơ. Có khi chúng tôi chảy nước mắt. Còn anh, anh đã thành một người say. Các lần ngâm thơ của anh đều diễn ra như thế vì những bài thơ ấy đều là những bài xót xa nhất. Đặc biệt là hôm anh ngân bài Thánh nữ đồng trinh Maria. Xáo trộn trong đau thương, còn có nỗi triều mến hân hoan kỳ lạ. Chúng tôi có cảm giác như anh bay lên đôi cánh sải rộng ra, khi vút lẫn vào mây, khi là sông bể. Có lúc tưởng như anh đang ngồi trên lưng con tuấn mã phi nhanh trở về sau một chiến công, thỉnh thoảng dừng lại ngước nhìn suối thẳm, khe sâu vừa mới vượt qua.
Số là, theo anh kể lại, bận ấy người bạn thân thiết nhất là Quách Tấn ở Nha Trang ra giới thiệu với gia đình, ông cậu của Tấn vốn là một võ sư lừng danh tên là Đoàn Phong. Ông này có mô thuốc gia truyền chữa lành nhiều người mắc bệnh phong hủi, và Tử đã được tiếp cận, được cho đơn. Thang đầu hiệu quả chưa rõ rệt đến thang thứ hai thì có biến chuyển bất ngờ. Tử ăn, ngủ thấy ngon, tâm tư thư thái, hết ngứa ngấy, tê buốt. Anh vui mừng quá, gọi mẹ, gọi chị, em, nói cười rối rít và anh bảo rằng: đó là do có Đức Mẹ Đồng Trinh, đã xui khiến anh được như vậy. Bận ấy anh tưởng anh được thoát nạn:
Lạy Bà là đấng trinh tuyền thánh vẹnTôi không sắp xếp theo một cách có hệ thống theo khoa học những trật tự thời gian và địa điểm các cuộc lui tới thăm viếng giữa chúng tôi với Tử. Đó những cái dễ quên thường tình qua quảng cách quá dài của năm tháng, nhưng cái không thể quên không có cái gì khác làm cho quên được là cuộc thăm viếng sau cùng với Tử. Đó là cuộc vĩnh biệt ngàn thu, mặc dù anh còn sống một thời gian nữa.
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơ lâm luỵ vừa trãi qua dưới thế...
Anh đứng cách xa hàng thế giớiNhững phút in lặng nhìn nhiều hơn trò chuyện. Cho đến giờ tan tầm, khu lao động trở nên ồn ào. Em Hành đã về nhà và xách cái cà mèn từ lúc nào chúng tôi không hay, vì lúc ấy tôi và Chế Lan Viên ngồi trên khúc tre cán ngang hai chân cột làm ngạch cửa, day lưng ra phía ngoài. Và Tử ra dầu có ý bảo là đã trưa và trời nắng gắt. Hai chúng tôi đứng dậy. Mỗi người đến cầm một bàn tay anh, không dám xiết chặt vì sợ anh đau thêm cả phần thể xác. Sau này lục ra trong đống di cảo, có bài thơ Những giọt lệ, không rõ anh viết trong cảm xúc nào, nhưng tất cả những điều anh viết trong ấy chẳng khác gì tình huống trong cuộc chia tay lần ấy với chúng tôi.
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
Em cười anh cũng cười theo nữa
Để nhắn hồn em đã tới nơi...
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:22
Có 1 người thích
Nhà thơ nào không nặng nỗi ám ảnh về lẽ sinh tử ở đời. Với Hàn Mặc Tử, nhà thơ tài danh bạc mệnh của văn học Việt Nam hiện đại, nỗi ám ảnh ấy đã thành một định mệnh khắc khoải:
Một mai kia ở bên khe nước ngọcNhưng trong hoạ có phúc. Phúc cho Hàn Mặc Tử, cũng là phúc cho cả nền thơ văn Việt Nam hiện đại. Trong suốt bốn năm cuối đời, từ năm 1937 đến năm 1940, nhà thơ chống chọi tuyệt vọng với căn bệnh nan y, cho dẫu có nhiều bạn bè và tình “trong mộng” cũng không ai rửa nỗi “vết thương tâm” cho nhà thơ, nếu như không có một người thương được gọi là “chú tiểu đồng” của Hàn Mặc Tử! đó không ai khác hơn là Phạm Hành, người em con chú ruột của Hàn Mặc Tử.
