Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 11/02/2006 10:31 bởi
Vanachi, đã sửa 5 lần, lần cuối ngày 03/10/2008 11:48 bởi
Vanachi Đây là tập thơ duy nhất do Hàn Mặc Tử xuất bản lúc sinh thời, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, xong ngày 23-10-1936, gồm 48 trang, khổ 12,5x19,4 với 34 bài thơ. Tuy nhiên, tập thơ này đến nay không còn tìm lại được bất kỳ bản nào. Năm 1992, NXB Hội Nhà văn xuất bản lại tập thơ này căn cứ theo bản chép tay của Chế Lan Viên năm 1987, do vợ ông là nhà văn Vũ Thị Thường trao lại, nhưng chỉ có 21 bài. Năm 2012, NXB Hội Nhà văn xuất bản lại tập thơ căn cứ theo một bản do Trần Như Uyên đánh máy lại năm 1969 từ một bản đánh máy khác của nhà thơ Phan Văn Dật cùng ở Huế, do bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa (Mỹ) sao lại từ tư liệu của cô mình là Hoàng Thị Kim Cúc ở Huế, có đủ 34 bài.
Tựa
Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói bến mộng là nói bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa Nguồn Trong trẻo.
Trên đầu người là cao cả, vô biên và vô lượng, xung quanh người là mơn trớn với yêu đương vây phủ bởi trăm dây quyến luyến - làm bằng êm dịu, làm bằng thanh bai... Gió phương mô đẩy đưa người đến bờ xa lạ, đầy trinh tiết và đầy thanh sắc. Người dừng lại để hái những lá tinh hoa. Người nín lặng để mà nghe tiếng trăng reo vang như tiếng châu báu vỡ lở. À, ra người cũng dại dột hốt vàng rơi bọc trong vạt áo.
Trí người đã dâng cao và thơ người dâng cao hơn nữa. Thì ra người đang say sưa đi trong giấc mơ ước, trong huyền diệu, trong sáng láng và vượt ra hẳn ngoài hư linh...
***
Tôi làm thơ?
- Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một nút đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng.
Anh sẽ thấy hơi đàn lả lướt theo hơi thở của hồn tôi và chìu theo những sóng điện nóng ran trút xuống bởi trăm đầu ngón tay uyển chuyển.
Anh sẽ run theo khúc ngân nga của tơ đồng, sẽ để mặc cho giai âm rền rĩ nuối không ngưng.
Và anh sẽ cảm giác lạ, nhìn không chớp mắt khi một tia sáng xôn xao tại có vì sao vỡ. Những thứ ấy là âm điệu của thơ tôi, âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rên vang dưới ngòi bút.
Tôi làm thơ?
- Nghĩa là tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, hồn tôi đều hết sức giữ bí mật.
Và cũng có nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên.
Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú... Có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi?
***
Tôi đang sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống.
***
Thôi mời cô cứ vào...
Ánh sáng lạ trong thơ tôi sẽ làm cho gò má cô đỏ gấc. Và một khi cô đã vào là cô sẽ lạc, vì vườn thơ tôi rộng rinh không bờ bến. Càng đi xa càng ớn lạnh...
Đây là tập thơ duy nhất do Hàn Mặc Tử xuất bản lúc sinh thời, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, xong ngày 23-10-1936, gồm 48 trang, khổ 12,5x19,4 với 34 bài thơ. Tuy nhiên, tập thơ này đến nay không còn tìm lại được bất kỳ bản nào. Năm 1992, NXB Hội Nhà văn xuất bản lại tập thơ này căn cứ theo bản chép tay của Chế Lan Viên năm 1987, do vợ ông là nhà văn Vũ Thị Thường trao lại, nhưng chỉ có 21 bài. Năm 2012, NXB Hội Nhà văn xuất bản lại tập thơ căn cứ theo một bản do Trần Như Uyên đánh máy lại năm 1969 từ một bản đánh máy khác của nhà thơ Phan Văn Dật cùng ở Huế, do bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa (Mỹ) sao lại từ tư liệu của cô mình là Hoàng Thị Kim Cúc ở Huế, có đủ 34 bài.
Tựa
Ai nói vườn trăng là nói vườn mơ. Ai nói bến mộng là nói bến tình. Người thơ là khách lạ đi giữa Nguồn Trong trẻo.
Trên…
Tập thơ Gái quê là tác phẩm đầu tay của Hàn Mặc Tử, xuất bản năm 1936, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, xong ngày 23-10-1936. Sách gồm 48 trang khổ 12,5x19,4 với 34 bài thơ, tác giả tự phát hành. Sau khi xuất bản tập Gái quê, kế đến là cái chết của Hàn Mặc Tử (vào lúc 5g45 sáng 11-11-1940), tập thơ đã nhanh chóng tuyệt bản. Năm 1992, NXB Hội Nhà Văn và Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP.HCM có in và giới thiệu lại một số tập thơ tiêu biểu của các nhà thơ đại diện cho dòng thơ mới.
Riêng với Hàn Mặc Tử, tập thơ Gái quê do không tìm được bản in năm 1936 nên chỉ sử dụng theo bản chép tay của nhà thơ Chế Lan Viên do nhà văn Vũ Thị Thường trao lại. Từ đó, tập thơ Gái quê - bản in ở nhà in Tân Dân năm 1936 - vẫn tiếp tục được truy tìm.
Năm 2012, ông Đặng Tiến (ở Orléan, Pháp) đã được bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa (ở Maryland, Mỹ) trao lại từ một bản sao trong tư liệu người cô là Hoàng Thị Kim Cúc (Huế), do Trần Như Uyên đánh máy lại năm 1969. Bản này cũng được sao lại từ một bản đánh máy khác của nhà thơ Phan Văn Dật cùng ở Huế. Tập thơ tìm được này có 34 bài.
Như vậy, hi vọng tập thơ Gái quê ấn bản năm 2012 này chính là bản sao đúng nguyên mẫu của tập Gái quê xuất bản năm 1936 mà lâu nay giới sưu tập lẫn nghiên cứu đều không tìm được để lưu giữ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook