Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hàn Mặc Tử » Gái quê (1936)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hàn Mặc Tử » Lệ Thanh thi tập
Một nhà cách mệnh thất bại trong một vụ ám sát, bị tống giam, đêm ấy nhằm mùa đông giá lạnh, bỗng có tên ngục tốt đưa vào cho nhà cách mệnh phong thơ của một người tình ở nhà quê. Xem xong, nhà cách mệnh lấy giấy bút làm bài này.
Từ khi trong quán khách,
Anh bứt áo ra đi...
Nước mắt em ràn rụa
Lòng anh xiết sầu bi...
Đạp chân trên đường máu,
Anh gây chuyện ly kỳ,
Rồi nước mây lưu lạc,
Rồi anh ôm tình si...
Âm thầm cùng ngày tháng.
Không biết ở thôn quê
Em có gầy như liễu,
Hay buồn như đám mây.
Thương em không dám nghĩ,
Đương lúc nước nhà nguy...
Mối thù tràn như sóng,
Lòng nào anh nỡ si...
Cách nhau ngàn vạn dặm,
Còn thấy rõ dung nghi.
Phảng phất luôn trước mắt,
Dường mới gặp hôm tê
Yêu nhau đành thú thật,
Sống thác có hề chi.
Trong lúc ngồi tưởng tượng,
Lệ em tưới bài thi
Yêu đương, thèm đọc mãi,
Dưới ngọn đèn vô tri...
Xét thân anh vô dụng,
Ưng huỷ kiếp nam nhi,
Sống chung cùng kẻ nghịch,
Hổ thẹn đến ngàn cây,
Có em anh sống gượng,
Hồn anh về thôn quê,
Theo em trong giấc ngủ,
Theo em bên bánh xe,
Nước mây còn lưu luyến,
Tiếng lòng còn lâm ly.
Tả xong niềm tâm sự,
Ruột gan đều tái tê...
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Hoàng Phủ Thanh Uyên ngày 09/04/2024 00:11
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Hoàng Phủ Thanh Uyên ngày 09/04/2024 00:20
Có 1 người thích
Bài thơ này nằm trong bài báo:
“Con người mới thoát nạn ám sát
UÔNG TINH VỆ THI SĨ”
(báo Sài Gòn 18-11-1935 và 25-11-1935) - do HMT viết và kí bút danh “LỆ THANH”
Nguyên văn đoạn có bài thơ đó như sau:
“ Thi văn của tiên sinh bài nào cũng hay hết, cũng xúc động được những tâm hồn lãng mạn... Chúng tôi xin trích dịch một bài sau này mà người Tầu cho là tuyệt cú. Trong bài này tiên sinh đã tập trung cả tinh thần để tạo thành một tác phẩm đích đáng. Bạn đọc nên nhận rõ chỗ tài tình và xuất chúng ở từng đoạn, từng câu:
Từ khi trong quán khách
Anh bứt áo ra đi
Nước mắt em tràn trụa
Lòng anh xiết sầu bi
Đạp chân trên đường máu
Anh gây chuyện ly kỳ…”
Cho thấy đây có thể là bản dịch thơ của Uông Tinh Vệ. Không phải thơ do HMT sáng tác.