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm
Đăng bởi Vanachi vào 10/02/2006 19:23
Nguyễn Thị Ngọ
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm.
Mấy câu thơ này không ứng vào đời Hàn Mặc Tử, bởi lẽ, sau khi qua đời, Hàn Mặc Tử đã trở thành đối tượng của thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật, tư liệu văn học kỳ này, xin giới thiệu cùng các bạn những điều có thể bạn chưa biết có liên quan đến Hàn Mặc Tử.
HÀN MẶC TỬ VÀ LÊ THƯƠNG
Với những ca khúc như Hòn Vọng Phu, Học sinh hành khúc, Thằng Cuội... nhạc sĩ Lê Thương đã trở nên bất tử trong âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nhưng ít ai ngờ rằng, chính nhạc sĩ Lê Thương đã từng phổ thơ Hàn Mặc Tử. Đó là bài Kinh tụng sinh nhật (phổ từ bài thơ Ave Maria). Nhạc sĩ đã viết lời nói đầu như sau: "Cách đây chín năm, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã chết vì bệnh cùi trong một chòi lá quạnh quẽ tại Quy Hoà (Quy Nhơn). Bài Kính mừng bà Ave Maria) của thi sĩ là một lời than vãn tha thiết, gửi của báo Thế giới, xuất bản tại miền Nam năm 1949. Chúng tôi công bố ca khúc này để các bạn có thêm tư liệu về Hàn Mặc Tử.
HÀN MẶC TỬ TRONG NHẠC NHÀ THỜ
Ngay sau khi Hàn Mặc Tử qua đời, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận định: "Sự tín ngưỡng đã giúp sức cho hàn Mặc Tử rất nhiều. Có lẽ ông là người Việt Nam ca ngợi thánh nữ đồng trinh Maria và chúa jésus bằng thơ trước nhất. Ông ca tụng đạo Gia-tô một giọng rất chân thành, chẳng khác nào một thi sĩ Âu Tây. Lần này cũng là lần đầu thi ca Việt Nam thấy được một nguồn cảm hứng mới". Nhận định này rất chính xác. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những nhạc sĩ trong Ca đoàn đã phổ thơ Hàn Mặc Tử. Tư liệu của chúng tôi đã có được hợp ca Ra đời của nhạc sĩ Hải Linh sáng tác năm 1972. Tập hợp ca này dày 16 trang, khổ 21x27cm, và đã được thu băng một giờ hợp ca số 1
HÀN MẶC TỬ TRONG TÂN NHẠC
"Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa. Lầu Ông Hoàng đó thở nao chân Hàn mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng, tiếng chim kêu đau thương như nức nở dưới trời sương..." đó là lời trong ca khúc Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Tác giả sáng tác vào năm 1967 tại miền Nam, kể lại cuộc đời bất hạnh của thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Đã có một thời ca khúc này trở nên quen thuộc trong lòng khán giả ái mộ Hàn Mặc Tử.
HÀN MẶC TỬ TRONG KỊCH
Một người bệnh Ở Quy Hoà từ năm 1959 đã viết vở kịch Hàn Mặc Tử người đó là Đinh Xuân Hoà, tác giả đã bố trí khá chính xác căn phòng mà Hàn Mặc Tử đã dưỡng bệnh, ví dụ ở màn tư: Căn phòng nhỏ, vách bằng đất, quét vôi vàng, vừa đủ cho hai người nằm nhưng sạch sẽ như phòng bệnh ở các nhà thương khác, cửa sổ ở cuối phòng ngay chính giữa, nhìn ra một khu vườn có trồng cây, cửa ra vào ở hai bên. Một giường sắt không nệm. trải chiếu kê ở bên phải. Trên giường có mền, gối. Ở đầu giường có một tủ nhỏ, thấp, trên mặt tủ để chai nước, mấy ve thuốc, hộp bông gòn v.v..." Xin trích lớp X là đoạn cuối cùng để các bạn thưởng thức.
Lớp X
(Xê lùi lại để cho Mai Đình nhận ra Hàn Mặc Tử đang thơ hổn hển)
Mai Đình: (gọi thất thanh)... Anh! (chiếc va ly từ tay Mai Đình rơi xuống đất khiến quần áo và đồ nữ trang đổ tung toé. Mai Đình chạy lại lắc tay Hàn Mặc Tử, gọi) Anh!...Anh!... Em đây... Mai Đình đây... Tỉnh lại, Anh!
Hàn Mặc Tử: (mở mắt, giọng phều phào)- Mai Đình đấy à! Giờ phút này em còn nhớ đến anh ư!
Mai Đình:- Em vẫn nhớ đến anh và sẽ nhớ đến anh mãi mãi... Em đã thu xếp để lên đây ở với anh. Chúng ta sẽ không bao giờ xa nhau nữa.
Hàn Mặc Tử: (Kiệt lực, giọng nói nhỏ dần)- Ồ! thế thì sung sướng cho anh quá (thở hắt ra).
Mai Đình: (lo sợ) – Anh đừng bỏ em một mình tội nghiệp em!
(Hàn Mặc Tử ngả đầu, tắt thở).
Qui: (hốt hoảng) – Anh Trí chết rồi, anh Xê ơi!
Xê: (đau khổ) – Anh Trí! Anh Trí!
Mai Đình: (gọi thất thanh) – Anh!... Anh!...(nước mắt giàn giụa, gục đầu vào Hàn Mặc Tử nức nở khóc)
(Màn từ từ hạ)
HÀN MẶC TỬ TRONG CẢI LƯƠNG
Soạn giả Viễn Châu và Thể Hà Vân đã soạn tuồng cải lương Chuyện tình hàn Mặc Tử. Tuồng này đã được thu audio và diễn nhiều lần trên sân khấu, truyền hình lẫn thu thanh. Ở tuồng này các tác giả đã khai thác hơi quá về cuộc tình của Hàn Mặc Tử. Xin mời các bạn đọc đoạn sơ lược của tác giả:
Sơ lược:
Ba năm về trước, Hàn Mặc Tử chưa nổi danh, còn mang tên Nguyễn Trọng Trí, làm thư ký tại Ty Công chánh Quy Nhơn, yêu Thu Cúc, con gái của ông chủ sự Phòng. Nhưng ông bà Tham (cha Thu Cúc) thấy Tử không có tương lai bèn từ chối lễ trầu cau khi Tử đem đến xin dạm hỏi và còn hẹn sau ba năm, khi Tử có sự nghiệp ông sẽ gả. Tử bị chạm tự ái, bỏ sở vào Sài Gòn làm báo và nổi danh với tên Hàn Mặc Tử.
Ba năm sau!!!
CHUYỆN TÌNH HÀN MẶC TỬ
Hàn Mặc Tử về Quy Nhơn để nhắc lại lời hẹn xưa thì Thu Cúc sắp có chồng, cùng hôm ấy Tử gặp Mộng Cầm tại nhà ông Tham. Mối tình chớm nở từ đó. Trong lúc Tử với Mộng Cầm sống tại Quy Nhơn, đêm nào cũng dìu nhau ra bãi biển làm thơ trao đổi tâm tình, thì tại nhà ông Phú (cậu của Tử) phải an ủi Mai Đình, cô gái láng riềng đã thầm thương trộm nhớ Tử hồi thơ ấu. Cũng tại đây thêm một người tình thứ ba nữa chen vào, người đó đau đớn thay lại là dì ruột của Mộng Cầm với cái tên Hồng Sương.
Tử ở giữa ngã ba đường tình cảm. Không thể giải quyết nổi sự tranh giành một trái tim, Tử đã âm thầm lấy vé xe lửa vào Sài Gòn ngay đêm đó. Để lại sự ngỡ ngàng cho những người tình ở lại.
Thế rồi định mệnh khắc khe, Tử mang chứng bệnh phong cùi, vào giờ phút cuối của cuộc đời đi vào tàn phế. Tử đã gặp đông đủ những khuôn mặt tình yêu. Nhưng người chấp nhận được sự đau đớn của Tử lại là Mai Đình, Người con gái đã bị thiệt thòi hồi Tử còn lành mạnh.
Tưởng đó cũng là sự đền bù xứng đáng vậy.
Thế nhưng phải thừa nhận rằng, trong tuồng này có nhiều câu vọng cổ rất hay. Xin mời các bạn tưởng thưởng sáu câu mùi mẫn:
M. Tử: Mộng Cầm ơi, nếu sợ tiếng từ ly thì hãy về đi cho anh gói tròn thân phận, trọn cuộc đời anh đã mang nhiều cay đắng, nên cũng chẳng muốn chở tình ai cho nặng gánh...
VỌNG CỔ
1... Phiêu bồng, Mộng Cầm ơi có phải đêm nay mười sáu trăng tròn- ai sẽ thay anh làm thơ ca tụng, nhắc nhở tình mình qua mấy mùa trăng, trăng không còn là trăng của tình duyên, mà treo chơi vơi trên bờ liễu rũ. Thắm lạnh vào hồn sương đêm nhỏ giọt trên mái tóc xanh cô gái tuổi xuân thì.
M.Cầm: (dặm) - Suối tóc tương tư theo đường trăng vàng úa, thành bờ cát dài đưa lối đến tình yêu. Đâu cả rồi những kỷ niệm đầu tiên, hãy cho em nghe lại một vần thu sầu muộn.
M.Tử: 4... Lần sau chót anh đưa em ngược về dĩ vãng, để đừng đón tương lai vì chẳng đến bao giờ-(dặm luôn) – Thôi thì những bài thơ đã làm tặng riêng em đó, xin hãy coi như di vật cuối cùng anh để lại cho em.
M.Cầm: 3... Hàn Mặc Tử. Anh hết thương em rồi sao. Ai cấm được tình yêu qua vần thơ còn căng nhựa sống? Em còn đây, anh còn đó, trăng chưa sầu, liễu chưa rũ, tóc còn mềm như mạch suối yêu đương. Như thuở nào ngồi đợi trăng lên, trên bãi vắng anh ru em vào giấc mộng. Mộng chưa tàn mà sao anh bỏ trốn, để em một mình ngơ ngác nẻo trần gian, kéo gọi tên anh cho mờ đôi mắt lệ, trăng vẫn còn soi, em lại ngỡ trăng tàn...
"ĂN THEO" HÀN MẶC TỬ
Rõ ràng, tên tuổi Hàn Mặc Tử đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tạo nghệ thuật. Ngay sau khi Hàn Mặc Tử qua đời và đến nay đã có khá nhiều sách viết về cuộc đời bất hạnh nhưng tài hoa của ông hầu hết các bạn đều biết nên chúng tôi không đề cập đến nữa. Nhưng cũng xin cung cấp cho các bạn một tư liệu khá tiêu biểu cho chuyện "ăn theo" tên tuổi của ông. Đó là "Quỹ bảo trợ mang tên Hàn Mặc Tử". Gia đình Hàn Mặc Tử hay bạn bè Hàn Mặc Tử đứng ra tổ chức? Không! Đây là một nhóm người nào đó đã tuỳ tiện mượn tên tuổi của ông, nhưng chưa được phép của bất cứ cơ quan Nhà nước nào.
Chúng tôi xin nêu lên để các bạn thấy được sức sống của tên tuổi Hàn Mặc Tử. May thay! Quỹ bảo trợ trái phép này đã... đóng cửa rồi! Thiết nghĩ, nêu lên sự việc này cũng không thừa nhằm tránh những sự lợi dụng về sau đối với Hàn Mặc Tử và cũng nhân đây xin cung cấp các bạn mẫu quảng cáo về tập thơ Hàn Mặc Tử được in sau khi ông qua đời.
(Văn hoá Văn nghệ Công an 1996. Số 12)
Trang trong tổng số 4 trang (39 bình luận)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối